Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê - mi.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong bài. HS khá trả lời được câu hỏi 4 SGK.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 
 Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2013 
(Nghỉ. Dạy bù vào sáng thứ 5 ngày 2/5/2013)
Tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê - mi.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong bài. HS khá trả lời được câu hỏi 4 SGK.
II. Các hoạt động dạy học.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Y/cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và nêu nội dung bài.
- GV đánh giá, cho điểm 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.(10')
 - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, chia đoạn.
- Y/cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt) .
+ Lượt 1 : GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
+ Lượt2: hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ khó hiểu: đắc chí
- Yêu cầu HS đọc phần chú thích
 - Y/cầu HS luyện đọc theo cặp, nêu cách đọc toàn bài.
+ Lượt 3: Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
- GV đọc toàn bài: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện nhẹ nhàng đầy cảm xúc. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Từ hôm đó, không bao lâu, ngày một, ngày hai vv... 
HĐ2: Tìm hiểu bài. (10')
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- TN: ngày một ngày hai
+ Qua các chi tiết trên, tác giả muốn giới thiệu cho chúng ta biết về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
- TN: sao nhãng, tấn tới
+ Qua các chi tiết trên , tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- KL: Qua câu chuyện này, ta càng thấy rõ học tập là một trong những quyền lợi thiết yếu của tuổi thơ. Trẻ em có quyền được học tập, được dạy bảo. Được đi học là hạnh phúc. Thất học là bất hạnh. Do đó được đi học thì chúng ta phải cố gắng, chăm chỉ và chuyên cần, phấn đấu học giỏi để trở thành công dân tốt, chủ nhân của đất nước tương tai.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (10')
- Gọi HS đọc toàn bài 
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
+ GV đọc mẫu .
+Y/cầu HS luyện đọc theo cặp.
- tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò. (1')
+ Nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Nếu trái đất thiếu trẻ con . 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS khác nhận xét 
- HS thực hiện yêu cầu.
- 3 HS đọc bài tiếp nối, lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc:
+ Đoạn 1: Cụ Vi-ta-li... mà đọc được.
+ Đoạn 2: Khi dạy tôi ... vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Từ đó .... đứa trẻ có tâm hồn.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
- HS theo dõi GV đọc.
- HS đọc, trả lời câu hỏi 1 SGK.
+ Rê-mi học chữ trên đường, hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có thầy dạy là cụ Va- ta- li, chủ gánh xiếc, học trò là cậu bé Rê – mi và con chó Ca- pi . Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng dẹt khắc chữ nhặt trên đường lưu diễn.
ý1: Lớp học của Rê - mi rất ngộ nghĩnh
- HS đọc và trả lời câu hỏi 2, SGK.
+ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
+ Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Cáp-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một chút nào.
+Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi trả lời đó là cậu thích nhất.
* ý 2: Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập. 
+ Trẻ em cần phải cố gắng, say mê học tập.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi , nhận xét.
- HS nghe GV đọc mẫu và phát hiện chỗ nhấn giọng của đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm. HS khác nhận xét
+ Nội dung: Sự quan tâm tối trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê - mi.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết giải bài toán về chuyển động đều.
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4')
+ Nêu công thức tính thời gian, vận tốc, quãng đường của một chuyển động đều?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập (7')
 - Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK, trang 171. 
- GV hướng dẫn bài khó cho HS.
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài. (23')
Bài 1: Củng cố cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Củng cố tính thời gian của hai động tử chuyển động cùng chiều xuất phát cùng một lúc.
- Y/cầu HS chữa bài trên bảng. HS có thể làm theo cách nào khác (dựa vào bài toán tỉ lệ thuận)
3. Củng cố, dặn dò. (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
- 1 HS nêu công thức tính. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - HS làm bài tập 1, 2 SGK, trang 171
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của từng bài tập.
- HS nêu bài khó.
- HS khá, giỏi nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa bài, HS khác nhận xét.
a. Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120 : 2,5 = 48 ( km/giờ
b. Đổi: Nửa giờ = giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c. Thời gian người đó đi bộ là.
 6 : 5 = 1,2 ( giờ)
 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút
Đáp số: 1 giờ 12 phút
- 1 HS chữa bài, HS khác nhận xét.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 ( km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 ( km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3 - 1,5 = 1,5 ( giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
- Về nhà làm bài tập VBT.
- Về nhà nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ 3 ngày 30 tháng 4 năm 2013
(Nghỉ lễ. Dạy bù vào chiều thứ 5 ngày 2/5/2013)
Luyện từ và câu
ÔN tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Luyện tập về viết hoa tên các cơ quan , tổ chức . 
 - Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu: Dấu ngoặc kép .
 - Xác định các thành phần của câu.
 - Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
II. Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua từng bài tập.
Bài 1: Viết các tên chỉ tổ chức, cơ quan, đơn vị sau đây theo quy tắc viết hoa:
 hội khoa học lịch sử Việt Nam ; công ti gang thép Thái Nguyên ; tổng công ti cao su Việt Nam ; dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư ; uỷ ban giải thưởng cô va lép xkai a; viện công nghệ sinh học; bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; viện cơ điện nông nghiệp.
Đáp án:
 Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ; Công ti Gang thép Thái Nguyên ; Tổng công ti Cao su Việt Nam ; Dự án Xây dựng khu nhà ở tái định cư ; Uỷ ban Giải thưởng Cô- va- lép -xkai- a; Viện Công nghệ sinh học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Cơ điện nông nghiệp.
Bài 2: ( Dành cho HS yếu, TB )
 Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: trẻ con ; trẻ em; trẻ măng; trẻ trung.
 a, Chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
 b. Một kĩ sư trẻ măng, vừa rời ghế nhà trường.
 c. Tính tình còn trẻ con quá.
 d. Năm mươi tuổi , chứ còn trẻ trung gì .
Bài 3: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng đoạn trích sau:
Cuối cùng, Chim Gõ Kiến đến nhà Gà. bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : Đến mai bác ạ . Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên : Mệt! Mệt lắm, mệt lắm !
Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm. Từ đó, có người gọi Bắc là Tối dạ.Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm. 
Đáp án:
a . Cuối cùng, Chim Gõ Kiến đến nhà Gà. bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : “ Đến mai bác ạ ”. Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên : “Mệt ! Mệt lắm, mệt lắm!”
b. Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: “ Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm ”. Từ đó, có người gọi Bắc là “Tối dạ”. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm. 
Bài 4: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.
 TN CN VN
Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, 
 CN VN CN VN
lửa đỏ bập bùng cháy.
Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, 
 TN CN VN
tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ.
 CN CN VN
 - HS làm bài và chữa bài.
GV củng cố kiến thức qua từng bài cho HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết giải bài toán có nội dung hình học.
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Y/cầu HS chữa bài tập 2 VBT của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:* - Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. (6')
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 3 (a,b) . 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của từng bài tập, xác định từng yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn bài khó cho HS.
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài (24')
Bài 1: Củng cố giải bài toán có liên quan đến diện tích của hình chữ nhật và hình vuông.
- GV gọi HS chữa bài. 
Bài 3: Củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác.
- GV nhận xét, củng cố cấch giải.
3. Củng cố, dặn dò. (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về biểu đồ.
- 1 HS chữa bài tập 2 
- HS khác nhận xét 
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của từng bài tập.
- HS nêu bài khó; bài 3
- HS khá, giỏi nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS chữa bài.
Bài giải:
 Chiều rộng của nền nhà là:
 8 x 3 : 4 = 6 ( m )
 Diện tích của nền nhà là:
 6 x 8 = 48 (m2) hay 4800dm2
 Diện tích mỗi viên gạch là:
 4 x 4 = 16 ( dm2 )
Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà là:
 4800 : 16 = 300 (viên)
 Số tiền dùng để mua gạch là:
 20.000 x 300 = 6000.000 (đồng)
Đáp số: 6000.000 đồng
- 1 HS chữa bài.
Bài giải
a. Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
( 28 + 84 ) x 2 = 224(cm)
b. Diện tích của hình thang EBCD là:
( 28 + 84) x 28 : 2 = 1568(cm2)
Đáp số: 224 cm
 1568 cm2
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật:
 Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 2 )
I. Mục tiêu : HS cần phải: 
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay:
+ Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
+ Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK. 
 II. Đồ dùng dạy học 
-  ... bài ở bảng lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
a. x + 3,5 = 4,72 + 2,28
 x + 3,5 = 7
 x = 7 - 3,5
 x = 3,5
b. x - 7,2 = 3,9 + 2,5
 x - 7,2 = 6,4
 x = 6,4 + 7,2
 x = 13,6
- HS nêu cách làm.
- 1 HS chữa bài.
Bài giải:
 Đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
 150 x = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đát hình thang là
 250 x = 100 ( m)
Diện tích của mảnh đất hình thang là:
( 150 + 250 ) x 100 : 2 = 20000 ( m2)
 Đổi : 20000 m2 = 2 ha
Đáp số: 20000m2 ; 2 ha
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2013
(Dạy vào sáng thứ 7 ngày 4/5/2013) 
Tập làm văn
Trả bài văn tả người.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bài làm của HS giáo viên đã chấm.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (3')
+ Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Tìm hiểu đề. (4')
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong từng đề bài.
HĐ2. Nhận xét kết quả bài viết của HS (6') 
* Những ưu điểm chính: Đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt câu, ý gọn hơn bài trước. 
* Những hạn chế, thiếu sót: Một số em viết vẫn còn sai lỗi chính tả nhiều; viết câu chưa hoàn chỉnh; dùng nhiều từ chưa chính xác, nội dung miêu tả sơ sài.
- GV Thông báo điểm cụ thể
HĐ3. Hướng dẫn HS chữa lỗi. (21') 
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
*Về chính tả: giỗ dành; ra đình; dản dị; 
*Về từ: cái chưn; bộ hàm răng...
*Về câu: 
+ Khuôn mặt trắng hồng lúc nào cũng tươi cười hớn hở.
+ Khuôn mặt bà nhăn nheo. 
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV trả bài cho từng HS. 
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
+ Bài làm của em Trường, Thu, Thảo.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Yêu cầu HS viết lại đoạn văn viết chưa đạt cho hay hơn
- GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
 3. Củng cố, dặn dò. (1') 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài văn tả người hay hơn để chuẩn bị tiết sau kiểm tra định kì.
- HS nêu.
- 2HS đọc đề bài.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS phân tích đề: kiểu bài (tả người),.
- HS chú ý theo dõi.
- Một số HS lên bảng chữa lỗi
*Chữa lại: dỗ dành; gia đình, giản dị; 
+ đôi chân, hàm răng
+ Làn da của cô như được thoa một lớp phấn trắng hồng, trông cô lúc nào cũng tươi tắn, dễ gần
+ Khuôn mặt bà đầy nếp nhăn, những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt làm cho khuôn mặt của bà trở nên khắc khổ, trông thật thương cảm.
- HS đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, viết vào VBT các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi, sửa lỗi. 
- HS đổi bài, cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn 
- HS viết lại đoạn tả hình dáng hoặc đoạn tả hoạt động của con vật; viết lại theo kiểu khác với đoạn mở bài, kết bài đã viết.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. 
- Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Khoa học
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nơi em ở.
- Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân mỗi người trong việc bảo vệ môi trường; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền với người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trường đất, rừng, không khí và nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
Một số ảnh về bảo vệ môi trường. Bảng nhóm .
Tranh vẽ về các hoạt động bảo vệ môi trường
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (4')
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường nước và không khí bị ô nhiễm?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường (16')
- GV y/c HS quan sát các hình ở SGK và thảo luận theo nhóm bàn:
+ Quan sát các hình , đọc ghi chú, tìm xem hình nào ứng với ghi chú nào? Mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào: Quốc gia, cộng đồng, gia đình?
- Gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến 
- GV nhận xét và giáo dục HS các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
GV: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ theo lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
HĐ2: Triển lãm các biện pháp bảo vệ môi trường (14')
- GV chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu HS sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường
- Gọi đại diện các nhóm treo sản phẩm và thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày
- GV nhận xét , đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm và tuyên dương nhóm làm tốt.
3. Củng cố dặn dò: (1')
- Gọi HS nhắc lại các biện pháp bảo vệ môi trường. 
- Dặn HS về nhà ôn tập tiết sau Kiểm tra học kì.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát các hình ở SGK và thảo luận theo nhóm bàn .
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ Hình 1 - b Hình 3 - e
 Hình 2 - a Hình 4 - c
 Hình 5 - d
+ Hình a và e: thực hiện ở cả 3 cấp độ.
 Hình b, c, d: thực hiện ở 2 cấp độ: cộng đồng và gia đình.
- HS nối tiếp nêu các biện pháp bảo vệ môi trường.
- HS tiếp nối nêu
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- Các nhóm HS sắp xếp các hình ảnh và các thông tinvề các biện pháp bảo vệ môi trường đã chuẩn bị vào bảng nhóm
- Các nhóm treo bảng và thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 3 HS nêu tiếp nối trước lớp.
- HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học để chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy học. 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (2')
- GV gọi HS nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. (7')
- Yêu cầu HS làm bài tập1(cột 1) bài2 (cột 1), bài 3 trang 176. 
- GV hướng dẫn bài khó : Bài 3
*Y/cầu HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
*Y/cầu HS nêu cách làm . GV khái quát các bước giải.
+ Tính số ki- lô- gam đường bán trong ngày thứ ba chiếm bao nhiêu phần trăm.
+ Biết cả ba ngày ( 100% ) bán được 2400 kg đường, hãy tính số ki- lô- gam tương ứng với 25 %.
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài (25')
Bài 1: Củng cố các phép tính nhân, chia STN, STP, phân số và số đo thời gian.
- GV củng cố qua từng bài cho HS.
Bài 2: Củng cố cách tìm thành phần hcưa biết của phép tính.
 - GV gọi HS chữa bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Củng cố về giải bài toán tìm tỉ số phần trăm .
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò. (1')
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 1 HS lên bảng nêu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK, trang 176
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của từng bài tập.
- HS nêu bài khó.
- HS khá, giỏi nêu cách làm bài.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- 6 HS chữa bài ở bảng lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu cách nhân, chia ở từng trường hợp.
- 4 HS chữa bài, HS khác nhận xét.
a. 0,12 x x = 6.
 x = 6 : 0,12.
 x = 50.
b. x = 10 ; c, x = 1,4 ; d, x = 4
- HS nêu cách làm từng bài.
- 1 HS chữa bài
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số kg đường bán trong ngày thứ 3 là: 
 100% - 35% - 40% = 25%
Ngày thứ 3 cửa hàng bán được số kg đường là: 
 2400 x 25 : 100 = 600 (kg)
Đáp số: 600kg
- HS khác nhận xét, nêu cách làm.
- 1 HS chữa bài, HS khác nhận xét.
- Về nhà làm bài tập ở VBT. 
- Chuẩn bị bài sau.
ÂM NHẠC
ễN TẬP VÀKIỂM TRA BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ - ễN TẬP TĐN SỐ 8.
I. MỤC TIấU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Tập biểu diễn 2 bài hát.
- HS khỏ giỏi: + Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 + Biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 8.
II. CHUẨN Bị 
- Đàn, thanh phỏch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yờu cầu HS hỏt bài ”Dàn đồng ca mựa hạ”.
2. Bài mới.
HĐ1 ễn tập bài hỏt: Em vẫn nhớ trường xưa
- HS hỏt bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gừ đệm: 
- HS hỏt bằng cỏch hỏt nối tiếp, đồng ca kết hợp gừ đệm:
+ Nhúm 1: Trường làng em ... yờn lành.
+ Nhúm 2: Nhịp cầu tre ... ờm đềm.
+ Nhúm 3: Tỡnh quờ hương ... đến trường.
+ Nhúm 4: Thầy cụ ... yờu gia đỡnh.
+ Đồng ca: Tre xanh kia ... nhớ trường xưa.
- Hỏt kết hợp vận động theo nhạc.
- Trỡnh bày bài hỏt theo nhúm, hỏt kết hợp gừ đệm và vận động theo nhạc.
HĐ2 ễn tập bài hỏt: Dàn đồng ca mựa hạ
+ Từng tổ trỡnh bày bài hỏt.
+ Cỏ nhõn trỡnh bày bài hỏt.
- HS trỡnh bày bài hỏt bằng cỏch hỏt cú lĩnh xướng, đối đỏp, đồng ca kết hợp gừ đệm:
+ Đồng ca: Chẳng nhỡn thấy ... lỏ dày.
+ Lĩnh xướng: Tiếng ve ... tha thiết.
+ Đồng ca: Lời ve ... xanh biếc.
+ Lĩnh xướng: Dàn đồng ca ... mầm cõy.
+ Đồng ca: Ve ve ... ve ve ve.
- HS hỏt kết hợp vận động theo nhạc.
+ 2-3 HS làm mẫu.
+ Từng tổ hỏt kết hợp vận động.
- Trỡnh bày bài hỏt theo nhúm, hỏt kết hợp gừ đệm và vận động theo nhạc.
HĐ3 ễn tập TĐN số 8.
+ Đọc cao độ cỏc nốt Đụ-Rờ-Mi-Pha-Son-La-Si-Đố.
+ Độc cao độ cỏc nốt Đố-Si-La-Son-Pha-Mi-Rờ-Đụ.
- Đọc nhạc, hỏt lời kết hợp luyện tiết tấu:
+ Đọc tiết tấu kết hợp gừ phỏch bài TĐN số 8.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hỏt, nửa lớp gừ tiết tấu. 
+ Nhúm, cỏ nhõn trỡnh bày.
- Đọc nhạc, hỏt lời kết hợp gừ phỏch:
+ Nửa lớp đọc nhạc và hỏt, nửa lớp gừ phỏch. 
+ Cả lớp đọc nhạc, hỏt lời kết hợp gừ phỏch.
+ Nhúm, cỏ nhõn trỡnh bày.
5. Củng cố dặn dũ:
- Hệ thống lại ND bài 
- Dặn HS về học bài tiếp để kiểm tra.
- Thực hiện yờu cầu GV
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- 4 - 5 HS thực hiện
- HS trỡnh bày
- HS thực hiện
4 - 5 HS thực hiện
- HS đọc cao độ
- 1-2 HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34. MT.doc