Đạo đức lớp 5 - Bài 1 đến bài 9

Đạo đức lớp 5 - Bài 1 đến bài 9

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 Tiết: 01 & 02

I) I. MỤC TIÊU

Giúp HS biết:

- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5

I) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các bài hát về chủ đề Trường em.

- Giấy trắng, bút màu.

- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đạo đức lớp 5 - Bài 1 đến bài 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 Tiết: 01 & 02 
I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các bài hát về chủ đề Trường em.
- Giấy trắng, bút màu.
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
- HS hát tập thể bài Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân. 
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận: 
 + Tranh vẽ gì?
 + HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
 + Theo em chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối lớp khác học tập. 
- HS quan sát, thảo luận và trả lời.
- HS lắng nghe. 
Hoạt động 2:Làm bài tập 1, SGK.
Mục tiêu: giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1: Theo em , HS lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm nào dưới đây?
 a. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
 b. Thực hiện đúng nội qui của trường, của lớp.
 c. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
 d. Nhường nhịn, giúp đỡ các em HS nhỏ.
 đ. Buộc các em nhỏ phải làm theo mọi ý muốn của mình.
 e. Gương mẫu về mọi mặt cho các em HS lớp dưới noi theo. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV kết luận: Các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta phải thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi.
- 3-4 HS trình bày.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS tự liên hệ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời 2 HS lên tự liên hệ trước lớp.
- Kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS lắng nghe 
- HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận.
- 2 HS lên tự liên hệ.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi Phóng viên.
Mục tiêu: giúp HS củng cố lại nội dung bài học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về 1 số nội dung sau:
 + Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
 + Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
 + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình”rèn luyện đội viên”? 
 + Hãy nêu những điểm bạn đã thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.
- HS thay nhau phỏng vấn các HS khác.
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và sưu tầm bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em.
- HS trả lời
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu; động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện 1 cách có kế hoạch. 
- HS làm việc theo nhóm nhỏ, từng HS trình bày kế hoạch cá nhân trong nhóm, các bạn góp ý.
- 3 HS trình bày, lớp trao đổi nhận xét.
Hoạt động 2:Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
Mục tiêu: giúp HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu(trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo đài).
- GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ những tấm gương đó.
- GV kết luận: chúng ta cần học tập các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
- 3 HS tiếp nối nhau kể.
- Cả lớp thảo luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em
- GV tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em.
- Kết luận: chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quí và tự hào về trường, lớp mình. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt. 
- HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
- HS hát, múa, đọc thơ theo yêu cầu
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm : 
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH Tiết: 01 & 02 
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 vài mẫu truyện về người có trách nhiệm. 
- Bài tập 1 được viết sẵn lên trên giấy khổ lớn.
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức
Mục tiêu: Giúp HS thấy rõ được diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV cho HS cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. 
- GV gọi 2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
 + Đức đã gây ra chuyện gì?
 + Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
 + Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao? 
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp 
- GV kết luận: Các em đã đưa ra giúp Đức 1 số cách giải quyết vừa có lý, vừa có tình. Qua đó chúng ta rút ra được 1 điều là mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 
- HS đọc thầm và suy nghĩ.
- 2 HS đọc
- HS cả lớp thảo luận.
- 3 HS trả lời. 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
Mục tiêu: giúp HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. 
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài 1, SGK: những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? 
 a. Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận.
 b. Đã nhận làm việc gì thì phải làm đến nơi đến chốn.
 c. Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ.
 d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.
 đ. Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác
 e. Chỉ hứa nhưng không làm.
 g. Không làm theo những việc xấu.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo các nhóm nhỏ .
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV kết luận: Các điểm a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng thảo luận
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 2 SGK) .
Mục tiêu: giúp HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ
- GV yêu cầu 4 HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối.
- Kết luận: tán thành các ý kiến a, đ; không tán thành ý kiến b, c, d
- HS lắng nghe 
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ(theo qui ước)
- 4 HS giải thích.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và sưu tầm bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em.
- HS trả lời
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm xử lý tình huống trong bài tập 3, SGK.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 
- HS làm việc theo nhóm nhỏ
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Hoạt động 2:Tự liên hệ bản thân. 
Mục tiêu: giúp HS có thể tự liên hệ, kể 1 việc làm của mình và tự rút ra bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi với bạn bên cạnh về các việc làm của mình đã có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm theo gợi ý:
 + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
 + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? 
- GV yêu cầu 1 vài HS trình bày trước lớp
- GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống 1 cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, chúng ta cảm thấy áy náy trong lòng.
 Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
- HS cả lớp trao đổi theo cặp.
- 3 HS trả lời.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm : 
Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN Tiết: 01 & 02 
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. 
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 vài mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘN ...  đóng vai.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai, các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK. 
Mục tiêu: giúp HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 4. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: 
 + Ngày 08-3 là ngày quốc tế phụ nữ .
 + Ngày 20-10 là ngày phụ nữ Việt Năm. 
 + Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. 
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Năm(bài tập 5, SGK) 
Mục tiêu: giúp HS củng cố bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về 1 người phụ nữ mà em yêu mến dưới hình thức tìm hiểu giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
- HS làm việc theo nhóm, cùng hát múa, đọc thơ, kể chuyện.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ .
Rút kinh nghiệm : 
Bài 8: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH Tiết: 01 & 02 
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. 
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: tìm hiểu tranh tình huống(trang 25, SGK) 
Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25, cùng thảo luận các câu hỏi nêu dưới tranh.
- GV yêu cầu các nhóm HS lên trình bày.
- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất Để cây trồng được ngay ngắn, thẳng hàng cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. 
- Các nhóm HS độc lập làm việc, quan sát tranh và thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu: giúp HS nhận biết được 1 số việc làm thể hiện sự hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận để làm bài tập 1, SGK. 
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: giúp HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: em có tán thành với những ý kiến dưới đây không? Vì sao?
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
 a. Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ luôn gặp khó khăn.
 b. Chỉ hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ .
 c. Chỉ những người kém cỏi mới cần phải hợp tác.
 d. Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ người khác.
- GV mời 1 số HS giải thích lý do.
- GV kết luận:
 + Tán thành với các ý kiến a, d.
 + Không tán thành với các ý kiến b, c.
- HS lắng nghe.
- HS dùng thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành. 
- 4 HS giải thích, HS khác bổ sung.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị thực hành theo nội dung trong SGK, trang 27.
Rút kinh nghiệm : 
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK.
Mục tiêu: Giúp HS nhận xét 1 số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và cùng thảo luận làm bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: theo em, việc làm nào dưới đây đúng?
 - GV yêu cầu vài HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng; việc làm của bạn Long trong tình huống b chưa đúng.
- HS làm việc theo cặp ngồi cạnh nhau, cùng thảo luận.
- 2 HS trình bày, các bạn khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK). 
Mục tiêu: giúp HS biết biết xử lí tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để làm bài tập 4. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: 
 Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. 
 Bạn Hà có thể bàn bạc với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. 
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK. 
Mục tiêu: giúp HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong công việc hàng ngày.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh. 
- GV yêu cầu vài HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
- HS làm tự làm bài tập và trao đổi với bạn
- 3 HS trình bày, các bạn khác góp ý.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG Tiết: 01 & 02
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. 
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: tìm hiểu tranh tình huống(trang 25, SGK) 
Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25, cùng thảo luận các câu hỏi nêu dưới tranh.
- GV yêu cầu các nhóm HS lên trình bày.
- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất Để cây trồng được ngay ngắn, thẳng hàng cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. 
- Các nhóm HS độc lập làm việc, quan sát tranh và thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu: giúp HS nhận biết được 1 số việc làm thể hiện sự hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận để làm bài tập 1, SGK. 
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: giúp HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: em có tán thành với những ý kiến dưới đây không? Vì sao?
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
 a. Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ luôn gặp khó khăn.
 b. Chỉ hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ .
 c. Chỉ những người kém cỏi mới cần phải hợp tác.
 d. Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ người khác.
- GV mời 1 số HS giải thích lý do.
- GV kết luận:
 + Tán thành với các ý kiến a, d.
 + Không tán thành với các ý kiến b, c.
- HS lắng nghe.
- HS dùng thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành. 
- 4 HS giải thích, HS khác bổ sung.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị thực hành theo nội dung trong SGK, trang 27.
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm : 
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK.
Mục tiêu: Giúp HS nhận xét 1 số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và cùng thảo luận làm bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: theo em, việc làm nào dưới đây đúng?
 - GV yêu cầu vài HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng; việc làm của bạn Long trong tình huống b chưa đúng.
- HS làm việc theo cặp ngồi cạnh nhau, cùng thảo luận.
- 2 HS trình bày, các bạn khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK). 
Mục tiêu: giúp HS biết biết xử lí tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để làm bài tập 4. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: 
 Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. 
 Bạn Hà có thể bàn bạc với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. 
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK. 
Mục tiêu: giúp HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong công việc hàng ngày.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh. 
- GV yêu cầu vài HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
- HS làm tự làm bài tập và trao đổi với bạn
- 3 HS trình bày, các bạn khác góp ý.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi giua hoc ky 1 Mon Toan.doc