Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập về từ loại

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập về từ loại

I- MỤC TIÊU:

- Hs nắm vững khái niệm các từ loại.

- Nắm vững khả năng chuyển loại của từ.

- xác định đúng các từ loại trong câu, đoạn văn.

II- NỘI DUNG:

A) Lý thuyết

- Từ loại gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ.

- Cách xác định từ loại:

+Căn cứ vào khái niệm

+Căn cứ vào khả năng kết hợp của từ loại

+Căn cứ vào khả năng làm thành phần câu.

1) Danh từ:

- Hs nhắc lại khái niệm danh từ.

- Cho ví dụ

+Khả năng kết hợp:

- DT có thể kết hợp với số từ đứng trước nó( một, hai, những, tất cả, các, mỗi, mọi.)và kết hợp với từ chỉ trỏ( này, kia, ấy, nọ, đó.)

Ví dụ: Tất cả những quyển sách ấy.

- DT không kết hợp được với với từ chỉ mệnh lệnh và từ chỉ mức độ( đã, đang, sẽ, không, chưa,chẳng)

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập về từ loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010
Buổi 9 Tiếng Việt
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I- MỤC TIÊU:
- Hs nắm vững khái niệm các từ loại.
- Nắm vững khả năng chuyển loại của từ.
- xác định đúng các từ loại trong câu, đoạn văn.
II- NỘI DUNG:
A) Lý thuyết
- Từ loại gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ.
- Cách xác định từ loại: 
+Căn cứ vào khái niệm
+Căn cứ vào khả năng kết hợp của từ loại
+Căn cứ vào khả năng làm thành phần câu.
1) Danh từ: 
- Hs nhắc lại khái niệm danh từ.
- Cho ví dụ
+Khả năng kết hợp:
- DT có thể kết hợp với số từ đứng trước nó( một, hai, những, tất cả, các, mỗi, mọi...)và kết hợp với từ chỉ trỏ( này, kia, ấy, nọ, đó...)
Ví dụ: Tất cả những quyển sách ấy...
- DT không kết hợp được với với từ chỉ mệnh lệnh và từ chỉ mức độ( đã, đang, sẽ, không, chưa,chẳng)
+ Khả năng làm thành phần câu:
-DT thường làm chủ ngữ.
- Khi DT làm vị ngữ thường kết hợp với từ là.
Ví dụ: mẹ em là giáo viên
- Danh từ cũng có thể làm trạng ngữ:
ví dụ: Mùa xuân, năm 1945,...
+DT gồm DT chung và DT riêng,DT riêng luôn được viết hoa. Trong một số trường hợp đặc biệt, DT chung cũng được viết hoa.
VD: Người là Cha, là Bác, là Anh.( nhằm biểu thị sự kính trọng đối với Bác)
2) Động từ: 
-a) Khái niệm: Hs nhắc lại khái niệm, cho ví dụ.
 b) Khả năng kết hợp:( Kết hợp với đã,đang, sẽ, không, chưa, chẳng, hãy,đừng chớ) 
c) Khả năng làm thành phần câu:ĐT thường làm vị ngữ trong câu.
- Động từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Ví dụ: Lao động là vinh quang
3) Tính từ:
a) Khái niệm: HS nhắc lại khái niệm, cho ví dụ.
b) Khả năng kết hợp:( kết hợp với: rất, hơi quá, lắm...
- Một số tính từ có mức độ cao không kết hợp được với các từ rất, hơi, quá lắm.
c) Khả năng làm thành phần câu:
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- trong một số trường hợp thì tính từ có thể làm chủ ngữ.
VD: Cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam
4) Đại từ;
- Khái niệm
- Khả năng kết hợp
-Khả năng làm thành phần câu
- Các tiểu loại của đại từ.
5) Quan hệ từ.
*) Khả năng chuyển loại của từ.
+Chuyển danh từ thành quan hệ từ:
VD: Của một đồng, công một nén( của là danh từ)
Đây là quyển sách của tôi( của là quan hệ từ)
+Danh từ thành động từ.
Những suy nghĩ ấy,...( suy nghĩ là danh từ)
Tôi đang suy nghĩ( suy nghĩ là động từ)
+Danh từ thành tính từ
VD: sự vất vả ấy,...( vất vả là DT)
Rất vất vả...( vất vả là tính từ)
* Lưu ý: Động từ, tính từ khi kết hợp với sự, cuộc, nỗi niềm, màu, mùi, trận,cái thì chuyển thành danh từ.
VD:
 hy sinh - sự hy sinh
 Thơm - mùi thơm
B) Bài tập:
1) Xác định các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ có trong các câu sau.
a) Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc.
b) Sáng hôm ấy, một buổi sáng thanh quang.Bình minh dát ánh vàng trên những dải mây bông trắng nhẹ.
2) Xác định từ loại của các từ in nghiêng trong các câu dưới đây
a) Chị Loan rất thật thà. Sự thật thà đó đôi khi khiến chị bị oan.
b) Anh ấy đã lên xe rồi.
c) Lúc tôi đến thì nó đã qua bên kia rồi.
d) Cả thuyền cả sóng.
e) Cây dừa xanh toả nhiều tàu 
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
3) Tìm quan hệ từ, các cặp cặp quan hệ từ trong các câu sau.
Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học.Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong sự ngu dốt, sự dã man.
c) Hs làm bài, GV chấm chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5_bai_on_tap_ve_t.doc