Dạy học môn Âm nhạc lớp 5

Dạy học môn Âm nhạc lớp 5

ÂM NHẠC

A. Tổng quan về tiểu mô đun

1. Mục tiêu

Sau khi học xong tiểu mô đun này, GV cần đạt:

1.1 Kiến thức

- Nêu được 10 bài hát ở lớp 5.

- Mô tả được 8 bài tập đọc nhạc (TĐN) và các nội dung khác trong SGK Âm nhạc

lớp 5.

- Trình bày được phương pháp dạy hát, dạy TĐN và phát triển khả năng âm nhạc.

1.2 Kỹ năng

- Hát đúng 10 bài hát kết hợp vận động, đọc đúng 8 bài TĐN và kết hợp gõ phách, gõ

nhịp, đánh nhịp.

- Soạn kế hoạch bài học và dạy thử.

- Sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát và bài TĐN.

pdf 56 trang Người đăng hang30 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học môn Âm nhạc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC 
A. Tổng quan về tiểu mô đun 
 1. Mục tiêu 
Sau khi học xong tiểu mô đun này, GV cần đạt: 
1.1 Kiến thức 
- Nêu được 10 bài hát ở lớp 5. 
- Mô tả được 8 bài tập đọc nhạc (TĐN) và các nội dung khác trong SGK Âm nhạc 
lớp 5. 
- Trình bày được phương pháp dạy hát, dạy TĐN và phát triển khả năng âm nhạc. 
1.2 Kỹ năng 
- Hát đúng 10 bài hát kết hợp vận động, đọc đúng 8 bài TĐN và kết hợp gõ phách, gõ 
nhịp, đánh nhịp. 
- Soạn kế hoạch bài học và dạy thử. 
- Sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát và bài TĐN. 
1.3 Thái độ 
- Quan tâm tới việc giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy hát và TĐN. 
- Có ý thức cải tiến, sáng tạo trong dạy âm nhạc theo hướng đổi mới phương pháp. 
- Cần dạy đủ các nội dung trong SGK. 
2. Tài liệu nguồn 
- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002. 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc lớp 5 - NXB Giáo dục 2006. 
- Hỏi - đáp về dạy học âm nhạc lớp 4, 5 - NXB Giáo dục 2006. 
- Đĩa âm thanh 10 bài hát và các bài nghe trong SGK Âm nhạc lớp 5. 
- Băng hình trích đoạn dạy âm nhạc theo chương trình lớp 5. 
3. Cấu trúc của tiểu mô đun 
3.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu môđun 
Tiểu mô đun gồm có 5 chủ đề được thực hiện trong 15 tiết: 
Chủ đề 1: Những điểm mới của CT- SGK Âm nhạc lớp 5 (1 tiết). 
Chủ đề 2: Bài hát trong SGK (6 tiết). 
Chủ đề 3: Bài TĐN trong SGK (4 tiết). 
Chủ đề 4: Các nội dung phát triển khả năng âm nhạc (1 tiết). 
Chủ đề 5: Soạn kế hoạch bài học dạy âm nhạc lớp 5 (2 tiết). 
Tổng kết đánh giá (1 tiết). 
3.2. Cách thức triển khai 
Mỗi chủ đề sẽ được triển khai theo mô hình GIPO, cụ thể như sau: 
 1. Mục tiêu của chủ đề 
 2. Nguồn: Giới thiệu tài liệu in, tài liệu đĩa hình học tập. 
 3. Quá trình: Đưa ra hệ thống các hoạt động và các nhiệm vụ mà người học cần thực 
hiện để đạt được mục tiêu của bài học. 
 4. Sản phẩm: Dự kiến kết quả người học được sau khi học xong chủ đề. 
4. Phương pháp học tập tiểu mô đun 
Trong quá trình học tập, học viên cần thực hiện những công việc sau đây: 
- Làm việc cá nhân (đọc tài liệu). 
- Trao đổi thảo luận nhóm. 
- Nghe băng tiếng. 
- Tập các bài hát. 
- Tập đọc các bài TĐN. 
- Xem băng hình và trao đổi sau khi xem băng. 
- Thực hành soạn giảng. 
- Thực hiện các hoạt động và tự đánh giá theo yêu cầu trong các chủ đề. 
B. Triển khai tiểu mô đun (15 tiết) 
Chủ đề 1 
Những điểm mới của CT và SGK Âm nhạc 5 (1 tiết) 
I. Mục tiêu 
Học xong chủ đề này, học viên cần: 
- Hiểu rõ mục tiêu chung của môn Âm nhạc lớp 4, 5 và của riêng lớp 5. 
- Hiểu rõ những điểm mới của CT - SGK Âm nhạc lớp 5. 
II. Nguồn 
- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002. 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc 5 - NXB Giáo dục 2006. 
- Hỏi - đáp về dạy học Âm nhạc lớp 4, 5 - NXB Giáo dục 2006. 
III. Quá trình 
Hoạt động: 
Nghiên cứu Những điểm mới của CT và SGK Âm nhạc lớp 5 
 Thông tin cơ bản 
Trong cuốn Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002 (trang 74), mục tiêu môn 
Âm nhạc lớp 4, 5 được ghi như sau: 
- Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho HS. 
- Bước đầu giúp các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập 
hát đúng. 
- Tạo cho HS hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm 
thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ em thêm 
phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính xác, khoa học. 
- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tới cái tốt, cái 
đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu 
học. 
Từ mục tiêu chung đó, mục tiêu cụ thể của môn Âm nhạc lớp 5 phải đạt tới là: 
a) Về kiến thức: 
- Học sinh biết hát 10 bài hát quy định trong CT – SGK. 
- Biết 4 nhạc cụ Phương Tây. 
- Nghe một số ca khúc, dân ca hoặc nhạc không lời. 
- Biết 2 chuyện kể về âm nhạc. 
- Biết sơ qua về nhịp 2/4, 3/4 qua bài TĐN. 
b) Về kỹ năng: 
- Hát đúng các bài hát trong SGK và tập hát diễn cảm. 
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ các bài TĐN trong SGK. 
c) Về thái độ: 
- Giúp các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hào hứng tham gia các hoạt động âm 
nhạc ở trong và ngoài nhà trường. 
- Có ý thức khi hát phải thể hiện đúng giai điệu và diễn cảm; khi tập đọc nhạc phải 
nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ và gõ nhịp hoặc gõ phách đệm 
 Nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Đọc tài liệu, trao đổi trong nhóm về mục tiêu môn học, phân tích những 
ý chính trong mục tiêu. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu SGK Âm nhạc lớp 5, trao đổi trong nhóm về những điểm mới 
của CT- SGK Âm nhạc lớp 5. 
 Thông tin phản hồi 
1- Mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc được xem là ý tưởng cơ bản của môn học. 
Giáo dục văn hóa âm nhạc là dạy cho HS biết hát, biết nghe và cảm thụ âm nhạc, có 
những hiểu biết sơ lược về một số vấn đề liên quan tới âm nhạc như: tác giả, tác phẩm, 
các sinh hoạt âm nhạc trong cộng đồng, tác dụng của âm nhạc trong đời sống... 
Giáo dục văn hóa âm nhạc không đặt ra vấn đề đi sâu vào giảng dạy nhạc lý, 
xướng âm, dạy học nhạc cụ vì thời lượng dành cho môn âm nhạc ở tiểu học mỗi 
tuần chỉ có 1 tiết (35 phút), đối tượng học tập là hàng triệu HS, môn Âm nhạc chỉ 
là một phương tiện để góp phần giáo dục toàn diện theo mục tiêu chung của bậc 
tiểu học. 
2- SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) có nội dung và cấu trúc khác với SGK Hát-Nhạc lớp 5 
(cũ) điều đó thể hiện sự đổi mới về CT và SGK. Cụ thể là: 
 - SGK Hát-Nhạc lớp 5 cũ có 8 bài hát, SGK Âm Nhạc lớp 5 mới có 10 bài hát (bao 
gồm một số bài trong sách cũ và bổ sung thêm một số bài mới). Tuy số lượng bài hát có 
nhiều hơn sách cũ nhưng không làm cho chương trình nặng thêm vì phần TĐN được 
giảm nhẹ và bỏ hẳn dạy lý thuyết. 
 - Phần TĐN trong sách mới có 8 bài viết trên giọng Đô 5 âm hoặc 7 âm. Giai điệu và 
tiết tấu của các bài TĐN đều rất đơn giản, không có nhịp lấy đà, hầu hết dùng nhịp 2/4, 
chỉ có 2 bài nhịp 3/4. 
 Thời lượng dành cho ôn tập bài hát và tập đọc nhạc trong SGK có tỉ lệ cao, do đó nội 
dung sách được giảm nhẹ nhiều. 
 - Cấu trúc SGK Âm Nhạc mới hoàn toàn khác sách Hát - Nhạc lớp 5 cũ. Sách Âm 
Nhạc lớp 5 mới có mô hình cấu trúc thống nhất với cách trình bày ở sách Âm Nhạc lớp 4. 
Mỗi bài hát trong SGK Hát-Nhạc lớp 5 cũ được dạy trong 3 tiết, có xen kẽ nội dung 
TĐN, lý thuyết, âm nhạc thường thức. SGK Âm Nhạc lớp 5 mới mỗi bài hát chỉ dạy 
trong 2 tiết. Tiết thứ nhất dạy bài hát, tiết thứ 2 ôn tập bài hát và thêm một nội dung mới, 
thường là TĐN. Baì hát còn được ôn luyện trong các tiết ôn tập sau đó. 
 Nhìn tổng thể, SGK Âm Nhạc lớp 5 đã cố gắng thể hiện tính vừa sức, bám sát 
mục tiêu môn học và những quy định của chương trình khung. 
Để hiểu rõ hơn giữa SGK mới và cũ, các bạn hãy nghiên cứu bảng so sánh dưới 
đây: 
Bảng so sánh chương trình và SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) với chương trình và 
SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 
SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 35 tiết/35 tuần 
Bài 1:- Ôn 2 bài hát đã học ở lớp 4. 
 - Ôn tập đọc nhạc. 
Tiết 1: Ôn tập một số bài hát đã học. 
Bài 2: Học bài hát: “Cánh chim tuổi thơ”. Tiết 2: Học hát bài: “Reo vang bình 
minh”. 
Bài 3:- Học bài hát: “Cánh chim tuổi thơ” 
(tiếp theo). 
 - Tập đọc nhạc. 
Tiết 3: - Ôn tập bài hát: “Reo vang bình 
minh”. 
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 1. 
Bài 4:- Học bài hát: “Cánh chim tuổi thơ” 
(tiếp theo và hết). 
 - Giới thiệu về cường độ. 
Tiết 4: Học hát bài:“Hãy giữ cho em bầu 
trời xanh”. 
Bài 5:- Học bài hát: “A lê”. 
 - Giới thiệu sơ lược về cây đàn ghita. 
Tiết 5:- Ôn tập bài hát: “Hãy giữ cho em 
bầu trời xanh”. 
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 2. 
Bài 6:- Học bài hát: “A lê” (tiếp theo). 
 - Tập đọc nhạc: Vị trí nốt Fa trên khuông 
Tiết 6: Học hát bài: “Con chim hay hót”. 
Bài 7: - Học bài hát: “A lê” (tiếp theo và 
hết) 
Tiết 7:- Ôn tập bài hát: “Con chim hay 
hót”. 
SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 35 tiết/35 tuần 
 - Tập đọc nhạc có nốt Fa - Ôn tập TĐN số 1, TĐN số 2 
Bài 8:- Học bài hát: “Những bông hoa, 
những bài ca” 
 - Hình nốt trắng có chấm dôi 
Tiết 8: - Ôn tập 2 bài hát: “Reo vang bình 
minh”, “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”. 
 - Nghe nhạc. 
Bài 9:- Học bài hát: “Những bông hoa, 
những bài ca” (tiếp theo). 
 - Tập đọc nhạc: Ôn tập về nhịp 3/4 
Tiết 9: -Học hát bài: “Những bông hoa, 
những bài ca”. 
Bài 10:- Học bài hát: “Những bông hoa, 
những bài ca” (tiếp theo và hết). 
 - Tập đọc nhạc: Bài tập nhịp 3/4 
Tiết 10:- Ôn tập bài hát:“Những bông 
hoa, những bài ca”. 
 - Giới thiệu một số nhạc cụ nước 
ngoài. 
Bài 11: Học bài hát: “Reo vang bình minh”. Tiết 11: -Tập đọc nhạc: TĐN số 3. 
 - Nghe nhạc. 
Bài 12: - Học bài hát: “Reo vang bình minh” (tiếp 
theo). 
 - Tập đọc nhạc: Bài tập tiết tấu. 
Tiết 12: - Học hát bài: “ước mơ”. 
Bài 13:- Học bài hát: “Reo vang bình minh” 
(tiếp theo và hết). 
 - Tập đọc nhạc: Bài tập chép nhạc. 
Tiết 13: - Ôn tập bài hát:“ ước mơ”. 
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 4. 
Bài 14: - Ôn tập một và kiến thức ghi chép nhạc Tiết 14:- Ôn tập 2 bài hát:“Những bông hoa, 
những bài ca”, “ ước mơ”. 
 - Nghe nhạc. 
Bài 15: - Ôn tập 4 bài hát đã học. Tiết 15: - Ôn tập TĐN số 3, TĐN số 4. 
SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 35 tiết/35 tuần 
 - Tập đọc nhạc: Ôn tập nhịp 2/4 và 3/4 - Kể chuyện âm nhạc 
Bài 16: Kiểm tra học kì. Tiết 16: Học bài hát do địa phương tự 
chọn. 
Bài 17: Kiểm tra học kì (tiếp theo). Tiết 17: - Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát: “Reo 
vang bình minh”, “Hãy giữ cho em bầu trời 
xanh”. 
 - Ôn tập TĐN số 2. 
Bài 18:Học bài hát: “Đất nước tươi đẹp sao” Tiết 18: - Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát: 
“Những bông hoa, những bài ca”,“ước 
mơ” 
 - Ôn tập TĐN số 4. 
Bài 19:- Học bài hát: “Đất nước tươi đẹp sao” 
(tiếp theo). 
 - Giới thiệu nốt Si trên khuông 
Tiết 19: - Học hát bài: “Hát mừng”. 
Bài 20:-Học bài hát: “Đất nước tươi đẹp sao” 
(tiếp theo và hết). 
 - Tập đọc nhạc: áp dụng nốt Si 
Tiết 20: - Ôn tập bài hát: “Hát mừng”. 
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 5. 
Bài 21: - Học bài hát: “Lý cây bông”. Tiết 21: - Học hát bài: “Tre ngà bên Lăng 
Bác”. 
Bài 22: - Học bài hát: “Lý cây bông” (tiếp theo). 
 - Giới thiệu hình nốt tròn. Nhịp 4/4. 
Tiết 22: - Ôn tập bài hát: “Tre ngà bên Lăng 
Bác”. 
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 6. 
Bài 23: - Học bài hát: “Lý cây bông” (tiếp theo và 
hết). 
 - Tập đọc nhạc: Nhịp 4/4. 
Tiết 22: - Ôn tập 2 bài hát: “Hát mừng”, “Tre 
ngà bên Lăng Bác”. 
 - Ôn tập TĐN số 6. 
SGK Hát-Nhạc l ... xây dựng, trong đó có phần thể hiện dạy môn thể thao tự chọn Đá cầu và Ném bóng 
rổ đã thể hiện được những kiến thức kĩ năng cơ bản của kĩ thuật đá cầu, chuyền cầu, phát 
cầu, ném bóng vào rổ và một số bài tập khác. Đại đa số học sinh tập luyện trong trích 
đoạn băng hình đã tiếp thu được động tác và thể hiện tương đối tốt kỹ thuật động tác như 
tâng cầu chính xác, chuyền cầu đúng và bước đầu đã nắm được động tác phát cầu. 
Trong các trích đoạn đó, người giáo viên đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong dạy 
học, dẫn dắt học sinh tập luyện, làm mẫu động tác đá cầu, phát cầu hoặc ném bóng vào rổ 
rất chính xác, tổ chức tập luyện theo hình thức “nước chảy”, theo tổ, nhóm, theo từng 
hàng và có thi đua giữa các nhóm. Học sinh hoà hứng tập luyện, thể hiên sự tương tác 
giữa người dạy với học trò, làm cho giờ học sinh động và sôi nổi.Học viên xem băng 
hình, cần ghi chép lại để nhớ. Trong trích đoạn băng (đĩa) hình dạy học môn thể thao tự 
chọn có một số động tác liên quan đến bài tập RLTTCB, thông qua thực hiện các động 
tác thể dục, các tư thế, kĩ năng vận động, học sinh được rèn luyện các tư thế đúng, các tố 
chất thể lực và khả năng phối hợp vận động của các em. 
Hoạt động 4: Thực hành soạn bài và trao đổi với đồng nghiệp 
 Nhiệm vụ 
- Thiết kế một bài dạy cụ thể của môn thể thao tự chọn lớp 5 chú ý phương pháp phát 
huy tính tích cực của học sinh. 
- Trao đổi với nhóm chuyên môn về giáo án và xây dựng mẫu bài soạn chính thức để 
dạy môn thể thao tự chọn ở lớp 5. 
 Thông tin phản hồi cho hoạt động 
Học viên soạn một bài dạy cụ thể theo những nội dung môn thể thao tự chọn lớp 5 đã 
gợi ý trong sách. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ 
năng và các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lên lớp khi dạy môn thể thao tự 
chọn cần được thể hiện đầy đủ trong giáo án. Trong bài soạn cần có hình vẽ kỹ thuật và 
sơ đồ đội hình tập luyện; thời gian, số lần thực hành, các hoạt động phối hợp; nhiệm vụ ở 
lớp và giao cho học sinh khi về nhà, kĩ năng học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài 
tập và đánh giá kết quả học tập. 
- Bài soạn đã đầy đủ thông tin và đạt được các yêu cầu đề ra chưa, phương pháp dạy 
học đưa ra có phù hợp và cách tổ chức lớp để triển khai tập luyện, lượng vận động của 
học sinh có đảm bảo để hình thành được kiến thức, kĩ năng cơ bản và phát huy tính tích 
cực học tập của học sinh chưa. 
- Thiết kế một bài dạy môn thể thao tự chọn theo phương pháp phát huy tính tích cực 
của học sinh và trao đổi với nhóm chuyên môn về bài soạn của mình. Xây dựng mẫu bài 
soạn chính thức để dạy đảm bảo: nội dung ngắn gọn của các động tác cơ bản môn thể 
thao tự chọn. Yêu cầu đối với từng đối tượng học sinh khi học tập các động tác cơ bản 
môn thể thao tự chọn; cách hướng dẫn các động tác cơ bản môn thể thao tự chọn; thời 
gian, số lần tập luyện và phương pháp tập luyện. 
Hoạt động 5: Dạy thử, rút kinh nghiệm 
 Nhiệm vụ 
- Dạy thử theo bài soạn mẫu, rút kinh nghiệm sau khi dạy thử nội dung môn thể thao 
tự chọn . 
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
 Thông tin phản hồi 
Người dạy thử phải thể hiện được theo đúng trìnhtự của bài soạn, thực hiện đúng 
phân tích, làm mẫu động tác, cách dạy và tổc chức tập luyện từng nội dung của môn thể 
thao tự chọn, đặc biệt là độ chính xác của mỗi cử động trong khi thực hiện các động tác 
phối hợp. 
- Khi dạy thử theo bài soạn cần chú ý phương pháp dạy học đặc thù, cách hướng dẫn, 
thực hành động tác mẫu, tổ chức lớp tập luyện môn thể thao tự chọn. 
- Đánh giá của người dạy, rút kinh nghiệm một số tình huống sư phạm xảy ra trong 
thực tế để làm tốt hơn. ý kiến nhận xét và đóng góp của các đồng nghiệp, ý kiến của các 
chuyên gia và đánh giá về kết quả sau khi thực hiện dạy môn thể thao tự chọn theo hướng 
tích cực hoá học sinh trong học tập. 
- Trao đổi với đồng nghiệp những gì bạn đã thu được sau khi dạy thử môn thể thao tự 
chọn và rút kinh nghiệm. 
IV. Sản phẩm 
1. Bảng liệt kê các đặc trưng về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và cách 
đánh giá kết quả học tập khi dạy các động tác cơ bản môn thể thao tự chọn lớp 5 
2. Xây dựng kế hoạch dạy học động tác cơ bản môn thể thao tự chọn lớp 5. Ví dụ: kế 
hoạch dạy học nội dung ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai (môn thể thao tự chọn 
ném bóng). 
c. tổng kết đánh giá 
1. Các bài tập 
- Học viên lập bảng liệt kê những nội dung dạy học môn Thể dục lớp 5. 
- Bản tự đánh giá giờ dạy của học viên theo những gợi ý sau: 
 + Những điểm thành công và hạn chế; 
 + Nguyên nhân, cách sửa; những điều cần thay đổi, góp ý, bổ sung. 
- Test đánh giá về kiến thức, kĩ năng đạt được của học viên sau khi học tập môđun 
hoặc chuyên đề (học viên có thể tự đặt câu hỏi và trả lời): 
Thí dụ : Bạn hãy chọn một trong những câu dưới đây : 
 + Phương pháp dạy học đặc trưng bài TDPTC là tập luyện đồng loạt. 
 + Phương pháp dạy học đặc trưng bài TDPTC là chia tổ, nhóm. 
 + Phương pháp dạy học đặc trưng bài TDPTC là cả hai phương pháp trên. 
- Chỉ định học viên thực hành làm mẫu một vài động tác kĩ thuật hoặc bài tập trong 
các nội dung, chương trình môn Thể dục lớp 5. 
2. Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá 
- Bài viết thu hoạch của cá nhân về những điều đã thu hoạch được sau khi học tập 
môđun hoặc chuyên đề. 
- Phiếu góp ý dự giờ của các đồng nghiệp và nhận xét của các chuyên gia. 
- Kết quả thực hiện làm mẫu một số động tác theo yêu cầu đánh giá. 
- Kết quả học tập chuyên đề hoặc cả tiểu môđun của học viên. 
Hướng dẫn học trích đoạn băng (đĩa) hình 
"Trò chơi bóng chuyền sáu môn Thể dục lớp 5” 
A. Giới thiệu trích đoạn băng (đĩa) hình thể dục lớp 5 
Trích đoạn băng (đĩa) hình này được quay ở một lớp học bình thường trong khối 5 của 
trường TH Xuân la quận Tây hồ. Đây là trích đoạn băng (đĩa)hình biên tâp một đoạn của 
bài học môn thể dục lớp 5 nội dung hư?ng dẫn cho HS tập trò chơi " bóng chuyền sáu". 
Trích đoạn này không có lời bình mà chỉ ghi lại các sự kiện trong lớp, nhằm giúp người 
xem hiểu được nội dung, hình thức và cách dạy, tổ chức, hướng dẫn học sinh chơi trò 
chơi vận động trong một giờ học. Qua trích đoạn, người xem cũng hiểu được cách tổ 
chức hướng dẫn, đề ra yêu cầu thực hiện của học sinh trong khi chơi trò chơi, đánh giá 
kết quả học sinh trong quá trình tham gia trò chơi. 
B. Các hoạt động trước, trong và sau khi xem trích đoạn băng (đĩa) hình 
Hoạt động 1. Trước khi xem băng hình bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 
1. Xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu mà bạn muốn đạt được khi học trích đoạn băng 
(đĩa) hình. 
2. Bạn tổ chức trò chơi cho HS có sức khoẻ tốt, trung bình hay sức khoẻ yếu ? 
3. Cần dành đủ thời gian hoặc bố trí thời gian cho hợp lý để tiến hành học trích đoạn 
băng (đĩa) hình. 
4. Bạn phải luôn liên hệ những điều kiện ở lớp học trong băng (đĩa) hình với lớp học 
của bạn. Nếu điều kiện học tập của lớp bạn không giống lớp học trong băng (đĩa) hình, 
bạn sẽ điều chỉnh ra sao để có thể đảm bảo giờ học của bạn cũng thành công tương tự 
như giờ học trong băng (đĩa) hình? 
5. Những mục tiêu dạy học của giáo viên trong băng (đĩa) hình người xem cần lưu ý: 
a- Về phương pháp : 
- Giáo viên đưa học sinh vào nền nếp học tập thông qua cách tổ chức lớp học; 
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi trò chơi và luật chơi . 
- Giáo viên hướng dẫn cho HS biết cách chơi và quan sát, bắt bóng, di chuyển từ đó 
phát huy được tính tự giác tích cực, sự hứng thú trong tham gia chơi trò chơi. 
b- Về kết quả học tập : 
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi trò chơi và luật chơi, học sinh biết và 
hiểu được: 
- Nhiệm vụ và yêu cầu khi tập trò chơi " bóng chuyền sáu". Cần phải hiểu để học cách 
chơi và nắm vững luật chơi . 
- Tích cực tham gia trò chơi, sáng tạo trong khi chơi, lắng nghe ý kiến của GV nhận 
xét hoặc sửa sai. 
- Biết cách chỉ huy trò chơi và luật chơi để vận dụng chơi ngoài giờ với các bạn . 
Hoạt động 2 : Trong khi xem băng (đĩa) hình, bạn hãy chú ý những vấn đề sau : 
- Mã số thời gian được hiện lên ở góc dưới bên phải màn hình. Mã số này được tăng 
lên sau mỗi giây, chỉ ra thời gian từ khi băng hình bất đầu (00:00; rồi 00:01, 00: 02 và cứ 
liên tiếp) Mã số này giúp người học xác định vị trí của những chi tiết nhất định của bài 
học trên băng (đĩa) hình. Mã số thời gian cũng có ích khi bạn xem băng (đĩa) hình theo 
nhóm. Nếu bạn nhận thấy một tình tiết hay hành vi cụ thể mà bạn muốn xem lại, khi đó 
bạn không nên dừng băng (đĩa) hình ngay vì như thế sẽ làm ngắt quãng việc theo dõi của 
các đồng nghiệp. Bạn chỉ cần ghi lại các mã số thời gian và sau đó xem lại dựa vào mã số 
thời gian đó. 
Khi xem băng (đĩa) hình theo các đoạn ngắn, có thể dừng lại sau mỗi đoạn để thực 
hiện các hoạt động cụ thể liên quan đến mỗi đoạn và bạn có thể ghi ý kiến từng đoạn 
ngắn đó vào vở học tập . 
- Để việc học của bạn có kết quả tốt, bạn hãy suy nghĩ và thực hiện các hoạt động trên, 
đối với một số hoạt động, việc thảo luận của bạn với đồng nghiệp là cần thiết . 
Lưu ý khi xem trích đoạn băng (đĩa) hình trò chơi “ bóng chuyền sáu” 
1. Cách tổ chức lớp chơi trò chơi đã rõ ràng và cụ thể chưa ? 
2. GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu của bài học đã đầy đủ và ngắn gọn chưa? 
3. Cách tổ chức trò chơi của giáo viên và hoạt động của học sinh được thể hiện như 
thế nào? Có phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5 không? 
4. Tập theo hình thức thi đua giúp cho HS vận động tốt hơn và tăng tính hưng phấn. 
5. Trong các hoạt động dạy học đã thể hiện được sự tương tác giữa GV và HS chưa? 
Hoạt động 3 : Sau khi xem băng(đĩa) hình. 
Sau khi xem trích đoạn băng (đĩa) hình bạn có thể tiến hành một số hoạt động sau : 
- Thảo luận theo nhóm hoặc thảo luận cả lớp . 
- Hãy lập thử kế hoạch một bài học có sử dụng hình thức dạy học như trong đoạn 
băng (đĩa) hình và dạy thử bài học đó ( cả bài hay một phần ). 
- Bạn và đồng nghiệp xem lại trích đoạn và thảo luận về giờ dạy ở nhóm, đánh giá và 
phân tích nội dung, hình thức của dạy học trong giờ học đó. Nhóm có thể thảo luận về 
bài soạn mà bạn đã chuẩn bị và sau đó thảo luận về bài soạn đó. 
Bạn có thể mời một nhóm giáo viên dự giờ dạy của bạn và sau đó thảo luận về sự 
thành công của giờ dạy đó. 
Sau giờ dạy thử bạn hãy viết thu hoạch cho những thành công hoặc những thất bại mà 
bạn đã từng trải qua để tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ sau khi học tập môđun 
này. Đó sẽ là những bài học thiết thực cho bạn khi học tập theo môđun. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_lop_5_p4.pdf