Đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5

Đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5

Đề 1.

1.Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:

 a) “ những khuụn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”

(Nguyễn Khải)

b) Bụng hoa huệ trắng muốt.

c) Hạt gạo trắng ngần.

d) Đàn cũ trắng phau.

e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng.

2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây.

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.

b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.

(Vũ Ngọc Phan)

c) Ngôii nhà nhỏ trên thảo nguyên.

3. Một bạn viết những câu dưới đây . Theo em cách diễn đạt trong những câu này đó hợp lí chưa? Vì sao?

 a) Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.

 b)Anh bộ đội bị hai vết thương:một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.

4. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát

 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đường ca hát

 Qua công trường mới dựng mái nhà son!

 Theo em , khổ thơ trên đó bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gỡ trờn đất nước chúng ta?

5. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác ).

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1.
1.Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
 a) “những khuụn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.” 
(Nguyễn Khải)
b) Bụng hoa huệ trắng muốt.
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cũ trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây.
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
(Vũ Ngọc Phan)
c) Ngôii nhà nhỏ trên thảo nguyên.
3. Một bạn viết những câu dưới đây . Theo em cách diễn đạt trong những câu này đó hợp lí chưa? Vì sao?
 a) Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.
 b)Anh bộ đội bị hai vết thương:một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.
4. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
 Qua công trường mới dựng mái nhà son!
 Theo em , khổ thơ trên đó bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gỡ trờn đất nước chúng ta?
5. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác).
Đề 2
1.Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: cho , biếu, tặng, truy tặng, cấp , phát , ban, dâng, hiến.
a) Bác gửi.... các cháu nhiều cái hôn thân ái.
(Hồ Chí Minh)
b) chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c) Ăn thì no, thì tiếc.(Tục ngữ)
d) Lúc bà về, mẹ lại.một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
(Tiếng việt 3, tập 2,1983)
e) Đức cha ngậm ngùi đưa tayphước.
(Chu Văn)
g) Nhà trườnghọc bổng cho sinh viên xuất sắc.
h) Ngày mai, trườngbằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i) Thi đua lập công Đảng.
k) Sau hoà bình, ông Đỗ Đình Thiện đã.toàn bộ đồn điền này cho nhà nứơc.
(Tiếng việt 5, tập 2,2006)
2. Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao?
 a) Nam có mười quyển sách vở.
b) Mẹ mua cho con ba sỏch, mẹ nhộ.
c) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
d) Em bé tập nói năng.
e) Mẹ cháu đi chợ búa.
3. Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) chọn, lựa.
b) diễn đạt, biểu đạt
c) đông đúc, tấp nập,
4. Trong bài Việt Nam thân yêu ( Tiếng việt 5,tập một), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cỏnh cũ bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
5. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên.Hóy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đó từng đến.
Đề 3.
Thay từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn:
Hồ tơ-nưng
Hồ Tơ- nưng ở phía bắc thị xã Plây- cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói các mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con quốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ
2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong câu văn miêu tả sau đây:
 Đêm trăng trên Hồ Tây
 Hồ về thu, nước (1),(2). Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề.
(1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng
(2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3): nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4): thưa thớt, lưa thưa, lác đắc, lơ thơ, loáng thoáng.
(5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6): trống trải, bao la , mênh mang, mênh mông.
(7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ
3. Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác như sau:
 Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
 Đọc đoạn văn trên , em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác?
4.Tìm và sửa các lỗi dùng từ , lỗi chính tartrong từng câu dưới đây:
 a) Lão Hổ đang rình sau bụi cây, nhìn thấy Nai tơ,thèm rỏ rãi.
 b) Tô Định là một viên quan lại của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc.
 c) Những người trong gia đình Mai đang làm gì vào những lúc nghỉ ngơi.
 d) Đến Đà Lạt du khách còn được bơi thuyền trên Hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa cổ kính để ngắm cảnh cao nguyên.
5. Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em từng đến) vào một buổi sáng đẹp trời.
Đề 4
1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, quy định ) của lớp học.
2. Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống (chọn trong các từ đồng nghĩa):
a) Loại xe ấy..nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người nên rất khó..
(tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
b) Các.là những người có tâm hồn..
(thi sĩ, nhà thơ )
3. Đọc bài thơ sau: Quê em
 Bên này là núi uy nghiêm
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời
 Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
4. Tả một cảnh đẹp mà em từng quan sát kĩ và cảm thấy yêu thích vào buổi chiều trong ngày
Đề 5
1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau:
 a) Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới xa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
 (Nguyễn Du)
b) Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
 ( Trần Tế Xương )
c) Đắng cay mới biết ngọ bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau
 (Tố Hữu)
2.Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
a) Chết đứng còn hơn sống..
b) Chết còn hơn sống đục..
c)Chết vinh còn hơn sống.
d) Chết một đống còn hơn sống
3. Trong bài Tiếng đàn Ba- la- lai- ka trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau:
 Lúc ấy
 Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
 Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
 Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
4. Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ “xuân” ( in nghiêng) có gì khác nhau:
 a) Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
 b) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán.
 So với ông Bành vẫn thiếu niên.
 c) Mùa xuân là tết trồng cây.
5. Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng khó phai
Đề 6
1. Với mỗi từ in đậm dưới đây hãy tìm một từ tráI nghĩa:
a) Cứng: - thép cứng (VD: mềm )
 - học lực loại cứng
 - động tác còn cứng
b) non: - con chim non
 - cân này hơi non
 - tay nghề non
 c) nhạt : - muối nhạt
 - đường nhạt
 - màu áo nhạt
 - tình cảm nhạt
2. a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng.
 b) ở mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa
 (VD: thật thà, chân thật../ dối trá, giả dối..)
3. Trong bài Bài ca về Trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
 Trái đất này là của chúng mình
 Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
 Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
 Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
 Cùng bay nào, cho trái đất quay!
 	 Cùng bay nào, cho trái đất quay!
 Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về trái đất thân yêu?
4. Chỉ ra chỗ chưa hợp lí trong từng câu sau:
 a) Tôi đề nghị anh Long đang đứng dậy.
 b) Bố nó khuyên nó sẽ căm học.
5. Tả ngôi nhà em ở cùng với những người thân.
Đế 7
1. a)Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết
 b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu
2. Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong cụm từ sau:
- hoa tươi - cau tươi
- rau tươi - củi tươi
- cá tươi -nét mặt tươi
- trứng tươi - màu sắc tươi
3. Trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
 Hạt gạo làng ta
 Có bão tháng bảy
 Có mưa tháng ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy
 Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
4.Trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây có lỗi chính tả không? Nếu có hãy nêu nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng.
 a) Ai khảo mà sưng. e) Chia ngọt xẻ bùi.
 b) Ăn bữa hôm no bữa mai. g) Đâm chồi náy lộc.
 c) Ă miếng chả miếng. h) Một cây làm chẳng lên non.
 d) Con sâu làm giầu nồi canh. I) Giấy rách phải giữ lấy nề.
 5. Tả con đường (hoặc một đoạn đường ) quen thuộc nơi em ở ( hoặc con đường nơi khác mà em thích)
Đề 8
Tìm cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ ,tục ngữ sau:
én bay thấp mưa ngập bờ ao, én bay ca mưa rào lại tạnh.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thí siêng.
Khôn nhà dại chợ.
đi hỏi già về nhà hỏi trẻ.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ dưới đây. Thử phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa tìm được:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
(Nguyễn Duy)
 c) Chị buồn nhớ những ngày qua
 Em vui nghĩ những ngày xa đang gần.
 d) Giã từ năm cũ bâng khuâng
 Đã nghe xuân mới bâng khuâng lạ thường
Tả vẻ đẹp của rừng mơ ở Hương Sơn ( Hà Tây ), trong bài Rừng mơ của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn viết:
 Rừng mơ ôm lấy núi
 Mây trắng đọng thành hoa
 Gío chiều đông gờn gợn
 Hương bay gần bay xa
Hãy ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên.
4.Trong các câu dưới đây có lỗi chính tả hay không?
 Tôi ngắt một chiếc lá thả xuống giòng ... ghề khi lớn lên
Khuyên em trai cần đánh răng cho sạch trước khi đi ngủ
Nhờ một người lớn đưa qua đường lúc có nhiều xe cộ
Bộc lộ sự ngạc nhiên, vui thích khi được xem xiếc thú
3. Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy (có thể thêm một vài từ )
a) Mời anh chị ngồi vào bàn
b) Đem các về kho
9. Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể thêm một vài từ ):
a) Đầu gối đầu gối
b) Vôi tôi tôi tôi
4.Trong bài Nghệ nhõn Bỏt Tràng , nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau:
 Bút nghiêng lất phất hạt mưa
 Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
 Hài hũa đường nét hoa văn
 Dỏng em , dỏng của nghệ nhõn Bỏt Tràng
 Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào?
5.Tả một loài cây có những nét đẹp riêng về hoa và quả mà em yêu thích.
Đề 30
a) Ghộp tiếng ở dũng (1) với tiếng ở dũng (2) để tạo thành 10 từ phức thường dùng:
– nam, nữ
 - sinh, giới, cụng, nhi, trang, tớnh
b) Giải nghĩa các từ phức đó ghộp được với tiếng cụng, tiếng trang ở mục a.
2. Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩy đó trong câu
a) Trong lớp tôi thương xung phong phát biểu ý kiến
b) Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi bạn một điểm mười .
c) Cỏc bạn nữ lau bạn ghế cỏc bạn nam quột lớp
3. . Gạch bỏ những từ viết sai chính tả:
Chung kết, trung kết; sởi lởi, xỏi lởi; đường sá, đường xá; phố sá, phố xá; làm nên, làm lên; sắp xếp, xắp xếp; trân trọng, chân trọng; trân thành, chân thành; ý chí, ý trí; xứ sở, xứ xở.
4. Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
 Thời gian chạy qua túc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ cũng dần xuống
 Cho con ngày một thờm cao
 Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
 Có cả cuộc đời hiện ra
 Lời ru chắp con đôi cánh
 Lớn rồi con sẽ bay xa.
 Theo em, đoạn thơ trên đó bộc lộ những cảm xỳc và suy nghĩ gỡ của tỏc giả?
5. Tả một con vật nuôi gần gũi với em ( hoặc con vật trong vườn thú mà em yêu thích)
Đề 31
1. Điền từ trai hay nam, gái hay hay nữ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ, câu văn dưới đây sao cho thích hợp :
a) Làm.......cho đáng nên......
	 Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đó từng
b) Luật pháp đó quy định rừ quyền bỡnh đẳng giữa ......và.....
c) .....tài .....đảm
d) Những bộ đồng phục....., đồng phục ...của trường em rất đệp.
c) .....mà chi , .......mà chi
 Sinh con cú nghĩa cú nghỡ là hơn.
Viết lại các câu văn dưới đây sau khi sửa lại dấu phẩy đặt sai vị trí:
Anh Kim Đồng nhanh trí dũng cảm, tuyệt vời
Trên đường ra nơi xử bắn chị, Vừ Thị Sỏu ngắt một bụng hoa cài lờn mỏi túc
Chúng em luôn nhớ ơn những vị anh hùng đó hi sinh, vỡ dõn vỡ nước
Rừng cõy im lặng tiếng chim gự nghe trầm ấm.
3. . Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây:
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ....
b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như....
c) Càng bàng trụi lá trông giống ...
d) Tán bàng xoè rộng ra giống ....
4.Trong bài Thợ rốn, nhà thơ khánh Nguyên viết:
 Làm thợ rốn mựa hố cú nực
 Quai một trận, nước tu ừng ực
 Hai vai trần búng nhẫy mồ hụi
 Cũng cú khi thấy thở qua tai
 Làm thợ rèn vui như diễn kịch
 Rõu bằng than mọc lờn bằng thớch
 Nghịch ở đây già trẻ như nhau
 Nên nụ cười nào có tắt đâu
 Đoạn thơ giúp em hiểu về người thợ rèn và công việc của họ ra sao?
5.Tả con vật rất quen thuộc và gắn bó với tuổi thơ của em ( hoặc với địa phương em)
Đề 32
Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phảy cho đúng ở những chỗ có gạch chéo/
 Bé mới mười tuổi / bữa cơm / Bé nhường hết thức ăn cho em / hằng ngày / Bé đi câu cá bống về băm sả / hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gũ về cho mẹ / thấy cỏi thau / cỏi vung nào gỉ người ta vứt/ bé đem về cho ông Mười quân giới/
Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm vào mỗi trường hợp sau:
Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về các loại cây (hoặc hoa, quả) với bộ phận đứng trước nói về khu vườn
Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về một số phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam với bộ phận đứng trước có ý giới thiệu.
Dùng dấu hai chấm (phối hợp với dấu gạch ngang đầu dũng) để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của bố ( hoặc mẹ, anh, chị ) đối với em.
Dùng dấu hai chấm ( phối hợp với dấu ngoặc kép) để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là một thành ngữ ( hoặc tục ngữ) mà em dẫn ra .
3. . Chỉ ra chỗ chưa hợp lí trong từng câu sau:
a) Tôi đề nghị anh Long đang đứng dậy
b) Bố nó khuyên nó sẽ chăm học
4.Nói về nhân vật chị Sứ ( người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ ) trong tác phẩm Hũn Đất của nhà văn An Đức có đoạn viết:
 Chị Sứ yờu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trai sai đó thắm hồng da dẻ chị. Chớnh tại nơi này, mẹ chị đó hỏt ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa.....
 Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vỡ sao chị Sứ rất yờu quý và gắn bú với quờ hương?
5.Tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích .
Đề 33
– Tỡm 5 từ lỏy chỉ giọng núi, cỏch núi của trẻ em ( VD: bi bụ )
Đặt hai câu với hai từ láy ( mỗi câu có một từ) trong số những từ em tỡm được.
a) Đoạn văn dưới đây có một số câu cần đặt dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Em hóy viết lại những cõu đó và đặt dấu ngoặc kép cho đúng:
 Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộm trũn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lỳc chạm bịch vào gốc cau. Rỡ rào, rỡ rào, con mốo nào mới về thế? Cõy cau lắc lư chũm lỏ trờn cao tớt hỏi xuống. Rỡ rào , rỡ rào, chỳ bộ leo lờn đây nào ! Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. Rỡ rào , rỡ rào, ừ chỳ mốo khỏ đấy! Mèo con ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột. Ấy ấy, chú làm xước cả mỡnh tụi rồi, để vuốt sắc mà bắt chuột chứ! Mèo con tiu ngỉu cúp tai lại. Tụt xuống đất. Rỡ rào, rỡ rào, chũm cau vẫn lắc lư trên cao.
Đặt một câu có dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lừoi nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhõn vật; một cõu cú dựng dấu ngoặc kộp để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
3. Sách giáo khoa Tiếng việt 3 tập hai có một số bài học về biện pháp tu từ nhân hoá.Nhân hoá là sự diễn đạt bằng cách biến vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như người. Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm:
a) Mặt trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn
b) Sau ba tháng hè, cái trống trường em lại vang lên từng hồi gióng giả.
c) Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn của sân trường em lại xào xạc lá
d) Kim giờ, kim phút (đồng hồ ) chạy chậm, kim giây chạy thật nhanh
4.Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đỡnh Minh cú viết:
 Đi qua thời ấu thơ
 Bao điều bay đi mất
 Chỉ cũn trong đời thật
 Tiếng người nói với con
 Hạnh phúc khó khăn hơn
 Mọi điều con đó thấy
 Nhưng là con giành lấy
 Từ hai bàn tay con.
 Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gỡ khi con lớn lờn và từ gió thời ấu thơ?
5.Tả cảnh đẹp ở một nơi em đó từng đến thăm và cảm thấy thích thú.
Đề 34
Chia những từ ngữ dưới đây thành hai nhóm: từ ngữ nói về quyền của trẻ em và từ ngữ nói về bổn phận của trẻ em:
Được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
Yờu quý, kớnh trọng, hiếu thảo với ụng bà cha mẹ
Khám chữa bệnh không phải trả tiền tại cơ sở y tế công lập
Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ
Thực hiện trật tự cụng cộng và an toàn giao thụng
Học trường tiểu học công lập không phải trả học phí.
 Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp sử dụng dấu gạch ngang với tác dụng dưới đây:
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong cuộc đối thoại
Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kờ
3. Theo em , những dòng thơ viết về quả sầu riêng của nhà thơ Phạm Hổ dưới đây, từ ngữ, hình ảnh nào em thích nhất:
 Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
 Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng 
 Mời cô, mời bác ăn cùng
 Sỗu riêng mà hoá vui chung trăm nhà
4.Trong bài Con cũ , nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như sau:
 Mai khụn lớn con theo cũ đi học,
 Cỏnh trắng cũ bay theo gút đôi chân
 Lớn lờn, lớn lờn, lớn lờn...
 Con làm gỡ?
 Con làm thi sĩ.
 Cỏnh cũ trắng lại bay hoài khụng nghỉ
 Trước hiên nhà
 Và trong hơi mát câu văn.
 Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cũ trong đoạn thơ trên.
Tả một người mà em hằng yêu thương, có nhiều ấn tượng sâu sắc đối với em.
Đề 35
1.a) Điền từ trẻ hoặc từ già vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
 (1).....thỡ dưỡng cây,....thỡ cõy dưỡng
 (2) .....được bát canh, ......được manh áo mới
 (3) ......trồng na, ......trồng chuối
 (4) Đi hỏi ....., về nhà hỏi .......
 (5) Yêu .... , ......hay đến nhà, kính ..... , .....để tuổi cho.
 b) Nờu nội dung, ý nghĩa của cõu (1) và cõu (5)
2. Đặt câu nói về việc học tập và rèn luyện của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu dưới đây:
a) Câu văn có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn
b) Câu văn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( hoặc trạng ngữ chỉ mục đích)
c) Câu văn có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ phương tiện
3. Sách giáo khoa Tiếng việt 4 tập hai (sách cũ) có một số bài học về định ngữ. Định ngữ là những từ ngữ bổ nghĩa cho danh từ trong câu. Hãy điền từ thích hợp làm định ngữ vào chỗ trống trong từng câu dưới đây, để câu văn được hoàn chỉnh, sinh động và gợi cảm ( danh từ đứng trước từ được in đậm):
a) Cánh diều......ấy như những cánh chim chao liệng giữa bầu trời
b) Chú gà trống có bộ lông ....., cái mào ....., đôi mắt .....
c) Vầng trăng .... đang từ từ nhô lên sau luỹ tre ...
d) ánh trăng .... chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường....
e) Cánh đông lúa....., dập dờn rong gió ....., chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
g) Những ngọn núi đá ...nhô lên như những kim tự tháp, ẩn dấu trong lòng nhiều hang động
4. Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương:
 Nơi này ai cũng quen
 Ngay từ thời tấm bộ
 Khi tay bà, tay mẹ
 Con dắt vũng đi men.
 Nơi bố mẹ ngày đêm
 Lỳc nào qua cũng vội
 Nơi bạn bè chạy tới
 Thường lúc nào cũng vui.
 Nơi này đó đưa tôi
 Buổi đầu tiên đến lớp
 Nay con đường xa tắp
 Vẫn đang chờ tôi đi.
 Hỡnh ảnh ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên trên gợi cho em nghĩ đến những điều gỡ đẹp đẽ và sâu sắc?
5 . Hóy kể một cõu chuyện núi về tỡnh bạn( hoặc tỡnh cảm gia đỡnh, tỡnh nghĩa thầy trũ) từng để lại ấn tượng sâu sắc đối với em trong những ngày thơ ấu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE BDHSG TIENG VIET 5.doc