CHUYÊN ĐỀ - LỚP 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông. Tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống mỗi con người. Những đổi thay lớn về kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu vừa có tính chất là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, vừa có tính chất là một môn học. Nó có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn và hỗ trợ cho nhau. Như vậy, nội dung dạy luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 chiếm một tỉ lệ đáng kể (mỗi tuần 2 tiết – tổng số tiết của năm học là 70 tiết). Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở lớp 5.
Nói đến dạy Luyện từ và câu người ta thường nói đến ba nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hóa vốn từ, chính xác vốn từ và tích cực hóa vốn từ.
Phong phú hóa vốn từ và phát triển vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, nghĩa là xây dựng một số vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe – đọc, nói – viết) được thuận lợi.
Chính xác hóa vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ mới.
CHUYÊN ĐỀ - LỚP 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ & I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông. Tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống mỗi con người. Những đổi thay lớn về kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu vừa có tính chất là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, vừa có tính chất là một môn học. Nó có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm vănvà hỗ trợ cho nhau. Như vậy, nội dung dạy luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 chiếm một tỉ lệ đáng kể (mỗi tuần 2 tiết – tổng số tiết của năm học là 70 tiết). Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở lớp 5. Nói đến dạy Luyện từ và câu người ta thường nói đến ba nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hóa vốn từ, chính xác vốn từ và tích cực hóa vốn từ. Phong phú hóa vốn từ và phát triển vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, nghĩa là xây dựng một số vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe – đọc, nói – viết) được thuận lợi. Chính xác hóa vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ mới. Tích cực hóa vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hóa những từ ngữ tiêu cực (những từ mà chủ thể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói – viết) phát triển kĩ năng, kĩ xảo; phát triển từ ngữ cho học sinh. Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hóa vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh lớp 5, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được cách phát ngôn khi nghe, đọc. Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ (khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nghĩa của từ). Những kiến thức có tính chất lí thuyết về từ và có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh. Mục đích của việc dạy Luyện từ và câu trong nhà trường không chỉ nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn nhằm giáo dục khơi dậy ở các em những tình cảm thẩm mĩ, những cảm hứng sáng tạo, năng lực tự nhận biết. Từ đó, có được kĩ năng giải quyết mọi vấn đề chính của bản thân mình trong cuộc sống. Chính vì thế, tổ khối 5 chọn đề tài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ. II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: Địa bàn Nhơn Trạch là nơi tập trung dân cư khá đông do đang xây dựng công nghiệp hóa, nhịp sống đang thay đổi từng ngày, từng giờ trên quê hương Nhơn Trạch thân yêu. Học sinh từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước theo cha mẹ chuyển về. Trong đó cũng có một số con em người dân tộc. Sự thay đổi về số lượng đã kéo theo sự thay đổi về chất của học sinh. Mỗi bài dạy của giáo viên là mỗi cơ hội cho học sinh phát huy tính độc lập, sáng tạo, hình thành nhân cách người Việt Nam trong thời đại mới. Qua thực tế giảng dạy lớp 5, chúng tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung, vốn từ các em còn hạn chế, chưa nắm được nghĩa của từ một cách chính xác. Từ đó các em dùng từ đặt câu chưa phù hợp với văn cảnh; câu văn lủng củng, ý sơ sài, chưa phù hợp với nội dung yêu cầu đề ra. Theo yêu cầu, học sinh lớp 5 học xong phân môn Luyện từ và câu phải hoàn thành những mục tiêu sau: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản. Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu vào trong luyện tập thực hành: (Làm văn, viết đoạn văn) Bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN; 1. Nội dung mở rộng và hệ thống hóa vốn từ: Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 bao gồm các từ thuần việt, thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm. Tổ quốc, nhân dân (tuần 2, tuần 3) Hòa bình hữu nghị (tuần 5, tuần 6) Thiên nhiên (tuần 8, tuần 9) Bảo vệ môi trường (tuần 12, tuần 13) Hạnh phúc (tuần 15) Công dân (tuần 20) Trật tự, an ninh (tuần 23, tuần 24) Truyền thống ( tuần 26, 27) Nam và nữ (tuần 30, tuần 31) Trẻ em, quyền và bổn phận (tuần 33, tuần 34) v Thông qua các bài tập: - Tìm từ ngữ theo chủ điểm. - Tìm hiểu nắm nghĩa của từ. - Phân loại từ ngữ. - Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm. - Luyện cách sử dụng từ. v Thông qua việc mở rộng và hệ thống hóa vốn từ có tác dụng làm giàu vốn từ cho học sinh và có một số kiến thức lí thuyết về từ. Qua đó, góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu và có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa. a) Dạy nghĩa từ: là làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới, nhóm nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành ở học sinh những khả năng phát hiện những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau có thể gọi là nhiệm vụ đầu tiên là nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ. b) Hệ thống hóa hay trật tự hóa vốn từ: là dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo v..vtức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ. c) Tích cực hóa vốn từ nghĩa là dạy học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa vào trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên. Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày. d) Văn hóa vốn từ nghĩa là đưa ra khỏi vốn từ của học sinh những từ ngữ không văn hóa, dạy học sinh biết dùng từ đúng phong cách, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ của học sinh. ¯ Các bài tập hệ thống hóa vốn từ: Cơ sở của việc hệ thống hóa vốn từ là quy luật tồn tại của từ trong ý thức con người. Từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố rời rạc mà là một hệ thống. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định. Giữa từ nầy với những từ khác có một nét gì đó chung khiến nó làm ta nhớ đến những từ kia. Nhờ qui luật này, từ được tích lũy nhanh chóng hơn. Cũng nhờ qui luật này, từ mới có thể sử dụng trong lời nói. Vì khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Với mục đích tích lũy nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng một cách dễ dàng, người ta đã đưa ra những bảng từ theo một hệ thống nào đó đồng thời sử dụng lại bài tập hệ thống hóa vốn từ trong dạy từ còn gọi là công việc mở rộng vốn từ. * Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập: - Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập (bảng con, vở nháp, vở ghi bài). - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. - Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh: ghi bảng nếu cần thiết. 2. Phương pháp dạy học: Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng nói và viết cho học sinh. Chính vì thế, trong quá trình dạy Luyện từ và câu chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tích cực hóa hoạt động học tập, hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh. * Phương pháp thực hành: Dùng phương pháp thực hành để dạy tri thức, để rèn luyện khả năng cho học sinh. Hình thức phổ biến để hình thành kiến thức cho học sinh tiểu học là thông qua thực hành, có nghĩa là việc cung cấp kiến thức mới không phải là trực tiếp, thuần lí thuyết mà được hình thành dần dần, tự nhiên cho học sinh qua các bài tập cụ thể. Dạy thực hành Tiếng Việt trong giao tiếp là phải dùng phương pháp thực hành giao tiếp. * Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề: Dạy học nêu vấn đề là đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra. Tình huống có vấn đề đóng vai trò quan trọng trong dạy học nêu vấn đề. Phải có tình huống có vấn đề mới thực hiện được phương pháp dạy học nêu vấn đề. Thông qua việc giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể, học sinh vừa nắm tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo. Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề có nhiều khả năng phát huy tính độc lập suy nghĩ và tính sáng tạo của học sinh. * Phương pháp đàm thoại: Phương pháp đàm thoại nhằm gợi mở để học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ kinh nghiệm sống đã tích lũy. Tạo điều kiện để các em phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với thầy (cô) và với bạn cùng học; gây hứng thú học tập, hình thành tính độc lập, óc phê phán, phát huy tính tích cực và tương tác trong học tập. Để đảm bảo kết quả việc tiến hành đàm thoại cần chú ý hai khâu quan trọng: thiết kế hệ thống câu hỏi và tổ chức việc đàm thoại ở lớp. * Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận là một cách học tạo được cho học sinh luyện tập kĩ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Thông qua thảo luận ngôn ngữ và tư duy của học sinh trở nên linh hoạt và sinh động hơn. Điều kiện đảm bảo thành công cho việc thảo luận là: ü Các đề tài đưa ra thảo luận vừa sức, mới mẻ để kích thích được sự hứng thú suy nghĩ của học sinh. ü Không lạm dụng quá nhiều hình thức thảo luận nhóm. ü Có nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm. ü Kết quả làm việc nhóm còn được có ý kiến góp ý của nhóm khác.. * Phương pháp sử dụng trò chơi học tập: Trò chơi học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn. Điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập là: ü Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học. ü Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. ü Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn. ü Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. ü Số lượng học sinh tham gia: Vừa phải, không quá ít. ü Kích thích sự thi đua giành phần thắng giữa các bên tham gia. Việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học ở từng tiết dạy Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng, không thể áp dụng một cách máy móc, đồng loạt. Không có phương pháp nào là “vạn năng” là “tuyệt đối” đúng, là có thể phù hợp với mọi khâu của tiết dạy Luyện từ và câu. Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới đạt được thành công trong mỗi bài dạy. Vốn từ các em trở nên đa dạng, phong phú khi các em chủ động phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, tinh thần hợp tác làm việc, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của người giáo viên sẽ đem lại một kết quả hoàn hảo nhất. IV. QUY TRÌNH DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 - 5 phút ) Yêu cầu học sinh giải bài tập về nhà ( hoặc bài tập đã làm ở tiết trước ); hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa. 2/ Dạy bài mới: ( 25 - 30 phút ) a) Giới thiệu bài: giáo viên nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học bài mới với những tiết học bài trước. b) Hướng dẫn làm bài tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập theo trình tự: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Giáo viên hướng dẫn mẫu. Học sinh làm bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu kết quả, trao đổi - nhận xét. c) Củng cố - Dặn dò: (4 – 5 phút) - Giáo viên nhấn mạnh những điểm cần nhớ ( kiến thức, kĩ năng ) - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. - Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà và chuẩn bị tiết học sau. V. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU - MỞ RỘNG VỐN TỪ: 1. Đối với giáo viên: - Vốn từ ngữ của giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đôi lúc giáo viên còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy, việc giáo viên hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao. - Với các từ Hán Việt, mặc dù các yếu tố Hán Việt đã được sử dụng từ lâu song về mặt ngữ nghĩa giáo viên chưa thực sự quen thuộc như những từ thuần Việt nên có khi bộc lộ những sơ suất về kiến thức. - Cách dạy trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, chưa thực sự sinh động, cuốn hút học sinh. - Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh chưa phong phú. 2. Đối với học sinh: Loại bài Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ đề học sinh gặp những khó khăn sau: - Các từ cần giải nghĩa đa số là các từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải thích. - Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống nhau, học sinh khó phân biệt được nghĩa của chúng. - Các em ít sử dụng từ điển nên vốn từ còn hạn chế. - Cách miêu tả, giải thích một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. - Có một số bài tập yêu cầu chưa rõ ràng, không tường minh và khó thực hiện ( bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Chính vì chưa nắm được nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ nên khi đặt câu hoặc viết đoạn văn chưa phù hợp với nội dung và văn cảnh cụ thể. VI. CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC: Trong quá trình dạy Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ, bản thân giáo viên có nhiều khó khăn và vướng mắc. Để dạy tốt phân môn này cần có một số giải pháp sau: - Nghiên cứu kĩ công văn 5842/BGD-ĐT về việc điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và chuẩn kiến thức kĩ năng theo Quyết định 16 của BGD-ĐT. - Giáo viên chuẩn bị bài tốt khi đến lớp (xác định rõ mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ cần cung cấp cho học sinh trong tiết dạy). Soạn giảng tích hợp kĩ năng sống, giáo dục môi trường. - Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy Luyện từ và câu nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đối với dạng bài Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nếu trình độ học sinh trong lớp còn hạn chế về Tiếng Việt, giáo viên có thể chỉ yêu cầu tìm được một vài từ thông dụng theo gợi ý trong sách giáo khoa (tùy thuộc vào khả năng và vốn sống của học sinh) hoặc chủ động dẫn dắt, gợi ý giải nghĩa từ ngữ bằng nhiều hình thức khác để bổ sung vốn Tiếng Việt và giúp các em dễ thực hiện yêu cầu của bài tập. Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ: Công dân (tuần 20). Bài tập 2 có yêu cầu như sau: Xếp các từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm. Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”. Công có nghĩa là “không thiên vị”. Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”. Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu nghĩa từ công lí (cái lẽ phù hợp với đạo lí chung của xã hội) để có thể xếp vào nhóm b. - Khi học sinh tập giải nghĩa từ, giáo viên cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau (đôi khi vụng về, “ngây ngô”), miễn sao thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về ý nghĩa. Từ đó giáo viên uốn nắn để các em biết cách giải nghĩa từ cho chính xác. - Giáo viên cần bổ trợ thêm kiến thức về vốn từ Hán Việt: mở rộng thêm vốn từ, nắm được đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ và sử dụng đúng các từ đó trong giao tiếp nói và viết. Sử dụng thường xuyên các loại từ điển để tra cứu ngữ nghĩa, tra cứu cách viết các từ Hán Việt. Giáo viên nên có trên bàn làm việc của mình các loại từ điển như: từ điển Hán Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, từ điển Tiếng Việt, từ điển chính tả Tiếng Việt. - Hình thức tổ chức học tập phải đa dạng: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. Tổ chức đa dạng hóa các hoạt động cũng chính là tôn trọng tính tích cực hoạt động học tập của các em, là con đường tốt nhất, trực tiếp nhất để hình thành và phát triển nhân cách. - Tổ chức trò chơi học tập để gây hứng thú, luôn tôn trọng khả năng chủ động và sáng tạo của học sinh. - Phương tiện dạy học đầy đủ, sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng. - Môi trường học tập thân thiện, tích cực. - Đổi mới cách đánh giá của giáo viên và học sinh.: Tự đánh giá. Đánh giá trong nhóm. Đánh giá trước lớp. Đánh giá theo định tính và định lượng. * Các dạng bài tập: Để tổ chức một giờ bài tập Luyện từ và câu, giáo viên phải nắm được mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng nội dung bài tập và biết cách giải chính xác bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh. Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh đưa về cách giải đúng. Tuần tự công việc giáo viên cần làm trên lớp lúc này là ra nhiệm vụ (nêu đề ra), hướng dẫn thực hiện và cách đánh giá. 1/ Giải nghĩa từ: Giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa từ cho phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. 2/ Các bài tập hệ thống hóa vốn từ: Giáo viên cần có vốn từ cần thiết và biết phân loại các từ, các bài tập hệ thống hóa vốn từ vừa sức với học sinh tiểu học, được các em thực hiện một cách tự nhiên và hứng thú. 3/ Các bài tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ): Nhiệm vụ cơ bản là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cựchình thành cho các em kĩ năng sử dụng từ. 4/ Bài tập tạo ngữ: Giáo viên hướng dẫn học sinh thử ghép từ, đọc lên rồi vận dụng kinh nghiệm nói năng của mình để xét xem những cách nói nào chấp nhận được để nói cho đúng. 5/ Bài tập dùng từ đặt câu: Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của những từ đã cho rồi tiến hành đặt câu. 6/ Bài tập viết đoạn văn: Đây là một kiểu bài khó đối với học sinh vì nó đồng thời đề ra hai yêu cầu (dùng các từ đã nêu và viết một đoạn văn có nội dung chấp nhận được chứ không phải rời rạc). Giáo viên cần cụ thể hóa ra từng nhiệm vụ rõ ràng hơn. Hợp lí hơn cả là nên đi từ nội dung đến hình thức. Ngoài các biện pháp trên, đối với học sinh, giáo viên còn áp dụng thêm một số biện pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu như sau: - Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh, xác định những khó khăn mà lớp mình gặp phải để có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả. - Gợi ý học sinh nhớ lại quy tắc để làm tốt các bài thực hành. - Nhắc nhở học sinh về nhà thực hiện lại các bài tập mà các em làm chưa đạt. - Nhắc nhở học sinh thuộc ghi nhớ và các thành ngữ, tục ngữ đã được học. - Dặn học sinh xem trước bài học mới để có sự chuẩn bị cho tiết học sau. - Yêu cầu học sinh vận dụng vốn từ đã học trong giao tiếp hằng ngày. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ. Rất mong sự đóng góp quý báu của Ban lãnh đạo và đồng nghiệp nhằm giúp cho việc dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 5 đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Phạm Thị Thùy Trang (Giáo viên Tổ khối 5 Trường TH Hiệp Phước)
Tài liệu đính kèm: