Chuyên đề Phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5

Chuyên đề Phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN

LUYỆN TỪ & CÂU LỚP 5

 Chúng ta đã biết phân môn luyện từ và câu lớp 5 giúp HS:

- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.

- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

 NỘI DUNG DẠY - HỌC

1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ:

 Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.

2. Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu

a) Nội dung kiến thức:

- Ngữ âm: Các bộ phận của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối)

 Cách đánh dấu thanh trên phần vần

- Từ và nghĩa của từ:

+ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ)

+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

+ Từ loại: Đại từ, quan hệ từ.

+ Ôn tập: Tổng kết vốn từ ở tiểu học, ôn tập về cấu tạo từ, ôn tập về từ loại.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: T. H. Hoàng Hoa Thám
Tổ: 5 	
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN 
LUYỆN TỪ & CÂU LỚP 5
 Chúng ta đã biết phân môn luyện từ và câu lớp 5 giúp HS:
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
	NỘI DUNG DẠY - HỌC
1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ:
 Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.
2. Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu 
a) Nội dung kiến thức:
- Ngữ âm: Các bộ phận của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối)
 Cách đánh dấu thanh trên phần vần
- Từ và nghĩa của từ:
+ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ)
+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Từ loại: Đại từ, quan hệ từ.
+ Ôn tập: Tổng kết vốn từ ở tiểu học, ôn tập về cấu tạo từ, ôn tập về từ loại.
- Câu:
+ Câu ghép: Câu ghép là gì? 
 Cách nối các vế câu ghép: nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
+ Ôn tập về câu, dấu câu.
- Văn bản: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
 Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
 Liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối.
b) Các loại bài học: 
- Dạy lí thuyết: trừ bài mở rộng hệ thống hóa vốn từ và bài ôn tập, tổng kết, các bài học luyện từ và câu đều gồm ba phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
 Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi gợi ý cho HS phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài tập mà HS đã học. Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh làm mất thời gian học tập.
 Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. HS cần nắm vững những kiến thức này.
 Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học.
3. Bồi dưỡng cho HS ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp
 Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp, phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. Việc nắm vững các kiến thức của phân môn luyện từ và câu giúp HS vận dụng trong các bài tập làm văn làm cho ý văn chặt chẻ và sinh động hơn, các bài viết sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
	CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC
1. Hướng dẫn phân tích ngữ liệu:
 Để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu GV áp dụng các biện pháp sau:
* Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập :
 Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
 HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.
 GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập (nếu cần).
 Tổ chức cho HS làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
* Tổ chức cho HS thực hiện bài tập:
 Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập.
 Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để HS góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài.
 Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; ghi bảng nếu cần thiết.
2. Hướng dẫn luyện tập, thực hành: GV thực hiện các biện pháp tương tự như phần hướng dẫn phân tích ngữ liệu.
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE LUYEN TU CAU 5.doc