Đề tài Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng trong trường Tiểu học

Đề tài Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng trong trường Tiểu học

a. Cơ sở lý luận:

- Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên, nhi đồng là một sự nghiệp đào tạo lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ ”. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan

 

doc 9 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 3079Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG
PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
- Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên, nhi đồng là một sự nghiệp đào tạo lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ”. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan.
- Đảng ta đặt biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng, có những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta nhấn mạnh “ Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
- Trong thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945, Bác nói: 
“ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”
- Sao nhi đồng là một công tác trọng tâm và thúc đẩy phong trào học tập trong các trường tiểu học, ở đâu có nhi đồng và tổ chức Đội TNTP thì ở đó phải thành lập các sao nhi đồng và để nâng cao chất lượng hoạt động của nhi đồng phải có phụ trách sao nhi đồng và để chất lượng hoạt động của sao nhi đồng đạt hiệu quả thì chất lượng phụ trách sao là rất quan trọng.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học, hoạt động Đội nói chung và sao nhi đồng nói riêng có vai trò rất quan trọng. Muốn sao nhi đồng sinh hoạt tốt, phải hướng các em vào sinh hoạt, vui chơi có định hướng, theo một quy trình sư phạm kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, sinh hoạt sao phải có đội ngũ phụ trách sao giỏi, nhiệt tình, biết làm việc yêu quý các em nhỏ.
- Nhi đồng là các em từ 6-8 tuổi, là một lực lượng đông đảo của xã hội. Tuy nhiên do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tự quản, vì vậy các em cần có một Chi đội giúp đỡ, đỡ đầu, tổ chức các hoạt động cho các em.
- Tổ chức bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng là một việc vừa dễ cũng vừa khó. Sao nhi đồng là một công tác trọng tâm và thúc đẩy phong trào học tập trong các trường Tiểu học. Để phong trào thiếu nhi và sinh hoạt sao nhi đồng đạt hiệu quả tốt, bên cạnh sự quan tâm và hỗ trợ của các ban ngành liên quan thì vai trò chủ chốt và yếu tố quyết định thành công là phải có một đội ngũ phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy mà công tác bồi dưỡng phụ trách sao hết sức cấp thiết. Thực tế đã chứng minh, ở đâu có đội ngũ phụ trách sao tốt thì nhi đồng ở đó sinh hoạt sao có chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.
- Chính vì vậy muốn sinh hoạt sao có hiệu quả thì phải có đội ngũ phụ trách sao tốt, là một giáo viên tổng phụ trách đội thì việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng của đội ngũ phụ trách sao là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở trên nên tôi đã chọn đề tài “ Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng trong trường Tiểu học”.
 2. Mục đích đề tài:
- Giúp các em hiểu tâm lý, sở thích của các em nhỏ, được gần các em, yêu quý các em hơn.
- Giúp phụ trách sao biết cách làm việc, tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo các bước, cũng như tổ chức các trò chơi thu hút các em.
- Giúp các em phụ trách sao nhi đồng trở thành đội viên hoàn thiện hơn: biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể, học tập tốt hơn, tư cách lịch sự xứng đáng là Đội viên Đội TNTP.
- Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng giúp cho tổng phụ trách đội, tập thể giáo viên, BGH nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao, qua đó tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng phụ trách sao, tạo điều kiện cho sinh hoạt sao đạt hiệu quả góp phần giáo dục toàn diện cho các em.
 3. Lịch sử đề tài:
Bồi dưỡng phụ trách sao có một vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng trong nhà trường là một vấn đề được quan tâm rất nhiều.
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều trường tiến hành các buổi sinh hoạt sao tốt, công tác bồi dưỡng phụ trách sao diễn ra thường xuyên đều đặn, có hiệu quả. Bên cạnh đó còn một số ít trường công tác sinh hoạt sao còn lúng túng.
 4. Phạm vi đề tài:
Đối tượng được áp dụng trong đề tài là các em Đội viên, đặt biệt là các em phụ trách sao, những người trực tiếp tham gia vào công tác sinh hoạt sao nhi đồng.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
 1. Thực trạng đề tài:
- Do lứa tuổi nhi đồng còn nhỏ từ 6 đến 8 tuổi, hoạt động tâm sinh lý cũng như ý thức tự quản của các em còn hạn chế. Do phụ trách sao là các em Đội viên, vừa qua lứa tuổi nhi đồng nên dễ cảm thông và hòa đồng với nhi đồng.
- Mặc khác, các phụ trách sao là những Đội viên được chi đội TNTP chọn cử phụ trách nhi đồng, sự gương mẫu, nhiệt tình của các em có tác dụng sâu sắc đối với sao nhi đồng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các sao.
- Như vậy, muốn duy trì sao nhi đồng, muốn các sao nhi đồng hoạt động có chất lượng, có ý nghĩa giáo dục thì đội ngũ phụ trách sao nhi đồng đóng vai trò rất quan trọng vì vậy phải có phương pháp chọn cử và bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng.
 2. Nội dung cần giải quyết:
Trong quá trình chọn các em Đội viên vào đội ngũ phụ trách sao, và công tác bồi dưỡng các em tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi sau:
- Thuận lợi:
 + Các em rất thích làm phụ trách sao, yêu quý các em nhỏ, muốn làm người lớn, làm thầy cô giáo tí hon.
 + Các em rất thích thể hiện các năng khiếu của mình như hát, kể chuyện, đọc chuyện diễn cảm
 + Các em rất nhiệt tình tham gia sinh hoạt sao, nhiều em có ý thức phải làm gương cho các em nhỏ noi theo 
 + Về giáo viên chủ nhiệm các lớp: tạo điều kiện và khuyến khích các em đi sinh hoạt và bồi dưỡng.
- Khó khăn:
 + Vì các em cùng cấp học, chỉ lớn hơn các sao nhi đồng từ 1-2 tuổi, nên trong quá trình sinh hoạt còn lúng túng, chưa biết cách tổ chức sinh hoạt như thế nào cho phù hợp, chưa biết cách ổn định trật tự các sao.
 + Khi tiến hành sinh hoạt và bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng thì một số em tham gia không đầy đủ do phải phụ giúp gia đình, đi chơi cùng bố mẹ. Một số phụ huynh không cho con em mình tham gia, các em phải ở nhà học bài
Muốn cho hoạt động của sao nhi đồng có hiệu quả thì phải có đội ngũ phụ trách sao tốt, vì vậy cần phải chọn cử đội viên phụ trách sao tốt và sau đó tiến hành bồi dưỡng các em để các em trở thành một phụ trách sao tốt.
 3. Biện pháp giải quyết:
Trong quá trình làm công tác nhi đồng nhất là công tác sinh hoạt sao nhi đồng, tôi thấy bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng có nhiều kết quả cho các em lẫn hoạt động đội trong nhà trường. Theo tôi muốn sinh hoạt sao nhi đồng có hiệu quả thì cần có phụ trách sao tốt, đội ngũ phụ trách sao tốt là nhân tố quyết định chất lượng sinh hoạt sao trong nhà trường. Tôi xin đề ra một số cách chọn cử Đội viên phụ trách sao, một số phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao nhi đồng như sau:
a. Một số phương pháp bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng:
Công tác bồi dưỡng phụ trách sao có rất nhiều phương pháp nhưng bồi dưỡng theo phương pháp nào để có sức thuyết phục, có hiệu quả, giúp các em yêu thích hoạt động sao là điều quan trọng trong trường Tiểu học. Qua quá trình bồi dưỡng phụ trách sao tôi đã dùng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát các hoạt động của nhi đồng: quan sát để nắm được tâm lý chung của các em như ưa thích hoạt động, hiếu động, ngây thơ, hay thắc mắc
- Phương pháp hỏi đáp: 
 + Qua việc đặt câu hỏi và để các em trả lời, người tổng phụ trách có thể biết được các em thích sinh hoạt sao hay không? Vì sao? Từ đó hiểu rõ hơn các em và có biện pháp để giải quyết
 + Qua việc đặt câu hỏi, tổng phụ trách có thể giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi đi sinh hoạt sao, cũng như khi tập huấn phụ trách sao
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 + Đánh giá chặt chẽ, kịp thời khen thưởng các em phụ trách sao khi các em nhiệt tình, hăng hái và sinh hoạt sao tốt
- Phương pháp luyện tập:
 + Thường xuyên tập các kỹ năng như kể chuyện, hát, múa, tổ chức các trò chơi tập thể
 + Tập kết hợp sinh hoạt sao gắn với sinh hoạt chủ điểm tháng
 + Cho các em sáng tạo, học làm những bông hoa, những đồ chơi phục vụ cho tiết sinh hoạt sao ( để tặng cho các sao sinh hoạt tốt, ngoan để khuyến khích các em)
b. Lựa chọn Đội viên làm công tác sao nhi đồng:
Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, trở thành người Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi sao nhi đồng có 1 Đội viên làm phụ trách sao, giúp đỡ các em vui chơi, sinh hoạt. Để tiến hành hoạt động sao nhi đồng đạt kết quả tốt ta phải có đội ngũ phụ trách sao tốt vì vậy người tổng phụ trách phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để lựa chọn một đội ngũ phụ trách sao tốt.
Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành lựa chọn các em Đội viên làm công tác phụ trách sao nhi đồng gồm những tiêu chuẩn sau:
- Nhiệt tình với công tác nhi đồng
- Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi
- Được các bạn và các em yêu quý
- Thích hoạt động tập thể
- Có năng khiếu và khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
- Có điều kiện thuận lợi để tham gia bồi dưỡng và sinh hoạt sao
Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn được 31 em đội viên làm công tác sinh hoạt sao và sắp xếp phụ trách sao như sau:
 + Phụ trách sao lớp 5 sinh hoạt nhi đồng lớp 2 và lớp 1 buổi sáng
 + Phụ trách sao lớp 4 sinh hoạt nhi đồng lớp 2 buổi chiều, còn lại 3 em giúp đỡ các đội viên nhi đồng lớp 3 sinh hoạt
c. Nội dung bồi dưỡng phụ trách sao:
Ngay từ đầu năm học tôi đã cho các em biết nội quy khi đi sinh hoạt và tiến hành bồi dưỡng các em theo những nội dung như:
- Trang bị cho các em những kiến thức về đặc điểm tâm lý nhi đồng, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ:
 + Nhi đồng là những em bé hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không lâu vì vậy phải thay đổi hình thức thường xuyên để lôi kéo các em
 + Giàu cảm xúc, hay hỏi vì vậy phải tìm hiểu, nghiên cứu để giải thích cho các em
 + Hay mách bạn, khi các em mách phải xem xét rõ ràng để các em hiểu
 + Thích bắt chước vì vậy phụ trách sao phải là tấm gương tốt để các em học hỏi
- Hướng dẫn cách tiến hành sinh hoạt sao theo các chủ điểm và theo các bước rõ ràng
* Bước 1: Ổn định ( hát 1 bài hát)
* Bước 2: Kiểm tra thi đua ( học tập, vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân, tác phong)
* Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
 + Giới thiệu chủ điểm
 + Hát, múa, kể chuyện, chơi trò chơi
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt, dặn dò cho buổi sinh hoạt sao
- Hướng dẫn cho các em biết hát, múa, kể chuyện, chơi các trò chơi tập thể theo các chủ điểm nhất là các bài hát về sao, về thầy cô, về Bác Hồ như Sao của em, Năm cánh sao vui, Những bông hoa những bài ca, Lớp chúng ta đoàn kết, Hoa thơm dâng Bác
- Hướng dẫn các em nắm chắc nghi thức và các kỹ năng cơ bản của người Đội viên, một anh chị phụ trách sao: tác phong nghiêm chỉnh, quần áo ngay ngắn sạch sẽ, học tập tốt
- Tập cho các em thuộc và hát đúng bài hát Nhanh bước nhanh nhi đồng 
( Nhạc và lời: Phong Nhã)
- Cho các em học lời hứa nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan, trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
- Tiến hành làm mẫu các tiết sinh hoạt sao để các em nắm rõ nội dung sinh hoạt, giúp các em tự tin hơn khi sinh hoạt.
- Tạo điều kiện cho các em trao đổi cùng nhau làm ra những món quà nhỏ dùng để tặng cho các em nhi đồng ngoan, có thành tích tốt trong học tập
- Khuyến khích các em đọc báo, xem các chương trình trên tivi như Đường lên đỉnh Olympia, Bigbang, rung chuông vàng để sáng tại thêm nhiều đồ chơi và có thêm nhiều hình thức sinh hoạt sao phong phú, hấp dẫn các em.
- Đánh giá những việc thực hiện được, những việc chưa thực hiện được trong các buổi sinh hoạt để rút kinh nghiệm, hoàn thiện ở những lần sinh hoạt tiếp theo.
d. Hình thức bồi dưỡng phụ trách sao:
- Mở các lớp tập huấn phụ trách sao tạo điều kiện cho các em trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm qua những lần đi sinh hoạt sao, thực hành mẫu tiết sinh hoạt sao tiếp theo
- Luyện tập các kỹ năng: kể chuyện, hát, múa, tổ chức trò chơi cho các em
- Thông qua các tiết sinh hoạt Đội tổ chức kiểm tra, đánh giá phụ trách sao từ đó kịp thời động viên, khen khen thưởng và giúp đỡ các em
Qua những hình thức trên tôi đã hướng dẫn cho các em phụ trách sao biết cách làm việc hơn, có kiến thức về sinh hoạt sao, biết tổ chức một tiết sinh hoạt sao phong phú hơn, lôi cuốn các em nhi đồng hơn.
Ngoài các phương pháp và hình thức bồi dưỡng trên, tôi còn khuyến khích các em tìm đọc các loại sách báo nhi đồng, liên hệ thư viện mượn và đọc những quyển sách dành cho các em như tâm hồn cao thượng, những mẫu chuyện về Bác Hồxem các chương trình thiếu nhi để bổ sung thêm kiến thức cho mình, hướng dẫn các em làm những vật trang trí đơn giản phục vụ cho quá trình sinh hoạt của mình như bông hoa, ngôi sao, cào cào
Để sinh hoạt sao được hiệu quả ngoài việc bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao thì người tổng phụ trách cũng phải liên hệ chặt chẽ và được sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, BGH nhà trường
 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Trong suốt năm học vừa qua, công tác bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng được tiến hành đều đặn và đạt những kết quả tốt.
Các em phụ trách sao đều ý thức hơn công việc và nhiệm vụ của mình nên cố gắng học tập, tác phong người Đội viên nghiêm chỉnh để các em nhỏ noi theo, các em rất nhiệt tình tham gia công tác sinh hoạt sao và đạt kết quả sau:
 + 25 em đạt phụ trách sao giỏi
 + 4 em đạt loại khá
 + 2 em còn lúng túng khi tổ chức trò chơi và ổn định trật tự khi sinh hoạt
Ngoài các em phụ trách sao có tiến bộ thì các em nhi đồng cũng chuyển biến rõ rệt: các em ngoan hơn, có ý thức học tập hơn, lễ phép, biết giữ trật tự trong giờ sinh hoạt sao và giờ học, nhặt của rơi trả lại người mất, tác phong nghiêm chỉnh hơn, vệ sinh cá nhận sạch sẽ
III. KẾT LUẬN:
 1. Tóm lượt giải pháp:
Qua công tác nhi đồng, đặt biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng, tôi nhận thấy:
- Muốn sao nhi đồng hoạt động tốt phải có đội ngũ phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng thường xuyên
- Công tác sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách sao là phương thức tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý một tập thể hoạt động, biết yêu quý công việc của mình
- Giúp cho tổng phụ trách và tập thể giáo viên nhà trường nhận thức tốt vấn đề sinh hoạt sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, luôn động viên, uốn nắn kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng học tập và củng cố nền nếp của trường.
Muốn có đội ngũ phụ trách sao giỏi thì công tác lựa chọn phụ trách sao rất quan trọng, tổng phụ trách phải lựa chọn các em Đội viên thật tốt để làm công tác này, các em Đội viên được chọn phải có những tiêu chuẩn sau:
- Nhiệt tình với công tác nhi đồng
- Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi
- Được các bạn và các em yêu quý
- Thích hoạt động tập thể
- Có năng khiếu ( hát, kể chuyện, múa, tổ chức trò chơi, vẽ) và khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
- Có điều kiện thuận lợi để tham gia bồi dưỡng và sinh hoạt sao
Khi đã có một đội ngũ phụ trách sao người tổng phụ trách phải tiến hành bồi dưỡng các em bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau như:
- Trang bị cho các em những kiến thức về đặc điểm tâm lý nhi đồng, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ
- Hướng dẫn cách tiến hành sinh hoạt sao theo các chủ điểm và theo các bước rõ ràng
- Hướng dẫn cho các em biết hát, múa, kể chuyện, chơi các trò chơi tập thể theo các chủ điểm
- Cho các em học và thực hiện lời hứa nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan, trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
- Làm mẫu các tiết sinh hoạt để các em quan sát
- Đánh giá những việc thực hiện được, những việc chưa thực hiện được trong các buổi sinh hoạt để rút kinh nghiệm, hoàn thiện ở những lần sinh hoạt tiếp theo.
- Luyện tập các kỹ năng: kể chuyện, hát, múa, tổ chức trò chơi cho các em
- Thông qua các tiết sinh hoạt Đội tổ chức kiểm tra, đánh giá phụ trách sao từ đó kịp thời động viên, khen khen thưởng và giúp đỡ các em.
- Khuyến khích các em đọc sách báo nhi đồng, các mẫu chuyệ về Bác, những tấm lòng cao thượng, xem các chương trình thiếu nhi trên tivi để hoàn thiện hơn các kiến thức của mình, sáng tạo thêm nhiều hình thức sinh hoạt sao để lôi kéo các em nhi đồng.
 2. Phạm vi áp dụng:
Đề tài có thể áp dụng cho công tác bồi dưỡng phụ trách sao trong trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả Liên đội trong địa bàn huyện nói chung.
Đây là sáng kiến kinh ngiệm đã được áp dụng trong Liên đội trường và đã thu được những kết quả tốt, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều vấn đề khó, rất mong Hội đồng giáo dục nhà trường và Hội đồng huyện đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
	Người viết
 Trần Quế Thanh
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài
a. Cơ sở lý luận
b. Cơ sở thực tiễn
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1. Thực trạng đề tài
2. Nội dung cần giải quyết
3. Biện pháp giải quyết
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi áp dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BDHS.doc