Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng của các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu quê hương?
A. Dù xa quê hương nhưng hằng năm vẫn về để tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.
B. Góp tiền cho quỹ khuyến học ở quê.
C. Đi xa quê rồi thì không cần phải đóng góp gì cho quê cũ nữa .
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2: Trong câu: “ Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khắp rừng.”, có
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIẾN THÀNH KHỐI 5 ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NĂM HỌC: 2012 – 2013 BÀI THI TRẮC NGHIỆM ( 15 phút) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng của các câu hỏi và bài tập sau: Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu quê hương? A. Dù xa quê hương nhưng hằng năm vẫn về để tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương. B. Góp tiền cho quỹ khuyến học ở quê. C. Đi xa quê rồi thì không cần phải đóng góp gì cho quê cũ nữa . D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Câu 2: Trong câu: “ Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khắp rừng.”, có thể thay từ “ phảng phất” bằng từ nào? A. bay bổng B. thơm ngát C. thoang thoảng D. ngào ngạt Câu 3: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do: A. Một loại chuột gây ra. B. Một loại vi rút gây ra. C. Một loại vi khuẩn gây ra. D. Một loại kí sinh trùng gây ra. Câu 4: Trong hình bên, biết chu vi hình tròn là 12,56 cm. Diện tích phần tô đậm của hình vuông là: . A. 12,56 cm2 B. 16 cm2 C. 3,44 cm2 D. 34,4 cm2 Câu 5: Ngày 27- 01- 1973 là ngày diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Lễ kí Hiệp định Giơ- ne- vơ. B. Lễ kí hiệp định Pa- ri. C. Tổng tấn công và nổi dậy ở miền Nam. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Câu 6: Dãy núi U- ran là ranh giới giữa : A. Châu Á và châu Âu. C. Châu Âu và châu Phi B. Châu Á và châu Phi. D. Châu Âu và châu Mĩ. Câu 7. Nhạc sĩ Lưu hữu Phước sáng tác bài hát nào sau đây? A. Ước mơ B. Reo vang bình minh C. Tre ngà bên lăng Bác D. Chú voi con ở bản Đôn. Câu 8: : Bức tranh “ Du kích tập bắn” của họa sĩ nào? A. Tô Ngọc Vân B. Nguyễn Thụ C. Nguyễn Đỗ Cung D. Bùi Xuân Phái. Câu 9: There is .. milk in the refrigerator. A. a B. an C. some D. any Câu 10: Nước nào không nằm trong khối Asean? A. Bru- nây B. Sin- ga- po C. Nê-pan D. Mi-an-ma ĐỀ TỰ LUẬN MÔN TOÁN Thời gian 20 phút. Bài 1: Đầu năm lớp 5A có số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Đến cuối kì I, lớp có 4 em nữ chuyển đi và có 5 em nam ở lớp khác chuyển về nên sang kì II, lớp 5A có tỉ lệ học sinh nữ bằng 40% số học sinh cả lớp. Hỏi sang kì II, lớp 5A có bao nhiêu học sinh nam, và bao nhiêu học sinh nữ. ( 5điểm) Bài 2: Cho tứ giác ABCD. Các đoạn thẳng AC, BD cắt nhau tại O. Cho biết diện tích tam giác OAB = 1,1 cm2; diện tích tam giác OBC = 1,7 cm2; diện tích tam giác ODC = 6,8 cm2. a) Tìm tỉ số đoạn OB và OD. b) Tính diện tích tứ giác ABCD. ĐỀ TỰ LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian 20 phút. Trong bài “ Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà, tác giả Quang Huy viêt: “ Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.” Em hãy nhận xét biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ và nói lên cảm xúc của mình sau khi đọc đoạn thơ trên. ( Chúc các em làm bài tốt). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI TRẮC NGHIỆM Khoanh đúng mỗi ý đươc: 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C B C B A B B C C PHẦN TỰ LUẬN TIẾNG VIỆT. ( 10 điểm) Học sinh nêu được các ý sau: * Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: ( 1đ) + “ nằm bỡ ngỡ” trong câu “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” ( 1đ) + “ Chia ánh sáng” trong câu “ Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả. ( 1đ) * Tác dụng: Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh kì diệu “dời non lấp biển” của con người. Với cách sử dụng từ “ bỡ ngỡ”, tác giả gán cho biển tâm trạng như con người – ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng núi cao. Hình ảnh “ Sông Đà chia ánh sáng” hoạt động “ chia” ý nói từ nơi đây, ánh sáng của dòng điện sẽ đến với mọi miền của Tổ quốc. (2,5 đ) * Cảm nghĩ: Cả đoạn thơ đã gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Bằng bàn tay, khối óc kì diệu của mình, con người đã mang đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. ( 2,5đ) * Bài viết rõ bố cục MĐ; TĐ; KĐ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, làm toat lên rõ các ý của bài . ( 2đ) MÔN TOÁN. ( 10 ĐIỂM) Bài 1: Bài giải Đầu năm, số HS nữ = số HS nam và = 50% số HS cả lớp ( 0,5đ) Sang kì II, số HS nam chiếm: 100% - 40% = 60% ( số HS cả lớp) ( 0,5đ) Sang kì II, số HS nam nhiều hơn số HS nữ là: 5 + 4 = 9 ( em) ( 0,75) Sang kì II, số HS nam chiếm nhiều hơn số HS nữ là: 60% - 40% = 20 % ( Số HS cả lớp) (0,75đ) Số HS cả lớp kì II có là: 9 : 20 x 100 = 45 ( em) (0,75đ) Số HS nữ kì II có là: 45 : 100 x 40 = 18 ( em) (0,75đ) Số HS nam kì II có là : 45 - 18 = 27 ( em) (0,75đ) Đáp số : 18 em nữ ; 27 em nam. (0,25đ) Bài 2: A B 1,1cm2 O 1,7cm2 6,8cm2 D C ( vẽ hình 0,5đ) a. Ta có : ; mà tam giác BOC và DOC có chung chiều cao hạ từ C xuống BD. Suy ra tỉ số . ( 2 điểm) b. Xét ADO và DOC có: - Chung chiều cao hạ từ A xuống BD. - Độ dài đáy BO = 4 x DO. ( 1,5 điểm) Suy ra = 1,1 x 4 = 4,4 ( cm2) Vậy diện tích tứ giác ABCD = 1,1 + 1,7 + 4,4 + 6,8 = 14 (cm2) (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: