Đề ôn thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt

Đề ôn thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt

PHẦN I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

A1: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết

Bài 1: Tìm từ ngữ nói về:

 a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

 b. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.

 c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

 d. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.

Bài 2: Cho các từ sau: "nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền". Hãy xếp:

 a. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là người.

 b. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là lòng thương người.

Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 từ ở nhóm b nói trên.

Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có dùng sai từ có tiếng "nhân":

 a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.

 b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.

 c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.

 d. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Luyện từ và câu
A1: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
Bài 1: Tìm từ ngữ nói về:
	a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
	b. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.
	c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
	d. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.
Bài 2: Cho các từ sau: "nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền". Hãy xếp:
	a. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là người.
	b. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là lòng thương người.
Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 từ ở nhóm b nói trên.
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có dùng sai từ có tiếng "nhân":
	a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
	b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
	c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.
	d. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.
Bài 5: Viết 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) vào chỗ trống:
	a. Nói về tình đoàn kết
	b. Nói về lòng nhân hậu.
	c. Trái với lòng nhân hậu.
Bài 6: Các câu dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì?
	a. ở hiền gặp lành.
	b. Trâu buộc ghét trâu ăn.
	c. Một cây làm chẳng nên non.
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Bài 7:	 Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm.
Bài 8: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ dưới đây như thế nào?
	a. Môi hở răng lạnh.
	b. Máu chảy ruột mềm.
	c. Nhường cơm sẻ áo.
	d. Lá lành đùm lá rách.
	Giải nghĩa câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ".
B1: Từ đơn và từ phức
Bài 1: Tìm 1 từ đơn và 1 từ phức nói về lòng nhân hậu. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm.
Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức trong câu văn:
	a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
	b. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
Bài 3: a. Tìm từ đơn, từ phức trong các câu thơ sau:
	"Đời cha ông với đời tôi
	Như con sông với chân trời đã xa
	Chỉ còn truyện cổ thiết tha
	Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".
	b. Em hiểu như thế nào về nội dung 2 dòng thơ cuối.
Bài 4: Tìm 5 từ phức có tiếng "anh", 5 từ phức có tiếng "hùng" theo nghĩa của từng tiếng trong từ "anh hùng".
B2: Từ ghép và từ láy
Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Bài 2: a. Những từ nào là từ láy
	Ngay ngắn	Ngay thẳng	Ngay đơ
	Thẳng thắn	Thẳng tuột	Thẳng tắp
	b. Những từ nào không phải từ ghép?
	Chân thành	Chân thật	Chân tình
	Thật thà	Thật sự	Thật tình
Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
	a. da người	c. lá cây đã già
	b. lá cây còn non	d. trời.
Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
Bài 5: a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
	b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.
	a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
	b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 7: Cho đoạn văn sau:
	"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đới sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".
	a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
	b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía.
Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng
Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.
Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
	Gió nâng tiếng hát chói chang
	Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
	Tay nhè nhè chút, người ơi
	Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
	Mảnh sân trăng lúa chất đầy
	Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
	Nắng già hạt gạo thơm ngon
	Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghé trong các câu:
	a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
	b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
	c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
	d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.
	e. Suối chảy róc rách.
Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
	Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
	Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.
Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".
Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
	Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
	a. Từ ghép tổng hợp.
	b. Từ ghép phân loại.
	c. Từ láy.
Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
	"Bão bùng thân bọc lấy thân
	Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
	Thương nhau tre chẳng ở riêng
	Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".
	Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?
	Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.
Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:
	Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.
A2: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
Bài 1: a. Những từ nào cùng nghĩa với "trung thực"
	ngay thẳng	bình tĩnh	thật thà	chân thành
	thành thực	tự tin	chân thực	nhân đức
	b. Những từ nào trái nghĩa với "trung thực"	
	độc ác	gian dối	lừa đảo	thô bạo
	tò mò	nóng nảy	dối trá	xảo quyệt
Bài 2: Những câu nào dùng đúng từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ "trung thực":
	a. Kì kiểm tra cuối năm, Nam đã gian dối trong khi làm bài.
	b. Tính tình của bạn tôi rất ngay thẳng.
	c. Hoa đã chân thành nhận khuyết điểm trước lớp.
	d. Bọn giặc rất xảo quyệt, chúng vờ như ta ở phía trước, vừa chuẩn bị đánh úp quân ta sau lưng.
	e. Chúng tôi xin thật thà cảm ơn quý khán giả.
Bài 3: Tìm các từ ghép và từ láy về tính trung thực của con người có chứa các tiếng sau đây:
	a. Ngay	b. Thẳng	c. Thật
	Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
Bài 4: Trong số các thành ngữ dưới đây, thành ngữ nào nói về tính "trung thực" thành ngữ nào nói về tính "tự trọng"
	a. Thẳng như ruột ngựa	g. Ăn ngay ở thẳng
	b. Thật thà là cha quỷ quái	h. Khom lưng uốn gối
	c. Cây ngay không sợ chết đứng	i. Vào luồn ra cúi
	d. Giấy rách phải giữ lấy lề	h. Thuốc đắng dã tật
	e. Đói cho sạch rách cho thơm.
Bài 5: a. Tìm 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) nói về tính trung thực
	Tìm 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) nói về lòng tự trọng.
	b. Đặt 1 câu trong đó có thành ngữ hoặc tục ngữ vừa tìm được.
Bài 6: Trong bài: "Việt Nam thân yêu" nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	"Việt Nam đất nước ta ơi
	Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
	Cánh cò bay lả rập rờn
	Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều".
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam.
B3: Danh từ
Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:
	Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
	a.	Quê hương là cánh diều biếc
	Tuổi thơ con thả trên đồng
	Quê hương là con đò nhỏ
	Êm đềm khua nước ven sông.
	b.	Bà đắp thành lập trại
	Chống áp bức cường quyền
	Nghe lời bà kêu gọi
	Cả nước ta vùng lên.
Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:
	"Bản lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".
Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:
	Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 5: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.
Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
	Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
	Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
	Ngày xuân mơ nở trắng rừng
	Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.
A3: Mở rộng vốn từ: Ước mơ
Bài 1: Những từ nào cùng nghĩa với từ "Ước mơ"
	a. mong ước	d. mơ	h. ước ao
	b. mơ ước	e. ước nguyện	i. mơ màng
	c. mơ tưởng	g. mơ mộng
Bài 2: Những ước mơ nào giúp ích cho con người
	a. Mơ ước cao đẹp	e. Mơ ước cao cả
	b. Mơ ước hão huyền	g. Mơ ước bệnh hoạn
	c. Mơ ước viển vông	h. Mơ ước quái đản
	d. Mơ ước chính đáng	i. Mơ ước lành mạnh
Bài 3: Giải nghĩa các thành ngữ:
	a. Được voi đòi tiên	d. Ước của trái mùa
	b. Cầu được ước thấy	e. Đứng núi này trông núi nọ
	c. Ước sao được vậy	h. Nằm mơ giữa ban ngày.
	Đặt câu với mỗi thành ngữ trên.
Bài 4:	"Quê hương là cánh diều biếc
	Tuổi thơ con thả trên đồng
	Quê hương là con đò nhỏ
	Êm đềm khua nước ven sông".
	Đọc đoạn thơ trên em thấy được những ý nghĩa và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
B4: Động từ
Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
	a. trông em	d. quét nhà	h. xem truyện
	b. tưới rau	e. học bài	i. gấp quần áo
	c. nấu cơm	g. làm bài tập
Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:
	a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
	b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
	c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.
Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:
	a. Nước chảy đá mòn.
	b. Dân giàu, nước mạnh.
Bài 4: Xác định từ loại:
	Nhìn xa trông rộng
	Nước chảy bèo trôi
	Phận hẩm duyên ôi
	Vụng chèo khéo chống
	Gạn đục khơi trong
	Ăn vóc học hay.
Bài 5: Xác định từ loại:
	a. 	Em mơ làm mây trắng
	Bay khắp nẻo trời cao
	Nhìn non sông gấm vóc
	Quê mình đẹp biết bao.
	b. 	Cây dừa xanh toả nhiều tàu
	Dang tay đón gió  ... bạn hoặc người thân vừa rồi trong em vừa xuất hiện một ước mơ mà em cho là đẹp. Hãy viết thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ đó
Gợi ý
	- Thư này viết cho bạn hoặc người thân. Thư viết cho bạn lời lẽ cần thân mật. Nếu em định viết cho người thân thì phải xác định rõ người đó là ai (là ông, bà, cô, chú hay anh chị...) Viết cho người nào thì lời lẽ phải phù hợp với mối quan hệ của bản thân em với người đó.
	- Nội dung thư là nói về ước mơ của em. Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Mỗi người đều có một ước mơ riêng. Em ước mơ sau này mình sẽ làm gì?
Miêu tả
A- Đồ vật
Đề 1: Đã nhiều năm nay, tiếng trống trường đã trở nên quen thuộc với em. Hãy tả lại cái trống trường em và nêu cảm nghĩ của bản thân
Gợi ý
Mở bài:	Giới thiệu cái trống sẽ tả:	- Có từ bao giờ
	- Nằm ở đâu
	Hoặc nêu kỷ niệm gắn bó với cái trống.
Thân bài:	- Tả bao quát cái trống
	- Tả các bộ phận của trống: mình trống, ngang lưng trống,
	 hai đầu trống.
	- Tả âm thanh của trống + tác dụng.
Kết bài:	- Cảm nghĩ của em về trống trường.
Đề 2: Tả một thứ đồ chơi mà em thích (có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và kết bài có thể chọn kiểu mở rộng hoặc không mở rộng).
Gợi ý
	- Có thể chọn đồ chơi bằng nhựa, bằng vải... mà em thích. Đồ chơi đó có thể là búp bê, gấu bông, thỏ bông, ô tô chạy bằng pin, siêu nhân, bộ xếp hình....
Mở bài:	- Giới thiệu đồ chơi mà mình muốn tả: Ai mua (cho)
	Mua, cho vào dịp nào?
Thân bài:	- Tả bao quát đồ chơi: hình dáng, kích thước, vật liệu, màu sắc.	- Tả cụ thể các bộ phận của đồ chơi: bên ngoài, bên trong.
	- Tả âm thanh phát ra (nếu có)
	- Tả hoạt động của đồ chơi (nếu có).
Kết bài:	 Nêu cảm nghĩ của mình về thứ đồ chơi ấy 
	(có thể nói về sự cất giữ bảo quản cẩn thận sau khi chơi).
Đề 3: Chiếc bút máy một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Hãy tả lại cây bút ấy của em.
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu chiếc bút máy sẽ tả
Thân bài:	- Tả bao quát: Kích thước, màu sắc, hình dạng
	- Tả bộ phận	:	+ Bên ngoài: nắp bút, thân bút, nhãn hiệu.
	+ Bên trong: ngòi bút, ruột gà, ống dẫn mực.
	- Tác dụng của chiếc bút máy.
Kết bài:	Cảm nghĩ của em về chiếc bút máy.
Đề 4: Cây bút chì đen một đồ dùng học tập quan trọng của người học sinh. Hãy tả lại cây bút chì mà em đang dùng.
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu cây bút chì sẽ tả.
Thân bài:	- Tả bao quát: Hình dáng, kích thước.
	- Tả cụ thể: màu sơn, hàng chữ, ký hiệu bút.
	Thân bút, hai đầu bút, ruột bút.
	- Tác dụng của chiếc bút.
Kết bài:	Cảm nghĩ của bản thân về cây bút chì vừa tả.
Đề 5: Ngày ngày đi học em thường sử dụng chiếc cặp sách của mình để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Hãy tả lại chiếc cặp sách ấy.
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu chiếc cặp sẽ tả:	+ Có vào dịp nào
	+ Ai mua, cho.
Thân bài:	* Tả bao quát:	- Hình dạng, kích thước, chất liệu, màu sắc.
	- Loại cặp.
	* Tả từng bộ phận:
	- Các bộ phận bên ngoài	+ Mắt cặp
	+ Nắp cặp
	+ Khoá
	- Các bộ phận bên trong:	+ Các ngăn
	+ Vải lót
	+ Tác dụng.
Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc cặp.
Đề 6: Hãy tả lại cái bàn học ở nhà hay ở lớp và nêu cảm nghĩ của em.
Đề 7: Vào ngày vui, gia đình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý
Thân bài:
	- Nêu vẻ đẹp về màu sắc, hương thơm, đặc điểm nổi bật khác của những bông hoa trong lọ, đồng thời chú ý đến nét nổi bật của lọ hoa để làm tôn thêm sự hài hoà của đồ vật.
Kết bài: Cảm nghĩ chân thành của em trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui cho bản thân và gia đình trong ngày vui.
Đề 8: Hãy tả lại quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập I của em
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt có trong trường hợp nào.
Thân bài:	- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài:	+ Bìa trước
	+ Bìa sau
	- Tả đặc điểm hình dáng bên trong:	
	+ Số trang
	+ Cách bố trí, sắp xếp trong quyển sách.
	+ Tranh ảnh, hình vẽ.
	+ Em thích bài nào nhất.
	- Tác dụng của quyển sách
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về quyển sách
Đề 9: Tả quyển lịch treo tường nhà em
Gợi ý
Mở bài:	Giới thiệu quyển lịch sẽ tả:	- Có vào dịp nào
	- Ai mua, hoặc cho.
Thân bài: 	* Tả bao quát: hình dạng, kích thước, nhà xuất bản, vị trí treo, 
	số tờ, loại giấy làm lịch.
	* Tả cụ thể: 
	- Cách trang trí, nội dung của từng tờ lịch (tranh ảnh, chữ, số, 
	 màu sắc, ý nghĩa các hình ảnh đó, cách trình bày các hình ảnh)
	Chú ý gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của em khi ngắm từng hình ảnh.
	- Tả cách ghi ngày, tháng.. của từng tờ lịch (chú ý màu sắc, đặc 
	điểm, cỡ chữ).
Kết bài: Cảm xúc của em khi ngắm nhìn tấm lịch.
Đề 10: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ (báo thức, treo tường) là người bạn thân thiết trong gia đình em. Hãy tả lại chiếc đồng hồ đó
Gợi ý
	Trước khi làm bài cần xác định rõ: tả chiếc đồng hồ nào? Loại gì?
Mở bài: 	Giới thiệu chiếc đồng hồ: (có thể nêu lai lịch, vì sao có?
	 có từ lúc nào?)
	Hoặc: chiếc đồng hồ báo thức hoặc báo giờ như thế nào?
	Có thể kể vắn tắt 1 sự việc, 1 kỷ niệm gắn với chiếc đồng hồ.
Thân bài:
	a) Tả bao quát: 
	Hình dạng đồng hồ: hình gì? màu sắc vỏ ngoài, mặt đồng hồ.
	b) Chọn tả 1 vài bộ phận của đồng hồ:
	- Tả kỹ mặt đồng hồ (màu sắc, hình dáng và đặc điểm, các con số, kim đồng hồ...) hoặc tả cách hoạt động của kim đồng hồ khi báo giờ, báo phút, giây, khi báo thức...
	c) Tả sự gắn bó của chiếc đồng hồ với sinh hoạt của em hoặc gia đình em (VD: Bác đồng hồ đánh thức em dậy đúng giờ để đi học....)
Kết bài: Có thể kể lại tình cảm của em và gia đình đối với đồng hồ (có thể ghi lại lời của bố mẹ, anh chị... nói về chiếc đồng hồ).
Đề 11: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
B- Cây cối
Đề 1: Tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát sẽ tả: Cây gì? trồng từ bao giờ? ở đâu?
	Hoặc kỉ niệm gắn bó với cây.
Thân bài: 	- Tả bao quát: hình dáng cây, tầm cao, tán cây, ngọn cây.
	- Tả cụ thể: Tả từng bộ phận của cây (hoặc từng thời kỳ 
	phát triển của cây).
	+ Nếu tả từng bộ phận của cây thì phải tả theo trình tự (rễ, gốc, thân, cành, lá) cần tả kỹ tán lá... ở thời điểm miêu tả cụ thể).
	+ Nếu tả từng thời kỳ phát triển của cây thì theo trình tự lúc cây còn nhỏ, trưởng thành phát triển, ra hoa, kết trái.
	- Bộc lọ được tình cảm gần gũi, gắn bó với cây đó.
Đề 2: Nhà em (hoặc gần nơi em ở) có nhiều cây to. Hãy tả một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em.
Gợi ý
Mở bài: 	Giới thiệu cây định tả (có thể giới thiệu lai lịch cây định tả, 
	thuộc loại cây gì? Mọc ở đâu? do ai trồng)
	Có thể tả trực tiếp khái quát cây vào lúc đi học (rồi ở trường về 
	nhà hoặc chơi đùa quanh cây).
	Có thể nêu vắn tắt 1 kỷ niệm gắn với cây.
Thân bài:
	a) Tả bao quát cây:
	- Có thể tả cây nhìn từ xa. Cao như thế nào? Cành lá ra sao? Màu xanh của cây như thế nào?
	- Có thể tả 1 vài đặc điểm chung của cây khi ở gần: thân, cây to như thế nào? Có đặc điểm gì. Vòm lá của cây ra sao? có gì đáng lưu ý?
	b) Tả kĩ một vài bộ phận của cây
	- Tả lá cây: đặc điểm về hình dáng, màu sắc của lá cây.
	- Tả hoa hoặc quả của cây: Hoa (quả) có vào dịp nào? Một vài nét chung về hoa (quả) của cây (màu sắc, hương thơm, cảm xúc gợi cho người ngắm...) Tả kỹ 1 bông hoa (hoặc 1 quả, 1 trái).
	c) Tả cây gắn với sinh hoạt hoặc kỷ niệm của em:
	- Có những trò chơi, hoạt động hoặc kỷ niệm gì gắn với bóng mát hoặc lá, hoa, quả của cây => Hãy kể lại.
	- Có cảm xúc, suy nghĩ gì về cây.
Kết bài: Có thể nêu sự gắn bó của bản thân, bạn bè, gia đình.
Đề 3: Trong bài thơ: "Tre Việt Nam" có đoạn:
	"Tre xanh
	Xanh tự bao giờ
	Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
	Thân gầy guộc, lá mong manh
	Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
	Dựa vào đoạn thơ trên hãy tả cây tre ở làng quê em.
Gợi ý
	Tre là loại cây mọc thẳng, vươn cao, cây nọ nương tựa vào cây kia tạo thành bụi tre, luỹ tre.
	Tre là loại cây có sức chịu đựng dẻo dai bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi.
	Tre là loài cây có ích.
	Cây tre tượng trưng cho sự cần cù, dẻo dai, bất khuất kiên cường của con người Việt Nam.
Đề 4: Hãy tả cây đa cổ thụ ở đầu làng em.
Đề 5: Em hãy tả một cây ăn quả đang mùa quả chín.
Gợi ý
	Có rất nhiều loại cây ăn quả đề yêu cầu chỉ tả 1 cây ăn quả nhưng vào lúc quả chín. Do đó cần lựa chọn một cây thích hợp vào thời điểm quả vào giai đoạn chín.
	Trình tự miêu tả như các đề trước song trọng tâm cần tả kỹ quả, đặc biệt tả kỹ màu sắc của quả khi chín, hương thơm, mùi vị quả khi thưởng thức.
Đề 6: Xuân về muôn hoa khoe sắc, em hãy tả lại một cây hoa nở vào mùa xuân và nêu cảm nghĩ
Gợi ý
	- Mùa xuân có nhiều hoa nở, khoe hương sắc. Loại cây có hoa nở tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc là hoa đào, ở miền Nam là hoa mai.
	- Khi miêu tả, trọng tâm cần tả kỹ về hoa: đặc điểm của hoa khi mới nở, khi nở rộ... Màu sắc của bông hoa, cành hoa.
	- Vẻ đẹp của hoa góp phần tô điểm cho mùa xuân, nhất là vào dịp Tết.
	- Cảm nghĩ của em về cây hoa đó.
Đề 7: Trong các loài hoa dưới đây, em thích hoa nào nhất. Hãy tả lại
	Cây bầu hoa trắng
	Cây mướp hoa vàng
	Tim tím hoa xoan
	Đỏ tươi râm bụt
	Mào gà đỏ chót
	Hồng ửng hoa đào
	Cao tít hoa cau
	Mà thơm ngan ngát
	Hoa sen trên nước
	Hoa dừa trên mây
	Đất nước em đây
	Bốn mùa hoa thắm.
Đề 8: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
Gợi ý
	Chỉ chọn tả 1 cây mà em thích. Cây đó có thể là cây bóng mát, hoặc cây ăn quả hoặc cây hoa.
Đề 9: Hãy tả lại một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em
Đề 10: Tả một luống rau hoặc vườn rau.
Đề 11: Em hãy tả lại một cây bóng mát đang mùa thay lá.
Đề 12: Đất nước ta có nhiều loại cây quý đã gắn bó với dân tộc ta từ bao đời nay trong chiến đấu và trong xây dựng, trong đó có cây tre Việt Nam. Bằng nghệ thuật nhân hoá, em hãy kể lại lời cây tre tự kể về mình.
Luyện tập giới thiệu địa phương
Đề 1: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội tổ chức vào mùa xuân ở quê em.
Gợi ý
Mở bài:	Cần giới thiệu rõ: Tên địa phương em, tên trò chơi hay lễ hội.
Thân bài:	- Giới thiệu nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội.
	- Thời gian tổ chức.
	- Sự tham gia của mọi người vào trò chơi, lễ hội.
Kết bài: Trò chơi hoặc lễ hội đó để lại cho em những ấn tượng gì.
Đề 2: ở nhiều vùng trên đất nước ta, hằng năm nhân dân tổ chức nhiều lễ hội truyền thống. Em hãy tả lại một lễ hội ở quê em.
Gợi ý
	- Tả rõ được vài nét nổi bật về quang cảnh lễ hội. Các hình ảnh trang trí, cảnh tượng mọi người đi dự hội đông vui, tấp nập...
	- Cảnh diễn ra trong lễ hội.
	- Bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình về lễ hội .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE ON THI HOC SINH GIOI LOP 5 TIENG VIET.doc