Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học.

- Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người.

- Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy Tiếng Việt ở nhà trường.

- Thông qua môn Tiếng Việt, hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết) sử dụng Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.

- Thông qua môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp và khái quát.và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy năng lực nhận thức.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gd&®t lôc nam
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Tr­êng TiÓu häc B¶o §µi 
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
-----------*&*------------
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
 (D¹y ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5.)
Hä tªn : Vò TrÝ H¶i
Chøc vô: Gi¸o viªn 
N¨m häc: 2010 - 2011
 B¶o §µi, th¸ng 8 n¨m 2011
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học.
- Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người.
- Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy Tiếng Việt ở nhà trường.
- Thông qua môn Tiếng Việt, hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết) sử dụng Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
- Thông qua môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp và khái quát...và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy năng lực nhận thức.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc ở trường Tiểu học.
- Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông.
- Đọc là một dạng hoạt động của ngôn ngữ. Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi bằng chữ viết. Nếu không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người...Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây con người biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy sáng tạo. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, thời đại bùng nổ thông tin thì việc đọc và hiểu nội dung là rất quan trọng vì nó sẽ giúp ta sử dụng các nguồn thông tin chính xác. Đọc chính là học- học nữa- học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
- Đọc một cách có ý thức (đọc hiểu, đọc diễn cảm) có tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Việc đọc nhằm vào sự nhận thức, chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu những điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa của chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa ra cho chúng đọc, chúng sẽ không hứng thú học tập. 
Vì lẽ đó, dạy đọc có ý thức (đọc hiểu, đọc diễn cảm) có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập, nó là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người ở thời đại văn minh.
3. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học môn tập đọc ở Tiểu học hiện nay.
Thực tế trong trường Tiểu học hiện nay tôi thấy:
- Nhiều giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc, cần thiết kế bài tập đọc như thế nào cho phù hợp với học sinh, mình cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào để thu hút học sinh; làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh được tốt; làm thế nào để các em đọc đúng hơn, nhanh hơn, lưu loát hơn; làm thế nào để học sinh đọc hay hơn (đọc hiểu - đọc diễn cảm)...
Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ Tập đọc.
+ Nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Nhiều giáo viên đọc còn ngọng, phát âm còn lẫn, đọc không đúng chính âm, đọc không hay...
+ Nhiều giáo viên cảm thụ văn học còn yếu.
+ Nhiều giáo viên không có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Học sinh chưa hứng thú học tập đọc, chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc 
hình thành kỹ năng đọc, học sinh đọc hiểu và đọc diễn cảm còn kém.
Để khắc phục những khó khăn trên và dạy đọc có kết quả, người giáo viên cần lựa chọn phương pháp cho phù hợp để không chỉ dạy cho học sinh biết “đọc”, mà cần phải dạy cho học sinh “đọc hiểu” các tác phẩm thơ, văn. Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn học, cảm nhận đựoc linh hồn của thơ văn theo đúng ý của tác giả. Tôi mạnh dạn đề cập đến sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân và góp phần nhỏ cùng đồng nghiệp làm tốt công tác giảng dạy và giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc hiểu - đọc diễn cảm có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục và phát triển.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nhằm nâng cao dạy đọc hiểu - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Thông qua dạy đọc hiểu - đọc diễn cảm làm cho học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài đọc, giáo dục lòng yêu sách, làm giàu ngôn ngữ, tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 5 và giáo viên dạy lớp 5 của trường Tiểu học Bảo Đài.
IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, yêu cầu của sáng kiến đặt ra phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của việc “Dạy đọc hiểu - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”.
2. Đề xuất biện pháp điều chỉnh nội dung phương pháp dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
3. Dạy thực nghiệm tại lớp 5E, trường Tiểu học Bảo Đài.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứ lý luận: 
- Đọc tài liệu có liên quan đến sáng kiến
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Nghiên cứu một số sách tham khảo, sách bồi dưỡng thường xuyên.
2. Nghiên cứu thực tế qua điều tra khảo sát:
- Phương pháp quan sát, trò chuyện, điều tra phỏng vấn, qua dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên lớp 5.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, dạy thực nghiệm tại lớp 5E.
VI: NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN.
- Sẽ nghiên cứu hoàn chỉnh việc dạy đọc hiểu - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy đọc diễn cảm với các mạch kiến thức khác ở Tiểu học.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN 
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục đích của dạy tập đọc là hình thành kỹ năng đọc - một trong bốn kỹ năng (nghe - đọc - nói - viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ. Kỹ năng đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận, cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc, đọc đúng - đọc nhanh - đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung, những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Biết đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ “chìa khoá”, câu “chìa khoá” (câu trọng yếu, câu “chốt” trong bài), biết tóm tắt được nội dung của đoạn, bài với những bài văn; biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khoá) ở tầng bậc khác nhau, nội dung các sự kiện, cấu trúc chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Rồi đến biết đọc, thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang; biết đọc, chọn trong biển sách báo của nhân loại những gì mình cần, biết đọc tức là cũng biết tiếp nhận và xử lý thông tin. Những kỹ năng không phải tự nhiên mà có, không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Nhà trường phải từng bước hình thành kỹ năng này và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Phải dạy đọc hiểu một cách có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5, không thể cầu may những gì ngoài trường học.
 Như vậy, quan niệm của tôi về đọc nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
dẫn đến một hệ quả tất yếu là phải có sự điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tế cho thấy, việc dạy - học tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh nói chung hiệu quả chưa cao, nhất là kỹ năng đọc hiểu - đọc diễn cảm.
- Trình tự nhận thức, trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường không đồng đều. Vì vậy, khi dạy phải lệ thuộc vào sách hướng dẫn, bài soạn.
- Thời gian giáo viên đầu tư nghiên cứ bài dạy còn hạn chế.
- Nhiều giáo viên áp đặt học sinh về cách đọc, trả lời câu hỏi, chưa phát huy khả năng đọc - đọc hiểu - đọc diễn cảm cho học sinh, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Còn có nhiều học sinh lớp 5 đọc chưa thông, chưa lưu loát theo yêu cầu, vẫn còn phải đánh vần.
- Nhiều học sinh còn thụ động, chưa chú ý vào đọc hiểu - đọc diễn cảm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC DẠY ĐỌC DIỄN CẢM HIỆN NAY
1. PHƯƠNG PHÁP DẠY CỦA THÀY:
- Thực trạng dạy đọc ở các trường Tiểu học hiện nay chưa cập được với yêu cầu đề ra mà đơn thuần là dạy đọc cho học sinh theo kiểu giải mã hai phần chữ viết và phát âm. Học sinh đọc được bài thơ, bài văn nhưng chỉ đơn thuần là “đọc” mà không hề “hiểu” được ngụ ý của nhà văn, nhà thơ muốn nói gì? viết gì? Từ đó dẫn đến việc cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học còn yếu kém.
 - Gặp các bài thơ, văn tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật như
so sánh, ví von, ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá hay kết cấu bất thường thì học sinh chưa biết dựa vào đó để khai thác cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của thơ văn. Đọc xong bài thơ nhưng các em chưa nắm bắt được hồn thơ, chưa cảm nhận được hình ảnh đẹp chứa chất trong câu thơ.
-  ...  gợi cảm, từ ngữ “chìa khóa” làm nổi bật ý chính...).
VD: Bài “Kì diệu rừng xanh”
	(Tiếng Việt lớp 5, Tập một).
Nhấn mạnh giọng ở các từ ngữ gợi tả miêu tả vẻ đẹp của rừng .Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
b. Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ...) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm,....).
VD: Trong bài “Những cánh buồm”
	(Tiếng Việt lớp 5,Tập hai, trang 140)
Cần đọc ngữ điệu lên là ngữ điệu có giọng lên cao ở cuối câu hỏi và thể hiện cảm xúc ở câu cảm.
c. Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.
 VD: Trong bài “Một vụ đắm tàu”
 (Tiếng Việt lớp 5, Tập 2, trang 108)
Cần đọc phân biệt lời kể của tác giả, lời của cậu bé Ma-ri ô với lời của cô bé Giu-li- et-ta .
d. Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em...)
VD: Bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”
	(Tiếng Việt lớp 5, Tập một)
Đọc phân biệt lời của các nhân vật: Giọng của ông hiền từ, điềm tĩnh, ấm áp.Giọng của bé Thu nhẹ nhàng hồn nhiên nhí nhảnh.
e. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, trang nghiêm, tự hào...).
VD: Bài “Phong cảnh đền Hùng”
	(Tiếng Việt lớp 5, Tập hai, trang 68)
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, người giáo viên cần tổ chức việc hướng dẫn luyện đọc diễn cảm như sau:
- Đối với lớp 5: Để dạy cho học sinh làm quen và từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, giáo viên thường thông qua biện pháp đọc mẫu (có tính định hướng) giúp học sinh thực hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc, mỗi cá nhân còn có những nét cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ những khía cạnh sáng tạo đáng được tôn trọng. Do vậy, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm, cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc tìm hiểu bài), qua đó mà chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh, tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về cách đọc (VD: Xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng...) rồi sau đó mới tập đọc thể hiện theo cách giống nhau. Xuất phát từ trình độ học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn luyện đọc diễn cảm như sau:
+ Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn (nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh).
+ Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc cho hợp lý.
VD: Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng vui hay buồn?
Để nêu bật đặc điểm của nhân vật, bạn đã chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
VD: Nghe và phát hiện ra cách đọc của cô đã ngừng nghỉ (ngắt nhịp) ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào?...
+ Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để tự rút kinh nghiệm.
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để được học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.
* Biện pháp luyện đọc diễn cảm:
- Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài, ngược lại điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích ứng với sự hướng dẫn của thầy.
- Giáo viên cần có những biện pháp sau:
+ Học sinh làm quen với tác phẩm, xác định giọng đọc chung cho cả bài.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại, gợi mở để cho học sinh nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng điệu chung của cả bài.
+ Học sinh phân tích thể hiện, lập dàn ý và xác định giọng đọc của từng đoạn.
+ Học sinh luyện đọc thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài. Trong quá trình luyện đọc, học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của thày, trong cách đọc của bạn làm mình thích.
Học sinh luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, có thể đọc phân vai để làm sống lại những nhân vật khác nhau.
+ Trong quá trình rèn đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý tới mọi đối tượng học sinh và phải có kế hoạch rèn đọc cho toàn bộ học sinh cả lớp.
* Giáo viên muốn dạy đọc diễn cảm có kết quả cần nắm chắc những nét đặc trưng của từng thể loại.
a. Với thể loại thơ: Giáo viên cần nắm những đặc trưng của thể thơ: dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ, dạy học sinh nếu đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca, học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ, không chú ý đến ý nghĩa tiếp nối của dòng trước với dòng sau (có thể ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm)
VD: 	Bài: Sắc màu em yêu
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,âm lượng vừa phải, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối bài.
 Trăm nghìn/ cảnh đẹp 
 Dành cho em ngoan
 Em yêu/ tất cả
 Sắc màu/ Việt Nam.
VD:	Bài “Ê-mi-li, con. ”
 (TV5 tập một trang 49).
-Khổ 1:lời chú Mo-ri-xơn:giọng trang nghiêm dồn nén sự xúc động, giọng bé Ê-mi-li ngây thơ hồn nhiên.
-Khổ 2:giọng phẫn nộ đau thương
-Khổ 3:giọng yêu thương, nghẹn ngào xúc động.
-Khổ 4:giọng chậm lại, xúc động
- Thơ lục bát: Nhịp thơ cũng có thể thay đổi tuỳ vào giá trị biểu cảm.
- Thơ 4,5 âm tiết:
	Điều quan trọng là giáo viên cần khai thác những đặc điểm riêng của bài thơ để học sinh nắm được và đọc diễn cảm tốt.
b. Với dạy đọc văn xuôi:
- Kiểu bài kể chuyện.
+ Hướng dẫn các em khi đọc phải thể hiện giọng của các nhân vật trong truyện (có nghĩa là các em phải đóng vai các nhân vật trong các đoạn hội thoại), giọng đọc phải thể hiện được thái độ của mỗi nhân vật.
VD:	Bài : “Chuỗi ngọc lam”
	(Tiếng Việt lớp 5, Tập một-trang 134)
Lời của Tô Hiến Thành khẳng khái, dứt khoát, bộc lộ sự trung thực.
Lời của Thái hậu đọc với giọng nhẹ nhàng nhưng thể hiện sắc thái ngạc nhiên.
- Kiểu bài miêu tả:
Khi rèn đọc tôi hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
VD:	Bài “Mùa thảo quả” 
 (TV5 tập một-trang 113)
Các từ ngữ gợi tả khi đọc cần nhấn giọng như “thơm”, “ủ ấp”, “ngây ngất”, “đỏ chon chót”, “chứa lửa, chứa nắng”...
Ngoài việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở phân môn Tập đọc, tôi luôn yêu cầu học sinh đọc diễn cảm trong các giờ học khác như: Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Đạo đức...
VD: Trong tiết Luyện từ và câu, tôi yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề rồi trình bày miệng.
Hay giờ Tập làm văn tôi yêu cầu học sinh trình bày bài của mình một cách diễn cảm để người nghe hiểu được nội dung và có cảm xúc với bài văn của mình.
PHẦN III. 
KẾT QUẢ ÁP DỤNG NĂM HỌC 2010 - 2011
1. Kết quả:
Sau khi tiến hành những biện pháp trên một cách kiên trì và bền bỉ, bằng sự cố gắng của cô và nỗ lực của trò, lớp tôi đã có nhiều em vươn lên rõ rệt trong việc học tập đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh tiến bộ hơn nhiều. Đối với giờ học, các em hào hứng tự tin và rất thích môn tập đọc. Các em đều biết cách đọc và thuộc thơ rất nhanh, nhiều em đọc thơ hay, so với đầu năm số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên. Cụ thể là trong đợt kiểm tra định kỳ lần 4, lớp tôi đạt kết quả đọc như sau:
Sĩ số lớp:	28 em
	Điểm giỏi 9-10:	10 em = 35,71%
	Điểm khá:	14 em = 50%
	Điểm TB:	04 em = 14,29%
Điều quan trọng là sau một năm học, tôi đã xây dựng cho các em sự tự tin vào năng lực bản thân, sự say mê hứng thú học tập môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Tạo điều kiện để các em học tốt ở năm học sau, đồng thời khơi dậy trong các em tình bạn, tình yêu thơ văn đã gắn bó các em với nhau. Mối quan hệ thày-trò rất tốt đẹp, các em đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người trong lao động, trong học tập.
2. Ứng dụng và triển vọng của sáng kiến:
Qua thực tế nghiên cứu, thực hành việc giảng dạy và cùng trao đổi với đồng nghiệp, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 và thu được kết quả cao. Do đó, sáng kiến kinh nghiệm “Dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” chủ yếu áp dụng cho học sinh lớp 4-5.
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được áp dụng vào việc dạy phân môn Tập đọc tại trường Tiểu học Bảo Đài trong năm học tới.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Sự thành công trong việc giảng dạy là phụ thuộc vào mức độ áp dụng các phương pháp dạy học của giáo viên, dạy đọc là nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ và niềm say mê, yêu thích Tiếng Việt. Có thể nói, dạy Tập đọc với tư cách là dạy một kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình dạy, người giáo viên cần phải giáo dục cho học sinh biết yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú về ngữ điệu của Tiếng Việt thông qua chính giọng đọc của mình.
Việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh trong trường Tiểu học là việc làm cần thiết và cấp bách, các trường phải có định hướng về kế hoạch để tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc học văn ở những lớp trên.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 của tôi. Kết quả của sáng kiến mới là kết quả ban đầu, chắc hẳn sẽ không thiếu những sai sót, khiếm khuyết. Sáng kiến này sẽ được hoàn thiện hơn nếu được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp.
Tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến của các bạn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Bảo Đài, ngày 1 tháng 8 năm 2011
 Người viết
 Vũ Trí Hải 
MỤC LỤC
	Trang 
PHẦN I: MỞ ĐẦU	2
 I - Lý do chọn đề tài	4
II - Mục đích nghiên cứu	4
III -Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	4
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu	4
V - Phương pháp nghiên cứu	4
VI- Những đóng góp mới của sáng kiến.	5
PHẦN II. NỘI DUNG	5
 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.	5
1. Cơ sở lý luận.	5
2. Cơ sở thực tiễn.	6
 Chương II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 	6
Phân tích thực trạng việc dạy học hiện nay.	
 Chương III. Đề xuất cá nhân.	7
 Đề xuất một số kinh nghiệm để dạy đọc diễn cảm.	 10
PHẦN III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG NĂM HỌC 2010 – 2011 15
PHẦN IV. KẾT LUẬN	 16
* TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Tạp chí giáo dục Tiểu học.
2. Dạy học tập đọc ở Tiểu học.
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 5.
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt.
5. Kiến thức cơ bản nâng cao Tiếng Việt lớp 4-5.	

Tài liệu đính kèm:

  • docday_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_5.doc