Câu 1: Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu 2: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vẫn, tươi tắn vào 2 cột ở bảng dưới đây:
Từ láy Từ ghép
Câu 3: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:
a/ Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạng thuyền.
b/ Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
c/ Học quả là khó khăn, vất vả.
Câu 4: Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu sau để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động:
a/ Lá rơi.
b/ Biển đẹp.
Câu 5: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
“ Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đên nhung hiếm quý.”
(Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 1, 1995)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó.
ĐỀ 2 Câu 1: Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Câu 2: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vẫn, tươi tắn vào 2 cột ở bảng dưới đây: Từ láy Từ ghép Câu 3: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: a/ Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạng thuyền. b/ Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c/ Học quả là khó khăn, vất vả. Câu 4: Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu sau để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động: a/ Lá rơi. b/ Biển đẹp. Câu 5: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “ Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đên nhung hiếm quý.” (Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 1, 1995) Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó. Câu 6: Hãy thuật lại một buổi vui chơi thích thú của em trong mùa hè năm nay. (Bài viết khoảng 20 dòng). GIẢI ĐÁP – GỢI Ý ________________ Câu 1: Tìm đúng 5 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu. Ví dụ: - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Lá lành đùm lá rách. - Thương người như thể thương thân. - Uống nước nhớ nguồn. - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Câu 2: Xếp đúng các từ đã cho vào 2 cột: Từ láy Từ ghép chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn. châm chọc, mong ngóng , nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng Câu 3: Xác định đúng bộ phận chủ ngữ (CN), bộ phận vị ngữ (VN) trong mỗi câu như sau: a/ Tiếng cá quẫy tũng toẵng / xôn xao quanh mạng thuyền. CN VN b/ Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ. CN VN c/ Học/ quả là khó khăn, vất vả. CN VN Câu 4: Thêm đúng vào mỗi câu ít nhất 1 trạng ngữ, 1 định ngữ, 1 bổ ngữ. Ví dụ: a/ Ngoài phố, lá khô rơi xào xạc. TN ĐN BN b/ Buổi sớm, biển Hạ Long đẹp như một bức tranh. TN ĐN BN Câu 5: Nêu đúng các nhận xét: dùng 3 lần từ ngữ thoắt cái (điệp ngữ) ở đầu câu, câu 1 đảo bổ ngữ lác đác lên trước, câu 2 đảo vị ngữ trắng long lanh lên trước. - Nói được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu: điệp ngữ thoắt cái gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ, dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Câu 6: Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng, đúng thể loại văn Tường thuật đã học. Nội dung cần làm nổi bật được những yêu cầu: - Nêu rõ trình tự những nét chính về một buổi vui chơi của em trong mùa hè năm nay (ở đâu, có những hoạt động gì thích thú, thu hoạch được những điều gì bổ ích). - Bộc lộ được cảm xúc thú vị của bản thân trước những niềm vui của ngày hè. - Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: