Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 16

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 16

Tập đọc

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 303)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: Về ngôi nhà đang xây & trả lời câu hỏi bài đọc.

- GV nhận xét, ghi điểm

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1HS nối giỏi đọc toàn bài.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 3phần:

 + Phần 1: Từ đầu cho thêm gạo, củi.

 + Phần 2: Tiếp càng hối hận.

 + Phần 3: còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ dễ viết sai chính tả; hiểu nghĩa từ khó trong bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng12 năm 2006
Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 303)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: Về ngôi nhà đang xây & trả lời câu hỏi bài đọc.
- 	GV nhận xét, ghi điểm 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	1HS nối giỏi đọc toàn bài. 
-	3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 3phần:
	+ Phần 1: Từ đầu cho thêm gạo, củi.
	+ Phần 2: Tiếpcàng hối hận.
	+ Phần 3: còn lại.
-	GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ dễ viết sai chính tả; hiểu nghĩa từ khó trong bài. 
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc toàn bài.
GV đọc diễn cảm bài văn. 
b-	 Tìm hiểu bài:
Câu 1:Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? ( Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh cả tháng trời, không ngại gian khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà cho họ thêm gạo, củi.)
Câu 2:Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? ( Lãn Ông tự buộc tội cho mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là người thầy thuốc có lương tâm & trách nhiệm.)
Câu 3: Vì sao có thể nói Lãn Ông là 1 người không màng danh lợi? ( Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.)
Câu 4: Em hiểu ND 2 câu thơ cuối bài như thế nào? ( VD: Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa.)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng đoạn.
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. 
+	GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 2 . GV hướng dẫn cách đọc, nhấn giọng các từ ngữ nói về tình cảnh của người bệnh, sự tận tụy & lòng nhân hậu của Lãn Ông( nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt 1 tháng trời, cho thêm; ngắt câu: Lãn Ông biết tin/ bèn đến thăm.
-	HS luyện đọc theo cặp.
-	GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
HS nêu ND bài tập đọc: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu & nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 147)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
HS ngồi cạnh nhau tìm hiểu yêu cầu của BT, trao đổi để hiểu mẫu. / GV kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa.
HS làm bài vào vở / Chữa bài
Bài 2:
1 HS đọc đề bài / GV hướng dẫn thêm để HS hiểu được khái niệm: số phần trăm thực hiện được & số phần trăm vượt kế hoạch.
HS làm vở / Chữa bài. (KQ: a- 90%;	b- 117,5%;	17,5%)
Bài 3:
1 HS đọc đề bài / GV hỏi chung cả lớp để tóm tắt đề bài lên bảng.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: a- 125%;	b- 25%)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Thể dục:( Bài 31)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Mục tiêu: (SGV trang 92)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
III- Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
-	Chạy chậm trên địa hình tự nhiên thành 1 hàng dọc quanh sân tập (1-2 phút).
-	Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông (1-2 phút)
*	Trò chơi (GV tự chọn): 1-2 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
-	Ôn bài thể dục phát triển chung (12- 15 phút)
+	Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình hàng ngang (1-2 lần) do GV hô nhịp (Lưu ý hô liên tục giữa các động tác).
+	GV chỉ định 1 số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác (theo thứ tự), GV xen kẻ Cho HS tự đánh giá, kết hợp cả lớp & GV nhận xét, đánh giá, sửa sai.
+	Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập. GV giúp các tổ trưởng điều khiển và sửa sai cho HS.
*	Tổ chức thi trình diễn bài thể dục giữa các tổ: 3- 4 phút. / Nhận xét, đánh giá & xác định kết quả, tổ thua phải nhảy lò cò 1 vòng.
-	Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức” 6 -7 phút. (GV tham khảo sách TD 3)
+	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 - 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
 3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS tập một số động tác hồi tĩnh ( do GV chọn) hoặc chơi một trò chơi để thả lỏng: 2 phút.
*	trò chơi hồi tĩnh (GV tự chọn): 1- 2 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài: 1- 2 phút.
-	GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( ôn bài thể dục phát triển chung); dặn HS chuẩn bị ôn tập cho tốt để giờ sau KT: 1-2 phút. 
Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TT)
Mục tiêu: (SGV trang 149)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a-	VD1: Giới thiệu cách tính 52% của số 800.
GV nêu VD1 & ghi tóm tắt lên bảng:
	Số HS toàn trường: 800 HS
	Số HS nữ chiếm: 	52,5%
	Số HS nữ:	HS ?
GV hướng dẫn HS ghi các bước thực hiện:
	100% số HS toàn trường là: 800 HS
	1% số HS toàn trường là:	 HS ?
	52,5% số HS toàn trường là:  HS ?
Từ đó GV hướng dẫn HS giải theo các bước như SGK.
+	Muốn tính 52,5% của số 800 ta làm thế nào? (SGK trang 76)
Vài HS nhắc lại.
b-	Giới thiệu 1 bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm:
GV nêu bài toán & giải thích: Lãi suất tiết kiệm 1 tháng là 0,5% có nghĩa là cứ gửi 100 đồng thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đồng
HS giải bài toán như SGK.
3-	Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn:
+ 	Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi).
+ 	Tìm số HS 11 tuổi.
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 8 HS)
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn:
+ 	Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau 1 tháng).
+ 	Tính tổng số tiền gửi & tiền lãi.
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 5 025 000đồng)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn:
+ 	Tìm 40% của 345 m (là số vải may quần).
+ 	Tính số vải may áo.
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 207 m)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU R/ D/ GI, CÁC VẦN IÊM/ IM, IÊP/ IP
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 305)
Đồ dùng dạy-học:
3-4 tờ phiếu khổ to để các nhóm HS thi tiếp sức làm BT2a
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2HS lên bảng làm lại BT2a tiết trước.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Về ngôi nhà đang xây / Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý hình thức trình bày, các từ khó dễ viết sai chính tả.
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2a:
1 HS nêu yêu cầu của BT. / GV hướng dẫn mẫu BT.
HS trao đổi theo nhóm nhỏ.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng; mời 4 nhóm HS thi tiếp sức. 
Lớp & GV nhận xét, đánh giá các nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ ngữ.
HS tự chữa bài vào vở. (viết vào vở ứng với mỗi tiếng 2 từ ngữ)
(VD:rẻ: giá rẻ, rẻ quạt, đắt rẻ - dẻ: hạt dẻ, mảnh dẻ - giẻ: giẻ rách, giẻ lau)
Bài 3:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp đọc thầm mẫu truyện vui. 
HS làm bài vào vở.
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.Mỗi HS làm xong, đọc lại mẩu chuyện đã được điền chữ hoàn chỉnh. / Nhận xét, GV chấm điểm.
1HS đọc lại mẩu chuyện đã được điền đúng.
+	Câu chuyện vui buồn cười ở chỗ nào?
Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. (rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả & kể lại câu chuyện buồn cười: Thầy quên mặt nhà con hay sao.
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 306)
Đồ dùng dạy học:
Một vài tờ giấy khổ to kẻ sẵn các cột đồng nghĩa, trái nghĩa để các nhóm HS làm BT1.
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt hoặc vài trang phô tô, sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học. (nếu có)
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS bài tập 2, 4 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1 HS đọc ND của BT1, cả lớp theo dõi SGK.
GV: Nhắc HS sử dụng từ điển để tìm cho nhanh.
HS làm việc theo 4 nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét, bổ sung. (GV tham khảo SGV trang 307)
HS chữa bài vào vở. ((Ứng với mỗi từ viết vào vở 2 từ ngữ đồng nghĩa, 2 từ ngữ trái nghĩa.)
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
1 HS đọc bài: Cô Chấm.
HS làm việc độc lập để hoàn thành BT. / 4 HS lên bảng gạch chân các từ ngữ, các chi tiết, hình ảnh chỉ tính cách của cô Chấm. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 308)
3- 	Củng cố, dặn dò:
- 	GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm,HS học tốt.
- 	Nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài, xem lại BT2. 
Chiều thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-	Củng cố về phép chia STP, giải toán về tỉ số phần trăm.
-	Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên số thập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT4 trang 92 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 93 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bảng / Chữa bài.
Bài 3: (BT4 trang 93 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở. / Chữa bài (thi khoanh tròn nhanh giữa 2 dãy bàn).
 Bài 4: (BT3 trang 94 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 5: (BT4 trang 94 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT. / GV gợi ý: để tính 50% số cây ta có thể lấy số cây chia cho 2.
HS làm bài bài vào vở / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN L ...  gì xảy ra trên đường ta có thể dừng ngay được không?
+	Qua nhận xét đó em rút ra được điều gì?
*	Kết luận: Khi điều khiển bất cứ 1 phương tiện nào cần phải bảo đảm 1 tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh tai nạn.
Củng cố, dặn dò:
HS làm BT sau: Hãy đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước câu nêu điều kiện quyết định có thể gây nên TNGT trong các câu sau:
* Ý thức chấp hành luật giao thông, kĩ năng điều khiển phương tiện, kĩ năng phòng tránh TNGT của người tham gia giao thông.
* Chất lượng của phương tiện giao thông (còi, đèn)
* Điều kiện đường sá, các thiết bị bảo đảm an toàn trên đường.
HS đọc mục ghi nhớ.
Dặn HS thực hành những điều đã học & nhắc nhỡ mọi người cùng thực hiện.
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2006
Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: MÙA HOA PHƯỢNG NỞ.
Mục tiêu: (SGV trang 43)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung: Học hát bài Mùa hoa phượng nở.
a-	Hoạt động 1:
GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Vân.
GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa.
HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.)
Dạy hát từng câu.
b-	Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
3-	Phần kết thúc:
GV cho HS nghe lại bài hát qua băng đĩa.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 154)
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT / GV hướng dẫn HS rõ dạng toán (Tính tỉ số phần trăm của 2 số)
1 HS làm bài trên bảng / HS làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 10,5%)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT / GV hướng dẫn HS nhận ra dạng toán: Tìm tỉ số phần trăm của 1 số.)
HS làm vở / Chữa bài / Đổi vở để KT lẫn nhau (KQ: a- 29,1;	b- 900 000đồng)
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT / GV hướng dẫn HS nhận ra dạng toán: Tìm 1 số biết số phần trăm của nó)
HS làm trao đổi với bạn bên cạnh rồi làm vào vở / Chữa bài (KQ: a- 240; b- 4 tấn)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 315)
Đồ dùng dạy - học:
Một số tờ giấy khổ to & bút dạ cho HS viết biên bản.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
HS đọc đoạn văn tả hoạt động của em bé đã được viết lại./ GV chấm điểm .
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Phần nhận xét:
Bài 1:
1 HS đọc ND bài tập 1- toàn văn biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột. / Lớp đọc thầm.
HS làm việc theo 4 nhóm: Đọc lướt biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ, trao đổi cùng bạn trong nhóm, trả lời câu hỏi SGK (làm vào giấy khổ to).
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung. (GV tham khảo SGV trang 315)
1 HS đọc lại bài làm đúng.
Bài 2:
1HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: Nhớ lại chuyện Thầy cúng đi bệnh viện & dựa vào BT1 để làm BT.
1 HS đọc gợi ý SGK. / Lớp theo dõi.
HS làm bài vào vở. / 4 HS làm bài vào giấy khổ to, làm xong đính lên bảng. / Lớp & GV nhận xét.
GV gọi vài em đọc bài làm, nhận xét, GV chấm điểm những bài làm tốt.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản một vụ việc; về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản trên; chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Địa lí
ÔN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 113)
Đồ dùng dạy - học:
Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
Bản đồ trống Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (cả lớp)
GV giới thiệu ND cần ôn tập & nêu mục tiêu tiết ôn tập.
Hoạt động 2: (nhóm)
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ 	Nhóm 1-2: làm BT1 + BT2 (SGK)
+ 	Nhóm 2-3: làm BT3 + BT4 (SGK)
Đại diện nhóm trình bày kết quả. / Nhóm khác & GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh bài tập.
HS chỉ trên bản đồ treo tường: sự phân bố dân cư, một số ngành KT của nước ta.
*	Kết luận: 
+	Bài1: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng & ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi.
+	Bài 2: Câu a, câu e: sai 
	Câu b, câu c, câu d: đúng.
+	Bài 3: Các thành phố vừa là trung tâm CN lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: TP. HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Đố vui”
GV chọn 2 đội chơi có số người giống nhau tập hợp phía trước bảng.
Cách chơi: Bắt đầu em số 1 của đội này nói tên 1 thành phố hoặc 1 trung tâm CN, hoặc 1 cảng biểnEm mang cùng số của đội kia sẽ chỉ trên bản đồ vị trí tương ứng. Tiếp tục luân phiên cho đến em cuối cùng.
GV & HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: (Lớp)
GV nhận xét tiết học.
Thứ bảy ngày 31 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả hình dáng của 1 người.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người lên giấy khổ to.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát ngoại hình một người bạn thân.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
-	GV đính tờ giấy viết sẵn cấu tạo bài văn tả người lên bảng / 1 HS đọc lại.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Trên cơ sở quan sát, chọn lọc chi tiết một người thân trong gia đình, em hãy lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả một người thân của em đang làm việc.
Bài 2: Dựa vào dàn ý ở BT1 em hãy viết một đoạn văn tả một người thân trong gia đình em đang làm việc.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
-	GV chấm điểm 1 số bài làm tốt.
3- 	Củng cố, dặn dò:
-	1 HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- 	GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
TƠ SỢI
Mục tiêu: (SGV trang 116)
Đồ dùng dạy - học:
Hình & thông tin trang 66 SGK.
Một số loại tơ sợi tự nhiên & tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa.
Phiếu học tập.
Các hoạt động dạy - học:
	Mở bài:
Gọi vài HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo.
GV giới thiệu: Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. Bài học hôm nay
1-	 Hoạt động 1: Quan sát.
Mục tiêu: 
HS kể được tên một số loại tơ sợi.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: Quan sát & trả lời câu hỏi trang 66 SGK.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình (mỗi nhóm 1 hình). / Nhận xét, bổ sung.
a- Câu hỏi quan sát:
Hình
Việc làm
Hình 1
Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2
Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3
Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
	b- Câu hỏi liên hệ thực tế:
	+ Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai.
	+ Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm.
GV giảng: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc nguồn gốc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
2-	 Hoạt động 2: Thực hành:
Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên & tơ sợi nhân tạo.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: làm thực hành như hướng dẫn trang 67 SGK, thư kí ghi lại kết quả quan sát được khi làm thực hành.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
Tơ sợi tự nhiên: khi cháy tạo thành tàn tro.
Tơ sợi nhân tạo: khi cháy thì vón cục lại.
3-	Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập:
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
Cách tiến hành: 
HS làm việc cá nhân: đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK rồi hoàn thành phiếu học tập sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông
- Tơ tằm
2. Tơ sợi nhân tạo:
- Sợi ni lông
Gọi 1 số HS chữa BT:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông
- Tơ tằm
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè & ấm về mùa đông.
- Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh & mát khi trời nóng.
2. Tơ sợi nhân tạo:
- Sợi ni lông
- Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền & không nhàu.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1)
I-	Mục tiêu: (SGV trang 39)
II-	Đồ dùng dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 (T2)
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống trang 25- SGK.
Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát 2 tranh trang 25 & thảo luận theo các câu hỏi được nêu dưới tranh.
Các nhóm HS độc lập làm việc.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Các bạn tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1-SGK:
Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thảo luận để làm BT1.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hay nêu ý kiến khác.
GV kết luận: Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, hợp tác với nhau trong công việc chung,; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi,
3-	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2-SGK):
Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT 2 & hướng dẫn HS bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến. / HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (theo quy ước).
GV mời 1 số HS giải thích lí do, cả lớp lắng nghe bổ sung (nếu cần).
GV kết luận:
+	Tán thành với các ý kiến: a, d.
+	Không tán thành với các ý kiến: b, c.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	Hoạt động tiếp nối:
HS thực hành ND trong SGK trang 27.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 16.doc