Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2017 - Trường Tiểu học Mỹ An A

Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2017 - Trường Tiểu học Mỹ An A

1. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

A. Đoạn 1 :

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:

- Người có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chổ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Bà khóc: .( 1 phút 3 giây)

Câu hỏi 1 : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Trả lời : Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.

 

doc 10 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2017 - Trường Tiểu học Mỹ An A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT HUYỆN THÁP MƯỜI
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN A

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Ngày kiểm tra: ..
 Thời gian: .
I. Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi một trong những bài sau:
1. Thái sư Trần Thủ Độ (SGK Tiếng Việt 5 tập II trang 15)
2. Trí dũng song toàn (SGK Tiếng Việt 5 tập II trang 25)
2. Phân xử tài tình (SGK Tiếng Việt 5 tập II trang 46)
II. Đáp án:
1. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
A. Đoạn 1 : 
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Người có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho 
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chổ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Bà khóc: .( 1 phút 3 giây)
Câu hỏi 1 : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trả lời : Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.
B. Đoạn 2 :
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ duới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa !
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. 
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu :
Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ta sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu :
Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách và ban thưởng cho người nói thật( 1 phút 21 giây)
Câu hỏi 1 : Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
Trả lời : Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
Câu hỏi 2 : Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ?
Trả lời : Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng, nói thật.
2. TRÍ DŨNG SONG TOÀN
A. Đoạn 1 :
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi xứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.(27,6 giây)
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng :
Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên !
Vua Minh phán :
Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẻ !
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu :
Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói :
Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăn nữa.
Từ đó nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.(1 phút 41 giây)
Câu hỏi 1 : Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ sang Trung Quốc vào năm nào ? Do ai cử đi ?
Trả lời : Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1637, do vua Lê Thần Tông cử đi.
Câu hỏi 2 : Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
Trả lời : Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Làm cho vua Minh phải tuyên bố bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
B. Đoạn 2 :
Lần khác, Khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối :
Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạng nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà
Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay :
Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, 
Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông
C. Đoạn 3 : 
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng :
Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. 
Điếu văn của vua Lê còn có câu : “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.” (1 phút 20 giây)
Câu hỏi 1 : Chi tiết nào cho thấy Giang Văn Minh không cịu nhún nhường trước câu đối của đại thần nhà Minh ?
Trả lời : Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại ngay : 
Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
	Câu hỏi 2 : Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người Trí dũng song toàn ?
	Trả lời : Vì Giang Văn Minh mưu trí, thông minh và bất khuất.
3 PHÂN XỬ TÀI TÌNH
A. Đoạn 1 :
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đến công đường. Một người mếu máo :
Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua,rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt :
Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. 
	Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo :
- Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vải xé đôi, mỗi người một nữa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, trẻ kia phải cuối đầu nhận tội. (1 phút 27 giây)
Câu hỏi 1 : Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
Trả lời : Về việc bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình nhờ quan phân xử.
Câu hỏi 2 : Vì sao quan án cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
Trả lời : Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức làm nên tấm vải.
C. Đoạn 3
	Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
	Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo :
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội. ( 1 phút 14 giây)
Câu hỏi 3 : Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
Trả lời : Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nướcQuan đứng quan sát những người chạy đàn và bắt gặp một chú tiểu hé bàn tay nắm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì chỉ kẻ có tội mới hay giật mình.
..Hết
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Phần đọc thành tiếng)
.
II. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm: (3 điểm)
I. Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng giữa học kỳ II. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi một trong những bài tập đọc: Tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/ 1 phút.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có 
biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng 
tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 
PHÒNG GD-ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Mỹ An A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Họ và tên:
- Lớp: 
- Trường TH Mỹ an A
- Đề KTĐK giữa học kì II ( 2017 – 2018)
- Môn: Tiếng Việt lớp 5 (đọc thầm)
- Thời gian: 40 phút
- Ngày kiểm tra: ..

Điểm
Điểm chấm TT
Lời phê của GV



I. Bài đọc
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng” ?
A. Đêm trăng. B. Con đê. C. Đồng ruộng.	 D. Trường học	
Câu 2: (0,5 điểm) Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?
A. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê.
	B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
	D. Vì con đê chở che, bao bọc cho dân làng.
Câu 3: (0,5 điểm) Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra con đê:
	A. Đã có nhiều thay đổi .
	B. Gần như vẫn như xưa.
	C. Không còn nhận ra con đê nữa.
	D. Đẹp hơn trước rất nhiều.
Câu 4: (0,5 điểm) Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
	A. Trẻ em trong làng.	B. Tác giả bài văn.
	C. Những người lớn. 	D. Con đê sông Hồng.
Câu 5 : (0,5 điểm) Trung thu người lớn thường tổ chức gì cho các em thiếu nhi?
 A. Bày cỗ và lễ hội B. Tham quan C. Đi thăm ông bà D. Chúc tết thầy cô
Câu 6: (0,5 điểm) Câu “Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau.” có mấy từ dùng để so sánh?
	 A. Một từ B. Hai từ.
	 C. Ba từ. D. Bốn từ.
Câu 7: (1 điểm) Câu: "Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." Bộ phận in đậm của câu trên là:
	A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.
	C. Trạng ngữ.	D. Hô ngữ.
Câu 8: (1 diểm) Trong câu : Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Có mấy từ láy?
 A. 1 từ láy B. 2 từ láy C. 3 từ láy D. 4 từ láy 
Câu 9: (1 điểm) Em hãy dặt một câu có cặp quan hệ từ thề hiện nguyên nhân – kết quả?
Câu 10: (1 điểm) Nội dung bài văn này là gì?
	A. Tả nét đẹp của con đê và sự đổi mới của quê hương.
	B. Tả con đê có nhiểu thay đổi theo thời gian.
	C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
	D. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê của tác giả.
Hết
PHÒNG GD-ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Mỹ An A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ******
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt lớp 5 ( Phần đọc thầm)
-------------------------
Học sinh chọn ý đúng mỗi câu đạt số điểm như sau :
Câu 1 : B. Con đê. (0,5 điểm)
Câu 2 : A. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê. (0,5 điểm)
Câu 3 : B. Gần như vẫn như xưa. (0,5 điểm)
 Câu 4 : A. Trẻ em trong làng. (0,5 điểm)
Câu 5 : A. Bày cỗ và lễ hội. (0,5 điểm)
Câu 6 : B. Hai từ. (0,5 điểm)
Câu 7 : C. Trạng ngữ. (1 điểm)
Câu 8 : A. 1 từ láy (1 điểm)
Câu 9 : C. Học sinh đặt được câu có cặp quan hệ từ: Vì – nên. Nhờ - mà. Tại vì – cho nên (1 điểm)
 Câu 10 : D. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê của tác giả. (1 điểm)
.Hết..
PHÒNG GD-ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Mỹ An A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Họ và tên:.
- Lớp: 
- Trường TH Mỹ an A
- Đề KTĐK giữa học kì II ( 2017 – 2018)
- Môn: Tiếng Việt lớp 5 ( Phần viết)
- Thời gian : phút
- Ngày kiểm tra: ..

Điểm
Điểm chấm TT
Lời phê của GV



I. Chính tả (2 điểm)
HỘP THƯ MẬT
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.Đôi lúc Hai Long đáp lại.
 HỮU MAI
II/ Tập làm văn (8 điểm): 20 phút
 Chọn một trong hai đề sau:
1/ Em hãy tả một cây bóng mát ở trường.
2/ Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2.
------------- Hết ------------
KIỂM TRA ĐINH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC ( 2017 – 2018)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt lớp 5 (phần viết )
I / Phần chính tả: (2 điềm)
- Hướng dẫn chấm điểm chi tiết :
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; 
trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm
- Viết sai trên 5 lỗi không cho điểm.
II/ Tập làm văn : 
 Bài viết đạt các yêu cầu sau được 8 điểm:
- Viết được bài văn tả một cây bóng mát hoặc tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2 có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu bài văn tả cây cối hay bài tả đồ vật đã học.
- Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.
- Biết sử dụng một số từ ngữ gợi tả, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,...
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Bảng ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì 2
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
 
 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
02
 
02
 
 
01
 
01
06
 
 
Câu số
1- 2
 
3-4
 
 
5
 
6
 
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
01
 
01
 
 
01
 
1
04
 
 
Câu số
7
 
8
 
 
9
 
10
 
Tổng số câu
03
 
03
 
 
02
 
02
10

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc