Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt 5 (phần tập làm văn)

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt 5 (phần tập làm văn)

 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT 5.(PHẦN TẬP LÀM VĂN)

 Chương I: Ôn tập văn tả cảnh

 I/ Yêu cầu :

1. Học sinh năm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách làm một bài văn tả cảnh dưới dạng đề dựa vào nội dung một khổ thơ, một đoạn văn.

2. Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài, lập dàn bài cách viết bài văn :diễn đạt, dùng từ, viết câu văn hay, phù hợp.

 II/Chuẩn bị :- Đề bài, dàn bài chi tiết.

- Đọc trước đề bài ở nhà.

 III/ Lên lớp.

 Đề 1:Cho khổ thơ sau:

 Cứ mỗi độ thu sang Em cắp sách tới trường

 Hoa cúc lại nở vàng Nắng tươi rải trên đường

 Ngoài đường hoa thơm ngát Trời cao xanh gió mát

 Ong bướm bay rộn ràng Đẹp thay lúc thu sang

 Dựa vào ý của khổ thơ trên, em hãy viết một bài văn tả vẻ đẹp của mùa thu.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt 5 (phần tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5.(phần tập làm văn)
 Chương I: Ôn tập văn tả cảnh
 	I/ Yêu cầu :
Học sinh năm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách làm một bài văn tả cảnh dưới dạng đề dựa vào nội dung một khổ thơ, một đoạn văn.
Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài, lập dàn bài cách viết bài văn :diễn đạt, dùng từ, viết câu văn hay, phù hợp.
 	II/Chuẩn bị :- Đề bài, dàn bài chi tiết.
Đọc trước đề bài ở nhà.
 	III/ Lên lớp.
 Đề 1:Cho khổ thơ sau:
 	Cứ mỗi độ thu sang Em cắp sách tới trường
 	Hoa cúc lại nở vàng Nắng tươi rải trên đường
 	Ngoài đường hoa thơm ngát Trời cao xanh gió mát
 	Ong bướm bay rộn ràng Đẹp thay lúc thu sang
 	 Dựa vào ý của khổ thơ trên, em hãy viết một bài văn tả vẻ đẹp của mùa thu.
 *Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
-Nêu nội dung của khổ thơ
- Những sự vật nào được nhắc đến trong
khổ thơ đó ?
-Những sự vật đó được tả như thế nào?
- Tả vẻ đẹp của mùa thu.
- Hoa cúc nở vàng
- Ong bướm rộn ràng
- Nắng thu rải vàng 
- Các bạn nhỏ tung tăng cắp sách tới trường, bầu trời mùa thu trong xanh.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài:Giới thiệu cảnh mùa thu.
VD: Thế là mùa hè nóng nực chói chang đã qua, nhường chỗ cho mùa thu mát mẻ, tươi đẹp dã đến.
Thân bài.
 ý 1:Tả vẻ đẹp của mùa thu.
 -Thu sang, hoa cúc nở rộ khắp vườn bông hoa cúc vàng tươi như quả quýt chín, toả hương thơm ngát 
- Chị ong vàng, trắng,nâu bay lượn vòng rập dìu quanh những bông hoa.
- Chú ong vàng cần mẫn hút nhuỵ hoa về làm mật.
 - Nắng thu không găy gắt,chói chang mà vàng tươi
 ý 2: Hoạt động cảnh vật của mùa thu.
 - Mùa thu mùa khai trường 
 - Con đường đi học ,từng tốp học sinh tung tăng đi học .
 - Cảm xúc của em trong mùa thu,trong mùa khai trường.
 Kết luận: cảm xúc cuả em về mùa thu ( Ôi mùa thu, mùa của hoa cúc vàng,mùa khai trường.Embước vào mùa thu với niềm háo hức đón chào năm học mới, nhiều kết quả tốt đẹp trong học tập.
 	Đề 2
 Mặt trời càng lên tỏ Bay vút tận trời cao
 Bông lúa chín thêm vàng Chiền chiện cao tiếng hót
 Sương treo đầu ngọn cỏ Tiếng chim nghe thánh thót
 Sương lại càng long lanh Văng vẳng khắp cánh đồng 
 Dựa vào ý của đoạn thơ trên , em hãy viết một bài văn cảnh cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng đẹp trời.
Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
- Nêu nội dung của khổ thơ
- Những sự vật nào được nhắc đến trong
khổ thơ đó ?
- Những sự vật đó được tả như thế nào?
- Tả vẻ đẹp của của cánh đồng lúa chín.
- Mặt trời đỏ ối từ từ nhô lên..
- Giọt sương đọng trên ngọn cỏ long lanh
- Chú chim chiền chiện bay cao cất tiếng hót thánh thót.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Quê hương hai tiếng thân thương, với những cảnh vật thân quen nào ngôi chùa, dòng sông,cây đa bến nước sân đìnhnhưng có lẽ cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời gần gũi gắn bó đầy kỉ niệm suốt cả tưổi thơ tôi.
Thân bài: 
 ý1:Vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào một buổi sáng sớm.
 - Mặt trời từ từ ló ra từ phía đằng đông, rót những tia nắng yếu ớt, bầu trời từng đám mây trắng xốp trôi bồng bềnh.
- Gió thổi nhè nhẹ mát rượi,giọt sương đọng lại trên ngọn cỏ long lanh.
- Cánh đồng lúa hiện ra rộng mênh mông một màu vàng tươi
 ý 2: Vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào lúc mặt trời lên tỏ.
 - Ông mặt trời lên cao tia nắng rực rỡ chan hoà,cánh đồng chuyển sang màu vàng sẫm,một màu vàng no ấm, mong chờ.
- Những bông lúa uốn cong,hạt thóc vàng mẩy căng.
-Thỉnh thoảng những chú chim chiền chiện bay vút từ đám lúa lên nền trời xanh thẳm,cất tiếng hót trong trẻo, thánh thót vang vẳng khắp cánh đồng.
-Trên cánh đồng những chiếc nón trắng tựa như bông hoa tuyết,điểm xuyết trên cánh đồng. Những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng.
Kết luận: Yêu biết mấy cánh đồng lúa chín quê em,cánh đồng đã nuôi khôn lớn biết bao con người từ những hạt gạo trắng ngần,từ những củ khoai thơm thảo.
	Đề 3.
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
 Toả nắng xuống cho lòng sông lấp lánh.
 Dựa vào ý khổ thơ trên,em hãy tả vẻ đẹp của con sông quê hương và tình cảm yêu thương gắn bó của em với con sông quê hương đó.
a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
-Nêu nội dung của khổ thơ
- Những sự vật nào được nhắc đến trong
khổ thơ đó ?
-Những sự vật đó được tả như thế nào?
- Tả vẻ đẹp và tình cảm của tác giả với dòng sông quê hương.
- Con sông nước xanh biết, hàng tre xanh mướt soi bóng dưới dòng sông
- Kỉ niệm về buổi trưa hè tắm mình dưới dòng sông mát rượi.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Quê hương hai tiếng nghe sao thân thương vậy! Với mỗi người quê hương là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay trên nền trời xanh thẳm, còn quê hương trong em là con sông quê hiền hoà uốn khúc đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Thân bài: Tả theo trình tự thời gian.
 ý 1 Cảnh đẹp của dòng sông vào buổi sáng.
- Dòng sông còn phủ một làn sương im lìm trong giấc ngủ say, nắng lên những tia nắng sớm đản trên những ngọn tre, chiếu xuống mặt sông, con sông ấm áp hiền hoà.
-ý2: Cảnh đẹp của dòng sông vào buổi trưa .
 - Nắng hè chói chang, mặt sông lấp lánh dát vàng
- Mặt sông rộng, nước xanh biếc tựa như chiếc gương lớn soi bóng hàng tre xanh mướt hai bên bờ, những đứa trẻ lặn ngụp trong làn nước mát rượi..
- ý 3: Vẻ đẹp của dòng sông lúc hoàng hôn,đểmtăng đẹp.
- Chiều tà nắng chiều yếu ớt, dòng sông mang màu đỏ sẫm.
- Đêm trăng : ông trăng tròn vành vạnh, sáng ngời,dòng sông lấp lánh, mặt nước gợn sóng, lung linh, óng ánh,..
- Gió thổi mát rượi, em ngồi hóng mát với tấm lòng thảnh thơi.
Kết luận: Sông là người bạn hiền, dòng sông quê hương , dòng sông kỉ niệm , dòng sông tuổi thơ.Dù đi đâu xa em vẫn nhớ về dòng sông quê.
Luyện tập
Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
Đề 4: 
 Em yêu nhà em Em yêu nhà em.
 Hàng xoan trước ngõ Gỗ tre mộc mạc
 Hoa xao xuyến nở ..
 Như mây từng chùm
Đặt mình vào vai bạn nhỏ trong bài thơ, hãy tưởng tượng và tả lại ngôi nhà thân yêu đó của mình.
Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Nêu nội dung của khổ thơ
- Những sự vật nào được nhắc đến trong
khổ thơ đó ?
- Những sự vật đó được tả như thế nào?
- Thể loại văn tả cảnh
- Đặt mình vào vai bạn nhỏ tả lại ngôi nhà theo hình ảnh của bài thơ.
- Tả vẻ đẹp đơn sơ, giản dị và tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
- Hàng xoan trước ngõ,hoa xoan nở từng chùm.
- Ngôi nhà đơn sơ,giản dị: mái rạ mới, chiếc sân nhỏ, rơm phơi đầy sân.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
 Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà thân yêu đơn sơ, mộc mạc của mình
 Thân bài: 
 ý 1: Tả ngôi nhà thân yêu đơn sơ,mộc mạc của mình.
 -Tả ngôi nhà tranh đơn sơ giản dị: mái rạ lợp bằng rơm nếp nghiêng.
- Đồ đạc trong nhà: giường tre,trường kỉ, chõng tre, mộc mạc,chẳng mùi sơn, không bào nhẵn.
 ý 2:Cảnh vật xung quanh ngôi nhà.
 - Hàng xoan vào mùa hoa nở: từng chùm màu tím nhạt,tựa đám mây.
 - Quanh nhà: cây cối xanh tốt, vào buổi sáng lũ chim kéo đến đầu hồi nhà hót lảnh lót.
 ý 3: Những kỉ niệm gắn bó với ngôi nhà thân yêu.
 - Những buổi sinh nhật tổ chức trong ngôi nhà nhỏ với bạn bè người thân, với lời chúc mừng của người thân thật ấm áp.
- Những đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên bộ bàn ghế làm từ tre mộc mạc chờ đón giao thừa chúc nhau năm mới.
 Kết luận.
- Ngôi nhà tuy đơn sơ giản dị và mộc mạc nhưng chứa đầy tình thương của mọi người, sau này lớn lên sống trong ngôi nhà to hơn , đẹp hơn nhưng hình ảnh về ngôi nhà đó đã in đậm trong tâm trí em. 
 Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
Đề 5:
 Cho khổ thơ sau.
Ngày ngày đi ra trường Đường mền như dải lụa
Ven theo con đường làng Uốn mình dưới cây xanh
Hai bên cỏ xanh mượt 	 Men theo đôi bờ lúa
Giữa đất đỏ mịn màng vòng gốc đa ven đường.
Hãy đặt mình vào vai một bạn nhỏ trong bài thơ tren em hãy viết một bài văn tả lại con đường đi học.
a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Nêu nội dung của khổ thơ
- Những sự vật nào được nhắc đến trong
khổ thơ đó ?
-Những sự vật đó được tả như thế nào?
- Thể loại văn tả cảnh
- Đặt mình vào vai bạn nhỏ tả lại con đườngđi học theo hình ảnh của bài thơ.
- Tả vẻ đẹp, cảnh vật thân quen của con đường và tình cảm của bạn nhỏ với con đường đó.
- Con đường đất đỏ mịn màng, hàng cây xanh tốt, thảm cỏ xanh mượt, cánh đồng lúa, cây đa ven đường.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài:
 - Giới thiệu con đường: Ngày ngày em đi học trên con đường đất đỏ quen thuộc
Thân bài : 
- Tả hình dáng của con đường
 - Đó là con đường đất đỏ uốn khúc, mặt đường trải bằng đất đỏ mịm màng, đủ rộng..
 - Cảnh vật hai bên đường: Thảm cỏ xanh mướt hai bên đường, hàng cây bạch đàn đang lên xanh tốt, cánh đồng lúa đương thì con gái, gần đến trường con đường vòng qua gốc đa cổ thụ.
 	- Hoạt động trên con đường: Từng tốp học sinh đi học, người đi lại qua đường
Kỉ niệm về con đường: là những hôm trời mưa đường trơn bị ngã trên đường, những buổi cô cho điểm kém lê từng bước nặng trĩu trên con đường, đường như an ủi động viên.
Kết luận:
 Yêu biết mấy con đường, mỗi buổi đưa em đến lại đón em về với ngôi nhà thân thương.sau này dù có đi trên con đường đẹp hơn rộng hơn nhưng hình ảnh về con đường đất đỏ quen thuộc mãi in đậm trong đậm trong tâm trí em. 
Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
 Chương II : Ôn tập văn tả người
 	 I/ Yêu cầu :
Học sinh năm được cấu tạo của bài văn tả ngưòi, biết cách làm một bài văn tả cảnh dưới dạng đề tả hoạt động, ngoại hình, tính tình của những người thân yêu quen thuộc với mình hay dựa vào nội dung một khổ thơ, một đoạn văn tả một nhân vật trong các câu chuyện quen thuộc.
rèn cho học sinh kĩ nă ... nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
Đề 6:Bên ánh đèn khuya cô giáo miệt mài chấm bài cho chúng em. Em hãy hình dung và tả lại cô giáo em lúc đó.
 a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Tả những đặc điểm gì của cô giáo?
- Thể loại văn tả người
- Tả cô giáo đang ngồi chấm bài cho chúng em trong đêm tối.
- Tả những hoạt động chấm bài của cô giáo. 
- Tả ngoại hình của cô giáo em lúc đang ngồi chấm bài.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Giới thiệu cô giáo của em ?
VD:Nhà em ở cạnh nhà cô nên tối nào qua ô của sổ em cũng thấy cô miệt mài ngồi chấm bài cho chúng em.
 	Thân bài 
ý 1: Tả những hoạt động của cô giáo khi ngồi chấm bài cho chúng em.
- Thời tiết tối hôm đó ra sao? ( Đó là một buổi tố mùa đông giá rét, trời tối đen như mực, ngoài trời gió bắc rít từng hồi dài lạnh giá.
- Qua ô của sổ, bên ánh đèn để bàn sáng chưng, ngay cạnh chồng vở của chúng em cô miệt mài chấm bài.
- Mắt cô chăm chú liếc theo từng dòng chữ, tay cầm chiếc bút đỏ chốc chốc lại thấy gạch gạch, khoanh khoanh, viết viết,....
- Đôi lông mày nhíu lại, khẽ lắc đầu khi đọc bài văn yếu..
- Khuôn mặt rạng rỡ , nở nụ cười tươi khi đọc đến bài văn hay.....
ý 2: Tả ngoại hình của cô gáo khi đang ngồi chấm bài.
 -Lúc này em mới có dịp ngắm cô nhiều hơn.
 -Khuôn mặt cô: hiền từ phúc hậu đã có những nếp nhăn nơi trán, khoé mắt...
 - Đôi mắt.đen láy dịu hiền
 - Mái tóc đen dày được búi gọn sau gáy. Chiếc áo len màu xám, cổ cao trông cô ...
ý 3:Sự vất vả của nghề giáo viên.
 - Ai cũng bảo nghề giáo viên nhà hạ quanh năm chẳng phải chân lấm , tay bùn, nhưng không nghề giáo viên thật vất vả : Sáng phải dạy 5 tiết , chiều 4 tiết, tối về lại soạn bài, chấm bài, lại bao nhiêu công việc nhà của lên luôn chân luôn tay chẳng lúc nào được nghỉ ngơi...
- Em thấy thương cô và cũng ân hận : giá như chúng em nghe lời cô chăm chỉ học bài,không mất trật tự, thì cô bớt đi phần nào vất vả.Cô thường nói với chúng em :” Niềm vui và phần thưởng lớn nao nhất của cô là kết quả học tập tốt của cá em.”
Kết luận: Cảm xúc của em về người mẹ.
VD : VD :Cô ơi! Người mẹ thứ hai của em ở trường. Cô đã không quản ngày đêm dạy dỗ em nên người, công lao trời bể của mẹ con chẳng bao giờ quên. Em thầm nhủ với lòng mình chăm ngoan, học giỏi, để khỏi phụ lòng mong mỏi của cô.
 *Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
 - Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
 Đề 7:Sống trong cảnh cô đơn tủi cực cô Tấm chỉ có mỗi người bạn là cá bống .Em hãy tả lại niềm vui của Tấm khi gặp Bống và nỗi buồn của Tấm khi mất Bống. 
 a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Tả những đặc điểm gì của cô giáo?
- Thể loại văn tả tâm trạng của người 
- Tả niềm vui của Tấm khi gặp bống,nỗi buồn khi mất bống.
- Niềm vui của Tấm khi gặp bống. 
- Tả nỗi buồn của Tấm khi mất bống.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Giới thiệu tình bạn giữa Tấm và bống
VD:Mỗi khi nghe tiếng bà ru cháu à ơi;
 Bống bống bang bang
 Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta.
 Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.
Em lại nhớ đến tình bạn đẹp đẽ và cảm động của Tấm và bống thuở nào trong câu chuyện Tấm Cám.
Thân bài 
ý 1: Giới thiệu hoàn cảnh của Tấm
-Tấm vốn là cô gái hiền lành chăm chỉ,hay lam hay làm,từ nhỏ vốn mồ côicả cha và mẹ phải ở với dì ghẻ cùng Cám đứa em cùng cha khác mẹ vốn rất độc ác và cay nghiệt, suốt ngày hành hạ Tấm nên Tấm rất buồn suốt ngày lủi thủi một mình chẳng có người bầu bạn.
ý 2: Tả niềm vui của Tấm khi gặp bống.
-Từ khi có bống chú cá nhỏ mà Bụt ban tăng cho,Tấm vui hẳn lên.Ngày ngày, sau mỗi bữa ăn Tấm lại bớt phần cơm ít ỏi của mình cho Bống, rồi đến bên thành giếng cất tiếng gọi Bống ngọt ngào. Bống bống bang bang.
 Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta.
 Chớ ăn cơm hẩm,cháo hoa nhà người.
- Hình ảnh của cá Bống nổi lên trên mặt nước đớp những hạt cơm từ tay Tấm.
 Mắt tròn xoe, đuôi ngúng nguẩy, nhẩy lên gần sát thành giếng để nhìn Tấm chẳng muốn rời xa.
 - Tấm khi thấy bống nổi lên mặt nước Tấm nở nụ cười tươi, mắt sáng long lanh, khuôn mặt rạng rỡ hình như bao nỗi cô đơn tủi cực tan biến hết.
ý 3:Nỗi đau xót khi mất Bống.
- Khi Tấm đi chăn trâu về muộn, Tấm vội vàng hấp tấp chạy đến bên giếng gọi bống như thường ngày nhưng gọi mãi chẳng thấy Bống đâu.Tấm nghĩ hay Bống ốm chăng? Hay Bống giận chị Tấm về muộn chăng? Gọi mãi , gọi mãi mà chẳng thấy Bống đâu.Bỗng Tấm thấy một cục máu nổi lên.Tấm không tin vào mắt mình cho rằng mình hoa mắt chăng? Tấm cố căng mắt ra để nhìn. Nhưng chao ôi điều đó là sự thật.Người ta đã giết bống rồi. Bống chẳng còn ở trên đời này nữa.Đầu Tấm choáng váng, mắt tối sầm lại, khuỵu xuống, gục đầu bên thành giếng khóc nức nở.Từ nay nỗi cô đơn lại bao trùm lên Tấm.
 	Kết luận: Cảm xúc của em về tình bạn giữa Tấm và Bống..
 *Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
 - Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
 Đề 8: ”Thỏ thẻ như đứa trẻ lên ba ” Em hãy tả một em bé trong độ tuổi đó.
 a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Tả những đặc điểm gì của đứa bé ?
- Thể loại văn tả người 
- Tả hình dáng và tính tình của một em bé lên ba.
- Tả ngoại hình của đứa trẻ lên ba.
- Tả những nét thơ ngây của đứa bé lên ba.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Giới thiệu về em bé định tả.
VD: Hàng ngày cứ vào 5 giờ chiều em lại nghe tiếng hát bi bô.
 Bé lên ba, bé ra mẫu giáo,,,,,,,,,,,
 Các bạn có biết bé là ai không? Đó là bé Hồng con nhà cô Lan hàng xóm nhà em đấy. Bé vừa tròn ba tuổi.
 	Thân bài 
 	 ý 1: Tả ngoại hình của bé.
 - Tầm vóc : Bé là một đứa trẻ khá bụ bẫm và kháu khỉnh.
 - Khuôn mặt: Khuôn mặt tròn với đôi má bầu bĩnh.
 - Mái tóc: Mái tóc tơ hoe vàng 
 - Đôi mắt: Đôi mắt đen mở to nhìn ngơ ngác. Chiếc răng mới mọc ngắn mỗi khi cười lại lại để lộ trông thật ngộ nghĩnh.....
 ý 2: Tả những nét ngây thơ của bé,
 - Tính hay bắt chước: Bé bắt chước bà còng, bắt chước các bạn nhỏ múa hát trên chương trình đồ- rê – mí ,,
 - Thích được khen: Nếu ai khen bé là bé cười thích chí, ai chê bé là bé lăn ra khóc ngay,,,
 - Thích mặc áo mới và hay khoe: Suốt ngày bé đòi mặc chiếc áo mẹ vừa may cho và đi khoe hết hàng xóm,
 -Bé nói còn chưa sõi một số tiếng 
 Kết luận: Cảm xúc của em về bé 
 VD : Cả nhà ai cũng yêu quý bé. Có bé cả nhà đều vui. Bé đi đâu xa cả nhà đều mong bé về để căn nhà tràn ắp tiếng cười tiếng nói của bé.
 *Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
Chương II: Ôn Tập văn kể chuyện
I.Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thúc về thể loại văn kể chuyện đã học ở lớp 4
- Cung cấp cho các em thêm một số dạng bài nâng cao về thể loại văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng lập dàn bài và viết bài về văn kể chuyện theo yêu cầu của đề bài.
II- Chuẩn bị:
Các đề văn để học luyện tập
Các dàn bài chi tiết hướng dẫn học sinh làm bài.
III. Lên lớp:
1 – Hệ thống một só dạng bài văn kể chuyện thường gặp
+ Kể chuyện theo câu chuyện có sẵn.
+ Kể chuyện đóng vai một trong các nhân vật trong truyện.
+ Kể chuyện dựa vào cốt chuyện dể tưởng tượng sáng tạo để kể tiếp câu chuyện.
2- Dàn bài chung cho thể laọi văn kể chuyện.
 Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu câu chuyên định kể
 - Đó là câu chuyện gì ? kể về ai? Xảy ra từ bao giờ?
 - Nó có ỹ nghĩa gì với mọ người.
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện.
 -ý 1: Kể lại các tình tiết diên ra trong ý 1
 - ý 2 : Kể lại các tình tiết diễn ra trong ý 2
 - ý 3 : Kể lại các tình tiết diễn ra trong ý 3
Cứ như vậy cho đến hết các ý của câu chuyện.
Kết luận: Nêu kết thúc câu chuyện. Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Đề bài luyện tập
Đề bài 1: ” Ngày xưa có một bà mẹ bị ốm nặng trước khi chết bà chỉ mong đước ăn một trái táo quý. Người con không quản ngại khó khăn gian khổ đi tìm trái táo quý về cho mẹ”. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
 a. Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đề văn thuộc thể loại văn nào? 
- Nêu yêu cầu cuả đề bài?
- Kể về điều gì của người con?
- Thể loại văn kể chuyện sáng tạo
- Kể lại chuyến đi vô cùng khó khăn gian khổ của người con đi tìm trái táo quý về cho mẹ.
- Nói khó khăn nguy hiểm mà người con phải vượt qua.
*Hướng dẫn học lập dàn bài chi tiết.
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. Về lòng hiếu thảo của người con.
 VD: Tiếng lành đồn xa, chuyện về người con hiếu thảo đã không quản khó khăn nguy hiểm đi tìm trái táo quý về cho mẹ đã làm nức lòng bao nhiêu người.
Thân bài 
ý 1: Giới thiệu hoàn cảnh của hai mẹ con
	- ở một ngôi làng nhỏ có hai mẹ con sống với nhau rát vui vẻ. Người cha không may bị bệnh qua đời sớm, chỉ còn lại hai mẹ con.
 - Không may người mẹ bị ốm nặng, người con đã thuốc thang chạy chữa nhưng vẫn không khỏi mà bệnh tình ngày một nặng thêm. Trước khi chết người mẹ đã gọi con vào vf nói muốn ăn một trái táo quý.
ý 2 : Kể về chuyến đi đầy khó khăn nguy hiểm của người con..
	- Đi qua rừng sâu gặp hổ dữ , anh đã nhay chân trèo lên cây thoát chết.
- Đi qua suối sâu nước chảy xiết và có nhiều cá sấu đó đang chờ người qua để ăn thịt.
Anh phải đóng bè và chờ đến khuya mới vượt sông.
- Trèo lên đỉnh núi cao, vách núi cao đá lởm chởm, hai bên là vực sâu thảm, đang trèo bị trượt chân suýt rơi xuống vực sâu. Khi anh leo đến đỉnh núi thi ngất đi, quàn áo rách bươm, tay chân rớm máu.
ý 3: Người mẹ ăn trái táo và bệnh tình đã khỏi, người con vui sướng. Hai mẹ con sống với nhau rất sung sướng.
 	Kết luận: Cảm xúc của em về lòng hiếu thảo của người con..
 *Luyện tập 
 - Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh đọc bài của mình, cho học sinh nhận xét,
Giáo viên nhận xét, sủa bài cho học sinh.
Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh,
 - Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bai van BDHSG lop 5(1).doc