Chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 năm học 2011 – 2012

Chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 năm học 2011 – 2012

Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người, nó là phương tiện giao tiếp và tư duy. Do đó học sinh cần học cần học môn Tiếng Việt một cách khoa học cẩn thận thông qua các môn học như Luyện Từ và Câu, Chính tả, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn. Môn Tiếng Việt bước đầu cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về ngữ âm, về nghĩa của từ, cum từ, câu văn, câu thơ, nhằm giúp các em sử dụng tiếng mẹ đẻ có hiệu quả đồng thời cũng tạo cho các em một nền móng, một bước đệm để các em học lên các cấp học tiếp theo. Đó cũng chính là mục đích trong buổi hôm nay tôi cùng các đ/c trao đổi một số nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt để cùng nhau rút ra một phương pháp khả thi và có hiệu quả.

• Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt với ba phần chủ yếu:

1. Phần 1 Luyện từ và câu.

2. Phần 2 Cảm thụ văn

3. Phần 3 Tập làm văn.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2667Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học 2011 – 2012
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt:
Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người, nó là phương tiện giao tiếp và tư duy. Do đó học sinh cần học cần học môn Tiếng Việt một cách khoa học cẩn thận thông qua các môn học như Luyện Từ và Câu, Chính tả, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn. Môn Tiếng Việt bước đầu cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về ngữ âm, về nghĩa của từ, cum từ, câu văn, câu thơ, nhằm giúp các em sử dụng tiếng mẹ đẻ có hiệu quả đồng thời cũng tạo cho các em một nền móng, một bước đệm để các em học lên các cấp học tiếp theo. Đó cũng chính là mục đích trong buổi hôm nay tôi cùng các đ/c trao đổi một số nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt để cùng nhau rút ra một phương pháp khả thi và có hiệu quả.
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt với ba phần chủ yếu:
Phần 1 Luyện từ và câu.
Phần 2 Cảm thụ văn
Phần 3 Tập làm văn.
Phần I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Luyện từ và câu lớp 4
Để học sinh học tốt và làm được bài tập nâng cao trước tiên chúng ta cần phải ôn lại kiến thức lớp 4
Kiến thức ở lớp 4 có những mạch kiến thức học sinh cần phải ôn luyện như sau:
Từ đơn + từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Từ láy :
+ Các kiểu từ láy.
+ Các dạng từ láy
Các thành phần cấu tạo của câu:
 Chủ ngứ Vị ngứ. Trạng ngữ Định ngữ Bổ ngữ Hô ngữ
Từ loại:
 Danh từ	Động từ	Tính Từ
Từ đơn: Là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành
VD: Sách, bút, trời, đất
Trường hợp từ đơn có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó gộp lại mới có nghĩa, nếu tách rời thì không có nghĩa
VD: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
Từ ghép: Là từ gồm hai, ba, bốn tiếng có nghĩa ghép lại
VD: trường học, tình bạn, thành phố, xóm làng, hiện đại hóa, chủ nghĩa xã hội
*/ Từ ghép chia làm 2 kiểu:
Từ ghép có nghĩa phân loại.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Từ ghép có nghĩa phân loại: (còn gọi là từ ghép phân nghĩa)
Từ ghép có nghĩa phân loại thường gồm hai tiếng trong đó một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
VD: xe đạp, xe máy, xe hơi là từ ghép có nghĩa phân loại trong đó tiếng “xe” chỉ loại lớn các tiếng đạp, máy, hơi có tác dụng chia các loại xe thành các loại nhỏ cụ thể.
VD: cá rô, cá diếc, cá trắm.
Xanh lè, xanh um, xanh rì
Từ ghép có nghĩa tổng hợp (còn gọi là từ ghép hợp nghĩa)
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn nghĩa của các tiếng gộp lại.
VD: sách vở, quần áo, chăn màn, đi đứng, ăn mặc
*/ Chú ý: Các tiếng trong từ ghép có nghĩa tổng hợp phải cùng thuộc một loại nghĩa, nghĩa là:
Cùng chỉ sự vật: VD: sách vở
Cùng chỉ hoạt động: VD: đi đứng, ăn nói
Cùng chỉ một tính chất: VD: trắng đen, phải trái
* Để học sinh làm tốt bài tập yêu cầu học sinh phải thuộc, hiểu được phần lí thuyết của từng dạng. 
Khi cho ví dụ minh hạo cho phần lí thuyết giáo viên nên lấy ví dụ thực tế, gần gũi để học sinh dễ nhớ, dế phân biệt.
Bài tập minh họa phần từ đơn từ ghép:
Bài 1: Tìm từ hai tiếng trong các câu sau:
Nụ hoa màu ngọc bích
Đồng lúa rộng mênh mông
Tổ Quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Đáp án: hai tiếng: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp.
Bài 2: Cho những kết hợp sau:
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, uống nước, xe đạp, tia lửa, học hành , ăn ở, tươi cười.
Hãy xắp xếp các kêt hợp trên vào từng nhóm:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Từ ghép có nghĩa phân loại.
Kết hợp hai từ đơn.
Đáp án: 
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Vui mừng, đi đứng, san sẻ, chợ búa, học hành, ăn ở, tươi cười.
Từ ghép có nghĩa phân loại: Vui lòng, giúp việc, xe đạp, tia lửa, nước uống.
Kết hợp hai từ đơn: nụ hoa, nước uống.
Để làm được bài tập trên giáo viên cho học sinh đọc và phân tích đầu bài.
Khi học sinh làm bài giáo viên cần kiểm tra phần lí thuyết như thê nào là từ ghép có nghĩa phân loại để học sinh áp dụng phần lí thuyết làm bài tập.
Sau khi học sinh làm bài tập xong cho học sinh chữa bài ngay để bổ xung những kiến thức mà các em còn hổng.
2. Từ láy:
- Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng, láy lại với nhau (nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại)
Ví dụ: Xanh xanh (lặp cả tiếng)
Đẹp đẽ (lặp âm đầu “đ”)
Bối rối (lặp lại vần “ối”)
Các kiểu từ láy:
Căn cứ vào bộ phận được lặp lại (láy lại) người ta chia từ láy thành 4 loại: láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm lấn vần
Láy tiếng láy toàn bộ
Ví dụ: xanh xanh, xa xa, xinh xinh..
Láy âm (từ láy bộ phận) : bộ phận âm được lặp lại
Ví dụ: gọn gàng, đẹp đẽ, xinh xắn, mập mạp
Láy vần (láy bộ phận) từ láy trong đó bộ phận vần được lặp lại
Láy cả âm lấn vần: trong đó bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được lặp lại.
Ví dụ: ngoan ngoãn, dửng dưng..
Các dạng từ láy: láy đôi láy ba, láy tư
Láy đôi gồm hai tiếng 
Ví dụ: dễ dãi, tập tành
Láy ba gồm ba tiếng:
Ví dụ: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng
Láy 4 gồm 4 tiếng
Ví dụ: khấp kha khấp khềnh, nham nham nhở nhở, hùng hùng hổ hổ..
*/ Phần dạng từ láy đơn giản không cần bài tập minh họa. Tuy nhiên có dạng bài tập học sinh thường nhầm từ ghép thành từ láy.
Bài tập minh họa: Cho các từ: buôn bán, đi đứng, bồng bế, nề nếp. Hãy xếp các từ này vào loại từ ghép hay từ láy.
Để làm được bài tập này cho học sinh nhắc lại như thế nào là từ ghép, như thế nào là từ láy cho học sinh phân tích từ “buôn bán” để minh họa cho những từ khác cả hai tiếng của từ “buôn bán” đều có nghĩa, do đó xếp các từ đã cho vào loại từ ghép.
Đáp án: các từ trên xếp vào loại từ ghép vì các từ đã cho có đặc điểm là từ ghép cả hai tiếng của mỗi từ đều có nghĩa do đó xếp các từ đã cho vào loại từ ghép đặc biệt từ ghép có hình thức ngữ âm giống với từ láy. 
Các thành phần cấu tạo của câu:
Trong câu gồm có 2 thành phần (bộ phận) chính là Chủ ngữ và Vị ngữ.
Còn có các thành phần (bộ phận) phụ: Trạng ngữ, Định ngữ và Bổ ngữ.
*/ Chủ ngữ: nêu sự vật làm chủ sự việc nói đến trong câu.
*/ Vị ngữ: chỉ hoạt động trang thái tính chất vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.
*/ Ngoài hai thành phần chính ra câu còn có thành phần phụ thường đứng đầu câu bổ sung thêm nghĩa về tình huống. Câu có Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích nguyên nhân. 
*/ Định ngữ: Bổ nghĩa cho Danh từ trong câu. Danh từ nào trong câu cũng có thể có Định ngữ. Định ngữ có loại đứng trước có loại đứng sau danh từ chính: 
+ Định ngữ đứng trước: Bổ nghĩa cho danh từ chính chỉ số lượng, khối lượng.
Ví dụ: 
Cả thung lũng đẹp như một bức tranh thủy mạc.
Cả chỉ số lượng của sự vật.
Cò và Vạc là hai anh em.
+ Đinh ngữ đứng sau: Bổ nghĩa cho danh từ chính về đặc điểm riêng của sự vật. Định ngữ đứng sau Danh từ trong câu có nhiều định ngữ.
Ví dụ: Trường / của chúng em mới xây trên nền / ngôi trường lợp lá cũ
	- Danh từ trong câu có thể có nhiều Định ngữ có cả Định ngữ đứng trước, đứng sau danh từ chính
	Ví dụ: 
Mỗi tổ ong là một/ tòa nhà/ vững trãi ngăn nắp, trật tự.
Tất cả những/ học sinh/ học giỏi, có hanh kiểm tốt của lớp em đêu được khen thưởng.
Sơ đồ vị trí của định ngữ và bổ ngữ so với từ chính trong câu:
Bộ phân phụ của từ trong câu
Bổ ngữ
Động từ hoặc Tính từ
Bổ ngữ
Định Ngữ
Danh Từ
Định Ngữ
- Lưu ý: Cho học sinh xác định được Định ngữ trong câu thì giáo viên phải cho các em nhắc được lí thuyết như thê nào là Định ngữ. Muốn xác định được Định ngữ thì trước tiên phải xác định được Danh từ sau đó học sinh sẽ xác định được Định ngữ.
*/ Bổ ngữ: Bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ trong câu. Động từ (hoặc tính từ) nào trong câu cũng có thể có bổ ngữ. 
- Có những Bổ ngữ đứng trước Động từ hoặc Tính từ nhưng cũng có bổ ngữ đứng sau Dộng từ hoặc Tính từ.
Ví dụ: Mới ngày nào, lúa/ mới vào đồng/, ngoảnh đi ngoảnh lại, nay lúa/ đã chín.
*/ Lưu ý: có những Bổ ngữ chỉ đứng trước Động từ Tính từ nhưng cũng có Bổ ngữ đứng sau Động từ, Tính từ.
Muốn xác định được Bổ ngữ trong câu giáo viên hướng dẫn các học sinh xác định được Động từ, Tính từ trước.
Bài tập minh họa:
Bài 1: Xác định các bộ phận (Trạng ngữ, Định ngữ, Bổ ngữ trong câu)
a) Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ.
 T n Đn Bn
b) Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
 Tn Đn Bn
Dạng 2:
Bài 2: Thêm các bộ phận phụ: Trạng ngữ, Định ngữ, Bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây để diến đạt ý cụ thể, sinh động
Gió thổi 
Lá rụng
Đáp án: 
Ngoài trời, gió lạnh thổi ào ào
 Tn Đn Bn
Mùa thu, lá khô rụng đầy vườn
 Tn Đn Bn
Bài 3: Thêm Trạng ngữ, Định ngữ, Bổ ngữ vào mỗi câu sau để diến đạt ý cụ thể, sinh động:
Lá rơi
Biển đẹp.
Đáp án: 
a) Ngoài phố lá khô rơi xào xạc.
	 Tn Đn Bn
Buổi sáng, biển Hạ Long đẹp như một bức tranh.
 Tn Đn Bn
*/ Lưu ý: đây là một trong dạng bài tập mà học sinh rất khó xác định, chính vì vậy khi làm bài giáo viên yêu cầu học sinh cần phải phân tích rõ đầu bài đồng thời giáo viên phải gợi ý để dân dắt học sinh làm bài.
Đê làm được dạng bài tập này học sinh phải nắm được như thế nào là Định ngữ? như thê nào là Bổ ngữ? và nó thường đứng ở đâu?thì học sinh xác định được một cách dễ dàng (lí thuyết đã ghi rõ) .
(4) Từ loại:
Bộ phận song song: những bộ phận đặt cách nhau cùng giữ một chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (Chủ ngữ, Vị ngữ, Định ngữ, Trạng ngữ) gọi là bộ phận song song giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. Chủ ngữ, vị ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ đều có thể đặt cách nhau là bộ phận song song ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng quan hệ từ : và, hay..
Bài tập:
Sau tiếng chuông chùa/, mặt trăng / đã nhỏ lại/, sáng vằng vặc
 Tn Cn Vn1 Vn2 
 Ánh trăng trong/, chảy khắp cành cây kẽ lá/, tràn ngập con đường trắng xóa. 
 	 Cn Vn1 Vn2
Những khi đi làm nương xa/, chiều không kịp về/, mọi người/ ngủ lại trong rừng.
 Tn1 Tn2 Cn Vn
*/ Lưu ý: Đối với dạng bài tập này học sinh hay xác định sai phần Trạng ngữ thường nhầm với Chủ ngữ chính vì vậy khi dạy dạng bài tập này giáo viên lưu ý cần hướng học sinh đặt câu hỏi: Ai ngủ lại trong rừng ?
Từ loại:
Từ loại là gì?
Từ loại: Danh từ, Động từ,Tính từ.
Danh từ là những từ chỉ người, loài vật, đồ vật, cây cối.
Động từ: là những từ chỉ hoạt động trạng thái
Tính Từ: là những từ chỉ phẩm chất, hình thể, kích thước.
Bài 2: Từ “Thật thà” trong các câu sau đây là Danh từ, Động từ, Tính từ.
Chị Loan rất thật thà
Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng khen.
Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe.
Thật thà là phẩm chất tốt đẹp của chị Loan.
Từ “ Thật thà” trong các ... n cho học sinh có kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề, quan sát, tìm ý, kỹ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết là vô cùng quan trọng.
	Khi cho học sinh trình bày miệng thì việc rèn kĩ năng nhận xét bài làm của bạn cũng quan trọng không kém vì các em cần phải nhận biết được bài viết của bạn hay ở chỗ nào và chỗ nào chưa hay để khi làm bài viết của mình các em sẽ tránh được những lỗi đó. GV cần phải giúp HS chỉ rõ những từ ngữ, câu văn nào học sinh đã viết hay như vậy sẽ động viên các em có thêm nguồn động lực để học tập đạt kết quả cao.
Lưu ý: Với tất cả các thể loại Tập làm văn trước khi làm bài cần:
Đọc kỹ đầu bài, xác định trọng tâm của các bài 
Lập dàn bài (mỗi thể loại lập 1 dàn bài còn đề khác học sinh tự làm)
Định hướng cho học sinh khi mở bài, một bài Tập làm văn của học sinh giỏi nên mở bài theo kiểu gián tiếp để dẫn dắt người đọc vào bài, kết bài theo kiểu mở rộng.
Nội dung: Tả chọn lọc để tả những hình ảnh trọng tâm, tránh liệt kê, vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc của mình.
Chữa bài:
- Đối với phân môn Tập làm văn chữa bài cho học sinh là phần quan trọng nhất, giáo viên cần sửa cho học sinh cách dùng từ, dùng câu lỗi chính tả
	- Đối với học sinh giỏi: Khi chữa bài giáo viên cần cho học sinh đọc đến phần nào mà học sinh dùng câu, dùng từ minh họa chưa đúng hoặc chưa hay thì giáo viên cần chữa ngay không nên để học sinh đọc xong rồi mới chữa.
- Trong quá trình làm bài giáo viên nên hướng dẫn học sinh không được lặp từ nhiều mà nên sử dụng từ đồng nghĩa để viết đoạn văn, nếu lặp từ nhiều bài văn trở nên rườm rà, lủng củng.
- Trong quá trình làm bài hướng dẫn học sinh nên sử dụng một số biện pháp tu từ: như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ thì bài văn sẽ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn nhưng khi sử dụng phải đúng chỗ, đúng hình ảnh mà mình cần sử dụng.
Ví dụ minh họa:
Đề bài: Tả một buổi chiều trên cánh đồng.
Để làm được tốt đề bài này, yêu cầu học sinh đọc đầu bài, phân tích đầu bài.
Bài văn yêu cầu em tả cảnh gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
Để tả được cảnh đó em cần làm theo những trình tự nào? (thời gian)
Cần tả những nét gì của cảnh (nét nổi bật của cảnh vật) tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh.
*/ Lập dàn ý:
- Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em như thả hồn trên cánh đồng lúa bát ngát.
- Thân bài: Tả theo trình tự thời gian:
+ Ông mặt Trời, lững thững đạp xe qua ngọn tre 
+ Những tia nắng vàng nhạt dần.
+ Cánh đồng là một màu vàng.
+ Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo chiều gió.
+ Dọc hai bên đường là hàng bạch đàn cao vút.
+ Đàn trâu mộng, đàn bò vàng mượt đang thung thăng đi về dưới hàng cây.
+ Đàn chim Chiền chiện bay lên nhào xuống.
+ Trên bờ ruộng mấy bác nông dân đang nâng bông lúa lên tay để ngắm, gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một vụ mùa bội thu.
+ Xa xa các bạn nhỏ đang tung tăng đi học về.
Kết bài: 
+ Tâm trạng vui vẻ.
+ Ước ao có nhiều buổi hoàng hôn đẹp
+ Lòng biết ơn Bác nông dân.
+ Ý thức bảo vệ môi trường.
	Sau khi lập được dàn bài cho học sinh làm bài:
	Trong quá trình làm bài văn tả cảnh nên sử dụng một số biện pháp tu từ để bài văn sống động có hồn lôi cuốn người đọc.
Sau đây một số đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, đảo ngữ.
*/ Nghệ thuật nhân hóa:
 “Mùa xuân xôn xao phơi phới, những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống. / Mùa đông xám xịt khô héo đã qua. Mặt đất kiệt sức bỗng dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mến cần mẫn tiếp sức cho cây cỏ. Mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhành lá, mầm non và cây trả nghĩa cho mưa bằng hoa thơm quả ngọt.
	*/ Đoạn văn viết về cảnh sau trận mưa rào.
	Sau cơn mưa mặt đất cũng chóng khô như má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy nó vừa tươi mát vừa ấm áp. Khóm cây luống cành trao đổi hương thơm. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập trờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cỏ cây vừa được tăm gội xong trăm thức nhưng gấm. Bạc vàng bày lên trên cành hoa không một tí bụi, thật là giàu sang mà cũng thật trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thần tiên thật là dung hòa với nghìn thứ âm nhạc có chim gù, có ong vo ve, có gió thổi hồi hộp dưới lá.
	Vậy qua hai đoạn văn có sử dụng nghệ thuật nhân hóa, khi đọc ta cảm thấy đoạn văn thật có hồn, thật sinh động, những vật vô tri vô giác cũng có tình cảm, có tính cách như một con người. ví dụ: Tác giả đã nhân hóa từ: âu yếm, dịu mến cần mẫn, trả nghĩa
	*/ Biện pháp so sánh: 
	 Đoạn văn minh họa:
	Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội mầu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở mầu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục chuyển sang màu xanh. Những lá cơi non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi mầu vàng. Nhưng lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lúa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay, những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. tất cả những sắc xanh non từ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây vải cây dâu da
	*/ Cồng cộc đứng trong tổ vươn cổ như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim Đà điểu đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân, nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
	*/ Lưu ý: khi sử dụng biện pháp so sánh thường sử dụng từ “như”.
Đoạn văn tác giả sử dụng điệp ngữ.
	 Trong bài Tình quê hương tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Ở mảnh đất, tháng giêng, tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm úp cá, đơm tép. Tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh ro, rợm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lấy kiều ngâm thơ.
	+ Tác giả sử dụng điệp ngữ “mảnh đất ấy” muốn nhấn mạnh vị trí diến ra những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. Gợi lên một cảm xúc gắn bó với quê hương.
	*/ Lưu ý khi giảng dạy:
	- Trong các thể loại văn miêu tả khi giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài cần đan xen thêm những biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ chứ không nhất thiết câu nào cũng phải sử dụng những biện pháp đó.
	- Hướng dẫn học sinh khi sử dụng phải hợp với những hình ảnh, sự vật mà mình muốn làm sống động, nổi bật trọng tâm của bài, tuyệt đối không được sử dụng vào những câu văn không hợp lí với sự vật hình ảnh đó.
- Phân kết bài: nên đưa ý thức bảo vệ môi trường 
- Một số thể loại văn tả còn lại cách tiến hành tương tự
- Riêng đối với thể loại văn tả người, yêu cầu học sinh phải nắm được 2 phân chính của thân bài.
	+ Hình dáng: nêu được tuổi tác, vóc người, khuôn mặt, nước da, mũi miệng, tóc, dáng đi, ăn mặc.
	+ Tính nết: Tùy thuộc vào nhân vật, lứa tuổi mà mình định tả để tả sự hoạt động của nhân vật đó cho phù hợp.
	*/ Lưu ý: thể loại văn tả người khi tả hình dáng, sự hoạt động phải phù hợp với tuổi tác, công việc. 
Ngoài các thể loại văn tả cảnh, tả người cần phải dạy thêm cho học sinh thể loại văn kể chuyện, văn viết thư để học sinh nắm được cách thức làm bài của thể loại đó.
	*/ Đối với các thể loại tập làm văn, đề thi thường hay ra thể loại văn tả cảnh, tả cảnh hoạt động, tả người, tả cây cối nhưng trọng tâm vẫn là văn tả cảnh sinh hoạt.
	*/ Tham khảo cấu trúc một số đề thi môn Tiếng việt cụ thể trong những năm học gần đây:
Đề thi môn: Tiếng Việt
Ngày thi: 02 – 4 – 2010.
Thời gian làm bài: 60 phút.
(không kể thời gian giao đề).
Câu 1. (2 điểm): 
Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau:
a. Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
b. Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
Câu 2. (2 điểm): 
Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:
a. Lên thác xuống ghềnh. b. Góp gió thành bão.
c. Nước chảy đá mòn. d. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
Câu 3. (2 điểm): 
Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu viết:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
Câu 4. (4 điểm): 
 Ngôi nhà (căn hộ) em đang ở là nơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm đối với em. Hãy tả ngôi nhà (căn hộ) của gia đình em.
Đề thi môn: Tiếng Việt
Ngày thi: 29 – 03 - 2011.
Thời gian làm bài: 60 phút.
(không kể thời gian giao đề).
Câu 1. (2 điểm): 
Trong bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
- Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
 Em có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Câu 2. (1 điểm): 
a. Tìm các cặp từ đồng nghĩa trong những từ sau: xuất sắc, ngay thẳng, yêu thương, tài ba, chân thực, bực tức.
b. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
 * kính .nhường
 * nắng mưa
Câu 3. (1 điểm): 
Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau:
a. Hoa lá, quả chín, những vạt nương ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Câu 4. (6 điểm): 
 Em hãy viết bài văn ngắn miêu tả cảnh đẹp trên quê hương mình.
	*/ Cách thức tiến hành ôn luyện tôi thường thực hiện như sau:
	- Mỗi buổi lên lớp tôi thưc hiện dạy đan xen: LTVC – TLV – CTVH. Vì dạy như thế học sinh không bị nhàm chán, kiến thức không gián đoạn mà liền mạch thường xuyên.
	Trên đây là một số phương pháp một số mạch kiến thức cơ bản về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt mà tôi đã thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên đây chỉ là cá nhân bản thân tôi đã thực hiện ở trường, vẫn còn rất nhiều thiếu xót và chưa rút ra được phương pháp dạy khả thi nhất. Vậy kính mong các đồng chí lãnh đạo, chuyên môn phòng giáo dục, các đồng chí quản lí các trường, các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường hãy góp ý cho tôi về phương pháp cũng như các mạch kiến thức, cách thực hiện để tôi tiếp tục áp dụng giảng dạy trong năm học 2011 – 2012 tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn Tiếng Việt 5.doc