Đề cương ôn tập môn Lịch sử - Địa lý lớp 5

Đề cương ôn tập môn Lịch sử - Địa lý lớp 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ LỚP 5

A- LỊCH SỬ

Câu1. Em hãy nêu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

 Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp. Vua ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhận được lệnh, Trương Định băn khoăn suy nghĩ rất nhiều: Làm quan thì phải tuân lệnh Vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và ý dân Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải lẽ.

Câu2. Hãy cho biết tình cảm của nhân với Trương Định và Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Trương Định đang băn khoăn chưa biết làm thế nào giữa ý vua và lòng dân. Trong khi đó, Phan Tuấn, một chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định làm chủ soái. Đề xuất đó được dân chúng và nghĩa quân ủng hộ. Họ làm lễ tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái”.

Cảm kích trước lòng tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua ở lại cùng nhâng dân chống giặc Pháp.

Câu3. Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ và thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước những đề nghị của ông.

 * Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu, ông đã trình lên vua Tự Đức những đề nghị canh tân đất nước với nội dung:

- Mở rộng quan hệ ngoại giao buôn bán với nhiều nước

- Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về rừng, biển, đất đai, khoáng sản để phát triển kinh tế.

- Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.

- Xây dựng quân đội hùng mạnh để đánh Pháp.

*Trước những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, các quan trong triều có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi. Trước sự lạc hậu và bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ đã không được thực hiện.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử - Địa lý lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn lịch sử - địa lý lớp 5
A- lịch sử
Câu1. Em hãy nêu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
	Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp. Vua ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhận được lệnh, Trương Định băn khoăn suy nghĩ rất nhiều: Làm quan thì phải tuân lệnh Vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và ý dân Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải lẽ.
Câu2. Hãy cho biết tình cảm của nhân với Trương Định và Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Trương Định đang băn khoăn chưa biết làm thế nào giữa ý vua và lòng dân. Trong khi đó, Phan Tuấn, một chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định làm chủ soái. Đề xuất đó được dân chúng và nghĩa quân ủng hộ. Họ làm lễ tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái”. 
Cảm kích trước lòng tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua ở lại cùng nhâng dân chống giặc Pháp.
Câu3. Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ và thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước những đề nghị của ông.
 *	Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu, ông đã trình lên vua Tự Đức những đề nghị canh tân đất nước với nội dung:
Mở rộng quan hệ ngoại giao buôn bán với nhiều nước
Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về rừng, biển, đất đai, khoáng sản để phát triển kinh tế.
Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc. 
Xây dựng quân đội hùng mạnh để đánh Pháp.
*Trước những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, các quan trong triều có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi. Trước sự lạc hậu và bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ đã không được thực hiện.
Câu4. Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế của Tôn Thất Thuyết.
 Trước sự uy hiếp trắng trợn của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. Một giờ sáng ngày 5/7/1885, trong cảnh đêm khuya vắng lặng của chốn đế đô, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Tiếp đó tiếng súng dồn vang, lửa cháy rừng rực, Tôn Thất Thuyết cho các đạo quân tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, sau thời gian hoảng hốt ban đầu, quân Pháp ra sức cố thủ đến sáng thì phản công lại. Giặc Pháp tiến quân vào kinh thành mặc sức giết người và tàn phá. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. 
Câu5. Lời kêu gọi của chiếu Cần Vương có tác dụng gì? 
	Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quản Trị. Tại đây ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp. Lời kêu gọi Cần Vương đã làm bùng lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỷ 19 gọi là phong trào Cần Vương.
Câu6. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?
	Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột , vơ vét tài nguyên của đất nước ta. Khi đó ở Việt Nam đã xuất hiện các ngành kinh tế mới: 
Về công nghiệp : Chủ yếu là dệt, khai thác khoáng sản, sản xuất điện, nước, xi măng
Về nông nghiệp : Xuất hiện các đồn điền trồng cà phê, chè, cao su
Về giao thông vận tải có: Đường sắt, đường ô tô.
Câu7. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở nước ta, những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những tầng lớp, giai cấp mới nào trong xã hội?
	Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội Việt nam có nhiều thay đổi. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành ; thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ Các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ xuất hiện thu hút hàng vạn nông dân mất ruộng đất, nghèo đói vào làm việc và trở thành công nhân.
Câu8. Thuật lại phong trào Đông Du. 
Năm 1904, Phan Bội Châu cùng với những người chung chí hướng lập ra hội Duy Tân. Đại diện cho hội, năm 1905, ông sang Nhật nhờ người Nhật giúp đỡ đào tạo thanh niên Việt Nam yêu nước. Được sự đồng ý giúp đỡ của một số người Nhật, ông trở về nước động viên thanh niên sang Nhật học. Lúc đầu chỉ có 9 người. Để có đủ tiền ăn học, 9 người đã phải làm đủ các nghề kể cả việc đánh giày hay rửa bát đĩa trong các quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ được bữa nay lo bữa mai, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Với tấm lòng mong mỏi học tập để cứu nước ra khỏi ách nô lệ, nhóm sinh viên này đã vượt qua mọi khó khăn để học tốt. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông Du. Vì vậy, tiền trong nước gửi ra ủng hộ ngày càng nhiều và hàng trăm thanh niên nô nức sang Nhật học. Sau khi học tiếng Nhật, sinh viên Việt Nam được đưa vào các trường học riêng. Họ học khoa học và quân sự. Ai cũng mong mau chóng học xong để về thực hiện ý chí cứu nước của mình. 
 Phong trào Đông Du phát triển làm cho thực dân Pháp rất lo ngại. Năm 1908, chính phủ Pháp thoả thuận với Nhật chống lại phong trào. ít lâu sau, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất sinh viên Việt Nam và phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông Du thất bại. Tuy vậy nó đã mở đầu cho phong trào yêu nước rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Câu9. Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
	Phong trào Đông Du thất bại vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá.
Câu10. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
 Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại làng Sen (Kim Liên) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (Một nhà nho đỗ phó bảng có lòng yêu nước). Nguyễn Tất Thành là một người yêu nước thương dân, có chí khí đánh đuổi quân xâm lược. Ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy nỗi thống khổ của đồng bào khi đất nước có giặc ngoại xâm. Người cũng đã được giác ngộ tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như :Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Chinh, Phan Bội Châunhưng không tán thành cách làm của họ. Chính vì lẽ ấy mà Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Câu11. Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài tìm đường cứu nước?
	Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Tất Thành đã quyết trí ra đi tìm đường cứu nước. Người đã biết trước, khi ở nước ngoài chỉ có một mình rất mạo hiểm, nhất là khi đau yếu ; bên cạnh đó, Người cũng không có tiền nên phải làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
Câu12. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?Do ai chủ trì?
	Từ giữa năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời ba tổ chức Cộng sản. Các tổ chức Cộng sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp, tổ chức các cuộc bãi công, biểu tình...Để tăng thêm sức mạnh của Cách mạng, cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản .
	Đầu xuân1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc, hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở Hồng Kông (Trung Quốc)
Câu13. Hãy trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam.
 Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, trong hoàn cảnh bí mật, hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối Cách mạng nước ta.
 Từ đó, Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn. Ngày3-2 trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu14. Hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
 Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Yên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo Nam triều.”, “Nhà máy về tay thợ thuyền ”, “Ruộng đất về tay dân cày.”...Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
 Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 – 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử ra người lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
Câu15. Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ –Tĩnh diễn ra điều gì mới?
	Suốt thời kì có chính quyền nhân dân, ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc, ..cũng bị đá phá. Đặc biệt là chính quyền Cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí. Nhân dân các thôn xã vui mừng, phấn khởi. Nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, nghe giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung. Ai cũng thấy mình được thoát khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm.
Câu16. Tại sao ngày19- 8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng tám năm1945 ở nước ta?
 Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội, Cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi quyết định. Chính vì vậy ngày 19/8 được chọn làm ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
Câu17. Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945.
 Ngày 2/9/1945, Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Các nhà máy, cửa hiệu đều nghỉ việc, chợ không họp. Đồng bào Hà Nội, già, trẻ, trai gái đều xuống đường Những dòng người từ khắp các ngả tập trung về quảng trường Ba Đình. Trời hôm ấy thật đẹp. Trời thu trong xanh, nắng thu vàng óng làm đẹp thêm cho quảng trường lịch sử. Quảng trường Ba Đình tràn ngập cờ hoa với một biển người đến dự mít tinh đang hồi hộp chờ đón giây phút thiêng liêng. Đội danh dự trang nghiêm đứng xung quanh lễ đài mới dựng. Đúng 14 giờ, buổi lễ bắt đầu, Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bác giơ tay vẫy chào đồng bào. Nhân dân vỗ tay hoan hô như sấm dậy. Với dáng điệu khoan thai, Bác ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên ng ... nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy phong trào yêu nước của nhân dân.
Câu 6. 
	Năm 1904 lập hội duy Tân.
	Năm 1905 Phan Bội Vhâu sang Nhật Bản tìm kiếm sự giúp đỡ.
	Năm 1908 Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu.
	Năm 1909 phong trào tan dã 
.
Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Câu 1. Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
	Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Câu 2. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
	Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài là con đường phù hợp.
Câu 3. Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu? tên con tàu nào? Vào ngày nào?
	Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên mới – Văn Ba đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ-tờ-rê-vin.
Câu 4. Vì sao Cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?
	Nơi đây đã diễn ra sự kiện lịch sử: Bác Hồ ra đi tìm đường cưú nước mới. Nhờ đó cách mạng Việt Nam có được con đường cách mạng đúng đắn.
Câu 5. Thông qua bài học em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
	Bác Hồ luôn suy nghĩ và hành động vì đát nước, vì nhân dân
.
Bài 7. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu1. Đảng ta được thành lập trong điều kiện nào?
	Từ những năm 1926 – 1927, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929 ở Việt Nam ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức đã lãnh đạo phong trào cách mạng đấu tranh chống Thực dânPháp, nhưng lại công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức công sản, thành lập một Đảng duy nhất.
Câu 2. Hội nghị Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? Vào thời gian nào?
	Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc) do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chủ trì.
Câu 3. Nêu kết quả của hội nghị?
	Kết quả của hội nghị đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản lại thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, hội cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Câu 4. ý nghĩa của sự thành lập Đảng?
	Sự kiện ngày 3 – 2 – 1930 trở thành một mốc lớn trong lịch sử Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng.
Bài 8. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Câu 1. Hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An?. 	
	Ngày 12 – 9 -1930 , hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn ( Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm tiến về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm vừa đi vừa hô khẩu hiệu “ Đả đảo Đế Quốc”, “ Đả đảo Nam Triều”, “ Nhà máy về tay thợ thuyền”, Ruộng đất về tay dân cày”. Thực dân Pháp cho quân đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người biểu tình, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương
	Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 – 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở...Những kẻ đứng đầu chính quyền thôn xã sợ bỏ chạy chốn hoặc đầu hàng.
Câu 2. Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh chiếm được chính quyền cách mạng ( trong những năm 1930 – 1931)?
	Không ttrộm cắp.
	Những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan bị xoá bỏ.
	Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
	Xoá bỏ các thứ thuế vô lí.
Nhân dân được nghe giải thích các chính sách, được bàn công việc chung.
Câu 3. Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
	Người dân ai cũng thấy phấn khởi khi thoát khỏi ách nô nệ và trở thành người chủ thôn xóm.
Câu 4. ý nghĩa của phong ttrào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
	Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cho thấy sự dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
	Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bài 9: Cách mạng Mùa Thu.
Câu 1. Em biết gì về ngày 19 -8 ?
	Ngày 19 – 8 là ngày kỉ niệm cách mạng Tháng Tám.
Câu 2. Em hãy điền tên các sự kiện dưới đây ?
	Cuối năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta.
	Tháng 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp để xâm chiếm nước ta.
Giữa tháng 8 – 1945 quân Nhật ở Châu á thua trận và ra đầu hàng Đồng Minh.
Câu 3. Nhận thấy kẻ thù của dân tộc đang suy giảm đi rất nhiều, Đảng ta đã làm gì?
	Nhận thấy thời cơ đến, Đảng ta đã nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn nước.
Câu 4. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào? Em hãy tường thuật cuộc khởi nghĩa đó?
	Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Bác Hồ nhân dân khắp nơi đã nổi dậy, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
	Ngày 18 – 8 – 1945 cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng tràn ngập khí thế cách mạng.
	Sáng ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng. Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu... tiến về quảng trường nhà hát lớn thành phố. Đến trưa đại diện Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của đội tự vệ chiến đấu xông vào các cơ quan đầu não cuả địch như phủ Khâm Sai, sở Mật Thám, sở cảnh sát, trại Bảo An Binh.
	Khi đoàn biểu tình đến phủ Khâm Sai, lính Bảo An ở đây sẵn sàng nổ súng. Quần chúng nhất tề hô vang khẩu hiệu, đập cửa đồng thời hô vang khẩu hiệu là thuyết phục lính Bảo An đừng bắn, nhiều người vượt hàng rào sắt vào phủ.
	Chiều ngày 19 – 8 -1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
Câu 5. Tiếp theo Hà Nội những nơi nào giành được chính quyền?
	Tiếp theo Hà Nội là Huế ( 23 – 8 – 1945 ) tiếp đén là Sài Gòn ( 25 – 8) và đến ngày 28 – 8 -1945 cuộc tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước
.
Câu 6. Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám?
	Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo. đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
Câu 7. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
	Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp, Lật đổ ngai vàng phong kiến đô hộ hơn 100 năm, đưa lại độc lập cho dân tộc, quyền làm chủ cho nhân dân.
Câu 8. Vì sao ngày 19 – 8 được lấy làm ngày kỉ niệm cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
	Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu cổ vũ nhân dân cả nước tiến lên giành chính quyền.
Bài 10. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Câu 1. Miêu tả quang cảnh Hà Nội ngày 2 – 9 – 1945?
	Ngày 2 – 9 – 1945, Hà Nội tưng bừng cờ hoa ( một vùng trời bát ngát cờ hoa).
	Đồng bào hà Nội khong kể già, trẻ, gái, trai mọi người đều hướng về Ba Đình đón chờ buổi lễ.
	Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
Câu 2. Buổi lễ của dân tộc ta được tiến hành như thế nào?
	Đúng 14 giờ ngày 2 – 9 – 1945, Bác Hồ và các vị trog chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân, rồi Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập, tiếp đến các thành viên của chính phủ lâm thời bước lên ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào quốc dân.
Câu 3. Cuối bảng tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì?
	“ Nước Việt Nam có quyền hưởnh tự do và độc lập, và sự thật đã là một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy” 
Câu 4. Nội dung chính của 2 đoạn trích trong tuyên ngôn Độc Lập Là gì?
	Bản Tuyên Ngôn Độc Lập mà Bác Hồ đọc ngày 2 – 9 – 1945 đã khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.
Câu 5. Trong buổi lễ nhân dân đã thể hiện ý trí của mình vì độc lập tự do như thế nào?
	Bác Hồ giơ tay vẫy chào đồng bào, Nhân dân hô vang như sấm dậy.
	Bác hỏi: “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Hơn nửa triệu người hô vang như sấm: “ có”.
	Bác Hồ đọc xong cả đoàn người hoan hô như sấm dậy, cả rừng cờ vẫy lên không ngớt.
Câu 6. ý nghĩa của sự kiện lịch sử 2 – 9 – 1945?
	Sự kiện lịch sứ ngày 2 – 9 – 1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, Kết thúc hơn 80 năm Thực dân Pháp đàn áp và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự kiện này một lần nữa khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
Câu 7. Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập?
	Trong bộ quần áo Ka ki, Bác bước lên lễ đài, giơ tay vẫy trào đồng bào... Bác ra hiệu cho nhân dânim lặng và đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập: “ Hỡi đồng bào cả nước...”, đọc được nửa chừng Bác lại hỏi: “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị, thân thương và cũng vô cùng kính trọng nhân dân
Ôn tập: Hơn 80 năm chống Thực dân Pháp đàn áp và đô hộ ( 1858 – 1945 )
	+ 1 – 9 – 1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
	+ 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Thực dân Pháp.
	+ 1859 – 1864 phong trào chống Pháp của Trương Định.
	+ 5 – 7 – 1885 cuộc phản công ở kinh thành Huế.
	+ Nửa cuối thế kỉ XIX, phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
	+ đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
	+ Năm 1409 lập hội Duy Tân 
	+ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật tìm kiếm sự giiúp đỡ.
	+ Năm 1908 Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước Việt Nam.
	+ Năm 1909 phong trào Đông Du tan dã.
	+ Từ 1905 đến 1908 phong trào Đông Du.
	+ 5 – 6 – 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
	+ 1929 lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản.
	+ Từ 3 – 7 / 2 / 1930 hội nghị thành lập Đảng họp.
	+ ngày 3 / 2 / 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
	+ 3 / 2 thành lập Đảng
	+ 1930 – 1930 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
	+ 12 / 9 / 1930 cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên
	+ 12 / 9 ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh
	+ Giữa 1931 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dập tắt
	+ 14 / 8 / 1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh
	+ Chiều 19 / 8 / 1945 khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà nội giành toàn thắng
	+ 23 / 8 / 1945 khởi nghĩa ở Huế toàn thắng
	+ 25 / 8 / 1945 cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn
 	+ 28 / 8 /1945 cuộc khởi nghĩa thành công trong cả nước
	+ Tháng 8 – 1945 cách mạng Tháng tám
	+ Ngày 2 / 9 / 1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cônggj hoà
	+ Ngày 2 / 9 / 1945 là ngày quốc khánh của nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docA ! DE CUONG ON TAP LS - DL LOP 5.doc