Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 9 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 9 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhò sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều vể cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trờ về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trài chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trė em kéo dài tường như bất tận.

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân cùa các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẩn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

. Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những ki niệm cùa một thời xa xăm.

 

doc 8 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 343Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 9 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Mạch kiến thức,
 kĩ năng
Số câu và số điểm 
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL

TN
KQ
TL

TNKQ
TL

TN
KQ
TL

Đọc hiểu 
Văn
 bản
Số câu
2

2


1

1
6
Câu số
(1;2)

(3;4)


(5)

(6)

Số điểm
1

1


1

1
4,0
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
1

1


1

1
4
Câu số
(7)

(8)


(9)

(10)

Số điểm
0,5

0,5


1,0

1,0
3,0
Tổng số câu
3

3


2

2
10
Tổng số điểm
1,5

1,5


2,0

2,0
7,0

Trường TH Lý Tự Trọng
Họ tên:..........................................
Lớp : 5/.....
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II
Năm học : 2016 - 2017
Môn : TIẾNG VIỆT 5
Thứ  ngày . tháng 5 năm 2017
Điểm số
Điểm ghi bằng chữ
Chữ kí giám thị
Chữ kí giám khảo
 
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian làm bài 35 phút
Triền đê tuổi thơ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
* Dựa vào nội dung bài đọc ,hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Điền từ ngữ thích hợp để được ý đúng: M1
Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi  để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. 
2. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng” ? M1 
	A. Đêm trăng.	B. Con đê.
	C. Đồng ruộng.	D. Trường học.
3. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? M2
	A. Vì các bạn nhỏ lúc nào cũng vui chơi trên đê.
	B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
	D. Vì trên con đê các bạn nhỏ nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cổ Trung thu.
4. Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra điều gì về con đê? M2
Viết ra câu trả lời của em:
........................................................................................................................................................................................................................
5. Từ “ chúng” trong câu văn: “ Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? M3
Xác định ý đúng ghi “Đ” hoặc ý sai ghi “S”:
Thông tin
Đ hoặc S
a) Tác giả bài văn

b) Trẻ em trong làng.	

c) Những người lớn. 

d) Con đê sông Hồng.


6. Bài văn nói lên nội dung gì? M4
Viết ra câu trả lời của em:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7. Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." M1
 Bộ phận in đậm của câu trên là:
	A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.
	C. Trạng ngữ.	D. Hô ngữ.
8. Dấu phẩy trong câu : «Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. » Có tác dụng gì ? M2
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ trong câu.
9. Câu “Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau.” có mấy từ dùng để so sánh? M3
	A. Một từ. Đó là từ:
	B. Hai từ. Đó là các từ:
	C. Ba từ. Đó là các từ:
	D. Bốn từ. Đó là các từ:.
10. Viết một câu ghép có sử dụng hình ảnh con đê trong bài. M4
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT :
I.Viết chính tả:( nghe- viết) bài: Út Vịnh Trang 49/HD học TV 5 tập 2B	
Từ: Một buổi chiều......................khóc thét. 
II. TẬP LÀM VĂN:
 Nhiều thầy giáo (cô giáo) đã từng dạy em. Em hãy tả lại một người thầy giáo (cô giáo) để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
 A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). 
* Nội dung kiểm tra: 
- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở HDH Tiếng Việt lớp 5/ tập 2B 
- GV chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng. 
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. 
 * Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì. 
* Cách đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. 
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(HS trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được không tính điểm)
* Lưu ý : Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kêt hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1
 ngày một chắc chắn
Câu 2
B. Con đê.
Câu 3
D. Vì trên con đê
Câu 4
Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.
Câu 5
Ý b đúng; a, c, d sai
Câu 6
Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê của tác giả.
Câu 7
C. Trạng ngữ
Câu 8
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 9
B. Hai từ. Đó là các từ: như, tựa
Câu 10
Vd: Con đê dài ngoằn ngoèo, nước chảy trong xanh tưới mát cánh đồng.

B. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm, thời gian 20 phút)
 Nghe- viết bài: Út Vịnh Trang 49/HD học TV 5 tập 2B	
Từ: Một buổi chiều......................khóc thét. 
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.
* Cách đánh giá, cho điểm: 
 - Tốc độ đạt yêu cầu ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm
 2. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút
 * Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/ văn bản của học sinh.
 a. Yêu cầu. - Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả người: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 16 dòng .
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
b. Cách đánh giá, cho điểm: 
* Mở bài (1 điểm) Giới thiệu được người em sẽ tả.
* Thân bài (4 điểm): Tả ngoại hình, hoạt động và kết hợp tả tính tình một cách sinh động; biết dùng từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh so sánh, nhân hóa; câu văn rõ ý, ngắn gọn gây ấn tượng cho người đọc.
 - Nội dung (1,5 điểm)
 - Kĩ năng (1,5 điểm)
 - Cảm xúc (1 điểm)
 * Kết bài (1 điểm) Nêu được cảm nghĩ, nhận xét đối với người được tả.
* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). 
* Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
* Sáng tạo (1 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết.. 
* Lưu ý: - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an_de.doc