Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 2 (chuẩn)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 2 (chuẩn)

I. Mục đích- yêu cầu:

- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào; ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng phù hợp với văn bản thống kê.

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc

- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 2 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
 Ngày soạn: 25/08/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 08 năm 2012
Tiết 1: HĐTT: 
Tập trung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào; ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng phù hợp với văn bản thống kê.
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc và TLCH’ bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- GV nhận xét- cho điểm.
- 2 HS đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc.
- HS theo dõi, đọc thầm trong SGK.
- 1 HS khá đọc.
+ Bài chia làm mấy đoạn ? 
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... gần 3000 tiến sĩ. 
+ Đoạn 2: Tiếp ... hết bảng thống kê.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng và tìm hiểu nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- 3 HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Đọc- sửa đọc sai.
+ Lần 2, 3: Đọc kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó (phần chú giải).
*) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1- TLCH’:
+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì biết rằng nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075 (sớm hơn châu Âu nửa thế kỉ). Trong 10 thế kỉ (từ 1075 đến khoa cuối cùng năm 1919) các triều vua Việt Nam đã mở 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. 
-> GV nhận xét- chốt ý.
=> Ý 1: nước ta có truyền thống khoa cử lâu đời.
- HS đọc thầm đoạn 2, 3- TLCH’:
+ Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục:
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất ?
- Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
- HS đọc thầm và trả lời:
- Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất: 104 khoa thi.
- Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất: 1780 tiến sĩ.
+ Ngày nay, trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời ?
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
- Ngày nay, trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám còn có 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779.
- Việt Nam có nền văn hiến lâu đời. 
-> GV nhận xét- chốt ý: 
=> Ý 2: Chứng tích về nền văn hiến lâu đời ở nước ta.
=> Chốt nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
*) Luyện đọc diễn cảm:
- Giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích văn hiến của dân tộc; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào
- 3 HS đọc nối tiếp- nêu giọng đọc của mỗi đoạn.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm kĩ đoạn 3: 
+ GV đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ: muỗm già cổ kính, 1306 vị tiến sĩ, chứng tích, văn hiến
- 2 HS đọc lại.
+ HS luyện đọc nhóm bàn.
+ Thi đọc.
- Đại diện nhóm.
- Lớp theo dõi- nhận xét.
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò: 
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
=> Nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Toán: (Tiết 6)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số; Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Rèn kĩ năng đọc, viết phân số thập phân
- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học khi làm toán
* HSKG’: Làm bài tập 4, 5.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ, Phiếu bài tập 
- HS: Bảng con
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập: 
* HĐ1: Đọc, viết phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
Bài 1/ Tr. 9. (Phiếu bài tập)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT.
- 1 HS làm phiếu to. 
- Gọi trình bày.
- HS dán phiếu lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét- chốt kết quả đúng- cho HS đọc các phân số thập phân trên tia số.
- HS nối tiếp nhau đọc.
 * Kết quả:
 0 1
 |-----|-----|-----|-----|-----|-----|-----|-----|-----|-----|----- 
* HĐ2: Củng cố về chuyển một phân số thành phân số thập phân. 
Bài 2/ Tr. 9. (Bảng lớp- vở)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng- lớp làm vở.
 = = ; = = 
 = = .
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3/ Tr. 9. (Bảng con)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
- Nhận xét- chữa bài.
* Kết quả:
 = = ; = = 
 = = 
Bài 4/ Tr. 9. (HSKG’)
- HS tự đọc yêu cầu và làm bài.
* Kết quả:
 < 
 = 
 > 
 > 
- GV theo dõi- nhận xét từng em.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Giao bài tập về nhà cho HS
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị giờ sau, HSKG’ làm thêm bài 5 ở nhà.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Khoa học:
NAM HAY NỮ ? (TIẾP)
I. Mục tiêu:
- HS biết tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; Không phân biệt nam nữ trong cuộc sống
- Rèn cho HS kĩ năng ứng xử với bạn bè
- Giáo dục HS yêu quý bạn bè trong trường, trong lớp
II. Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong SGK, Phiếu nhóm
- HS: Xem trước bài
III. Phương pháp:
- Trực quan, thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
+ Nêu một vài điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và nữ ?
+ Về mặt sinh học giữa nam và nữ khác nhau như thế nào ?
- 1 HS.
- 1 HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới: 
* HĐ1: (Nhóm)
3) Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ:
- Yêu cầu HS mở SGK Tr. 8- đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách chơi: Dùng các tấm phiếu có ghi các đặc điểm của nam, nữ, cả nam và nữ xếp vào các cột thích hợp trong bảng. Nhóm dán nhanh và đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
- HS theo dõi nắm cách chơi.
- Phát phiếu và bảng dán cho các nhóm
- Các nhóm nhận nhiệm vụ- thảo luận.
- Cho các nhóm dán kết quả theo thứ tự thời gian hoàn thành.
- Các nhóm trình bày kết quả- so sánh với nhóm bạn. 
- GV nhận xét- chốt kết quả đúng:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Làm bếp giỏi 
- Mang thai
- Cho con bú
-> GV tuyên bố nhóm thắng cuộc và chốt lại: Giữa cả nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.
* HĐ2: (Lớp)
4) Vai trò của nữ:
- Cho HS quan sát hình 4- TLCH’:
+ Ảnh chụp gì ?
- Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. 
+ Bức ảnh gợi cho em có suy nghĩ như thế nào ?
- Điều này cho thấy bóng đá là môn thể thao dành cho cả nam và nữ ...
- GV giảng: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể đá bóng, hiện nay còn có rất nhiều cầu thủ nữ giỏi không kém gì các cầu thủ nam.
+ Nêu ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường, ở địa phương hay ở những nơi khác mà em biết ?
- HS nối tiếp kể.
Ví dụ: 
+ Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó, ...
+ Trong trường: nữ làm hiệu trưởng, hiệu phó, dạy học, làm tổng phụ trách, ...
+ Ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ doanh nghiệp, bác sĩ, kĩ sư, ...
+ Nhận xét về vai trò của nữ ?
- Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ có thể được tất cả mọi công việc mà nam giới có thể làm, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội ... 
-> GV: Trong gia đình, ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không khác gì nam giới. Vai trò của nam và nữ có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm nội trợ, kiếm tiền, cùng chồng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lí các nghành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực, phụ nữ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
+ Kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công tác xã hội mà em biết ?
- HS kể.
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
- HS nêu.
+ Trong cuộc sống em thấy có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào?
- HS nêu.
Ví dụ: con gái phải giúp mẹ mọi việc sau khi đi học về còn con trai được đi chơi; nhà có nhiều con gái nhưng vẫn cố đẻ thêm vì nghĩ rằng sẽ đẻ được con trai; con trai được chiều hơn con gái; ...
-> GVKL: Ngày xưa có rất nhiều quan niệm sai lầm về nam và nữ; những quan niệm đó đang dần được xóa bỏ nhưng cho đến nay vẫn tồn tại một số quan niệm chưa phù hợp (ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa), nó tạo nên sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Các em có thể góp phần thay đổi quan niệm đó bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và đối xử công bằng không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.
4. Củng cố- dặn dò:
- HS đọc mục Bạn cần biết/ Tr. 9.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 5: Đạo đức: 
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾP)
I. Mục tiêu:
- Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- HS có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ
- HS: phiếu học tập
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, kể chuyện
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
+ Theo em học sinh lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm nào ?
+ Nêu ghi nhớ ?
- 1 HS.
- 2 HS.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới: 
* HĐ1: (Nhóm bàn)
1) Thảo luận về kế hoạch phấn đấu cá nhân. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
- HS thực hiện: từng bạn lần lượt trình bày kế hoạch cá nhân của mình- nhóm trao đổi góp ý kiến cho bạn. 
- GV theo dõi- giúp đỡ.
- Gọi trình bày trước lớp.
- Một số HS trình bày.
- Lớp trao đổi- nhận xét.
-> GV nhận xét- KL: Để xứng đáng là học sinh lớp 5, các em cần phải quyết tâm phấn đấu và rèn luyện theo kế hoạch đã đề ra.
* HĐ2 : (Cá nhân)
2) ... êu cầu HS nêu tên câu chuyện định kể.
- HS tiếp nối nêu.
b) Thực hành kể chuyện:
- Cho HS đọc lại gợi ý 3.
- nhiều HS đọc.
- Cho HS kể mẫu phần đầu của câu chuyện.
- 2 HS khá- giỏi.
* Kể trong nhóm:
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm.
- HS kể nhóm bàn- trao đổi với bạn về nội dung- ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- 4-> 5 HS thi kể.
- GV theo dõi- gợi ý một số câu hỏi:
+ Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì ?
+ Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này để kể ?
+ Hành động nào của nhân vật khiến bạn nhớ nhất ?
+ Chúng ta cần làm gì để noi gương bậc anh hùng này ?
- Lớp nhận xét- đặt câu hỏi cho bạn và bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất, ... 
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện của mình và chuẩn bị câu chuyện cho tiết học sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
 Ngày soạn: 29/08/2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 31 tháng 08 năm 2012
Tiết 1: Toán: (Tiết 10)
HỖN SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
- Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số và ngược lại
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài
* HSKG’: Làm bài tập 1 (2 hỗn số sau); bài 2 và 3 (phần b).
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
- HS: bảng con
III. Phương pháp:
- Luyện tâp- thực hành
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới: 
* HĐ1: Cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- GV dán các hình như SGK lên bảng.
- HS quan sát.
+ Đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu ?
- HS nêu: Đã tô màu hình vuông.
+ Đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu ?
- GV gợi ý: mỗi hình vuông được chia thành 8 phần.
- HS nêu: Đã tô màu 2 hình vuông tức là 16 phần, thêm hình vuông tức là thêm 5 phần => 16 + 5 = 21. Vậy có hình vuông được tô màu.
- GV nêu KL: Vậy = 
+ Tìm cách giải thích tại sao có kết luận trên ?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét- hướng dẫn cách làm:
+ Nêu cấu tạo của hỗn số ?
- HS nêu và nhắc lại: hỗn số gồm: 2 là phần nguyên, là phần phân số.
+ Viết hỗn số thành tổng của phần nguyên và phần phân số rồi tính tổng đó ?
- 1 HS lên bảng- lớp nháp:
 = = = = 
- GV điền tên các phần của hỗn số vào các bước chuyển để có sơ đồ tổng quát.
- HS nêu và ghi nhớ cách chuyển.
Tử số
Mẫu số
Phần nguyên
 = = 
+ Dựa vào sơ đồ em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số ?
- HS nêu và nhắc lại.
-> Nhận xét: Có thể viết hỗn số thành phân số có: 
+ Tử số = phần nguyên mẫu số + tử số ở phần phân số.
+ Mẫu số = mẫu số ở phần phân số.
* HĐ2: Luyện tập.
Bài 1/ Tr. 13. 
 (Bảng lớp- vở)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng- lớp làm bài vào vở ô li
 = = ; = = 
 = = 
* HSKG’:
 = = ; = = 
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 2/ Tr. 14. (Phiếu BT)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu:
a) + = + = 
- HS theo dõi- nắm cách làm.
- HS làm phiếu bài tập.
- HS làm bài- trình bày kết quả.
- Nhận xét.
* Kết quả:
c) - = - = 
HSKG’: b) + = + = 
Bài 3/ Tr. 14. (Bảng lớp- nháp)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu:
a) = = 
- HS theo dõi- nắm cách làm.
- 1 HS lên bảng- lớp nháp.
c) : = : = = = 
- Nhận xét- chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 2: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2); Viết được một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
- Rèn cho HS kĩ năng xác định từ đồng nghĩa và vận dụng viết đoạn văn tả cảnh
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp trong giao tiếp
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Xem trước bài
- HTDH: lớp, nhóm đôi, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
+ Nêu ghi nhớ 
- Nhận xét- cho điểm
- 1 HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 22. (Bảng lớp- vở BT)
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn- tìm và gạch chân các từ đồng nghĩa.
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở BT.
- Lớp nhận xét- bổ sung. 
- Nhận xét- chốt kết quả đúng.
* Kết quả: các từ đồng nghĩa là: mẹ, u, bu, bầm, bủ, mạ.
- GV: Tất cả các từ này đều chỉ người đàn bà có con, trong quan hệ với con. Đọc âm khác nhau (địa phương) nhưng nghĩa giống nhau.
+ Liên hệ địa phương ?
- HS liên hệ.
Bài 2/ Tr. 22. (Nhóm bàn)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS dựa vào từ điển nắm nghĩa các từ xếp vào thành từng nhóm từ đồng nghĩa.
- HS thảo luận nhóm bàn làm bài.
- Gọi trình bày.
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng.
* Kết quả: Xếp thành 3 nhóm từ đồng nghĩa sau:
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài 3/ Tr. 22. (Vở bài tập)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS chọn từ và làm bài.
- HS viết đoạn văn vào vở BT
Ví dụ: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Đứng ở đầu bản nhìn ra xa chỉ thấy toàn những lúa. Những đêm trăng sáng, ánh trăng lung linh như dát vàng xuống tấm thảm lúa cũng toàn màu vàng làm cả cánh đồng sáng lấp lánh.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- HS viết xong đọc đoạn văn.
- GV nhận xét- khen những HS viết đoạn văn hay.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1); Thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT2).
- Rèn kĩ năng lập bảng thống kê
- Giáo dục HS tính tổng hợp nhanh vận dụng vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: Xem trước bài
- HTDH: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 23. (Nhóm)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc lại bài- TLCH’
- HS thảo luận nhóm.
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến 1919.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
- Từ năm 1075 đến 1919 nước ta có 185 khoa thi, lấy đỗ 2896 tiến sĩ.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại:
+ Triều Lý có 6 khoa thi, 11 tiến sĩ.
+ Triều Trần có 14 khoa thi, 51 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
+ Triều Hồ có 2 khoa thi, 12 tiến sĩ.
+ Triều Lê có 104 khoa thi, 1780 tiến sĩ, 27 trạng nguyên.
+ Triều Mạc có 21 khoa thi, 484 tiến sĩ, 11 trạng nguyên.
+ Triều Nguyễn có 38 khoa thi, 558 tiến sĩ.
- Ngày nay còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi 1442- 1779. 
b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào ?
- Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nêu số liệu và bảng số liệu. 
c) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ?
- Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh; tăng sức thuyết phục về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. 
- Gọi trình bày.
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV nhận xét- chốt.
Bài 2/ Tr. 23. (Phiếu bài tập)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu: thống kê số HS từng tổ trong lớp về số HS, HS nữ, HS nam, HS giỏi- tiên tiến.
- HS theo dõi nắm yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập.
- 3 HS làm phiếu to- trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 5: Tiếng Anh:
(GV chuyên dạy)
Tiết 6: HĐTT:
NHẬN XÉT TUẦN 2
I. Mục tiêu:
- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần.
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho tuần sau.
II. Nội dung:
1. Nhận xét- đánh giá:
a) Tổ trưởng các tổ nhận xét hoạt động của tổ.
b) Lớp trưởng nhận xét chung
c) Các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung
d) GVCN nhận xét đánh giá:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Không xảy ra hiện tượng đánh cãi nhau, không nói tục chửi bậy.
- Đa số các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Đa số các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Trong tuần một số em đã có ý thức vươn lên trong học tập, có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động của lớp cũng như của trường đề ra.
- Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ, nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ, tự giác.
- Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng, sạch sẽ.
- Tích cực tham gia lao động, bảo vệ môi trường xung quanh trường và bên ngoài lớp học.
- Thực hiện công tác trực tuần: đa số tự giác, tích cực
- Tuyên dương: Dính, Dà, Sớ, Mủa, 
* Hạn chế:
- Còn một số bạn nghỉ học, lười học, không có ý thức tự giác trong học tập, trong lớp còn nói chuyện chưa tập trung vào học tập...
- Sau thời gian nghỉ hè một số bạn chữ viết cẩu thả, chưa chú ý về độ cao, khoảng cách, ...
- Phê bình: Dở, Danh, Chung, 
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Duy trì và phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ; tự giác, tích cực trong giờ học, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Đeo khăn quàng đầy đủ
- Tham gia tập luyện văn nghệ chào mừng ngày Khai giảng năm học mới theo yêu cầu của thầy Tổng phụ trách Đội
- Tăng cường công tác vệ sinh khu vực lớp được phân công
- Hưởng ứng các phong trào thi đua do trường và đội phát động.
- Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cối quanh trường.
III. Hoạt động tập thể: 
- Tổ chức cho HS múa, hát các bài hát nói về trẻ em, trường học, ngày khai trường (Cho HS nêu tên bài hát- chọn bài hát HS thích để hát hoặc múa )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc