Đề cương ôn tập học kì I Khoa - Sử - địa

Đề cương ôn tập học kì I Khoa - Sử - địa

KHOA HỌC KHỐI 4

Câu 1: Như mọi sinh vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?

TL: Như mọi sinh vật, con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để duy trì sự sống.

Câu 2: Nêu tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ như thế nào?

TL: Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuàn hoàn, bài tiết.Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.

Câu 3: Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chất bột đường?

TL: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.

-Chất bột đường: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Khoa - Sử - địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI KHOA-SỬ-ĐỊA
KHOA HỌC KHỐI 4
Câu 1: Như mọi sinh vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
TL: Như mọi sinh vật, con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để duy trì sự sống.
Câu 2: Nêu tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ như thế nào?
TL: Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuàn hoàn, bài tiết.Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.
Câu 3: Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chất bột đường?
TL: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
-Chất bột đường: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Câu 4: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
TL: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định.Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Câu 5: Nêu một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
-Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần: chọn thức ăn tươi, sạch có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn, nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết.
Câu 6: Nước có những tính chất gì?
TL: nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
Câu 7: mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 
TL: Nước ở sông, hồ, ao, biểnbốc hơi lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti, nhiều giọt nước nhỏ li ti tạo nên các nhóm mây.Các giọt nước có trong đám mây lớn dần và rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 8: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ?
TL: có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
-Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt.
-Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua sử lý xả thẳng vào sông hồ.
-Khói bụi từ khí thải nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
-Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầulàm ô nhiễm nước biển.
Câu 9: Không khí có những tính chất gì? Gồm những thành phần nào?
TL: không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Không khí gồm hai thành phần chính là ô xy duy trì sự cháy và ni tơ không duy trì sự cháy.Ngoài ra còn có khí cacbonic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Câu 10: Nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
TL: không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối, giếng. Chum, vại để nước phải có nắp đậy.
Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các qui định của hồ bơi, khu vực bơi. 
TRẮC NGHIỆM
1/ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động?
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể bình thường
Cơ thể sẽ chết -Đ
Cơ thể khoẻ mạnh
2/Trong một số thức ăn dưới đây, thức ăn nào không chứa chất bột đường?
Khoai lang b.Gạo
Ngô d.Tôm -Đ
3/ Vai trò của chất béo :
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K -Đ
Giúp cơ thể phòng chống bệnh
Xây dựng và đổi mới cơ thể
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống
4/ Vai trò của vi-ta-min :
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K
Giúp cơ thể phòng chống bệnh
Xây dựng và đổi mới cơ thể
Không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần cho hoạt sống của cơ thể -Đ
5/ Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải có chế độ ăn như thế nào cho hợp lí?
Ăn thật nhiều thịt
Ăn thật nhiều cá
Ăn thật nhiều rau
Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn -Đ
6/ Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
Vì chất đạm do cá cung cấp bổ dưỡng hơn
Vì chất đạm do cá cung cấp dễ tiêu hơn chất đạm do thịt gia cầm và gia súc 
Vì cá có chứa chất phòng chống xơ vữa động mạch
Tất cả các ý trên -Đ
7/ Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
Để phòng tránh bệnh tiểu đường
Để phòng tránh bệnh huyết áp cao -Đ
Để phòng tránh bệnh huyết áp thấp
Để phòng tránh bệnh tim mạch
8/ Vì sao cần ăn rau và và quả chín hằng ngày?
Để đủ các loại vi-ta-min
Để đủ chất khoáng
Chống táo bón
Tất cả các ý trên -Đ
9/ Trong các cách dưới đây, cách nào giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ô thiu?
Làm khô
Ướp lạnh
Ướp mặn, đóng hộp
Tất cả các ý trên -Đ
10/ Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, chúng ta phải làm gì?
Chỉnh thức ăn cho hợp lí
Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị
Cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ
Tất cả các ý trên -Đ
11/ Một số biểu hiện nào dưới đây khi bị bệnh?
Chán ăn, đau bụng
Sốt, ho
Tiêu chảy
Tất cả các ý trên Đ
12/ Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
Ăn đủ chất để phòng suy dinh dưỡng
Uống dung dịch ô-rê-dôn
Uống nước cháo muối
Tất cả các ý trên Đ
13/ Cần phải làm gì để đề phòng tai nạn đuối nước?
Không chơi đùa gần ao hồ, sông, suối
Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy
Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, giông bão
Tất cả các ý trên Đ
14/ Nước có những tính chất gì?
Chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi
Không vị, không có hình dạng nhất định
Thấm qua một số vật và hòa tan một số chất
Tất cả các ý trên Đ
15/ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là :
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước
Từ hơi nước ngưng tụ thành nước
Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại Đ
16/ Vì sao nước cần cho sự sống?
Vì nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật
Vì nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại
Vì nước còn là môi trường sống của nhiều động thực vật
Tất cả các ý trên Đ
17Theo em, trong các loại nước dưới đây, nước nào dùng tốt cho sức khỏe?
Nước mưa Đ
Nước giếng
Nước máy
Nước sông
18Các bệnh nào dưới đây liên quan đến nguồn nước ô nhiễm?
Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột Đ
Viêm phổi, lao, cúm
Các bệnh về tim mạch
Các bệnh về da
19Các cách làm sạch nước dưới đây, cách nào đạt tiêu chuẩn nhất?
Đun sôi -Đ
Lọc nước bằng giấy lọc, bông; cát, sỏi, xỉ than, than củi
Khử trùng bằng nước gia-ven 
Khử trùng bằng nước ô-xi già
20/ Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần phải làm gì?
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước
Xây dựng nhà tiêu cách xa nguồn nước, cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước
Tất cả các ý trên Đ
LỊCH SỬ
Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta? Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ?
TL: -Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
+Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật
Câu 2: Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì?
TL: Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục người Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
Câu 3: Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938?
TL: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng.Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn Ngô Quyền cho quân bơi thuyền vừa đánh vừa rút lui nhử giặc vào bãi cọc.Chờ lúc thủy triều xuống, cọc nhọn nhô lên quân ta mai phục đánh quyết liệt và tiêu diệt địch.
Câu 4: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
TL: Đến cuối Thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Tần được thành lập.Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long tên nước vẫn là Đại Việt.
Câu 5: Nhà Trần quan tâm đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
TL: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê xứ, năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
TRẮC NGHIỆM
1/ Vị vua đầu tiên của nước ta là?
£ An Dương Vương.
£ Vua Hùng Vương.. Đ
£ Ngô Quyền.
2/ Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì?
£ Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
£ Xây dựng thành Cổ Loa.
£ Cả hai ý trên đều đúng. Đ
3/ Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?
£ Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh. Đ
£ Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.
£ Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
4/ Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?
£ 179 TCN
£ Năm 40 - Đ
£ Cuối năm 40
5/ Ai là người lãnh đạo chống lại quân Nam Hán?
£ Ngô Quyền. Đ
£ Hai Bà Trưng.
£ Dương Đình Nghệ.
6/ Em hiểu như thế nào về cụm từ “loạn 12 sứ quân”?
£ Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng.-Đ
£ 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua.
£ 12 cánh quân xâm lược nước ta.
7/ Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì?
£ Lê Đại Hành. Đ
£ Lê Long Đĩnh.
 c. £ Lê Thánh Tông.
8/ Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?
£ Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt -Đ
£ Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.
£ Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.
9/ Dưới thời Lý đạo Phật được truyền bá như thế nào?
£ Được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Đ
£ Chưa xuất hiện.
£ Mới xuất hiện nên truyền bá chưarộng rãi.
10Vua Trần đặt chông lớn ở thềm cung điện để làm gì?
£ Để dân đến đánh khi có điều gì cần xin, hoặc bi oan ức.
£ Để dân đến đánh khi có lễ hội.
£ Để tạo vẻ đẹp thêm cho cung điện.
	ĐỊA LÍ
1/ Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng liên Sơn
 - Địa hình: HLS là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn n úi
 rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
 -Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh n ăm.
2/ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS
Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...
Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa,.....
3/ Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
- Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn, các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon tum, Đắk 
lắk, Lâm Viên, Di Linh..
- khí hậu có hai mùa rõ rệt:
mùa khô: trời nắng gay gắt đất khô vụn bở
mùa mưa: thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
4/ Nêu những đặc điểm chủ yếu về địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của.nước ta.
- Đồng bằng Bắc Bộ rộng thứ hai cả nước, có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường
 bờ biển.
- Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi , có hệ thống đê ngăn lũ.
5/ Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ:
- Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
- Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- có hàng trăm nghề thủ công truyền thống:dệt lụa,sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,...
ÔN TẬP TRẮC NGHIÊM
 1/Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?
£ Sông Lô và sông Hồng .b.£ Sông Lô và sông Đà.
£ Sông Hồng và sông Đà. -Đ
 2/.Hoàng Liên Sơn là nơi có dân cư như thế nào?
£ Dân cư đông đúc. b.£ Dân cư thưa thớt. –Đ c.£ Không có dân.
 3/Ở HoàngLiên Sơn, các dân tộc thường tổ chức lễ hội vào mùa nào trong năm?
a.£ Mùa hè. b.£ Mùa thu. c.£ Mùa xuân. -Đ
 4/Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
£ Đỉnh núi. b.£ Sườn núi. –Đ c. £ Thung lũng.
5/Vùng trung du Bắc Bộ được mô tả như thế nào?
£ Là vùng núi với các đỉnh tròn sườn thoải.
£ Là vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải. -Đ
£ Là vùng đồi với các đỉnh nhọn sườn thoải.
6/Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa?
a .£ Hai mùa rõ rệt: mùa mưavà mùa khô. -Đ
b .£ Hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa xuân.
C .£ Hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông.
 7/Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm gì?
£ Dùng để sinh hoạt tập thể như lễ hội, tiếp khách của cả buôn  -Đ
£ Dùng để cất giữ những vật quý giá nhất của buôn làng.
£ Dùng để ở khi dân làng bị thú dữ tấn công
 8/ Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại phương tiện giao thông nào?
a.£ Đường sắt, đường ôtô. b.£ Đường hàng không. c.£ Cả hai ý trên đều đúng. -Đ
 9/Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về:
 a. £ Rừng thông và thác nước. b.£ Du lịch, nghỉ mát, hoa quả và rau xanh.
 £ Cả hai ý trên đều đúng. -Đ
 10/Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
£ Đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. -Đ
£ Đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc.
£ Đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung ít nhất nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG KSD HKI 4.doc