Đề kiểm tra cuối năm môn Toán và Tiếng Việt khối lớp 5 năm học 2009 – 2010

Đề kiểm tra cuối năm môn Toán và Tiếng Việt khối lớp 5 năm học 2009 – 2010

1. Điền dấu ( < ;=""> ; = ) thích hợp vào ô trống: ( 1 điểm )

 2,4 giờ  2 giờ 4 phút giờ  0,7 giờ

 1,5 giờ  90 phút 135 giây  2phút 30 giây.

2. Nối phép tính với kết quả đúng: ( 1 điểm )

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Toán và Tiếng Việt khối lớp 5 năm học 2009 – 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGÃ BẢY
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP THÀNH 3
---- & ----
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT
KHỐI LỚP 5
NĂM HỌC 2009 – 2010
GV soạn: Nguyễn Xuân Hoàng 
Họ tên: ... Thứ  ngày tháng  năm 2010 
Lớp: .
KIỂM TRA CUỐI HKII
Môn Toán lớp 5 Năm học: 2009 – 2010
 Thời gian 40 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
1. Điền dấu ( ; = ) thích hợp vào ô trống: ( 1 điểm )
	2,4 giờ 5 2 giờ 4 phút giờ 5 0,7 giờ
	1,5 giờ 5 90 phút 135 giây 5 2phút 30 giây.
2. Nối phép tính với kết quả đúng: ( 1 điểm )
2 giờ 43 phút + 3 giờ 26 phút
3 giờ 32 phút - 1 giờ 16 phút
2 giờ 8 phút × 4
21 giờ 15 phút : 5
2 giờ 16 phút
4 giờ 15 phút
6 giờ 9 phút
8 giờ 32 phút
3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm )
	a/. Chữ số 6 trong số 427, 065 có giá trị là:
	A. 6 B. C. D. 
	b/. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
	A. 0,34 B. 0,75 C. 7,5 D. 3,4
c /. Một lớp học có 12 nam và 18 nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là:
	A. 60 % B. 50% C. 40 % D. 30%
8cm
6,5 cm
12 cm
A
B
D
C
d / Diện tích hình thang ABCD là:
	A. 65 cm 
	B. 65 cm2 
C. 130 cm2
D. 130cm
4. Viết số thập phân vào chỗ chấm: ( 1 điểm )
	a. 9 km 62m = .km b. 42 m2 5dm2 = . m2
	c. 45 kg 248 g = .kg d . 87 dm3 = ...m3
5. Đặt tính rồi tính : ( 2 điểm )
 a. 926,8 + 49, 67 b. 7,384 - 5,59 c. 45,07 × 3,8 d. 912,8 : 2,8 
  . . . 
  . . . 
  . . . 
  . . . 
  . . . 
6. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 15 phút. Ô tô đi với vận tốc 52 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. ( 1điểm)
Bài làm
7. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 dm, chiều rộng 9dm và chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Tính :
	a. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.
	b. Thể tích của hình hộp chữ nhật đó. ( 2 điểm )
Bài làm
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Câu1: ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Kết quả là: 
	2,4 giờ > 2 giờ 4 phút giờ > 0,7 giờ
	1,5 giờ = 90 phút 135 giây < 2phút 30 giây.
2 giờ 43 phút + 3 giờ 26 phút
3 giờ 32 phút - 1 giờ 16 phút
2 giờ 8 phút × 4
21 giờ 15 phút : 5
2 giờ 16 phút
4 giờ 15 phút
6 giờ 9 phút
8 giờ 32 phút
Câu 2: Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Câu 3. ( 3 điểm ) Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm; kết quả là:
	a/ C b/ B c/ A d/ B 
Câu 4: ( 1 điểm ) Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm, kết quả như sau:
	a. 9 km 62m = 9,062 km b. 42 m2 5dm2 = 42, 05 m2
	c. 45 kg 248 g = 45, 248 kg d. 87 dm3 = 0, 087 m3
Câu 5. ( 2 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. Kết quả là:
	a. 976,47 b. 1,794 c. 171,266 d. 316
Câu 6. ( 1 điểm ) Bài giải
Thời gian ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ = 4 giờ 15 phút ( 0,25 điểm )
Thời gian ô tô chạy trên cả quãng đường:
 4 giờ 15 phút – 15 = 4 giờ ( 0,25 điểm )
 Độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
 52 × 4 = 208 ( km ) ( 0,25 điểm )
 Đáp số: 208 km ( 0,25 điểm )
Câu 7. ( 2 điểm ) Bài giải
 Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
 (15 + 9 ) : 2 = 12 ( dm ) ( 0,5 điểm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:
 (15 + 9 ) × 2 × 12 = 576 ( dm2 ) ( 0,5 điểm )
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật:
 576 + ( 15 × 9 ) × 2 = 846 ( dm2 ) ( 0,5 điểm )
 Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
 15 × 9 × 12 = 1620 ( dm3 ) ( 0,5 điểm )
Đáp số : a/ 846 dm2 ; b/ 1620 dm3 
Họ tên:...
Lớp:.......................
 Thứ .. ngày tháng 3 năm 2010
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II
 Môn Tiếng Việt lớp 5 Năm học 2009 – 2010
 Thời gian: 30 phút
Điểm
Giám khảo 
Giám khảo
I. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm ). 
Thuần phục sư tử
	Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chàng cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
	Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào măt H-li-ma hồi lâu, rồi bảo:
	- Nếu con đem được ba sợi lông bờm của con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
 	Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi. Nàng trở về vừa đi vừa khóc.
	Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen với chúa sơn lâm. Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới. Ha-li-ma cũng hét lên khiếp đảm ném con cừu xuống đất.
	Mấy ngày liền, tối nào cũng đươc ăn món thịt cừu ngon lành trong tay Ha-li-ma, sư tử dần dần đổi tính. Nó quen với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
	Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn. Ha-li-ma thầm khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật mình, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẵng lặng bỏ đi.
	Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười:
	- Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.
 Theo TRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP
 ( Mạc Yên dịch) 
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ đễ làm gì?
	a. Nhờ vị giáo sĩ khuyên bảo chồng mình thay đổi tính nết.
	b. Nhờ vị giáo sĩ khuyên giải giúp mình tìm ra bí quyết bảo vệ hạnh phúc.
	c. Nhờ vị giáo sĩ làm phép để chồng mình thay đổi tính nết.
2. Vì sao khi nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma lại bật khóc?
	a. Vì điều kiện ấy quá khó khăn và nguy hiểm.
	b. Vì vị giáo sĩ không đồng ý giúp đỡ Ha-li-ma.
	c. vì vị giáo sĩ ấy không thể giúp đỡ được.
3. Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
	a. Tối tối, nàng đến nói chuyện và chải lông cho nó.
	b. Tối đến, nàng đến và ôm con bê con cho sư tử ăn. 
	c. Tối tối, Ha-li-ma đều mang theo con cừu non cho sư tử ăn.
4. Vì sao sư tử lại đổi tính trở nên hiền lành?
	a. Vì Ha-li-ma có phép thuật do vị giáo sĩ dạy.
	b. Vì tối nào sư tử cũng đươc ăn thịt cừu từ tay Ha-li-ma.
	c. Vì Ha-li-ma gan dạ, mạnh mẽ khuất phục được sư tử.
5. Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng “ cụp mắt xuống rồi lẵng lặng bỏ đi?
	a. Con sư tử nhận thấy đôi mắt của Ha-li-ma rất dịu hiền.
	b. Con sư tử đã quen với sự chăm sóc của Ha-li-ma.
	c. Nó biết rằng Ha-li-ma không làm gì để hại nó.
	d. Tất cả các ý trên đều đúng.
6. Theo vị giáo sĩ, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
	a. Sự gan dạ, lòng dũng cảm và trí thông minh.
	b. Lòng can đảm, trí thông minh và có sức khỏe.
	c. Lòng kiên nhẫn, trí thông minh và sự dịu dàng.
7. Dấu phẩy trong câu “Con vật giật mình, chồm dậy.” có tác dụng gì?
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
8. Câu nào dưới đây là câu ghép?
	a. Trước khi cưới, chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười.
	b. Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn, con đã thuần phục được con sư tử.
	c. Ha-li-ma hét lên khiếp đảm rồi nàng ném con cừu xuống đất.
9. Từ “thuần phục” thuộc từ loại:
	a. Động từ 
b. Tính từ 
c. Danh từ
10. Vị ngữ trong câu: “Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới.” là những từ ngữ nào?
	a. Thấy có mồi.
	b. Sư tử gầm lên một tiếng.
	c. Gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 
CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
	- HS đọc đúng tiếng, đúng từ cho 1 điểm
	( HS đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm)
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
	( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
	- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
	- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm 
 	( Trả lời chưa đủ ý, diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm).
2. Đọc thầm và làm bài tập: 
Đáp án
	Câu 1: b (0,5 điểm) Câu 6: c (0,5 điểm)
	Câu 2: a (0,5 điểm) Câu 7: b (0,5 điểm)
	Câu 3: c (0,5 điểm) Câu 8: c (0,5 điểm)
	Câu 4: b (0,5 điểm) Câu 9: a (0,5 điểm)
	Câu 5: d (0,5 điểm) Câu 10: c (0,5 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
	I. Chính tả (5 điểm)
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 đ
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ), trừ 0,5 điểm.
	- Chú ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
	II. Tập làm văn (5 điểm)
	- Đảm bảo các yêu cầu sau , được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
	+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà GV có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HK II
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2009 – 2010
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
	- Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HK II
	( Giáo viên chọn một số đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào các phiếu rồi cho HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do HS bốc được mà GV đã đánh dấu)
	- Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
	1. Tiếng rao đêm. Sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 31. 
2. Phong cảnh đền Hùng. Sách TV 5, tập 2, trang 68. 
3. Út Vịnh. ( Sách Tiếng Việt 5 , tập 2, trang 136.)
4. Tà áo dài Việt Nam. (Sách Tiếng Việt 5 , tập 2, trang 122)
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả nghe – viết: ( 5 điểm ) Thời gian: 15 phút
	Giáo viên đọc cho HS nghe và viết vào giấy thi
	Bài viết: Tà áo dài Việt Nam 
	Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
	Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền  ... ng năm 2010
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II
 Môn Tiếng Việt lớp 5 Năm học 2009 – 2010
 Thời gian: 30 phút
Điểm
Giám khảo 
Giám khảo
I. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm ). 
HỒ HOÀN KIẾM
	Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thủ đô, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các tòa nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
	Nước hồ xanh ngắt quanh năm nên xưa hồ có tên là hồ Lục Thủy. Sau này dựa vào truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm lại cho rùa thần mà người ta đã đặt tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là Hồ Gươm.
 Trong mặt hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề long lanh bóng nước. 
 Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét của vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay.
 Mùa nào tình ấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên ta xưa.
 Theo sách Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận
	Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa thành phố nào?
	a. Thành phố Hà Nội
	c. Thành phố Huế
	a. Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hồ Hoàn kiếm xưa kia còn có tên là gì?
	b. Hồ Gươm.
	a. Hồ Lục Thủy
	c. Hồ Thủy Lục.
3. Từ “ Hoàn Kiếm” có nghĩa là:
	a. Cây gươm vàng
b. Cây gươm của vua
c. Trả lại gươm.
4. Mùa xuân ở hồ Hoàn Kiếm có đặc điểm gì?
	a. Có màn sương huyền ảo , dáng liễu mơ hồ.
	b. Có nhiều lễ hội truyền thống, rực rỡ sắc hoa đào.
c. Có gió mát lồng lộng và những cơn mưa lá vàng.
5. Trong mặt hồ Hoàn Kiếm có những đảo nào?
	a. Đảo Thê Húc và đảo Ngọc.
	b. Đảo Rùa và đảo Thê Húc
	c. Đảo Ngọc và đảo Rùa
6. Mặt nước của hồ được tác giả so sánh với gì? 
	a. Một tấm gương lớn
	b. Một thảm lá vàng
	c. Một lẵng hoa đẹp
7. Trong câu “ Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa.”, chủ ngữ trong câu là những từ ngữ nào?:
	a. Du khách bốn mùa 
b. Hồ Hoàn Kiếm 
c. Nơi hội tụ, điểm hẹn 	
8. Từ xanh ngắt thuộc từ loại:
	a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
9. Câu nào dưới đây là câu ghép?
	a. Đảo lớn là đảo Ngọc, đảo nhỏ là đảo Rùa.
b. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc.
	c. Mặt hồ là tấm gương lớn soi bóng những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rũ.	
10. Dòng nào dưới đây chỉ toàn là những từ láy?
	a. Thướt tha, lất phất, xuýt xoa, long lanh, truyền thống.
	b. Thướt tha, lất phất, râm ran, xuýt xoa, long lanh.
	c. Xuýt xoa, long lanh, huyền ảo, thướt tha, lất phất.
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Câu 1. ( 2 điểm ) Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm; kết quả là:
	a/ C b/ D c/ A d/ B 
Câu 2. ( 1 điểm) Làm đúng mỗi câu được 0,25 ( điểm)
	a/. Đ b/. Đ c/. S d/. Đ 
Câu 3. ( 2 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. Kết quả là:
	a. 1176,47 b. 12,21 c. 312,336 d. 35,2
Câu 4. Tìm x ( 1 điểm )
	a. x + 5,84 = 9,16 b. 36,04 : x = 6,8
 x = 9,16 - 5,84 ( 0,25 đ) x = 36,04 : 6,8 ( 0,25 đ)
	 x = 3,32 ( 0,25 đ) x = 5,3 ( 0,25 đ) 
Câu 5. ( 2 điểm)
	Bài giải
	Vận tốc của ô tô là:
: 1,5 = 60 (km/giờ) ( 0,5 điểm) 
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 ( km/giờ) ( 0,5 điểm)
Thời gian xe máy đi từ A đến B mất;
90 : 30 = 3 ( giờ ) ( 0,5 điểm)
Thời gian ô tô đến B trước xe máy là:
 3 - 1,5 = 1,5 ( giờ ) ( 0,5 điểm) 
	Đáp số; 1,5 giờ hay 1 giờ 30 phút
Câu 6: ( 2 điểm)
Bài giải
	Diện tích nền nhà hình chữ nhật đó là;
	12 × 4 = 48 ( m2 ) ( 0,5 điểm)
	Diện tích mỗi viên gach hình vuông là:
	 4 × 4 = 16 ( dm2 ) ( 0,25 điểm)
	Đổi ra dm2 : 48 m2 = 4800 dm2 ( 0,25 điểm)
	Số viên gạch cần mua để lót nền nhà là:
	4800 : 16 = 300 ( viên ) ( 0,5 điểm)
	Số tiền mua gạch hết là:
	20000 × 300 = 6 000 000 (đồng ) ( 0,5 điểm) 
	Đáp số : 6 000 000 đồng 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HK II
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2009 – 2010
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
	- Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HK II
	( Giáo viên chọn một số đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào các phiếu rồi cho HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do HS bốc được mà GV đã đánh dấu)
	- Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
	1. Thuần phục sư tử. Sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 117. 
2. Một vụ đắm tàu Sách TV 5, tập 2, trang 108 
3. Út Vịnh. ( Sách Tiếng Việt 5 , tập 2, trang 136.)
4. Sang năm con lên bảy. (Sách Tiếng Việt 5 , tập 2, trang 149)
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả nghe – viết: ( 5 điểm ) Thời gian: 15 phút
	Giáo viên đọc cho HS nghe và viết vào giấy thi
	Bài viết: Hồ Hoàn Kiếm ( viêt đoạn 3 )
Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét của vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay.
 Mùa nào tình ấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên ta xưa.
 Theo sách Di tích danh thắng Hà Nội
2. Tập làm văn: ( 5 điểm )
Đề bài: Em hãy tả một cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp .
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ,CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
	- HS đọc đúng tiếng, đúng từ cho 1 điểm
	( HS đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm)
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
	( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
	- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
	- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
	( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
2. Đọc thầm và làm bài tập: 
Đáp án
	Câu 1: a (0,5 điểm) Câu 6: a (0,5 điểm)
	Câu 2: b (0,5 điểm) Câu 7: b (0,5 điểm)
	Câu 3: c (0,5 điểm) Câu 8: c (0,5 điểm)
	Câu 4: b (0,5 điểm) Câu 9: a (0,5 điểm)
	Câu 5: c (0,5 điểm) Câu 10: b (0,5 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
	I. Chính tả (5 điểm)
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 đ
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ), trừ 0,5 điểm.
	- Chú ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
	II. Tập làm văn (5 điểm)
	- Đảm bảo các yêu cầu sau , được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
	+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà GV có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 
Họ tên: ... Thứ .... ngày ..tháng 4 năm 2011 
Lớp: .
KIỂM TRA CUỐI HKII
Môn Toán lớp 5 Năm học: 2010 – 2011
 Thời gian: 40 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
1.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm )
	a/. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
	A. 2,5 B. 5,2 C. 0,4 D. 4,0
	b/. Chữ số 5 trong số 14,205 thuộc hàng nào? 
	A. Hàng đơn vị B. Hàng trăm 
C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn
 	c. Số trung bình cộng của các số 34,8 ; 21,9 ; 56 và 72,5 là:
	A. 45,3 B. 45,4 C. 46,3 D. 46,4
d / Hình vuông có chu vi 48 cm. Diện tich của hình vuông đó là:
	A. 192 cm B. 144 cm2 C. 96 cm2 D. 144cm
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: ( 1 điểm )
	a. 570 dm3 = .. m3 b. 5 kg = . g 
	c. 32m2 5 dm2 = .. m2 d. 0, 75 m = ..cm 
3. Đặt tính rồi tính : ( 2 điểm )
 a. 926,8 + 249, 67 b. 196,7 - 97,34 c. 65,07 × 4,8 d. 125,76 : 1,6 
 .. . ... ... 
 .. ... .. .. 
 .. ..... ... . 
 .. .... .. . 
 .. ... 
4. Tìm x: ( 1 điểm )
	a. x × 5,3 = 9,01 × 4 b. 36,04 : x = 6,8
	... . . 
	. ... 
5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 168 m , chiều dài hơn chiều rộng 12 m. Tính diện tích mảnh đất đó. ( 2 điểm )
Bài làm.
6. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đó đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. ( 2 điểm )
Bài làm.
Họ tên: ... Thứ  ngày tháng  năm 2011 
Lớp: .
BÀI ÔN TẬP CUỐI NĂM
1. Đặt tính rồi tính : ( 2 điểm )
 a. 1,345 + 25, 6 + 8,29 b. 78 - 20,05 c. 67,8 × 4,5 d. 125,76 : 1,6 
 .. . ... ... 
 .. ... .. .. 
 .. ..... ... . 
 .. .... .. . 
 .. ... 
2. Tìm x: ( 1 điểm )
	a. x × 5,3 = 9,01 × 4 b. x + 3,5 = 4,72 + 2,28 
	... . . 
	. ... 
3. Bài toán:
	Tỉnh A và tỉnh B cách nhau 180km. cùng một lúc có hai ô tô xuất phát từ hai tỉnh và đi ngược chiều nhau, sau 2 giờ chúng gặp nhau.
Hỏi một giờ cả hai ô tô đi được bao nhiêu km?
Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc ô tô đi từ A bằng vận tốc ô tô đi từ B.
Bài làm.
4. Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao 3,5m. Người ta sơn trần nhà và 4 mặt tường phía trong phòng học, mỗi mét vuông hết 25000 đồng tiền sơn. Biết diện tích của các cửa là 15m2, hỏi sơn phòng học đó hết tất cả bao nhiêu tiền sơn? 
Bài làm.
5. Một cửa hàng định giá bán một chiếc cặp là 65000 đồng. Nhân dịp khai giảng năm học mới, cửa hàng hạ giá 12%. Hỏi sau khi giảm giá 12%, giá của chiếc cặp là bao nhiêu tiền?
Bài làm.
6. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đó đi với vận tốc 48km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B.
Bài làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKTCKII 2010.doc