Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu đẹp, đó là một tài sản vô giá mà cha ông ta từ đời này qua đời khác đã sáng tạo, xây dựng nên. Việc giảng dạy bộ môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học được Bộ giáo dục - Đào tạo xác định là “Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá, ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người”

Để thực hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ của người giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh không những nắm bắt được những hình ảnh đẹp mà phải “cảm” được cái “hồn” của bài văn, bài thơ, một tác phẩm . Từ đó mở mang thêm tri thức, bồi dưỡng về tâm hồn cho các em, có năng lực cảm thụ văn học tốt, học sinh càng hứng thú trong việc tìm hiểu, làm giàu cho vốn kiến thức của mình để đi đến quá trình sáng tạo, từ đó các em càng thêm yêu quý Tiếng việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt và xây dựng nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, việc bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết, là người giáo viên, để học sinh có khả năng cảm thụ văn học tốt thì phải làm những gì, làm như thế nào là điều tôi rất băn khoăn, trăn trở. Qua thực tế giảng dạy ở trường sở tại và mức độ cảm nhận của học sinh tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài này.

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 1720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài 
Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học 
cho học sinh tiểu học
I - Đặt vấn đề : 
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu đẹp, đó là một tài sản vô giá mà cha ông ta từ đời này qua đời khác đã sáng tạo, xây dựng nên. Việc giảng dạy bộ môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học được Bộ giáo dục - Đào tạo xác định là “Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá, ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người”
Để thực hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ của người giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh không những nắm bắt được những hình ảnh đẹp mà phải “cảm” được cái “hồn” của bài văn, bài thơ, một tác phẩm ... Từ đó mở mang thêm tri thức, bồi dưỡng về tâm hồn cho các em, có năng lực cảm thụ văn học tốt, học sinh càng hứng thú trong việc tìm hiểu, làm giàu cho vốn kiến thức của mình để đi đến quá trình sáng tạo, từ đó các em càng thêm yêu quý Tiếng việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt và xây dựng nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, việc bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết, là người giáo viên, để học sinh có khả năng cảm thụ văn học tốt thì phải làm những gì, làm như thế nào là điều tôi rất băn khoăn, trăn trở. Qua thực tế giảng dạy ở trường sở tại và mức độ cảm nhận của học sinh tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài này.
II – Giải quyết vấn đề :
1. Cơ sở lý luận khoa học :
Cảm thụ văn học là một trong những hoạt động tâm lý của con người, là một hoạt động phân tích, tổng hợp các dữ liệu để từ đó có các bước tiếp theo của tư duy là so sánh, khái quát hoá, liên tưởng. Quá trình này diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm ở mức từ thành người đọc biết suy nghĩ, người giáo viên phải nắm được đặc điểm cảm thụ văn học theo từng lứa tuổi của học sinh.
Mức độ cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học có thể nói chủ yếu từ các lớp 3, 4, 5 vì đặc điểm tâm sinh lý của các em còn non nớt, tư duy còn đơn giản nên người dạy phải có một quá trình với những phương pháp thích hợp để việc nắm bắt của các em diễn ra một cách thoải mái, tự nhiên. ở lứa tuổi các em thường khi đọc các tác phẩm, đoạn thơ, đoạn văn chỉ thích những nhân vật hành động, những hình ảnh, sự vật cụ thể và ít để ý đến những đoạn bình luận, những suy nghĩ, triết lý của nhân vật hay tác giả, chưa nhìn nhận thấu đáo cái hay, cái đẹp của các biện pháp nghệ thuật tác giả dùng trong tác phẩm. Người giáo viên với những phương pháp cụ thể mình phải dẫn dắt để các em có thể bước đầu hiểu, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học. Đó là làm cho các con biết rung cảm trước những nỗi vui, buồn, yêu, ghét của con người, từ đó hình thành và phát triển những nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt đẹp, xấu, thiện - ác, đúng – sai, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước có lòng vị tha, nhân ái, có ý thức và bổn phận với ông bà, cha mẹ, có kỷ cương, phép tắc trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Từ đó, các em được định hướng để trở thành những con người hữu ích, có văn hoá, có ý thức tôn trọng pháp luật.
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1. Tình hình thực tế trên địa bàn dân cư :
* Khó khăn: Địa phương chúng tôi giảng dạy là một xã miền núi, còn nhiều khó khăn như : Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đại bộ phận là sản xuất nông nghiệp, còn lạc hậu. Đời sống nhân dân còn thấp nên sự đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, mặt bằng dân trí còn thấp nên chất lượng học sinh cũng bị ảnh hưởng nhiều.
* Thuận lợi : Tuy có nhiều khó khăn những cũng có những thuận lợi nhất định, đó là được sự quan tâm của lãnh đạo ngành cũng như của Đảng uỷ, UBND xã và sự đồng lòng nhất trí của nhân dân nên đã xây dựng được trường cơ sở vật chật tương đối, đáp ứng được yêu cầu trước mắt cho công tác giảng dạy. 
2.2. Thực trạng về giao tiếp của học sinh.
Qua tìm hiểu thực tế trên địa phương, tôi thấy học sinh ở đây còn thiếu thốn nhiều mặt ảnh hưởng đến khả năng sử dụng Tiếng việt (nghĩa rộng) và kéo theo nhu cầu thích học Tiếng việt. Đó là vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng có thể chỉ ra một số lý do chủ yếu nhất, đó là do ít được giao tiếp, thiếu thốn các điều kiện như sách, tài liệu, phương tiện nghe nhìn. Mặt khác, nhe trên đã nói, mặt bằng dân trí thấp cũng như truyền thống hiếu học của địa phương chưa cao cũng là những nguyên nhân dẫn đễn những hạn chế về kiến thức Tiếng việt của các em. Từ đó nhu cầu về hứng thú văn chương cũng không cao.
2.3. Thực trạng về chất lượng học sinh trong một số năm học qua : 
Phải nói rằng chúng tôi có một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với học sinh, đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ. Đó cũng là nhờ có một Ban giám hiệu trẻ trung, năng động, sáng tạo, biết sắp xếp, sử dụng con người một cách hợp lý, luôn luôn động viên, thức đẩy chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ vậy mà chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, chúng ta có thể tham khảo bảng đánh giá chất lượng một số năm học gần đây như : 
Bảng 1 : 
Năm học
SHS
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
2002-2003
380
71
18
80
21
229
61
2003-2004
368
75
20
85
23
208
58
2004-2005
340
80
23
90
27
170
50
Căn cứ vào bảng tổng hợp trên đây, ta thấy tuy tổng số học sinh cô giáo đi nhưng số học sinh giỏi ngày càng được nâng cao, số học sinh có học lực trung bình giảm đi rõ rệt.
* Khảo sát về khả năng cảm thụ văn học các lớp 5 đầu năm học, chúng ta có thể tham khảo qua bảng sau :
Bảng 2 : Khảo sát về khả năng cảm thụ văn học của học sinh lớp 5 
Năm học
SHS
Khả năng cảm thụ văn học của học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
2004-2005
35
9
25
12
31
14
44
Nhìn vào bảng trên ta thấy được số lượng học sinh cảm thụ tốt và ngày càng tăng từ ....... % đến .......%. Đó là do trong những năm học qua, tôi đã mạnh dạn trình bày các giải pháp bồi dưỡng về khả năng cảm thụ của mình trước tổ chuyên môn, Hội đồng khoa học nhà trường, đã được anh chị em nhất trí, ủng hộ và ứng dụng trong giảng dạy.
3. Những giải pháp cụ thể trong việc bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học.
3.1. Bồi dưỡng tâm hồn yêu văn học và hứng thú học môn Tiết việt:
 Trong giảng dạy môn Tiếng việt, 4 kỹ năng quan trọng : Nghe, nói, đọc, viết được giáo viên chú ý rèn luyện từ khi bắt đầu bước vào lớp 1, trong đó kỹ năng đọc và nghe là hai kỹ năng làm phương tiện để học sinh tiếp xúc với các bài thơ, các đoạn văn. Ngay từ khi vào lớp 1, chúng ta thấy các em đã rất thích thú khi đọc những câu thơ, câu văn hay trong sách giáo khoa. Đó chính là biểu hiện ban đầu của sự hứng thú, chúng ta cần giữ gìn và nuôi dưỡng nó để nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ đến mức say mê. Như vậy việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh là vô cùng quan trọng, phải rèn luyện cho các em từ đọc trơn, đọc lưu loát đến đọc diễn cảm. Khi các em đã biết đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn ... thì cũng có nghĩa là các em đã cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, của ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm trong đó.
Khi các em đã thích đọc, ngoài các bài thơ, đoạn thơ, câu chuyện.... có trong sách giáo khoa, giáo viên cần phải tạo điều kiện để các em được tiếp xúc nhiều với những tác phẩm văn học qua các tài liệu, sách, báo... nghĩa là làm cho hoạt động đọc trở thành một nhu cầu của các em. Khi đã có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, các em vượt qua được khó khă, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và giỏi môn Tiếng việt.
3.2. Tạo thói quen ghi chép, tích luỹ khi học, nghe nhằm tạo vốn hiểu biết cho bản thân mình. Từ chỗ tạo cho học sinh có hứng thú học Tiếng việt, say mê với văn chương, để bồi dưỡng và làm phong phú thâm cho tâm hồn của các em, giáo viên cần hướng dẫn các em phải biết chọn lọc để ghi chép, lưu giữ những hình ảnh, từ ngữ, câu, đoạn văn, đoạn thơ hay để nó trở thành “vốn liếng” cho bản thân. Để rèn luyện thói quen này, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho các em đọc, tìm những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật làm nên cái hay của đoạn thơ, đoạn văn đã đọc, sau đó ghi chép một cách có hệ thống, có phân tích, nhận định. Càng hiểu biết sâu sắc, trí tưởng tượng và cảm xúc của các em càng thêm phong phú, chân thực. Đây chính là điều kiện quan trọng để các em cảm thụ văn học tốt.
Giáo viên thường xuyên ra những bài tập và cảm thụ văn học cho học sinh (có thể theo từng khía cạnh hoặc tổng thể) để tìm ra những nét đẹp, những biện pháp mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm các em đã đọc.
3.2.a. Bài tập về tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ miêu tả cảnh vật, dùng từ đặt câu sinh động.
Ví dụ 1 : “ Những buổi bình minh, mặt trời còn bẻn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi sang màu hồng, rồi từ màu hồng dần dần đổi ra màu vàng nhạt, cho đến lúc mặt trời chiểm chệ, ngự trị trên vòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biết thường ngày của nó”.
(Thẩm Thệ Hà)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu sắc trong đoạn văn trên? Tác giả sử dụng như thế có dụng ý gì ?
Với bài tập này, đa số học sinh rút ra được cách sử dụng các từ chỉ màu sắc đó là sự biến hoá khôn lường theo thứ tự thời gian của hòn núi, của không gian.
Trong đó có một bài đặc biệt hơn, em đã có những nhận xét sâu sắc hơn các bạn : “Qua đoạn văn, em thấy được cách sử dụng các từ chỉ màu sắc của tác giả rất hợp với thực tế, cho ta thấy được cảnh vật biến đổi nhanh chóng, khôn lường. Từ màn đêm, ngọn núi như được gột rửa dần cái bóng tối nặng nề đang bao phủ nó, chuyển sang màu tím sẫm, rồi đến màu hồng, đến màu vàng nhạt –“Trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó”. Tác giả đã khéo léo miêu tả theo sự chuyển biến không gian, thời gian và cả những sắc màu từ xám xịt đến màu hồng, màu vàng, màu xanh, thật là một sự quan sát tinh tế, sự diễn đạt sâu sắc”. Đọc đoạn viết trên ta thấy em đã có những nhận định sâu sắc, có sự sáng tạo trong việc cảm thụ tác phẩm văn học.
Ví dụ 2 : Em có cảm nhận gì thú vị khi đọc câu văn sau :
“Gió tây lưới thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào tận những thôn xóm Chin San”.
 (“Mùa thảo quả” – tiếng việt 5 – tập 1).
Nhiều học sinh đã hiểu được cách dùng các từ “lướt thướt”, “quyến”, “rải”, “đưa” là những động từ chỉ hoạt động, di chuyển của ... ác bộ phận song song (là các vị ngữ) trong câu với các động từ “quyến”, “rải”, “đưa”... làm cho chúng ta cảm nhận được hương thảo của quả ngào ngạt lan toả tới mọi ngõ ngách của bản làng, rừng núi. Chúng ta có cảm giác mọi vật ở đây được ướp bởi mùi hương tinh khiết và ngây ngất ấy, thật là thú vị.
3.2. b. Bài tập phát hiện những hình ảnh có chi tiết gợi tả.
Ví dụ 3 : Trong bài thơ “Luỹ tre” của Nguyễn Công Dương (tiếng việt 2- tập một ) có đoạn :
“Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao”
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào ? Nói rõ vì sao em thích?
Với bài tập này, 100% các em đều thích hình ảnh “ngọn tre cong gọng vó kéo mặt trời lên cao” nhưng khi nêu nhận định thì có nhiều cách suy nghĩ khác nhau.
Những em chưa biết phân tích sự liên hệ giữa các hình ảnh thì chỉ có “Em thấy đó là một hình ảnh đẹp” có những em đã biết liên tưởng về sự quan hệ về hình ảnh và đã biết phân tích một cách tương đối sắc sảo : “tác giả ví ngọn tre như một gọng vỏ khổng lồ của ai đó đang kéo mặt trời lên, một hình ảnh rất đẹp, rất thơ ”.
3.2..c. Bài tập về tìm hiểu một số biện pháp tu từ :
Trong văn học, người ta sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhưng ở bậc Tiểu học chúng ta chỉ đưa ra các em một số biện pháp cơ bản thường dùng : So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ ở mức độ đơn giản.
Ví dụ 4 : Biện pháp so sánh 
Trong bài “Vàm cỏ đông” (Tiếng việt 3, tập 1), nhà thơ Hoài Vũ có viết.
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Thơ tình thương trang trải đêm ngày”
Đọc đoạn thơ trên, em thấy biện pháp nổi bật là gì ? Biện pháp đó có tác dụng gì ?
ở phân môn tập độc, tôi đã khai thác về các khía cạnh cảm thụ văn học nên với bài tập này các em làm tương đối tốt, các em đều xác định đúng biện pháp nghệ thuật nổi bật ở đây là so sánh. Biện pháp đó có tác dụng ví dòng sông như dòng sữa mẹ ngọt ngào, ấm áp nuôi dưỡng những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Nước sông đầy ăm ắp như lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con thân yêu của mình. Những hình ảnh đó làm cho người ta thêm yêu quý, gắn bó với dòng sông quê hương.
Ví dụ 5 : Biện pháp nhân hoá
Cho đoạn thơ : “Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúng vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”
 (Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy – Tiếng việt 5 – tập II)
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá qua những từ ngữ nào ? Cách sử dụng đó có tác dụng gì ? 
Góp phần thành công trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, thể hiện ở các từ “dẫn”, “nâng”, “liếm” vốn là các từ dùng để chỉ các hoạt động của vật, loài vật; điều đó làm cho ta thấy đồng lúa trong mùa gặt như đẹp hơn gợi lên trong ta một tình quê hương tha thiết
* Vi dụ 6 : Biện pháp điệp ngữ
Trong đoạn thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Em hãy nêu rõ tác dụng của nó đối với người đọc.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
 (“Đất nước” Tiếng việt 4 – tập I)
Trong đoạn thơ trên tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp điệp ngữ: Điện ngữ “đây” nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc. Điệp ngữ “là của chúng ta” lại khẳng định quyền làm chủ, sở hữu đất nước, bộc lộ niềm tự hoà, kiêu hãnh. Điệp ngữ “những” có tính chất liệt kê và nhấn mạnh số lượng nhiều, kèm theo một loạt những hình ảnh (“Cánh đồng thơm mát”, “ngả đường bát ngát”, “dòng sông đỏ nặng phù sa”) gợi vẻ đẹp giàu của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương, lòng tự hào dân tộc. Bởi vậy, ta càng quý, càng yêu, càng tự hào thay cho con sông đất nước, cho dân tộc Việt Nam.
* Ví dụ 7 : Biện pháp đảo ngữ
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”.
(“Đường đi Sa Pa” – Nguyễn Phan Hách – Tiếng việt 4 – tập I)
Hãy nêu cách dùng từ, đặt câu và tác dụng của các biện pháp đó trong đoạn văn trên.
Với bài tập này, giáo viên cần phải hướng dẫn, gợi ý để các em nhận biết các biện pháp nghệ thuật thông qua các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đã học.
Với các điệp từ “Thoắt cái” làm trạng ngữ trong câu thì học sinh dễ dàng nhận thấy. Nhưng với các bổ ngữ “lác đác”, vị ngữ “trắng long lanh” được đảo lên trước thì học sinh không dễ gì nhận biết được. Như vậy, giáo viên phải đặt các câu hỏi gợi ý để học sinh có căn cứ và đi đến kết luận cuối cùng. Đó là trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh tách ra từng câu riêng biệt, sau đó là xác định các bộ phận trong câu (CN, VN, BN, ĐN, TN).
Từ sự phân tích trên dẫn dắt để học sinh nêu được tác giả dùng điệp từ “thoắt cái” để chỉ sự thay đổi nhanh chóng, sự biến đổi kỳ ảo của thời tiết trong một ngày ở Sa Pa.
Cách đảo bổ ngữ (lác đác lá vàng rơi...) và đảo vị ngữ (trắng long lanh một cơn mưa tuyết...) nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp huyền ảo, nên thơ của thắng cảnh Sa Pa.
Ví dụ 8 : 
Trong câu “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy – Tiếng việt 5, tập II). Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?.
Bài tập này cho học sinh làm sau khi đã làm bài tập 7, giáo viên không gợi ý.
Với bài tập này, đa số các em đều nêu được biện pháp nhân hoá qua động từ “liếm” nhưng với biện pháp đảo ngữ thì còn 20% chưa nêu được có em đã biết nhận xét. Bằng biện pháp đảo định ngữ “long lanh” lên trước có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh lưỡi hái sức bén phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp loáng. Đây là những động tác gặt lúa của những người nông dân nhưng được tả một cách sinh động, tài tình, không có hình bóng con người nhưng lại rất sôi động, vui nhộn.
3.2.d. Bài tập về bộc lộ khả năng cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn.
Ví dụ 9 : 
Mở đầu bài “nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết
“Quê hương tôi có con sông xanh biết
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Những hình ảnh ấy giúp các em cảm nhận được điều gì ?
Để làm tốt bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện tốt các bước sau :
- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu bài tập
- Đọc và tìm hiểu câu thơ (câu văn) hay được nêu trong bài. (Cách dùng từ ? Đặt câu ? Cách dùng hình ảnh chi tiết các biện pháp nghệ thuật ? giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp và sâu sắc ?
- Viết đoạn văn cảm thụ văn học (6 –8 dòng theo yêu cầu đề bài).
Học sinh biết phân tích và cảm nhận được : Bằng biện pháp nhân hoá “Nước gương trong soi tóc những hàng tre”, tác giả đã tả một cách sinh động hình ảnh dòng sông nên thơ. Hình ảnh dòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè. Tất cả những hình ảnh đó, tâm tư đó nói lên con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Với bài tập này, phần đa học sinh đã nêu được vẻ đẹp quyến rũ của con sông quê, thêm yêu quý con sông gắn bó với tuổi thơ và yêu quê hương.
Chúng ta có thể nâng dần lên với những bài tập khó hơn nữa để các em có điều kiện trau dồi khả năng cảm nhận văn học.
Ví dụ 10 : “Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
 (“Quê hương” của Đỗ Trung Quân)
Qua đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ?
Giáo viên gợi ý 
- Quê hương hiện lên trong tâm trí tác giả với những hình ảnh nào ?
- Những hình ảnh đó có gì đặc biệt đối với chúng ta ?
Có một học sinh đã nêu cảm nhận như sau :
Quê hương đối với tác giả là những hình ảnh giản đơn nhưng vô cùng sâu sắc, không thể phai mờ, đó là “cánh diều biếc” của tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh vừa bay bổng, thanh bình và rất đối nên thơ là “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông trong mát của quê hương vừa nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng. Những hình ảnh rất giản dị nhưng cũng vô cùng tinh tế, cho ta thấy tác giả là người tha thiết yêu quê hương.
Hai bài tập trên đều cùng thể hiện tình yêu quê hương qua dòng sông quê gắn bó với tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm nhưng lại có cách nhìn, cách sử dụng hình ảnh khác nhau. Các em đã hiểu được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong các đoạn thơ trên để dẫn tới những cảm xúc khác nhau.
III – Kết luận :
Từ khi tôi tiến hành áp dụng các biện pháp rèn luyện khả năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp tôi thì đến nay năng lực cảm thụ của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ các em còn bỡ ngỡ, mơ hồ về khái niệm, còn lúng túng khi nhìn nhận các biện pháp nghệ thuật... thì nay, nhiều em đã làm được bài tập thể hiện sự cảm thụ sâu sắc. Đa số các em bước đầu đã biết nhìn nhận cái đẹp, cái hay của thơ văn. Các bài tập làm văn của các em viết ngày càng trôi chảy và có “hồn” hơn. Đặc biệt hiện nay các em rất thích đọc sách báo và biết chọn lọc những tác phẩm có nội dung trong sáng, phù hợp để đọc. Rõ ràng các em đã “cảm” với thơ văn, đã “say” với thơ văn, đây là dấu hiệu đáng mừng. Lời ăn tiếng nói, cách ứng xử hằng ngày của các em cũng được trau chuốt hơn, lịch sự hơn. Điều đó chứng tỏ rèn luyện khả năng cảm thụ văn học đã làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, ứng xử trong cuộc sống văn minh hơn.
Kết quả khảo sát vừa rồi qua một bài tập cảm thụ văn học ở lớp tôi dạy như sau :
Bảng 3 : 
SHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
10
28,5
12
34
10
28,5
3
9
So sánh với đầu năm học, ta thấy số lượng học sinh cảm thụ khá, giỏi tăng lên rõ rệt, thực tế đó cho thấy đề tài này có tính khả thi cao.
V – Kiến nghị :
Qua thực trạng ở địa phương chúng tôi và qua thực tế giảng dạy tôi xin có kiến nghị là : Mong các cấp, các ngành liên quan quan tâm hơn đến nhu cầu đọc của các em hiện nay, tôi thấy ở địa phương chúng tôi cũng như nhiều địa phương khác ở nông thôn sách còn ít ỏi. Hệ thống thư viện, hiệu sách chưa có còn ở các nhà trường thì lượng sách cũng rất ít, không đáp ứng nổi nhu cầu to lớn đó. Vì vậy, cần có những biện pháp, những chính sách phù hợp, tạo điều kiện để các em được tiếp xúc sách văn học ... nhiều hơn .
Lời cảm ơn : Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, những người có liên quan đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Rất mong sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiên hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tháng 4 năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_kha_nang_cam_thu_van_hoc_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc