Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học

Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học

Từ thực tế giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm của anh chị em đồng nghiệp tôi xin đưa ra các một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học sau đây:

 - Một là mỗi GV chúng ta cần đến với các em bằng tất cả tình yêu nghề, mến trẻ, bằng tất cả tấm lòng vì đàn em thân yêu. Biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu HS.Từ đó nắm bắt được tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân HS để có các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp.

 - Hai là, thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả trong từng tiết lên lớp. Trong tiết học người thầy luôn giữ vai trò gợi ý, hướng dẫn, tổ chức, giúp cho HS tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới. Làm tốt vai trò trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy, nêu tình huống, kích thích hứng thú và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững.Chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm.

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm của anh chị em đồng nghiệp tôi xin đưa ra các một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học sau đây:  
         - Một là mỗi GV chúng ta cần đến  với các em bằng tất cả tình yêu nghề, mến trẻ, bằng tất cả tấm lòng vì đàn em thân yêu. Biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu HS.Từ đó nắm bắt được tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân HS để có các phương pháp  dạy học tích cực, phù hợp.
        -  Hai là, thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả trong từng tiết lên lớp. Trong tiết học người thầy luôn giữ vai trò gợi ý, hướng dẫn, tổ chức, giúp cho HS  tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới. Làm tốt vai trò trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy, nêu tình huống, kích thích hứng thú  và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững.Chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Yêu cầu  học sinh phải chuẩn bị  bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm.
           Mỗi GV đều có nghệ thuật riêng của mình trong giảng dạy để tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn HS. Riêng tôi, tôi thường sử dụng hai cách sau, xin mạnh dạn nêu ra để anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo.
               Cách 1:   Luôn mở đầu tiết học  một cách hấp dẫn nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho HS.
              Cách 2:   Trong khi tiến hành giờ dạy, căn cứ trên trình độ cụ thể của HS lớp mình, GV cần phải cân đối để lựa chọn câu hỏi gì, với ai; khi nào thì dùng câu hỏi bài tập trong SGK, khi nào phải thiết kế những câu hỏi khác cho phù hợp, hiệu quả. Để có giờ dạy tốt, người GV không thể không đầu tư vào việc xây dựng, thiết kế một hệ thống câu hỏi, bài tập cho phù hợp với khả năng của HS cũng như ý tưởng dạy học của mình từ góp ý của những tài liệu trong nhà trường như SGK, sách GV, sách bài tậpvà những tư liệu tham khảo khác. Những câu hỏi, bài tập được thiết kế phải thỏa mãn những yêu cầu:  khoa học, sư phạm, hệ thống, hấp dẫn, đa dạng, phù hợp đối tượng,...
             Hiện nay, chúng ta đã có tài liệu chuẩn KTKN, đó là cơ sở giúp GV “cởi trói”, chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc dạy học sát đối tượng. Bảo đảm nội dung và PPDH phù hợp từng đối tượng HS, nghĩa là phải cá thể hóa hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho tất cả HS được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp, giúp các em xóa bỏ mặc cảm yếu kém và tự tin hơn trong học tập. 
       - Ba là tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá. Nghĩa là chúng ta tiếp tục thực hiện hiệu quả, sáng tạo những quy định về điểm Nhấn của ngành đưa ra ở  năm học trước.
         Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
         Những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, chuẩn KTKN, có sự phân hóa theo từng đối tượng học sinh.Với vai trò, chức năng quan trọng như thế, KTĐG luôn không ngừng đổi mới thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan, nghiêm túc. Có thái độ tôn trọng kết quả của các em; động viên, biểu dương kịp thời; nhắc nhở, phê bình khéo léo, tránh cho các em mặc cảm hoặc chán nản.
      - Vấn đề thứ tư tôi cần nhấn mạnh là: Năm học 2012-2013, Phòng GD&ĐT Bình Đại phát động thực hiện điểm Nhấn “Bảo quản và sử dụng tốt thiết bị dạy học”. Thực hiện tốt điểm Nhấn  sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Giáo viên phải sử dụng triệt để, có hiệu quả  tranh ảnh có trong SGK cộng với tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị dạy học được cung cấp, sưu tầm và tự làm. GV ứng dụng khéo léo CNTT  cho bài dạy sinh động, hấp dẫn  thu hút học sinh.
        - Năm là: Đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận đoàn thể, GVCN, GVBM,..trong nhà trường. Tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ: kiểm tra  việc chuẩn bị bài, tổ chức ôn bài, chữa bài khó; quản lí tốt tiết tự học buổi chiều,; hướng dẫn HS cách tìm kiếm tư liệu từ thư viện, mạng Internet,..Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; các hoạt động ngoại khóa như Đố vui để học, Rung chuông vàng,...
            Trên đây là những ý kiến chỉ mang tính cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp cùng trao đổi.
                                                                      Người viết
 Lê Thị Lựu      

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc