Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học hình thành ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và để giao tiếp, có thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để học các môn học khác. Do đó môn Tiếng Việt rất quan trọng.
Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việc cần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”.
MỤC LỤC TÊN NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thực trạng chung của nhà trường : 2. Thực trạng của lớp dạy : 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn II. GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt 2. Quy trình tổ chức trò chơi 3. Thiết kế trò chơi học tập 4. Sử dụng trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5. 5. Giới thiệu một số trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 III. KẾT QUẢ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: II. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 2 3 4 5 5 8 25 27 27 28 30 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học hình thành ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và để giao tiếp, có thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để học các môn học khác. Do đó môn Tiếng Việt rất quan trọng. Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việc cần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình làm việc, học tập của con người, vui chơi là một hoạt động bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Vui chơi không những giúp cho các em được thoả mãi rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổthông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ việc học. Học sinh của trường nơi tôi công tác chủ yếu là dân tộc, vốn hiểu biết và việc học môn Tiếng Việt của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì : - Trò chơi giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống qua hoạt động chơi. - Trò chơi học tập nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. - Trò chơi phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. - Trò chơi phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, trong năm học này, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề CCM của tổ chức Oxfam phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Mong muốn ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học sinh nên tôi chọn đề tài: “Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi” II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...sự hiểu biết giữa các thành viên trong xã hội. Người ta thường giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Học sinh cũng vậy, ngôn ngữ thường là phương tiện duy nhất trong các buổi học trên lớp (nghe, đọc nói, viết). Trong quá trình dạy học, theo chương trình SGK trọng tâm là trang bị cho học sinh các kĩ năng Tiếng Việt dưới các hình thức Luyện tập, làm bài tập, phát hiện...Các kĩ năng ngôn ngữ hình thành cho học sinh trong các phân môn Tiếng Việt lớp 5 thường là trả lời câu hỏi; so sánh; làm theo mẫu; đặt câu; tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa; điền vào chỗ trống; đánh dấu vào câu trả lời đúng; xác định... Chỉ nghe thôi đã thấy khô khan, không cuốn hút học sinh. Có thu hút sự chú ý của học sinh thì cũng chưa huy động sự tư duy, kích thích sự sáng tạo của tất cả học sinh. Đó mới chỉ phát triển ngôn ngữ học sinh ở mức trung bình. Giáo viên thường không hiểu rõ và sâu sắc vai trò của trò chơi trong khi dạy học ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học không có nhiều, chủ yếu là do giáo viên sáng tạo, lồng ghép trong khi dạy giúp học sinh thay đổi không khí lớp học, tránh sự mệt mỏi. Nếu trong bài tập của một phân môn Tiếng Việt được tổ chức với một trò chơi, học sinh sẽ thật sự thoải mái, tư duy của các em sẽ tốt hơn và có nhiều sự sáng tạo. Hơn thế nữa là qua trò chơi không chỉ phát triển ở học sinh về mặt ngôn ngữ mà còn phát triển ở học sinh thái độ, tình cảm, ý thức kỉ luật tự giác, thẩm mĩ, thể lực... Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi học tập thật sự quan trọng và cần thiết trong mỗi tiết học, trong mỗi phân môn của môn Tiếng Việt. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. - Một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. - Cách thiết kế trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. - Sử dụng các trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thực trạng chung của nhà trường : Những năm học vừa qua, theo chương trình đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng gượng ép, miễn cưỡng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học Tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Tình trạng trên là do giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng, vai trò của trò chơi trong giờ học Tiếng Việt. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả. Với mục đích giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi là viêc làm có nhiều ích lợi. 2. Thực trạng của lớp dạy : Năm học 2009 - 2010, tôi được phân công dạy lớp 5A, trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Lớp tôi có 26 học sinh trong đó có : 13 em nữ, 13 em nam, học sinh đồng bào dân tộc 17 em, học sinh dân tộc Kinh là 9 em nên việc giao tiếp của các em còn hạn chế, không mạnh dạn, thiếu tự tin. Các bài tập đưa ra đều các em khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều sâu. Vốn hiểu biết của các em không được mở rộng. Các em không năng động, không có ham thích học Tiếng Việt. Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi thiết kế các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đưa vào áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt. 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong thực tế khi dạy học Tiếng Việt, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự tư duy và nhận thức trí tuệ của các em. Trò chơi học tập Tiếng Việt là những trò chơi được lồng ghép trong một giờ học, một hoạt động trong tiết học biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi cuốn hút học sinh tiểu học bởi các đặc trưng của nó: Trò chơi là một hoạt động tự nguyện, không gò ép, bắt buộc. Động cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi. Trò chơi mang tính tự do nên khi tham gia học sinh hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, trong hành động suốt quá trình vui chơi, do đó có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh, không bị người khác chi phối. Trong sự tự do vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi là một hoạt động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ; nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia, người xem và người tổ chức. Bởi lẽ, cả quá trình chơi cùng kết quả vui chơi luôn là một ẩn số bất ngờ với tất cả. Trong khi tham gia, người chơi luôn thể hiện sự sáng tạo của mình, luôn tạo ra kịch tính, tạo ra những tình huống bất ngờ, khó dự đoán trước, khiến khán giả phải chăm chú, say sưa theo dõi. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh, nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “chơi mà học, học mà chơi” đang được khuyến khích ở tiểu học và việc sử dụng trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập sẽ kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình . Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội . Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi học tập Tiếng Việt rất cần thiết trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Giờ học Luyện từ & câu tại lớp 5A II. GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt Dưới đây, tôi sẽ phân tích các vai trò của trò chơi học tập trong việc dạy và học môn tiếng Việt ở các lớp bậc tiểu học để thấy rõ hơn nhận định trên. a. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi thực hiện chức năng của hoạt đ ... từ 4- 6 em và phải đủ trình độ. - Chuẩn bị bảng trò chơi Cùng về đích hình rắn kích thước, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn đủ cho số nhóm đã phân. Đích Bắt đầu Nơi đặt thẻ ô Tiến hành : - GV cho các nhóm học sinh nhận một bảng trò chơi Cùng về đích, bộ ảnh chụp, thẻ tên nhân vật, các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc hoặc thẻ số. - Các nhóm đặt úp bộ ảnh chụp, thẻ tên nhân vật vào vị trí nơi đặt bộ thẻ hình trên bảng trò chơi Cùng về đích. - Tất cả học sinh trong nhóm cùng đặt các chấm nhựa tròn của mình vào vị trí bắt đầu. Trong nhóm, lần lượt từng em đổ xúc xắc hoặc bốc thăm thẻ số. - Tùy theo số trên mặt xúc xắc hoặc số bắt thăm được mà em này sẽ di chuyển vòng nhựa của mình theo số các vòng tròn nhỏ trên bảng trò chơi Cùng về đích sau cho phù hợp. Nếu vòng nhựa của em vào vòng tròn màu đỏ lớn, em sẽ lấy một ảnh, thẻ tên nhân vật theo thứ tự từ trên xuống của bộ ảnh. - Em này xem ảnh và đặt 2- 3 câu về người trong ảnh, nhân vật có tên trong thẻ. Cả nhóm cùng xem ảnh và nhận xét câu miêu tả của bạn. - Sau khi thực hiện xong, em đặt ảnh chụp vào vị trí dưới cùng của bộ thẻ. Nếu vòng nhựa của em vào các vòng tròn nhỏ thì em hết lượt đi. - Trò chơi sẽ kết thúc khi tất cả các em trong nhóm cùng về đến đích hay tất cả các ảnh hoặc nhân vật đã được học sinh xem và miêu tả hết. Trò chơi “Tìm bạn” Mục tiêu: HS hiểu nghĩa từ, ghép đúng các cặp từ trái nghĩa. Tạo thói quen nhanh nhẹn cho học sinh Chuẩn bị: Thẻ từ ngắn dài ngày đêm chậm nhanh yêu ghét cao thấp chê khen nóng lạnh trên dưới Tiến hành: Giáo viên phát cho học sinh 1 thẻ từ. Học sinh đọc lại thẻ từ của mình. Một học sinh đính thẻ lên bảng. - Ví dụ: ngắn + Một học sinh khác tìm thẻ từ của mình trái nghĩa với nghĩa với thể từ này là dài. Trò chơi “Chọn ô số” Trò chơi sử dụng vào phân môn Tập làm văn, bài: Luyện tập tả người. Mục tiêu : - Giúp học sinh: Phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, đặc biệt là các từ miêu tả về ngoại hình. Chuẩn bị : - Một bộ ảnh chụp nhiều người ở các độ tuổi, giới tính, nơi chốn khác nhau có đánh số từ 1 đến 9 . - Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tiến hành: - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi . - Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên cử một học sinh khác dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về người trong ảnh ( từ 2-3 câu ). - Giáo viên gọi tiếp một số học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi). - Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. III. KẾT QUẢ - Giáo viên thấy rõ các vai trò và lợi ích của việc dạy học Tiếng Việt với một số trò chơi giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập .Bên cạnh đó hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao. - Khi dạy học các phân môn Tiếng Việt có sử dụng các trò chơi học tập ở lớp 5, không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động, học sinh nhút nhát thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong số 26 học sinh lớp 5A của tôi áp dụng dạy học với trò chơi và một số biện pháp nâng cao chất lượng khác. Qua theo dõi và đối chiếu từng giai đoạn học tập của học sinh, tôi thấy học sinh có sự tiến bộ nhiều mặt, các kĩ năng của học sinh trở nên nhanh nhẹn. Chất lượng học tập của lớp có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể như sau: Loại Đầu năm học Học kì I Cuối năm học Giỏi 0 em = 0% 2 em = 7,8% 6 em = 23,2% Khá 6 em = 23,2% 8 em = 30,5% 10 em = 38,4% TB 14 em = 53,6% 13 em = 50,0% 10 em = 38,4% Yếu 6 em = 23,2% 3 em = 11,7% 0 em = 0% - Đối với giáo viên khi dạy học các môn Tiếng Việt cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn nặng nề khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng sử dụng trò chơi của giáo viên linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, Từ trò chơi đã có, giáo viên sáng tạo thêm và làm sâu sắc các trò chơi, giúp cho cho giáo viên thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn. - Khi dạy học các phân môn Tiếng Việt với một số trò chơi, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến thắc mắc từ phía cha mẹ học sinh vì thấy trong tập vở của con em mình không ghi chép nhiều, có ít bài tập về nhà. Từ phía đồng nghiệp: Hoạt động chơi theo nhóm, nhiều nhóm chơi sẽ không có cơ hội đánh giá cá nhân học sinh. - Tôi đã giải thích cụ thể từng trường hợp. Qua một thời gian, tự phụ huynh thấy được các em trở nên nhanh nhẹn hơn, hoạt bát mạnh dạn hơn thích thú hơn khi đến trường và đặc biệt là các em thích học môn Tiếng Việt hơn. Ở lớp, khi các em chơi và ghi nhớ, sau đó các em về nhà hoàn thành bài tập ở trong vở bài tập. Như vậy ở lớp các em tham gia tập thể, về nhà tự củng cố lại. Các em sẽ ngày càng nắm vững kiến thức hơn. Đối việc đánh giá học sinh: Học sinh chơi theo nhóm sẽ có nhiều lợi ích như tôi đã trình bày ở trên. Nếu có nhiều nhóm chơi, đầu tiên chọn nhóm thắng cuộc, nhóm đó sẽ bình chọn cá nhân xuất sắc để giáo viên thưởng điểm 10, các thành viên còn lại điểm thấp hơn. Như vậy các nhóm sẽ thi đua, tham gia chơi sôi nổi, nhiệt tình. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu và quá trình thực tế tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 5. Tôi thấy rằng, việc thiết kế và sử dụng tò chơi học tập Tiếng Việt là một quá trình lâu dài, liên tục và có sự nhiên cứu kĩ của giáo viên liên quan đến nhiều vấn đề. Vì vậy nó đòi hỏi giáo viên phải có đức tính kiên trì, thực hiện thường xuyên, tế nhị và yêu nghề để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách rèn luyện nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm với các em, qua đó tạo cho các em tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. Khi được học Tiếng Việt với trò chơi các em thấy thoải mãi, tự tin mạnh dạn tham gia thể hiện trong các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn sử dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Khi thiết kế, sáng tạo các trò chơi học tập cần lưu ý : - Phải phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng phân môn cũng như tâm lí và đối tượng học sinh. - Giáo viên cần chú ý tới các khâu: chuẩn bị, tổ chức, phương tiện, cách đánh giá - Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học. Khi sử dụng các trò chơi học tập cần lưu ý một số điều sau đây : - Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. - Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao. - Không lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi. - Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh. - Việc đánh giá học sinh phải công bằng, khách quan, động viên các em là chính. II. KIẾN NGHỊ Để việc thực hiện dạy học ngày càng hiệu quả, theo kịp tiến bộ của khoa học và để sử dụng trò chơi học tập ở Tiểu học nói chung và ở môn Tiếng Việt nói riêng được hiệu quả cần có thêm sự hỗ trợ sau: - Lãnh đạo Phòng GD & ĐT cần tổ chức tập huấn, tiếp cận một số trò chơi mới như sắm vai, trò chơi dân gian, trò chơi tư duy.... - Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: bàn ghế, đồ dùng cho hoạt động nhóm, các phương tiện hiện đại, máy chiếu - Giáo viên thật nhiệt tình, tâm huyết với công việc giảng dạy của mình. Phải suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo phương pháp dạy học mới tạo được sự thân thiện và sự hứng thú tích cực của học sinh. Phải thường xuyên thay đổi không khí lớp học bằng cách tổ chức các trò chơi học tập. Đặc biệt là tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt- môn công cụ để học các môn học khác. Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về dạy học Tiếng Việt lớp 5 với một số trò chơi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp, giúp cho việc dạy học Tiếng Việt lớp 5 với một số trò chơi đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nhóm tài liệu của Dự án Oxfam, Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn PEDC. - Trò chơi học tập cấp tiểu học - Nhà Xuất bản Đại học sư phạm - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Nhà Xuất bản Đại học sư phạm - Hoàng Trung Thông, Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên), “Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục. - Lê Phương Nga “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội - Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga, “Trò chơi học tập tiếng Việt” Nhà xuất bản Thanh niên (2004) - Nguyễn Minh Thuyết “Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt 5”, Nhà xuất bản Giáo dục - SGK, Sách thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục. - Phương Anh, “Vui chơi và sự phát triển của trẻ”, Báo Khoa học & Đời sống (2006) - Bạch Văn Quế, “Giáo dục bằng trò chơi”, Nhà xuất bản Thanh niên (2002) . NHẬN XÉT Của hội đồng khoa học giáo dục Cấp cơ sở: - Cấp huyện (hoặc tỉnh)
Tài liệu đính kèm: