Chuyên đề Dạy và học tích cực những biểu hiện cụ thể trong các tiết dạy học ở tiểu học

Chuyên đề Dạy và học tích cực những biểu hiện cụ thể trong các tiết dạy học ở tiểu học

I. Phương pháp Dạy - học tích cực là gì?

- Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là thuật ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp dạy học trong đó đề cao, phát huy được tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Thuật ngữ này xuất hiện và được dùng ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Ở nước ta, nó xuất hiện khoảng từ năm 2003 cùng với dự án Việt – Bỉ. Tích cực ở đây nghĩa là chủ động, là hoạt động; trái nghĩa với thụ động, không hoạt động; chứ không dùng trái nghĩa với “tiêu cực”.

- Phương pháp dạy học tích cực hướng tới tích cực hoá hoạt động của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. Cả ngành Giáo dục và tất cả các trường học cũng chỉ vì một người đó là HỌC SINH. Nên mọi vấn đề, mọi hoạt động, mọi việc làm, mọi chủ trương đều vì người học. Do đó, hoạt động giảng dạy cũng hướng tới phục vụ người học, vì lợi ích của người học. Với PPDHTC, người dạy đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức, dẫn dắt, HD, người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức thông qua việc được tham gia các hoạt động: khám phá, tìm tòi, suy luận, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, đánh giá, diễn đạt, bình luận, thảo luận, thực hành, làm thí nghiệm, luyện tập, ghi nhớ

- Muốn đổi mới cách học, trước tiên phải đổi mới cách dạy. Trong quá trình dạy học, cách thức, con đường dạy chỉ đạo cách thức, con đường học (vì người dạy giữ vai trò chủ đạo). Người học có thể chủ động, sáng tạo hay không là phụ thuộc vào sự nỗ lực tìm tòi, động não, tích cực tổ chức các hoạt động, đưa người học vào các tình huống có vấn đề của GV và để tự các em giải quyết các tình huống đó. Qua đó, các em tự tìm ra kiến thức rèn kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy và học tích cực những biểu hiện cụ thể trong các tiết dạy học ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học
thị trấn nam sách
*****-*****
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Chuyên đề: Dạy và học tích cực
Những biểu hiện cụ thể trong các tiết dạy học ở Tiểu học
Năm học 2009 – 2010
I. Phương pháp Dạy - học tích cực là gì?
- Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là thuật ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp dạy học trong đó đề cao, phát huy được tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Thuật ngữ này xuất hiện và được dùng ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. ở nước ta, nó xuất hiện khoảng từ năm 2003 cùng với dự án Việt – Bỉ. Tích cực ở đây nghĩa là chủ động, là hoạt động; trái nghĩa với thụ động, không hoạt động; chứ không dùng trái nghĩa với “tiêu cực”. 
- Phương pháp dạy học tích cực hướng tới tích cực hoá hoạt động của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. Cả ngành Giáo dục và tất cả các trường học cũng chỉ vì một người đó là HọC SINH. Nên mọi vấn đề, mọi hoạt động, mọi việc làm, mọi chủ trương đều vì người học. Do đó, hoạt động giảng dạy cũng hướng tới phục vụ người học, vì lợi ích của người học. Với PPDHTC, người dạy đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức, dẫn dắt, HD, người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức thông qua việc được tham gia các hoạt động: khám phá, tìm tòi, suy luận, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, đánh giá, diễn đạt, bình luận, thảo luận, thực hành, làm thí nghiệm, luyện tập, ghi nhớ 
- Muốn đổi mới cách học, trước tiên phải đổi mới cách dạy. Trong quá trình dạy học, cách thức, con đường dạy chỉ đạo cách thức, con đường học (vì người dạy giữ vai trò chủ đạo). Người học có thể chủ động, sáng tạo hay không là phụ thuộc vào sự nỗ lực tìm tòi, động não, tích cực tổ chức các hoạt động, đưa người học vào các tình huống có vấn đề của GV và để tự các em giải quyết các tình huống đó. Qua đó, các em tự tìm ra kiến thức rèn kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Việc dạy và học trong các nhà trường hiện nay chủ yếu là vì mục đích thi cử. Chính vì thế, GV dạy sao cho HS làm bài thi đạt kết quả cao là tốt rồi, Gv chỉ tập trung truyền đạt kién thức và tổ chức ôn luyện cho các em kĩ năng làm bài mà không hoặc rất ít quan tâm tới chất lượng tư duy của HS thay đổi như thế nào ở thời điểm trước và sau khi tham gia học tập (mỗi bài học và cả quá trình học). Nói cách khác, Dạy và học tích cực chưa được quan tâm nhiều.
II. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học: 
Đây là một đặc trưng cơ bản của PPDHTC. Nếu không tổ chức được các hoạt động cho người học thì nhất định đó chưa phải là PPDHTC, nếu người học không tham gia hoặc không được tham gia vào các hoạt động thì người học trở nên thụ động, bị động trong các hoạt động dạy học của Gv. Khi đó các em là những chiếc thùng chứa sách mà GV muốn đưa gì vào đó thì đưa, muốn sắp xếp số sách đưa vào như thế nào thì sắp. Các em lại càng không thể hiểu được vì sao có số sách đó, khi cần có thể lấy thêm ở đâu.
Trong khi, nếu ta tổ chức được các hoạt động cho HS thì các em sẽ chủ động, tích cực, sẽ tìm ra cách giải quyết và hành động để giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của mình, nhờ thế mà không những nắm được kĩ năng kĩ xảo mà còn nắm được cách thức, con đường đi tới kĩ năng kĩ xảo đó (có thể còn nắm được con đường nào phù hợp với bản thân, con đường nào là ngắn nhất). Tức là không những nắm được, tìm được con cá ăn trong bữa học hôm nay mà còn tìm được cần câu để kiếm thức ăn vào những lúc khác, khi cần.
2. Dạy&Học chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học: 
Việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong XH hiện đại, với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học , kĩ thuật, công nghệ, (cứ khoảng 3 năm, tri thức khoa học lại tăng gấp đôi) thời gian trên lớp không đủ để cung cấp cho HS và cũng không thể nhồi nhét quá nhiều tri thức vào đầu óc người học. Vì thế cần phải có PP tự học. 
Trong PP học thì PP tự học là cốt lõi. Điều quan trọng là phải HD người học biết cách khai thác, lựa chọn, tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học. Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học. đó là điều vô cùng quan trọng để tạo ra động lực, động cơ học tập và qua đó nâng cao hiệu quả học tập. Tự học có thể là tự học cá nhân hoặc tự học theo nhóm, tự học có sự hợp tác. Tự học có thể diễn ra ở trường, ở lớp, ở nhà hay trong cuộc sống (mọi lúc, mọi nơi). 
Với HS tiểu học, việc rèn luyện PPTH cho HS gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn phải từng bước rèn luyện thói quen quan trọng này cho các em. Có thể xây dựng thói quen này bằng cách: Giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin, điều tra thực tế, đánh giá thực trạng một vấn đề gì đó của địa phương nơi HS đang sinh sống, tự tìm thông tin ở kênh hình, kênh chữ, tự hợp tác với bạn để lập một báo cáo phục vụ nhiệm vụ bài học, tự tìm phương pháp khác, cách làm khác, câu trả lời khác của một câu hỏi, một bài tập, một vấn đề.
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: 
- Dạy học cần đảm bảo tính cá biệt hoá. Nội dung phải đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng bởi vì trong một tập thể lớp chắc chắn trình độ nhận thức của HS không đồng đều. Mà trong dạy học thì phải đảm bảo nguyên tắc ND phù hợp, tác động vào vùng phát triển gần nhất của HS (không quá khó, không quá dễ). Vùng đó của mỗi HS là khác nhau, vì thế ND dạy - học cần khác nhau.
- Việc học tập hợp tác cũng cần được tăng cường vì chỉ có thông qua hợp tác trong môi trường sư phạm (GV- HS, HS - HS ), qua tranh luận, thảo luận, trao đổi trong lớp, trong nhóm thì ý kiến của mỗi cá nhân mới được bộc lộ. Nhờ thế mà HS nhận ra được tri thức mình có là đúng hay chưa đúng, từ đó mà rút kinh nghiệm và nâng kiến thức, trình độ của mình lên.Học tập hợp tác là thể hiện tinh thần: Học thầy không tày học bạn. Chính trong hợp tác mà mỗi cá nhân HS học tập thêm được kinh nghiệm sống, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của bạn. Ngoài ra, học tập hợp tác giúp cho HS rèn luyện kĩ năng trình bày, tỏ quan điểm, bạo dạn trước đám đông, trước tập thể - Một kĩ năng. thói quen vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày khi trưởng thành. 
- Hiện nay, việc tiến hành học tập hợp tác thường được tổ chức dưới dạng học tập theo nhóm. Kinh nghiệm cho thấy, GV nên tổ chức cho HS lần lượt là nhóm trưởng, thư kí, lần lượt là người thay mặt nhóm trìng bày, chỉ có như vậy thì tác dụng của việc học theo nhóm mới được phát huy.(đừng ngại có em không trình bày được, nếu HS gặp khó khăn thì GV hoặc HS khác giúp đỡ, rồi dần dần nhất định các em sẽ làm được)
4. Kết hợp giữa đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học:
Người dạy cần tổ chức, HD người học phát triển các kĩ năng tự đáng giá, tự điều chỉnh hoạt động học. Người dạy cần tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá bản thân để từ đó điều chỉnh hoạt động, hành vi của mình trong cuộc sống là yếu tố cần thiết trong cuộc sống sau này. Việc đó phải được GV chuẩn bị cho HS ngay từ bây giờ bằng cách khuyến khích các em tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn, của mình.
III. Các phương pháp thường dùng khi áp dụng PPDHTC:
1. Dạy học khám phá: 
- Khám phá là một nhu cầu bức thiết của con người. Ngay từ khi còn nhỏ, con người đã thích và rất hứng thú với việc khám phá các đồ chơi có trong tay (bằng cách: sờ, bóp, gặm, đập, ném,). Hứng thú này vẫn theo mãi mỗi chúng ta, nhất là ở lứa tuổi học đường.
- Dạy học khám phá: Xin không nêu khái niệm ở đây.
- Một số gợi ý GV có thể thực hiện nhằm hỗ trợ học tập khám phá trên lớp:
+ Khuyến khích sự tò mò: Người dạy cần quan tâm tạo ra bầu không khí ham học
hỏi trong lớp.
+ Tăng cường sử dụng các thí nghiệm, các hoạt động điều tra khoa học.
+ Thiết kế các hoạt động theo hướng tình huống có vấn đề.
2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: 
- Một số dấu hiệu đặc trưng của tình huống có vấn đề (THCVĐ):
+ THCVĐ nhằm cung cấp tri thức mới, hình thành khái niệm.
+ Tồn tại mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới. (TT cũ><TT mới)
+ Tri thức cũ làm nền tảng, cơ sở và có liên quan đến tri thức mới.
+ THCVĐ mang tính hệ thống và tính vừa sức.
- Các hành động của người dạy trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
+ Xây dựng các THCVĐ. Phát biểu các vấn đề và nêu mâu thuẫn. Có thể chỉ đạo, HD HS nêu các ván đề và các mâu thuẫn.
+ HD người học tiến tới các cách thức giải quyết và kiểm tra xem cách giải quyết có đúng không.
+ Tổ chức việc khái quát hoá, hệ thống hoá và áp dụng các tri thức tìm được trong quá trình giải quyết các vấn đề.
- Các hành động của người học trong việc giải quyết vấn đề mà người dạy nêu ra hoặc mình tự tìm và nêu ra:
+ Phân tích các THCVĐ. Phát biểu vấn đề hoặc tiếp nhận vấn đề mà người dạy nêu ra.
+ Vận dụng các tri thức cũ và vốn kinh nghiệm sống làm nền tảng, làm cơ sở kết hợp suy luận, so sánh,để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Tìm kiếm các tri thức, con đường giải quyết THCVĐ nhằm chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành khái niệm. Sắp xếp các tri thức đã thu được vào hệ thống tri thức đã có để giải quyết các vấn đề tiết theo.
3. Phương pháp động não:
- Động não là một giải pháp tuyệt vời để thu thập, phát triển các ý tưởng mới, mang tính sảng tạo về một chủ đề hay một vấn đề.Động não là hoạt động tập trung vào một chủ đề, một câu hỏi sau đó đưa ra rất nhiều ý tưởng hay lời giải khác nhau cho câu hỏi đó, keercar các ý tưởng, các câu hỏi phù hợp hay không phù hợp. Các ý tưởng ở phạm vi càng rộng càng tốt, được đưa ra càng nhanh càng tốt nhằm hình thành trong não bộ HS tư duy phản ứng nhanh, linh hoạt và sáng tạo.
- Các bước tiến hành động não:
+ Bước 1: Thu thập các ý tưởng, các câu trả lời: Bầu ra nhóm trưởng, thư kí (nếu động não theo nhóm), nêu ra các nguyên tắc thu thập (thường là: không có câu trả lời nào là sai, mọi người đề có thể và cần nêu ý kiến; không có ai nhận xét bình luận; các ý kiến càng mới lạ, hoang dã cũng vẫn được hoan nghênh; mục tiêu là số lượng ý tưởng trong thời gian hạn định; ghi chép tất cả các ý tưởng, các câu trả lời, trừ khi đã có người nêu rồi.) và bắt đầu động não.
+ Bước 2: Xử lí các ý tưởng: Tìm xem có ý kiến nào trùng lặp hoặc tương tự không; xoá các câu trả lời không phù hợp; nhóm các ý tưởng, các câu trả lời tương đồng lại với nhau; đề nghị các thành viên có ý tưởng tương đồng đặt tên cho nhóm mình; đánh giá các ý tưởng dựa trên tính thực tiễn, tính khả thi của chúng. Từ đó tìm ra cách giải quyết, câu trả lời tốt nhất của một vấn đề, một câu hỏi.
4. Phương pháp thảo luận: 
- Hiện nay, trong các trường tiểu học PP thảo luận nhóm trong quá trình dạy học đã được sử dụng nhiều. Đặc biệt, tại trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3 - TP HCM, BGH nhà trường đã quyết định sử dụng PP dạy học này trong 100% các tiết dạy học của tất cả các lớp, chỗ ngồi của các em cũng là kiểu ngồi trong tư thế thảo luận nhóm (4 HS ngồi 2 bàn quay mặt vào nhau). Hiệu quả của hình thức dạy học này xin để thời gian kiểm nghiệm nhưng trước mắt cho thấy nó làm cho các em năng động, linh hoạt, đảm bảo sự nhẹ nhàng và đặc biệt là tạo ra sự ồn ào đáng khích lệ (tranh luận về kiến thức, học thầy không tày học bạn - nếu không biết cài bảng theo yêu cầu của cô, nhìn sang bạn đối diện là biết ngay!)
- Khái niệm, những yêu cầu, lưu ý khi sử dụng PP này đã được nêu rất nhiều lần - xin không nêu lại.
	Ngoài ra, để phát huy tính tích cực của HS, GV còn có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác như: Dạy học chương trình hoá, dạy học dự án, trạm trung chuyển học tập, dạy học qua luyện tập, thực hành, sử dụng các hình thức tổ chức linh hoạt: dạy học trong lớp, tham quan, dã ngoại, chăm sóc, tìm hiểu di tích lịch sử, thực hành ngoài trời, 
IV. Các điều kiện cần thiết để triển khai PP DHTC:
1. Về công tác quản lí:
- BGH nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho GV tích cực áp dụng dạy học các PPDHTC (không vội vàng đánh giá, dù đổi mới đã thành công hay chưa thành công). Đổi mới PPDH là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều sự nỗ lực của mỗi cán bộ, GV nhưng không thể không làm. 
- Chủ động, tích cực chỉ đạo và tham gia xây dựng bộ đề KTĐK các lớp thật tốt - theo hướng tăng cường kiểm tra khả năng thông hiểu, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, tình huống đòi hỏi khả năng linh hoạt, sáng tạo của HS, giảm kiểm tra nhớ máy móc. Từ đó định hướng cho công tác dạy học.
- Hằng năm, có đánh giá, tổng kết công tác thi đua đổi mới PPDH. tổ chức bầu và vinh danh 1 GV tiêu biểu trong phong trào này. Công bố rộng rãi, khích lệ kịp thời những
Gv tích cực đổi mới PP.
2. Về CSVC:
 Đa số ý kiến được hỏi đều cho rằng để sử dụng các PPDHTC, Gv cần có đầy đủ các thiết bị dạy học (cho GV, cho HS). Ngoài ra, GV còn cần có kĩ năng khai thác các thiết bị sẵn có, tích cực làm TBDH từ những vận liệu sẵn có của địa phương. Việc trang bị đầy đủ (chuẩn bị đầy đủ) các thiết bị là vô cùng quan trọng. DHTC yêu cầu cần thường xuyên tổ chức các hoạt động cho HS và các hoạt động của HS với gì nếu không phải là những thiết bị, những đồ vật, vật thật, mà GV, HS đã chuẩn bị được?
3. Về phía giáo viên:
- Thường trực tâm niệm và quyết tâm sử dụng các PPDHTC, góp phần mềm hoá tư duy HS, nâng chất lượng sản sinh tư duy linh hoạt, thái độ tích cực, động cơ học tập đúng đắn cho HS. Không ngại khó, ngại khổ. Tăng cường học tập đồng nghiệp qua hội thảo, hội giảng, qua dự giờ thăm lớp thường xuyên, nghiêm túc.
- Ngoài việc tham gia vào công tác chuẩn bị thiết bị, GV còn cần chuẩn bị bài chu đáo: Thiết kế các tình huống có vấn đề, dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong quá trình dạy học. 
- Rèn cho mình kĩ năng dạy học (tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt động, trọng tài, kết luận,) và xử lí các tình huống sư phạm nảy sinh.
- Tích cực học tập và ứng dụng CNTT trong dạy học. Góp phần tích cực hoá HĐ của HS và nâng cao chất lượng dạy học
V. Các biểu hiện cụ thể của DHTC trong các tiết dạy ở trường Tiểu học:
1. Về phía giáo viên: 
- Chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứ kĩ ND, KT, KN mà HS cần đạt được. Từ đó thiết kế các hoạt động sao cho HS được chủ động, được tham gia, được phát huy tính tích cực, vốn sống, vốn kinh nghiệm và được vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi kiến thức mới và rèn kĩ năng, kĩ xảo. Xây dựng được các THCVĐ. 
- Khi lên lớp: 
+ Về thái độ: Vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo bầu không khí gần gũi thân thiện, tuyệt nhiên không gây áp lực về điểm số, về nhiệm vụ phải hoàn thành mà chỉ khích lệ, động viên. Với HS, chỉ có chưa đúng, chưa hoàn thành chứ không có sai, không có chậm trễ, yếu kém!
+ Về hoạt động: Không nói nhiều, làm nhiều. Nhường quyền nói và làm cho học sinh, dám tin vào khả năng của học sinh. Việc gì có thể để HS làm, HS nói, HS nêu được thì tuyệt nhiên không nói giúp, làm giúp (kể cả việc điều hành lớp mà HS có thể tham gia điều hành ở một công đoạn, một bước nào đó thì nên để các em tập dượt làm!). GV chỉ tổ chức, điều hành, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận của HS và nêu ra kết luận khi cần thiết. Khuyến khích HS nêu câu hỏi, nêu thắc mắc. Tôn trọng và khuyến khích sự tò mò, học hỏi. Với HS, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn, vớ vẩn cả, chỉ có những câu hỏi ngây thơ mà thôi (nếu chưa đúng mục đích bài học). Tăng cường giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện (điều tra, tổng hợp số liệu, tìm hiểu, đánh giá, một vấn đề gì đó phục vụ nhiệm vụ học tập ở tiêt sau, bài sau). Chấp nhận sự không đồng đều về mức độ hoàn thành, về tốc độ hoàn thành, về sự linh hoạt, sáng tạo trong xử lí, nhận xét và giải quyết vấn đề của HS. Học sinh vốn rất đa dạng, đó là một thực tế và Gv phải đưa ra các yêu cầu phù hợp với mỗi cá nhân trong tập thể khác nhau ấy.
+ Về PPDH: Tích cực, thường xuyên sử dụng và có kĩ năng sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học hiện đại. Đồng thời không xem nhẹ các PPDH truyền thống. Phát huy tốt mặt mạnh của mỗi PP DH và triệt tiêu tối đa những hạn chế của các PP. Vận dụng PP linh hoạt, mềm dẻo nhằm đạt kết quả cao dạy học cao nhất.
2. Về phía HS:
- Có niềm tin, động cơ, thái độ học tập (được GV kích thích tạo ra hay do bản thân đã xây dựng được từ trước) phù hợp, đúng đắn.
- Tích cực tham gia và được GV khuyến khích tham gia đầy đủ vào các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề, nêu, thực hành, luyện tập, rèn kĩ năng, kĩ xảo. (nghe, nêu, phát biểu, trả lời, làm, quan sát, so sánh, khái quát, đánh giá, nhận định, thực hành, câu hỏi, vấn đề, kết luận, bài tập mà GV nêu). Hơn nữa còn có thể chủ động phát hiện vấn đề, tự nêu ra vấn đề, tự nêu ra bài tập, đề toán cho mình, cho bạn và giải quyết chúng.
- Vui vẻ, không cảm thấy có áp lực nặng nề, mạnh dạn tham gia và được tuyệt đối tôn trọng, dù kết quả tham gia hoạt động, tham gia trả lời đúng hay chưa đúng.
- Được tham gia, có khả năng tham gia đánh giá cách giải quyết của mình, của bạn cũng như kết quả học tập nói chung của mình của bạn. Sẵn sàng và nêu được thắc mắc: Tại sao bài của em, bạn em làm thế này mà lại được cô cho .điểm! (ít hơn hoặc nhiều hơn mình tưởng)
- Tích cực tham gia và hoàn thành các nhiệm vụ điều tra, tổng hợp, đánh giá,ở nhà phục vụ bài học trên lớp
Tóm lại, sử dụng PPDHTC thường xuyên là một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp giúp GV đổi mới PP giảng dạy - vấn đề bấy lâu nay đã nêu nhiều mà thực hiện chưa được thường xuyên. Chỉ có tích cực trong vận dụng các PPDHTC mới mong nâng cao được chất lượng dạy học. !). Góp phần thực hiện thắng lợi chủ đề năm học 2009 - 2010: Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng GD. Đó là một đòi hỏi tất yếu, một công việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi mỗi GV sự quyết tâm nỗ lực vì HS thân yêu và không phải một sớm một chiều đã thành công mà phải kiên trì, làm dần dần, làm liên tục, mỗi ngày, mỗi tiết đổi mới thêm một chút, không được nóng vội hay chán nản, lùi bước (phanh gấp đổ xe). Mỗi tiết dạy trong phong trào:" Giờ dạy tốt - Tiết học vui" của năm học này sẽ là một ví dụ minh hoạ sinh động cho chuyên đề này.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay hoc tich cuc va nhung bieu hien cu the oTieu hoc.doc