A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đến 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới.
Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình.
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.
Trường TH Xuyên Mộc Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp : 5A . . . . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5 Thời gian : 30 phút Điểm: Chữ ký giám thị: Chữ ký giám khảo: A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đến 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới. Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài. Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng..... (Trích Tản văn Mai Văn Tạo) B/ 2. Dựa vào nội dung bài đọc trả lời câu hỏi, bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất . Câu 1: (0.5đ) Em hãy chọn một đề bài thích hợp nhất cho đoạn văn trên: a. Quê hương . b. Cảnh đẹp quê hương. c. Kỉ niệm về quê hương. d. Miền đất mẹ Câu 2: (0.5đ) Tác giả yêu những gì của quê hương ? a. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, màu đá xám đen, tấm phên xác xơ. b. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ngọn cỏ phất phơ, dòng nước lấp loáng, con người. c. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, dòng sông, bà con láng giềng. d. Yêu ngọn cỏ phất phơ, cây cà na trái nặng, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm. Câu 3: (0.5đ) Khi đi xa về làng tác giả thích nói đến cái gì của quê hương ? a. Thích nói đến cái đẹp, kể với bà con láng giềng chuyện bốn phương . b. Thích nói đến cái đẹp, cái lớn của quê mình. c. Hai ý trên đều đúng. d. Hai ý trên đều sai. Câu 4: (0.5đ) Trong câu văn:“Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh.” Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả: a. Nhân hoá b. So sánh c. Nhân hoá và so sánh d. Không sử dụng Câu 5: (0.5đ) Tác giả da diết mong gặp lại những gì của quê hương ? a. Dòng nước lấp lánh, hòn đá xám đen. b. Cây đa bến Miễu, dòng sông quê hương, dòng nước lấp lánh. c. Cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài, người làng. d. Cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài . Câu 6: (0.5đ) Dấu phẩy trong câu: “Những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh.” có tác dụng gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu. b. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các chủ ngữ trong câu. d. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu. Câu 7: (0.5đ) Câu ghép “Tôi yêu ánh nắng chiều tà và tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn.” các vế câu nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Không nối với nhau. d. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 8: (0.5đ) Hai câu “Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Bằng cách thay thế từ ngữ. b. Bằng từ ngữ nối. c. Bằng cách lặp từ ngữ. d. Không có liên kết với nhau. Câu 9: (0.5đ) Từ đồng nghĩa với “giữ gìn” là từ: a. Phá phách b. Bảo vệ c. Hủy hoại d. Chăm sóc Câu 10: (0.5đ) Trong gia đình, nếu có người bị rủi ro bất hạnh, thì mọi người trong gia đình đều thấy buồn rầu, đau xót. Đó là ý của câu tục ngữ nào dưới đây : a. Anh em như thể tay chân. b. Môi hở răng lạnh. c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. d. Lá lành đùm lá rách
Tài liệu đính kèm: