Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần siis 1 đến tuần 9

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần siis 1 đến tuần 9

 Hồ Chí Minh.

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Đọc lưu loát trôi chảy thư của Bác, đọc đúng các từ ngữ: khai trường,chuyển biến, giời, kiến thiết, đọc đúng các câu:Vậy các em nghĩ sao? Non sông Việt Nam học tập của các em.Giọng đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Vệt Nam.

2. Hiểu các từ ngữ: 80 năm giời nô lệ , cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.

Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn,và tin tưởng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng 1 đoạn thư.

II / Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc lòng.

 

doc 98 trang Người đăng hang30 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần siis 1 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc:( tiết 1) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Trang 4)
 Hồ Chí Minh.
I/ Mục đích yêu cầu:
Đọc lưu loát trôi chảy thư của Bác, đọc đúng các từ ngữ: khai trường,chuyển biến, giời, kiến thiết, đọc đúng các câu:Vậy các em nghĩ sao? Non sông Việt Namhọc tập của các em.Giọng đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Vệt Nam.
Hiểu các từ ngữ: 80 năm giời nô lệ , cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.
Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn,và tin tưởng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Thuộc lòng 1 đoạn thư.
II / Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc lòng.
III / Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: 
B/ Bài mới:
Giới thiệu:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
* 1 HS khá đọc toàn bài.
*GV nêu yêu cầu đọc sơ lược: Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu mến, tin tưởng của Bác, nghỉ ngắt hơi ở những cụm từ, câu dài.
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 1.
* Luyện đọc các từ khó: khai trường, chuyển biến, giời , kiến thiết.
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 2:
* Yêu cầu đọc chú giải, đặt câu với từ cơ đồ và kiến thiết để hiểu thêm về nghĩa.
* HS luyện đọc trong nhóm đôi.
* 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1
+ Bức thư này Bác viết vào lúc nào?
-Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với các ngày khai trường khác ?
Ghi: Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Rút ý 1: Niềm vui trong ngày khai trường đầu tiên.
Gọi 1 HS đọc đoạn 2:
+ Sau CM Tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Ghi : Cơ đồ.
Giảng : Cơ đồ có nghĩa là sự nghiệp lớn, nhưng ở đây, ý Bác muốn nói là đất nước của ta, giang sơn VN ta.
+ Theo các em, để xây dựng cơ đồ như mong muốn của Bác , ta phải làm gì?
*Để kiến thiết đất nước, xây dựng cơ đồ VN, HS có trách nhiệm như thế nào?
* Vì sao trách nhiệm to lớn và nặng nề ấy lại thuộc về các em, những học sinh của đất nước?
Rút ý 2: Trách nhiệm nặng nề và to lớn của học sinh.
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
* Đại ý: Bác Hồ khuyên HS phải chăm học ,kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công đất nước VN mới.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn thứ 2.
GV đọc mẫu, nhấn giọng ở các từ: Xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp , sánh vai ; nghỉ hơi sau các cụm từ: ngày nay/ trông mong/ chờ đợi.
Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Tổ chức trò chơi thi đọc thuộc lòng.
d/ Củng cố, dặn dò:
Hãy nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc thư của Bác/
Em hứa với Bác điều gì?
Dặn dò: Tiếp tục học thật thuộc đoạn văn.
Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
HS nghe và ghi nhớ.
HS khá đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm.
HS nghe.
HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS luyện phát âm
HS đọc nối tiếp.từng đoạn.
HS đọc chú giải.
Luyện đọc trong nhóm.
1HS đọc toàn bài.
1 HS đọc đoạn 1
- nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi nước nhà độc lập.
- HS Việt Nam bắt đầu được hưởng 1 nền giáo dục của một nước độc lập, tự do.
HS nhắc lại ý 1.
HS đọc đoạn 2
-Xây dựng lại cơ đồ.
Làm cho đất nước theo kịp các nước tiến bộ trên thế giới.
-Để xây dựng cơ đồ như mong muốn của Bác, ta phải có tri thức, nắm bắt được sự phát triển của khoa học kĩ thuật 
-Để có tri thức, con đường duy nhất là phải học tập.
-HS thảo luận nhóm đôi:
- Trách nhiệm to lớn và nặng nề đó thuộc về các em vì các em là chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay các em phải học tập giỏi thì mai sau lớn lên mới có đủ tri thức để xây dựng đất nước
Luyện đọc theo hướng dẫn của cô.
Luyện học thuộc lòng.
-HS nêu suy nghĩ của mình. 
 Tập đọc:(tiết 2) QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA ( Trang 10)
 Tô Hoài .
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Đọc lưu loát, đọc đúng các từ ngữ: sương sa,,vàng xuộm, chuỗi tràng hạt, đượm, mải miết;đọc đúng các câu: Có lẽ bắt đầuthường khi. Ngày nắng.hợp tác xã.Giọng đọc thể hiện được tình yêu tha thiết đối với quê hương, nhấn giọng các từ chỉ hình ảnh và màu sắc của cảnh làng quê trong ngày mùa.
 2.Hiểu các từ ngữ: lụi, trù phú, hợp tác xã, phân biệt được các sắc thái của từ đồng nghĩa chỉ màu vàng trong bài.
 Nắm được nội dung chính: Cảnh làng mạc ngày mùa, bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, tình cảm của tác giả đối với quê hương.
II / Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
Tranh vẽ cảnh làng quê trong ngày mùa của các hoạ sĩ.
III / Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: 
Đọc diễn cảm cả bài và nêu ý chính của mỗi đoạn trong thư của Bác gửi cho HS.
Đọc đoạn 2 và cho biết Bác khuyên HS điều gì?
B/ Dạy bài mới:
Giới thiệu.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
* 1 HS khá đọc toàn bài.
* GV phân đoạn: 4 đoạn ( như SGV)
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 1.
* Luyện đọc các từ khó: sương sa,,vàng xuộm, chuỗi tràng hạt, đượm, mải miết
 * HS đọc đoạn nối tiếp lượt 2:
* Yêu cầu đọc chú giải 
* HS luyện đọc trong nhóm đôi.
* 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Gọi 1 HS đọc toàn bài:
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
+Em thích màu vàng nào nhất,chọn từ chỉ màu vàng đó và cho biết cảm giác của em về màu sắc đó?
+ ý 1: Làng quê trong ngày mùa với các màu vàng khác nhau.
Gọi 1 HS đọc đoạn cuối:
+ Thời tiết trong ngày mùa như thế nào?
Ghi: Hanh hao
+ Hanh hao là từ láy gợi tả không khí nóng, gợi cảm giác oi bức , khó chịu.
+ Chi tiết nào về con người làm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động?
Ghi: Mải miết.
+ Thế nào là Mải miết? Tìm từ đồng nghĩa với từ này.
+ý 2: Thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm sinh động.
+ Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 *Đại ý: Bức tranh ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động , thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người và quê hương.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn.
4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
GV chọn đọc 1 đoạn mẫu.
Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
d/ Củng cố, dặn dò:
Bài văn khiến em có cảm giác gì về quê hương?
Chuẩn bị bài sau: Nghìn năm văn hiến.
 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh và trả lời những câu hỏi của cô.
HS khá đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm.
HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS luyện phát âm
HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS đọc chú giải.
Luyện đọc trong nhóm.
1HS đọc toàn bài.
 HS đọc thầm cả bài
HS nói hoặc dùng các hình ảnh để phân biệt sắc độ của các màu vàng được miêu tả.
HS nhắc lại ý 1.
HS đọc đoạn cuối
-Không có cảm giác héo tàn, hanh hao, hơi thở của đất trời mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ, không nắng , không mưa.
-Con người mải miết làm việc .
-Mải miết là không ngừng , không nghỉ, mê say.
-Mải mê, mê mải, miệt mài
-Tình yêu quê hương và yêu con người.
Luyện đọc theo hướng dẫn của cô.
Đọc nối tiếp.
Thi đọc diễn cảm
HS trả lời câu hỏi
 Chính tả:(tiết1) VIỆT NAM THÂN YÊU
I/ Mục đích yêu cầu:
Nghe viết đúng ,trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
Củng cố quy tắc viết chính tả với ng, ngh, g, gh, c, k.
II / Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập
III / Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu yêu cầu về môn học
B/ Bài mới:
Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học: Viết bài Việt Nam thân yêu Và làm bài tập phân biệt ng, ngh, g, gh, k, c
Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc bài chính tả
+ Bài thơ nói về điều gì?
 GV cho HS luyện viết các từ khó.
GV lưu ý cách trình bày bài thơ lục bát.
GV đọc cho HS viết.
Đọc lại toàn bài cho HS dò.
GV chấm bài 10 em, nhận xét chung.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Gọi 1 HS đọc bài tập 2
+ Bài tập yêu cầu các em làm gì?
Tổ chức trò chơi thi tìm từ có âm: ng, ngh, g, gh, c, k
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm và dành 3 phút cho các em tham gia .
Chấm chọn đội về nhất.
Hỏi : Qua trò chơi vừa rồi, hãy nhắc lại quy luật viết các âm ngh, ng, g, gh, c, k.
K, gh, ngh đi với các nguyên âm : e, ê, i.
C, g, ng, đi với các nguyên âm còn lại .
GV: Đó cũng chính là nội dung của bài tập 3, cho HS làm bài tập 3 vào SGK bằng bút chì.
Gọi 2 HS đọc lại bài tập 3.
Cho cả lớp học nhẩm để thuộc quy tắc.
 4/ Củng cố , dặn dò:
Trò chơi: Nói nhanh nói đúng:
Dặn: Về nhà sửa lại các lỗi viết sai, ghi nhớ quy tắc chính tả vừa ôn. 
HS nghe
HS nghe.
HS đọc thầm.
Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của đất nước và phẩm chất cao quý của con người VN.
+Luyện viết bảng con các từ: mênh mông, bay lả, nhuộm bùn.
Đầu mỗi dòng thơ và các danh từ riêng phải viết hoa.
Tìm tiếng có âm gh, ngh, g, gh, c, k điền vào chỗ trống của bài Ngày độc lập.
HS viết từ vào thẻ và gắn vào bài viết sẵn.
HS nói quy tắc.
Làm bài 3 vào SGK
đọc và học thuộc quy tắc.
Tham gia trò chơi : Nói nhanh , nói đúng.
 Kể chuyện:(tiết 1) LÝ TỰ TRỌNG
I/ Mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung của mỗi tranh,kể được từng đoạn và cả câu chuyện, kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ.
 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nước, bảo vệ đồng chí, hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô và bạn kể , theo dõi để nhận xét đánh giá.và kể tiếp lời bạn.
II / Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh, tranh minh hoạ.
III / Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Nêu sơ lược tiểu sử của Lý Tự Trọng.
2/ Giáo viên kể chuyện 
GV kể lần 1.GV ghi tên các nhân vật có trong chuyện lên bảng : Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ- grăng, luật sư.
Giải nghĩa 1 số từ khó: Mít tinh, thành niên, quốc tế ca.
GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
3/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu
GV giúp hs chọn lời thuyết minh đúng ngắn gọn , cô đọng nhất.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu.
GV nói: Chỉ cần kể đúng cốt chuyện, không cần phải đúng nguyên văn.
GV cho HS kể trong nhóm.
Tổ chức thi kể trước lớp.
 Chọn cá nhân kể hay nhất.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn để tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện ( bài tập 3)
 * Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
4/ Củng cố , dặn dò: 
GV : Thể hiện lòng kính phục và biết ơn anh Lý Tự Trọng, ngày nay, nhiều thành phố trong cả nước đã đặt tên anh cho những con đường, những  ... rọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác. Cuối cùng phải đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước , không khí và ánh sáng.
Cho 1 HS làm mẫu 1 nhân vật.
HS thảo luận phân vai và tranh luận trong khoảng 5 phút.
Cử một số nhóm đại diện trình bày trước lớp, Gọi 1 HS ghi nhanh các lí lẽ mở rộng vào phiếu học tập các nhóm vừa trình bày.
GV treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn nhận xét đánh giá cho HS dựa vào đó để nhận xét phần thuyết trình tranh luận của các nhóm.
Cho các nhóm khác ( nhóm chưa trình bày ở bước 1) cử đại diện lên bốc thăm chọn nhân vật và tiếp tục đóng vai tranh luận.
Chọn nhóm và cá nhân thuyết trình tranh luận hay nhất.
 Bài 2: 
Gọi HS đọc bài tập .Cả lớp đọc thầm.
GV nhấn mạnh cho HS hiểu: Cần nhập vai trăng và đèn để tranh luận và trình bày ý kiến của mình.
Cho HS đóng vai để tranh luận.Gọi 1 số HS trình bày và nhận xét.
Củng cố dặn dò:
Nhận xét các học sinh có khả năng trình bày và tranh luận giỏi.
Dặn HS chuẩn bị các nội dung ôn tập để kiểm tra giữa kì.
HS trình bày.
HS nghe.
HS đọc bài tập .
Cả lớp đọc thầm.
 HS trả lời: Dựa vào ý kiến của 1 nhân vật,mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình tranh luận.
HS thảo luận nhóm 4 tóm tắt các ý kiến , lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật vào phiếu học tập nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày
Cả lớp nhận xét bổ sung.
Tổ chức phân vai cho các bạn trong nhóm, dựa vào ý kiến các nhân vật , mở rộng và phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến của vai mình đóng.
HS nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
-Lí lẽ dẫn chứng đã mở rông chưa?
- Tranh luận có sôi nổi , tự nhiên, hấp dẫn không?
-Bạn nào mở rộng lí lẽ dẫn chứng có sức thuyết phục nhất.?
 THIẾT KẾ BÀI HỌC	
 Môn :Luyện từ và câu
 Tuần 9- tiết 17 Đề bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN. 
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Mở rông vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên; biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
 2/ Có ý thức chọn lọc từ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy hoc:
 -Phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
HS làm lại các bài tập của tiết trước.
B/ Bài mới;
1/ Giới thiệu:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi 1 số HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt bài Bầu trời mùa thu.
Cả lớp đọc thầm theo và tìm hiểu về nội dung.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân các từ ngữ tả bầu trời trong mẫu chuyện.
Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá.
GV gọi HS trình bày .
GV chốt ý chung.
Bài 3:
Cho HS đọc đề.
HS hoạt động cá nhân để thực hiện bài tập.
GV gọi 1 số HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
Tổ chức nhận xét, bổ sung.
3/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS tự ôn lại các từ ngữ thuộc chủ đề đã học để kiểm tra giữa kì 1.
HS làm các bài tập 
HS nghe.
HS đọc nối tiếp, đọc diễn cảm bài Bầu trời mùa thu.
-HS gạch chân các từ ngữ:
So sánh
- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
Nhân hoá:
-Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
- Bầu trời dịu dàng.
-Bầu trời buồn bã.
-Bầu trời trầm ngâm.
-Bầu trời ghé sát mặt đất.
-HS thực hành viết đoạn văn tả cảnh đẹp có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
 THIẾT KẾ BÀI HỌC	
 Môn : Luyện từ và câu
 Tuần 9- tiết 18 Đề bài: ĐẠI TỪ 
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.
 2/ Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn
II/ Đồ dùng dạy hoc:
 -Phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Gọi HS đọc 1 đoạn văn tả cảnh đẹp ở tiết trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Phần nhận xét;
Bài 1: Cho HS đọc bài tập.
GV yêu cầu HS gạch dưới các từ dùng để thay thế dùng để xưng hô.
-Các từ đó thay thế cho những từ nào?
-Cách thay thế đó giúp chúng ta hạn chế được lỗi diễn đạt gì?
-Thế nào là đại từ?
Bài 2:
Cho HS đọc bài tập.
GV yêu cầu HS gạch dưới các từ dùng để thay thế dùng để xưng hô.
-Các từ đó thay thế cho những từ nào?
3/ Phần ghi nhớ:
HS đọc và thuộc phần ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập;
Bài 1: 
Cho HS đọc bài tập.
Tìm các từ in đậm dùng để thay thế cho Bác Hồ.
Các từ này vì sao lại được viết hoa?
Bài 2:
Cho HS đọc bài ca dao.
Hỏi:
Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai và ai.
Tìm các đại từ trong bài ca dao.
Bài 3:
Cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS phát hiện từ được dùng lại nhiều lần.
Tìm đại từ thay thế cho từ đó.
Cho HS trả lời.
GV chốt lại bài giải.
5/ Củng cố dặn dò:
Hỏi: Thế nào là đại từ?Cho ví dụ .
Nhận xét tiết học.
Dặn: Làm lại bài tập 3, 4
HS đọc 1 đoạn văn tả cảnh đẹp ở tiết trước.
HS nghe.
-a/ Tớ, cậu.
-b/ nó
- Các từ này thay thế cho từ dùng để xưng hô hoặc danh từ như: chích bông, Hùng, Quý, Nam.
-Đại từ là từ dùng để thay thế.
-thích thơ.
-rất quý.
Ngoài thay thé cho danh từ, đại từ còn thay thế cho động từ, tính từ.
-Bác, Người, Ông Cụ, 
Viết hoa để thể hiện sự kính trọng.
- Giữa nông dân và các con vật cò vạc, nông.
- mày, ông, tôi, ông, nó.
-Chuột.
-Nó.
 THIẾT KẾ BÀI HỌC	
 Môn : Luyện từ và câu
 Tuần 10- tiết 19 Đề bài: ĐẠI TỪ 
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.
 2/ Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn
II/ Đồ dùng dạy hoc:
 -Phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Gọi HS đọc 1 đoạn văn tả cảnh đẹp ở tiết trước.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Phần nhận xét;
Bài 1: Cho HS đọc bài tập.
GV yêu cầu HS gạch dưới các từ dùng để thay thế dùng để xưng hô.
-Các từ đó thay thế cho những từ nào?
-Cách thay thế đó giúp chúng ta hạn chế được lỗi diễn đạt gì?
-Thế nào là đại từ?
Bài 2:
Cho HS đọc bài tập.
GV yêu cầu HS gạch dưới các từ dùng để thay thế dùng để xưng hô.
-Các từ đó thay thế cho những từ nào?
3/ Phần ghi nhớ:
HS đọc và thuộc phần ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập;
Bài 1: 
Cho HS đọc bài tập.
Tìm các từ in đậm dùng để thay thế cho Bác Hồ.
Các từ này vì sao lại được viết hoa?
Bài 2:
Cho HS đọc bài ca dao.
Hỏi:
Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai và ai.
Tìm các đại từ trong bài ca dao.
Bài 3:
Cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS phát hiện từ được dùng lại nhiều lần.
Tìm đại từ thay thế cho từ đó.
Cho HS trả lời.
GV chốt lại bài giải.
5/ Củng cố dặn dò:
Hỏi: Thế nào là đại từ?Cho ví dụ .
Nhận xét tiết học.
Dặn: Làm lại bài tập 3, 4
HS đọc 1 đoạn văn tả cảnh đẹp ở tiết trước.
HS nghe.
-a/ Tớ, cậu.
-b/ nó
- Các từ này thay thế cho từ dùng để xưng hô hoặc danh từ như: chích bông, Hùng, Quý, Nam.
-Đại từ là từ dùng để thay thế.
-thích thơ.
-rất quý.
Ngoài thay thé cho danh từ, đại từ còn thay thế cho động từ, tính từ.
-Bác, Người, Ông Cụ, 
Viết hoa để thể hiện sự kính trọng.
- Giữa nông dân và các con vật cò vạc, nông.
- mày, ông, tôi, ông, nó.
-Chuột.
-Nó.
 THIẾT KẾ BÀI HỌC	
 Môn : Kể chuyện
 Tuần 9- tiết 9 Đề bài: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói: 
Nhớ lại 1 chuyến đi thăm cảnh đẹp của địa phương mình hoặc nơi ở khác.Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện.Lời kể rõ ràng, tự nhiên, biết kết hợp lời kể với cử chỉ , lời nói, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
2/ Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, tranh cảnh đẹp ở địa phương
III/ Các hoạt động dạy học:
Thờigian 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5 ph
5ph
20 ph
15 ph
A/ Bài cũ:
HS kể 1 đoạn câu chuyện đã kể ở tiết trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
a/ Tìm hiểu đề:
HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ ngữ cần chú ý: Kể chuyện về 1 lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
Gọi 1 HS đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu 1 số HS nêu tên câu chuyện sẽ kể.
b/ HS thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung câu chuyện , trả lời câu hỏi:
Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.
GV theo dõi giúp đỡ và gợi ý thêm cho các nhóm.
Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
GV treo bảng phụ ghi sẵn các tiêu chuẩn nhận xét.
Cho HS nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
Liên hệ: Khi đến các nơi đó , chúng ta phải làm gì để có thể giữ gìn mãi mãi vẻ đẹp của cảnh?
3/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn kể lại chuyện cho người thân nghe
Chuẩn bị ôn tập .
HS kể chuyện.
HS nghe.
HS tìm hiểu đề bài.
HS đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
 HS nêu tên câu chuyện sẽ kể
HS kể chuyện theo nhóm đôi.
thi kể chuyện trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
 THIẾT KẾ BÀI HỌC	
 Môn : Chính tả
 Tuần 9- tiết 9 Đề bài: TIẾNG ĐÀN BA- LA -LAI - CA TRÊN SÔNG ĐÀ.
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Nghe viết đúng trình bày đúng bài thơ Tiếng đàn Ba - la- lai - ca trên sông Đà.
 Trình bày đúng các khổ thơ, dòng tho theo thể thơ tự do.
 2/ Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/ l hoặc âm cuối n/ ng.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Thờigian 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5 ph
2 0 ph
10 ph 
5 ph
5ph
A/ Bài cũ:
Yêu cầu HS viết đúng các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng đó.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nghe viết.
Gọi 1 HS đọc đoạn thơ
Hỏi: Nội dung đoạn thơ nói gì?
Luyện viết từ khó: Ba- la-lai- ca , ngẫm nghĩ, say ngủ, tháp khoan.
GV đọc cho HS viết.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
Cho HS đọc bài tập.
Bốc thăm chọn cặp vần để phân biệt .
Tổ chức trò chơi nói nhanh các từ ngữ có chứa cặp vần vừa chọn.
Bài 3 :
 GV cho HS tìm từ láy có âm đầu là l và vần có âm cuối là ng.
Tổ chức trò chơi: Đội nào nhiều nhất.
4/Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học
HS viết và trả lời.
HS nghe.
-Tả vẻ đẹp của đêm trăng trên công trường thuỷ điện sông Đà.
HS viết bảng con các từ khó.
HS viết chính tả.
Bài 2:
Cho HS đọc bài tập.
Bốc thăm chọn cặp vần để phân biệt .
La/ na:La hét, nết na, con la, quả na, la bàn, nu na nu nống.
Lẻ/ nẻ: lẻ loi, nứt nẻ, tiền lẻ, nẻ toác.
Lo/ no: Lo lắng, no nê, lo sợ ,ăn no
Lở / nở: đất lở, hoa nở, nở mày nở mặt, lở mồm
Bài 3 :
long lanh, lì lợm, lo lắng, lạ lùng, lạc lõng, lắt léo, lập loè, lạnh lẽo
lang thang, lúng túng, vang vang, lãng đãng, lõng bõng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tiêng việt 5-tuần 1- 9.doc