Chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy - Học phân môn tập làm văn khối lớp 4 và 5

Chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy - Học phân môn tập làm văn khối lớp 4 và 5

I. Thực trạng của việc dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 4&5

1. Ưu điểm :

Chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn trong thời qua tại các trường tiểu học từng bước có nâng lên. Cuối mỗi năm học, nhiều học sinh cơ bản đều đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà phân môn đề ra, nhiều bài văn các em làm được đánh giá khá cao như: bố cục khá rõ ràng, đúng thể loại, việc dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp; câu văn có ý, giàu hình ảnh và cảm xúc; các kỹ năng viết và liên kết đoạn ở từng kiểu bài của các em cũng có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây. Chất lượng kiểm tra phân môn này trong ba năm gần đây qua thống kê đều tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy - Học phân môn tập làm văn khối lớp 4 và 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ THẢO CHUYÊN ĐỀ 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN KHỐI LỚP 4&5
I. Thực trạng của việc dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 4&5
1. Ưu điểm :
Chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn trong thời qua tại các trường tiểu học từng bước có nâng lên. Cuối mỗi năm học, nhiều học sinh cơ bản đều đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà phân môn đề ra, nhiều bài văn các em làm được đánh giá khá cao như: bố cục khá rõ ràng, đúng thể loại, việc dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp; câu văn có ý, giàu hình ảnh và cảm xúc; các kỹ năng viết và liên kết đoạn ở từng kiểu bài của các em cũng có nhiều tiến bộ hơn so với trước đây. Chất lượng kiểm tra phân môn này trong ba năm gần đây qua thống kê đều tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
2. Hạn chế :
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung về chất lượng môn học, hàng năm vẫn còn nhiều đơn vị có tỷ lệ học sinh yếu khá cao, rất nhiều học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: chưa nắm được cấu tạo của từng kiểu bài thuộc thể loại văn miêu tả, văn kể chuyện, viết thư,việc dùng từ đặt câu còn tùy tiện, từ ngữ nghèo nàn, sai ngữ pháp và không phù hợp ngữ cảnh; khả năng diễn đạt, sắp xếp ý còn nhiều hạn chế, trong bài làm của các em ít thấy thể hiện các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa,... 
Điều đáng nói là đa phần học sinh học thuộc lòng các bài văn mẫu nên bài làm của các em thường rập khuôn, máy móc, không có tính sáng tạo, cụ thể:
Ví dụ: Một đoạn văn HS viết khi tả về ngôi trường của mình
“ Hôm nay đến phiên em làm trực nhật, nên em đến sớm hơn mọi ngày. Tiết trời cuối đông se se lạnh. Những cơn gió lạnh thổi qua cùng với làn sương mù làm cho em có cảm giác rờn rợn khi bước qua con đường đến trường Trước cổng trường em các gánh hàng đã bày dọn. Chỗ thì xôi, chỗ thì bánh mì, có cả hủ tiếu, bún  Em bước vào lớp học “ôi lạnh quá” em đứng bật dậy ôm chặt hai tay cho đỡ lạnh ”
Nhận xét đoạn văn trên ta thấy, khí hậu miền Nam thường không lạnh lắm vào mùa đông, vậy thì làm sao các em phải thốt lên “ôi lạnh quá”; trước các cổng trường làm gì còn tình trạng mua bán nhiều mặt hàng ăn uống như vậy. Bài văn trên được cô giáo ghi điểm 9! với lời nhận xét “Bài văn có ý hay, bố cục chặt chẽ, việc dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp”!
Đề kiểm tra cuối kỳ 2 môn tiếng Việt lớp 4 ở một trường tiểu học yêu cầu HS “Tả cái cây mà em yêu thích”. Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Một vài HS tả loại cây khác có đoạn mở bài thực tế, bộc lộ được cảm xúc đối với cây mình tả vì có nhiều kỷ niệm hơn thì cô giáo lại yêu cầu sửa lại theo đúng mẫu “trong các loại cây em thích nhất là cây ” do đó đoạn mở bài của đa số HS trong lớp đều bắt đầu bằng câu mào đầu quen thuộc này!
Khi tả về mẹ, thì trong lớp có gần hơn nửa lớp mẹ HS nào cũng “có nước da trắng hồng, mịn màng, mái tóc dài óng ả buông xỏa xuống ngang lưng, dáng người thon thả, cân đối, môi trái tim, khi cười để lộ hàm răng trắng bóng!” tính tình "hiền dịu"; tả ông bà nội thì phải có "mái tóc bạc như sương, đôi mắt sáng và vẻ mặt phúc hậu"!
- Chất lượng các tiết luyện tập văn nói của HS còn nhiều hạn chế, thể hiện tập trung ở những khía cạnh sau :
+ Đa phần HS chưa biết cách chủ động diễn đạt nội dung từng phần cũng như toàn bài thông qua lời nói.
+ Một số HS còn rụt rè, e ngại khi nói trước lớp, số HS tham gia nói trong các tiết này thường chưa quá 1/3 HS của lớp.
+ Chưa có thói quen làm dàn bài và dựa vào dàn bài để nói mà thường đọc lại nội dung đoạn văn, bài văn đã viết sẵn trên giấy nháp.
Kết quả kiểm tra cuối năm phân môn TLV khối lớp 5 trong ba năm học gần đây trên địa bàn thành phố (xem phụ lục đính kèm)
3. Nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế
Thực trạng nêu trên cho thấy trong thời gian qua, việc dạy và học của phân môn từng bước đã được các cấp quản lý quan tâm, tập trung chỉ đạo, như:
- Thường xuyên tổ chức các phong trào, hội thi, hội giảng phục vụ việc dạy và học, tổ chức dự giờ, thăm lớp giúp đội ngũ giáo viên có dịp chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. (Tổng số giáo viên trực tiếp dạy hai khối lớp 4, 5 là 1179, đạt chuẩn về chuyên môn 1175, trong đó vượt chuẩn 99,7%)
- Cơ sở vật chất từ phòng lớp, bàn ghế, các phương tiện phục vụ dạy học trang bị từng bước được cải thiện.
- Phụ huynh học sinh đa số đều rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung về chất lượng dạy và học của phân môn vẫn chưa đạt được yêu cầu như phần trên đã nêu là do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
* Đối với giáo viên, và CBQL nhà trường:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên tuy đã đạt và vượt chuẩn về bằng cấp (chuẩn hóa về mặt hành chính) nhưng trên thực tế trình độ ấy vẫn chưa ngang tầm với bằng cấp, một số GV lớn tuổi lớn tuổi, rất ngại khó trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nhiều giáo viên cho rằng TLV là phân môn khó dạy so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt nên rất ngại đăng ký thực hiện các tiết thao giảng, dự giờ.
- Trong giảng dạy còn thiếu linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Chưa quan tâm đầu tư cách dạy, hướng dẫn cách học của học sinh, chỉ dạy theo quy trình chung ở từng dạng bài mà SGV hay các tài liệu thiết kế bài dạy thể hiện, không quan tâm hướng dẫn học sinh luyện nói trong các bài tập có yêu cầu làm miệng (chỉ yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn ra giấy rồi đọc), chưa chú ý đến công tác chấm, chữa bài, đánh giá từng học sinh, đặc biệt có tình trạng buộc học sinh mình phải học thuộc số bài văn mẫu để đối phó với các kỳ kiểm tra.
- Học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy độc lập và sáng tạo là do giáo viên không đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, do vậy GV không thể sửa chữa những hạn chế trong bài làm của từng em. Những HS trung bình, yếu ít có cơ hội phát biểu ý kiến, từ đó các em gặp khó khăn khi diễn đạt nên mới mượn văn người khác.
- Chưa mạnh dạn mềm hóa thời lượng dạy học theo tinh thần Công văn 896/BGDĐT, còn vận dụng máy móc, rập khuôn phân phối chương trình, xem việc dạy học như một chuyển động đều, bài nào tiết nấy, chưa chú ý đến trình độ tiếp thu của HS, miễn dạy sao cho hết bài.
- Trong nhiều trường hợp có đồ dùng dạy học nhưng còn lúng túng, máy móc trong khai thác, sử dụng. Hiện nay các nhà trường còn gặp khó khăn về thiết bị và đồ dùng giảng dạy, đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt nhưng một số GV ngại khó làm ĐDDH. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế.
- Trong mỗi tiết học, giáo viên còn nói nhiều, đa số chưa biết cách phát huy khả năng tự học, tự phát hiện của học sinh, chưa bao quát hết mọi đối tượng, phát huy tính ưu việt của hoạt động nhóm, đặc biệt là vai trò của nhóm trưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiết học nặng nề, quá tải, học sinh mệt mỏi nhiều, hay lơ là trong học tập.
- Ban giám hiệu một số trường chưa thật sự quan tâm đến chất lượng dạy và học của GV, HS, còn lơ là trong công tác dự giờ, thăm lớp; công tác coi, chấm các bài kiểm tra; còn chạy theo thành tích, ngại dự giờ phân môn TLV.
* Đối với học sinh :
- Một số học sinh do có thói quen học thuộc các bài văn mẫu trước các kỳ kiểm tra (do cha mẹ, thầy cô chuẩn bị), thường có tư tưởng chủ quan, ỷ lại trong học tập;
- Nhiều học sinh ít đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệu phục vụ cho kiến thức có liên quan đến phân môn dẫn đến việc nghèo vốn từ, thậm chí không hiểu nghĩa của từ đặc biệt là từ đồng nghĩa, do đó các bài văn nói, văn viết của các em thường khô khan, thiếu cảm xúc, từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho người đọc dễ chán.
- Một số học sinh rất thích đọc các loại truyện tranh không có nội dung lành mạnh, chơi điện tử, xem phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi nên vốn văn học còn hạn chế.
* Đối với phụ huynh
 Không ít phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm, đầu tư thiết thực cho con em mình trong việc học tập, thường phó mặc cho thầy cô giáo (đối với những gia đình vùng khó khăn), với những nơi có điều kiện, gia đình khá giả thì cho con học thêm ngoài giờ, không quan tâm đến nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ; mua sách các bài văn mẫu ép buộc con mình phải học thuộc để đối phó với các kỳ kiểm tra.
II .Một số vấn đề về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nói chung, phân môn TLV nói riêng ở tiểu học
1.Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phưong pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và các hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Mục đích của việc đổi mới này là giúp học sinh thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội để có được tri thức môn học nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có đặc thù là môn dạy kỹ năng, có nhiệm vụ hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh, do vậy phương pháp dạy học được cho là hữu hiệu nhất để thực hiện việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học theo nhóm, tức là đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, các em được khuyến khích trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với các bạn khác. Lợi ích của phương pháp này là :
- Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng kiến thức sẵn có của mình để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV và chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè khác;
- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá,);
- Đem lại bầu không khí thân thiện, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau;
- Giúp học sinh nhút nhác, khả năng diễn đạt kém có điều kiện được rèn luyện, tập dượt, từ đó khẳng định mình;
- Giáo viên có điều kiện tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập;
- Việc học theo nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. 
Thông qua việc học tập theo nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà tự mình không thể giải quyết được trong một thời gian nhất định.
Từ kết quả của việc dạy và học trong  ... ột ý, nói 2-3 ý liên tục ; nói một đoạn (ý lớn của thân bài), nói một phần (mở bài, kết bài hay phần chính – thân bài) tiến tới có thể nói cả bài (đối với HS khá, giỏi).
- Ở mỗi ý, mỗi phần, GV nên cho 2 – 3 HS tập nói. Sau mỗi HS hay 2-3 HS nói, GV yêu cầu HS khác nhận xét kết quả trình bày của bạn về ý (đã đúng, đủ, cụ thể chưa) và về lời (dùng từ, đặt câu, diễn đạt có chính xác không, có điểm nào hay...) ; GV có thể tóm tắt những ý HS đã nói, chỉ rõ những điểm tốt cần phát huy, những điểm hạn chế cần chỉnh sửa, cần biểu dương, khen thưởng những HS trình bày tốt (nói mạch lạc, dùng từ, đặt câu sinh động).
- Sử dụng những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt ý hoặc gợi tìm từ để diễn đạt mỗi khi HS lúng túng. Kiên trì HDHS tập nói theo dàn bài (tuyệt đối không đọc bài văn đã chuẩn bị sẵn !), tập trình bày bài nói một cách tự nhiên, thoải mái; đồng thời vừa biết nghe và nhận xét bài nói của bạn để học tập, rút kinh nghiệm.
2.7.2. Tập làm văn viết
Dựa vào dàn bài để viết thành bài văn theo yêu cầu của đề bài, HS có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...) thuận lợi hơn bài văn nói. Tuy nhiên, HS cũng phải đạt được yêu cầu cao hơn : lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc ; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lý ở từng đoạn và ở toàn bài.
Luyện kỹ năng viết bài cho HS, có những yêu cầu sau cần được GV quan tâm hướng dẫn :
a) Tập viết những câu văn sinh động, gợi cảm
Từ ý cho trước hoặc từ những câu chỉ có thành phần “nòng cốt” (chủ ngữ - vị ngữ), giáo viên HDHS có thể mở rộng câu bằng cách thêm các bộ phận phụ, sử dụng hình ảnh, chi tiết, các biện pháp so sánh, nhân hóa,... làm cho cách diễn đạt cụ thể, chân thực và sinh động.
Có thể thực hiện yêu cầu này ở các tiết Luyện từ và câu hoặc tiết trả bài TLV viết ở lớp. Các bài tập luyện câu sẽ giúp HS từng bước có ý thức viết văn ngày càng hấp dẫn, giàu cảm xúc.
b) Tập viết đoạn văn bào đảm sự liên kết chặt chẽ về ý
Dựa vào dàn bài đề văn cụ thể và căn cứ vào lý thuyết thể loại văn đã học, có thể rèn HS viết những đoạn văn ngắn như : mở bài, kết luận, một đoạn của thân bài,... Qua luyện tập, GV giúp HS cảm nhận và bước đầu ý thức được “sự liên kết ý” trong đoạn : giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau, không rời rạc, lôn xộn ; ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
c) Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại
Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh có bố cục chặt chẽ. Có nhiều cách liên kết đoạn văn (viết theo dàn bài đã chuẩn bị sẵn như dùng từ ngữ : trong khi đó..., tuy vậy..., chẳng bao lâu..., dùng câu nối). Ví dụ : Bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” có bố cục chủ yếu theo thời gian, vì vậy các câu nối ở đầu từng đoạn trong bài là : “Rừng núi còn chim đắm trong màn đêm” ; “Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông” ; “Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa” ; “Mặt trời nhô dần lên cao”. Kết thúc một đoạn văn phải xuống dòng, bắt đầu vào câu nối đoạn khác. Có như vậy, bố cục bài văn mới rõ ràng, sáng sủa.
Khi viết bài, HS thường phải dùng lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại. Vì vậy, khi luyện tập, GV cần lưu ý nhắc nhở HS vận dụng những đặc điểm lời văn ở từng thể loại. Ví dụ, tả người – cần lựa chọn những tính từ gợi hình gợi cảm, các động từ sát hợp, các hình ảnh so sánh ví von sinh động,... để vừa gợi tả cụ thể, vừa bộc lộ thái độ, tình cảm của mình đối với người được tả.
2.8. Sửa chữa bài – rút kinh nghiệm
Để có thể làm tốt một bài TLV (nói hay viết), ngoài những kỹ năng nói trên, HS còn cần được rèn luyện thêm kỹ năng sửa chữa bài, rút kinh nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn trước. Tập nhận xét bài của bạn trong giờ TLV nói, từ rà soát và sửa chữa bài viết nháp hay bài viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa bài trong giờ trả bài TLV viết đã được GV chấm,... tất cả đều giúp HS luyện tập, hình thành kỹ năng và thói quen “Tự điều chỉnh”, tự học tập để luôn tiến bộ. Trong quy trình dạy HS theo từng đề bài TLV, tiết “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kỹ năng nói trên.
a) Chuẩn bị chu đáo cho tiết trả bài TLV
- Việc chuẩn bị cho tiết trả bài TLV phải bắt đầu từ việc chấm bài. GV cần chú ý chấm bài cẩn thận, kỹ lưỡng và ghi lời nhận xét, nêu rõ những ưu khuyết điểm nổi bật trong bài làm của HS. Nếu HS mắc các lỗi về chính tả hoặc cách dùng từ, GV nên dùng bút đỏ gạch dưới bằng thước dưới các từ ngữ đó để HS tự sửa ra lề vở (GV không sửa thay cho HS)
- Ngoài việc xây dựng KHBH, GV cần có sổ tay riêng ghi cụ thể các câu văn, đoạn văn hay, các lỗi HS thường mắc để HD các em chỉnh sửa trong tiết trả bài, giúp cho việc chữa bài của HS có hiệu quả.
- Những tiết trả bài TLV không đòi hỏi GV phải sưu tầm hoặc làm nhiều đồ dùng dạy học, điều cần làm là chuẩn bị các bảng phụ ghi sẵn những lỗi sai của HS để nhiều em được tham gia sửa lỗi (hoặc viết câu văn, đoạn văn hay để HS học tập, rút kinh nghiệm) ; đôi khi dùng bảng nhóm hoặc phiếu học tập cho HS làm việc. Trường hợp có HS miêu tả về đồ vật không chính xác (ước lượng sai kích thước, không biết hoặc chưa hiểu rõ về đồ vật nên dùng từ sai,), GV cần chuẩn bị tranh ảnh hay vật thật (hoặc nhắc HS chuẩn bị) để hướng dẫn bằng trực quan cho HS hiểu và tự sửa lại.
Ví dụ : Có HS tả “ Cái đồng hồ để trên bàn của nhà em kim ngắn to bằng ngón tay cái, còn kim dài to bằng ngón tay út của em.” GV cần mang theo chiếc đồng hồ để bàn thông dụng cho HS quan sát lại (hoặc nhắc HS mang chiếc đồng hồ để bàn của nhà mình để học tiết trả bài.
Hỗ trợ nhà trường thực hiện "Đổi mới phương pháp dạy học"
 (Chuyên mục “Ý kiến” Báo Thanh niên, số ra ngày 09/9/2009 )
(TNO) Chúng tôi, những cha mẹ học sinh khi tìm trường cho con được nhiều người giới thiệu trường Tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM và tôi đã chọn vì trường đã đáp ứng những quan tâm hàng đầu của phụ huynh (PH) là: 
Trường có môi trường học tập an toàn sạch sẽ, thoáng mát, giáo viên (GV) dạy tốt, yêu thương học sinh (HS), có bán trú, chi phí học tập, sinh hoạt vừa phải Thực tế sau khi đứa con thứ nhất của tôi vào học, rồi đến đứa thứ hai, tôi còn nhận ra một điều là: ngoài những quan tâm trên, nhà trường còn luôn đổi mới không ngừng các hoạt động để dạy học tốt hơn, để học sinh vui tươi hơn. Đó là: Trường xây dựng môi trường thân thiện, HS được góp ý kiến, được trưng bày sản phẩm, tự thiết lập quy ước, đề nghị khen thưởng - kỷ luật, hứng thú nhất là những hoạt động vui chơi có sự tham gia của PH-HS-GV, tạo mối quan hệ thật thân thiết, gần gũi và tự nhiên
Năm nay, một sự thay đổi nữa mà chúng tôi muốn đề cập đến là “Thay đổi cách sắp xếp bàn ghế HS” để HS được học và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn, tổ chức của thầy cô, thay vì cách ngồi của HS trước đây là tất cả HS đều hướng về bảng và bàn giáo viên (kiểu ngồi truyền thống).
Một cách làm mới tưởng chừng thuộc về chuyên môn của GV, nhà trường, vậy mà trong PH chúng tôi cũng có những vị tham gia những ý kiến khá chi tiết xoay quanh vấn đề sắp xếp bàn ghế của nhà trường như: sợ HS sẽ “mỏi cổ” khi nhìn bảng, nhìn cô, người thì lo HS sẽ nói chuyện Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với nhà trường và đã được giải thích:
“Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là chuẩn để đánh giá xếp loại GV. Phương pháp dạy học tích cực là HS phải được học tập và làm việc theo nhóm,  dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, các em sẽ tự trao đổi, tìm những kiến thức mới Cách học này giúp HS năng động, tự tin và tham gia được nhiều nhất. GV sẽ chia HS thành nhiều nhóm tùy theo trình độ để giao việc phù hợp, giúp các em thân thiện, gần gũi nhau hơn. Thay vì ngồi như trước đây, GV và HS sẽ thụ động: GV ngồi một chỗ (ít di chuyển) chép bảng, đọc và HS sẽ nghe, chép theo một cách máy móc, chỉ một số ít HS được trả lời khi cô hỏi (đa số là HS giỏi). GV ít đến gần và giúp đỡ HS (nếu có chỉ là những HS ngồi bàn trên).
Sở dĩ trước đây, nhà trường chưa thực hiện thay đổi đồng loạt vì GV chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng giảng dạy phương pháp mới một cách đầy đủ và việc học nhóm chỉ từng bước áp dụng ở một vài môn học nên GV nào tích cực giảng dạy theo phương pháp mới thì phải tốn nhiều công sức, bất tiện trong chuyển đổi bàn ghế, có GV ngán ngại chỉ thay đổi khi được dự giờ
Hiện nay, sau 5 năm triển khai, GV đã có những thay đổi đáng kể về nhận thức, được tập huấn để có kỹ năng tổ chức hoạt động HS theo phương pháp mới và có thể áp dụng trong các môn học. Cách học hiện nay là không chú trọng đọc, chép từ bảng nên HS không phải nhìn bảng nhiều mà chủ yếu là học nhóm nên nhà trường đã mạnh dạn thay đổi toàn bộ cách sắp xếp để HS có cơ hội tham gia nhiều hơn, GV thể hiện tốt kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, có điều kiện đến gần các em giúp đỡ học tập Đa số PH đều đồng tình với cách giải thích của nhà trường.
Dù vậy, vẫn còn có vị PH phản ứng khá gay gắt, cho rằng “ngồi học theo kiểu cũ cũng có hiệu quả thậm chí còn khẳng định ngồi theo kiểu mới sẽ vẹo cột sống”, có vị còn "chỉ đạo” nhà trường phải sắp xếp lại chỗ ngồi HS như kiểu cũ và dạy như cũ, mỗi tuần chỉ nên dạy phương pháp mới một lần thôi (?).
Thiết nghĩ, việc giảng dạy và chịu trách nhiệm về chất lượng học tập HS là của GV. Nhà trường đã giải thích khá rõ và cho biết với cách sắp xếp HS ngồi theo nhóm sẽ có phương pháp dạy phù hợp; các em có quyền được tạo cơ hội học tập năng động nhất, hứng thú nhất. GV có quyền lựa chọn phương pháp dạy học tốt nhất cho HS vì họ là những người được bồi dưỡng, học tập để làm nhiệm vụ dạy học.
Ai cũng biết rằng với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, kiến thức tràn ngập, do vậy HS cần phải năng động, biết chủ động trong học tập mới. Đã qua rồi cái thời học trò ngồi ngay, ngồi đẹp để chỉ thụ động nghe giảng, chép bài, thuộc bài một cách máy móc.
Là PH, chúng ta quan tâm đến nhà trường là điều cần thiết, chúng ta có thể thắc mắc nếu chưa rõ nhưng khi đã được giải thích, cần tin tưởng và tôn trọng lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp (vì thực tế chúng ta không có điều kiện đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn này). Tôi nghĩ, việc PH cần làm trước mắt là tạo điều kiện về trang thiết bị - bàn ghế phù hợp, thuận tiện, những ý kiến tích cực sẽ là động lực giúp GV an tâm, thoải mái, chủ động thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là con em chúng ta. Đó cũng chính là điều mong đợi của mỗi PH chúng ta ở nhà trường. 
 PHHS Cao Hoàng Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de TLV.doc