Đề tài Dạy phân môn tập nặn trong trường tiểu học

Đề tài Dạy phân môn tập nặn trong trường tiểu học

 Môn Mĩ thuật là môn không nhằm đào tạo học sinh thành hoạ sĩ hoặc những người chuyên làm công tác Mĩ thuật. Mục đích chính là làm cho đông đảo học sinh tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật hội hoạ. Giáo dục các em phát triển toàn diện 5 mặt (Đức,Trí, Lao, Thể, Mĩ ).

 Từ năm 2001 - 2006 Bộ Giáo dục - Đào tạo đổi mới phương pháp và thay sách từ lớp 1 đến lớp 5. Môn Mĩ thuật là một trong những môn học được đổi mới và thay sách.

 Tôi đã áp dụng phương pháp mới dạy môn Mĩ thuật (Trong đó có phân môn tập nặn đã bị bỏ rơi nhiều năm - do giảm tải chương trình). Tôi nghiên cứu phân môn này và áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học đã có những kinh nghiệm qua một số năm dạy học.

 Phân môn Tập nặn giúp tôi tìm hiểu ra nhiều cái mới, cái hay đây là phân môn cho học sinh tiếp xúc với nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Từ một thỏi đất các em tạo ra những hình khối đơn giản, những con vật, dáng người, sự vật sinh động. Qua bài học các em biết thưởng thức cái đẹp và thực hành trên lý thuyết về môn nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Học sinh biết tìm tòi cái mới, cái độc đáo sáng tạo phát triển năng khiếu và yêu thích môn hội hoạ làm nền tảng cho sự khéo léo, tạo nên các sản phẩm đẹp cho xã hội sau này. Đây cũng chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài này.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Dạy phân môn tập nặn trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục và đào tạo nam sách
trường tiểu học hồng phong
-----------*****------------
Sáng kiến kinh nghiệm 
"Dạy phân môn tập nặn trong trường Tiểu học"
năm học 2007 - 2008
Đặt vấn đề
	1. Lý do chọn đề tài:
 Môn Mĩ thuật là môn không nhằm đào tạo học sinh thành hoạ sĩ hoặc những người chuyên làm công tác Mĩ thuật. Mục đích chính là làm cho đông đảo học sinh tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật hội hoạ. Giáo dục các em phát triển toàn diện 5 mặt (Đức,Trí, Lao, Thể, Mĩ ).
 Từ năm 2001 - 2006 Bộ Giáo dục - Đào tạo đổi mới phương pháp và thay sách từ lớp 1 đến lớp 5. Môn Mĩ thuật là một trong những môn học được đổi mới và thay sách.
 Tôi đã áp dụng phương pháp mới dạy môn Mĩ thuật (Trong đó có phân môn tập nặn đã bị bỏ rơi nhiều năm - do giảm tải chương trình). Tôi nghiên cứu phân môn này và áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học đã có những kinh nghiệm qua một số năm dạy học.
 Phân môn Tập nặn giúp tôi tìm hiểu ra nhiều cái mới, cái hay đây là phân môn cho học sinh tiếp xúc với nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Từ một thỏi đất các em tạo ra những hình khối đơn giản, những con vật, dáng người, sự vật sinh động. Qua bài học các em biết thưởng thức cái đẹp và thực hành trên lý thuyết về môn nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Học sinh biết tìm tòi cái mới, cái độc đáo sáng tạo phát triển năng khiếu và yêu thích môn hội hoạ làm nền tảng cho sự khéo léo, tạo nên các sản phẩm đẹp cho xã hội sau này. Đây cũng chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài này.
	2. Cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay môn Mĩ thuật đã chú trọng với quy mô toàn diện. Hầu hết các trường đã có giáo viên chuyên dạy Mĩ thuật, song phân môn Tập nặn vẫn chưa được áp dụng dạy đồng đều có thể vẫn bị lãng quên. Tôi đưa ra một số ý kiến đề cập sau:
 Để đáp ứng yêu cầu học phân môn Tập nặn tốt hơn thì cần đủ đồ dùng dạy và học. Giáo viên phải có đồ dùng tranh ảnh, mô hình, đất nặn... hoặc tư liệu tham khảo. Học sinh cần có đủ đất nặn.
 Trong tình hình hiện nay ở trường tôi học sinh yêu thích học môn Mĩ thuật nhất là phân môn Tập nặn học sinh đón nhận với lòng say mê. Chính vì thế mà đòi hỏi giáo viên - người hướng dẫn học sinh biết thực hành rèn luyện đôi tay tạo sản phẩm từ cái đơn giản đến cái phức tạp, giúp học sinh học tốt hơn và tạo sự hứng khởi học tốt các môn khác.
	3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Rèn cho học sinh yêu thích môn học Mĩ thuật, đặc biệt là phân môn Tập nặn. Học sinh thể hiện sáng tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình đúng với nghĩa: “Học mà chơi – chơi mà học”. 
 Giúp học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật Điêu khắc tạo hình và pát triển toàn diện 5 mặt(Đức, Trí, Lao, Thể, Mĩ).
	4.Phương pháp nghiên cứu:
 - Thực tiễn giảng dạy.
 - Đối thoại(vấn đáp- trao đổi)với học sinh.
 - Sản phẩm thực hành của học sinh.
	5.Phạm vi nghiên cứu:
	a)Đối tượng:
 Học sinh Tiểu học.(Đặc biệt là học sinh khối lớp 4.
	b)Tài liệu nghiên cứu:
 - Con mắt nhìn cái đẹp – Nguyễn Quân – NXB Mĩ thuật – 2004.
 - Giáo trình Mĩ thuật – Nguyễn Quốc Toản – NXB Giáo dục.
 - Vở tập vẽ :từ lớp 1 – lớp 5.
 - Sách giáo khoa Mĩ thuật (lớp 4- lớp 5) cũ và mới.
 -Sách hướng dẫn soạn giảng Mĩ thuật các lớp (cũ và mới)
 -Tạp chí Giáo dục và Thời đại,
Giải quyết vấn đề
	1. Thực trạng dạy phân môn tập nặn trước đó ở trường Tiểu học:
 -Do chương trình cũ trước đây giảm tải chương trình trong môn Mĩ thuật, phân môn Tập nặn bị giảm tải thay thế là vẽ trang hoặc vẽ mầu cho hình vẽ có sẵn hoặc chỉ dạy trên lý thuyết không thực hành trên lớp. Học sinh không được quan sát tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc tạo hình và tự tay tạo được một sản phẩm. 
 -Những sai lầm nghiêm trọng từ phương pháp dạy chưa đúng, dạy theo phương pháp cũ là: 
+Phần quan sát và nhận xét: giáo viên chỉ giảng không sử dụng đồ dùng trực quan, không áp dụng phương pháp vấn đáp, lớp học trầm, học sinh hiểu lơ mơ. 
+Phần cách nặn: giáo viên không có đất nặn mẫu, chỉ giảng trên lý thuyết miệng. 
+Phần thực hành: giáo viên dặn học sinh về nhà nặn. Thời gian thực hành trên lớp cho học sinh vẽ tranh hoặc vẽ màu vào hình vẽ sẵn trong vở Mỹ thuật. 
+Cuối cùng giáo viên thu vở nhận xét bài vẽ. Học sinh không được thực hành nặn, còn lơ mơ trên lý thuyết, tiết dạy nặn hiệu quả không cao.Học sinh không có đồ dùng, đất nặn để thực hành - giáo viên cho bài tập về nhà hầu hết học sinh không có sản phẩm. 
2. Tiến hành dạy Tập nặn ở Tiểu học:
	Khi dạy phân môn Tập nặn, tôi đã tiến hành như sau: 
Chuẩn bị: 
 -Về Thiết kế bài giảng : Soạn đầy đủ trước khi lên lớp trước 3 ngày.
Bên cạch đó tôi tìm hiểu, tìm tòi tham khảo các phương pháp mới, sách báo, vô tuyến để đưa vào bài giảng thêm phong phú. Ngoài việc Thiết kế bài giảng tôi chuẩn bị thêm đồ dùng trực quan: Tranh ảnh, đồ dùng làm bằng gốm, đồ dùng trực quan liên quan đến bài giảng, sản phẩm nặn của học sinh từ năm trước, đồ dùng nặn mẫu của giáo viên, đất nặn để làm mẫu. Đồ dùng đó làm cho bài dạy đạt kết quả cao hơn.
 -Học sinh chuẩn bị đất nặn
	b.Tiến hành giảng dạy: 
 Trình tiến hành giảng dạy phải đầy đủ theo các bước nhất định, thời gian trong giờ giảng phải được phân bố hợp lý. Một giờ dạy Mĩ thuật gồm từ 35 - 40 phút vậy từng bước tiến hành phải theo trình tự cụ thể. 
 Trong giờ giảng tiết tập nặn: Trước tiên tôi kiểm tra đồ dùng học sinh (đất nặn) tiếp theo tôi giới thiệu bài bằng một sản phẩm nặn liên quan đến bài. Sang phần bài mới tôi thực hiện 4 hoạt động.
	Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- Tôi dùng phương pháp trực quan cho học sinh quan sát đồ dùng đã chuẩn bị tranh vẽ, mô hình, sản phẩm gốm, đồ dùng nặn mẫu của giáo viên. 
- Tôi sử dụng phương pháp vấn đáp để học sinh nhận xét đồ dùng trực quan. Các em hiểu bài nhanh và thích thú với môn học. Qua đó tôi có thể giáo dục các em trong bài học áp dụng vào cuộc sống ra sao. Các em đã hình dung ra sản phẩm nặn của mình. 
	Hoạt động 2: Cách nặn:
 * Tôi dùng phương pháp minh hoạ (Làm mẫu):
 Tôi dùng đất nặn nhào trong tay cho mềm dẻo.
 Có hai cách nặn:
 - Cách 1: Nặn hình khối, nặn các bộ phận chính trước, sau đó nặn thêm chi tiết rồi gắn lại với nhau tạo thành sản phẩm. Với học sinh khá có năng khiếu có thể gợi ý các em nặn thêm một số sản phảm khác phụ trợ cho sản phẩm chính hoặc có thể tạo ra một sản phẩm độc đáo.
 - Cách 2:Từ một thỏi đất, nặn, nắn, vuốt, gọt, tỉa tạo thành sản phẩm.
 * Giáo viên cho học sinh quan sát sản phẩm của học sinh năm trước.
	Hoạt động 3: Thực hành:
 -Tôi dùng phương pháp chia nhóm cho học sinh thi nặn xem nhóm nào nặn nhanh. Giáo viên là trọng tài cuộc thi.
 -Trong lúc học sinh làm thực hành, giáo viên quan sát gợi ý học sinh thực hiện sản phẩm của mình. Tuyên dương những học sinh có sản phẩm đẹp nặn nhanh tạo không khí hào hứng vui vẻ cho tiết học Mĩ thuật. 
Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá:
 -Giáo viên (Trọng tài) kết thúc cuộc thi, thu sản phẩm nặn của các nhóm trưng bày trên bàn, học sinh dễ quan sát, gọi học sinh nhận xét tìm ra sản phẩm của nhóm nào đẹp nhất. 
 - Giáo viên nhận xét lớp học dặn học sinh chuẩn bị bài sau
 3. áp dụng phương pháp đổi mới và thay sách dạy phân môn Tập nặn đạt kết quả cao hơn:
 Nặn là dùng tay nhào dẻo một khối đất nặn thành sự vật, đồ vật, con vật, người... tạo thành một sản phẩm theo mục tiêu của bài học. Theo chương trình học phân môn Tập nặn ở các lớp có 4 tiết/ cả năm học. Nội dung học phù hợp với tâm lý lứa tuổi và khả năng của học sinh.
 Những yếu tố cơ bản của phân môn Tập nặn trong trường Tiểu học là:
 Học sinh biết nặn các hình khối đơn giản, khối tròn, quả, con vật, người ... đối với lớp 1,2,3. Đối với lớp 4,5 học sinh biết nặn các hình khối phức tạp hơn, biết tạo dáng, tạo nhóm, tạo ra sản phẩm độc đáo sinh động. Học sinh nắm được tạo hình tạo khối sơ bản trong nghệ thuật điêu khắc. Một bài nặn ở bậc Tiểu học là học sinh tạo ra sản phẩm theo ý nghĩ của trẻ thơ miễn là sản phẩm đó hình dáng phù hợp với bài học. 
 Các hoạt động dạy một bài Tập nặn theo phương pháp mới:
	Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét: 
 -Giáo viên cho học sinh quan sát nhận xét trực quan mô hình mẫu nặn tượng tròn bằng thạch cao, gốm hoặc tranh ảnh hợp với bài học.
	Hoạt động 2: Cách nặn:
- Giáo viên làm mẫu nhào đất nặn thành 1,2 sản phẩm.
 - Cho học sinh quan sát một số sản phẩm đẹp và chưa đẹp của học sinh năm trước. 
	Hoạt động 3: Thực hành :
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh nặn thi.
- Giáo viên xuống lớp quan sát gợi ý học sinh làm bài tốt hơn. Khuyến khích tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp độc đáo.
	Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò:
- Giáo viên thu sản phẩm của các nhóm trưng bày gọi học sinh nhận xét tìm ra nhóm nào có sản phẩm đẹp nhất, tuyên dương trước lớp.
- Giáo viên nhận xét lớp học, học sinh. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Kết luận : Nếu áp dụng đúng phương pháp và các bước dạy Tập nặn như trên, tôi nghĩ rằng học sinh học tốt hơn tạo ra sản phẩm ngay tại lớp; sáng tạo ra sản phẩm độc đáo, ngộ nghĩnh.
 Tiến hành giảng thực nghiệm tại 2 lớp ở khối 4, mỗi lớp tôi áp dụng một phương pháp khác nhau, phương pháp cũ và phương pháp mới. Nhờ tiến hành dạy thử nghiệm ở 2 lớp, tôi mới phát hiện ra dạy theo phương pháp dạy của lớp nào tốt hơn, học sinh đạt kết quả cao hơn.
	*ở lớp 4A tôi dạy theo phương pháp cũ. Dạy bài 14 (Theo sách cũ). Tập nặn - Nặn một con vật mà em yêu thích. 
 - Quan sát và nhận xét:
 Giáo viên chỉ dùng phương pháp thuyết trình dùng tranh giảng giải đặc điểm của con vật, gọi học sinh nhận xét trả lời các câu hỏi về con vật trong tranh. 
Giáo viên không sử dụng các con vật làm bằng gốm hoặc mô hình, sản phẩm nặn của học sinh để làm mẫu quan sát. 
- Phần cách nặn :
 Giáo viên chỉ thuyết trình bằng lý thuyết: Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết rồi gắn vào nhau tạo dáng con vật.... Không gợi mở cho học sinh tự sáng tạo ra cái mới.
- Phần thực hành: giáo viên cho học sinh về nhà nặn, thời gian trên lớp học học sinh tự vẽ màu vào tranh. 
 Giáo viên nhận xét tranh vẽ màu, kết thúc giờ dạy.
	Kết quả thu được trong bài dạy nặn con vật: học sinh hiểu lơ mơ về nặn con vật không có đồ dùng đất nặn để thực hành, chỉ có sản phẩm là tranh vẽ màu không có sản phẩm nặn tại lớp. Học sinh không định hình và tạo ra sản phẩm nặn con vật, không thể hiện sự khéo léo và năng khiếu của mình qua tiết nặn. Kết quả của bài dạy chưa thể hiện được giờ Tập nặn không đạt hiệu quả cao. 
 *Đến lớp 4B: Dạy bài 8 (theo sách mới) Tập nặn tạo dáng - Nặn con vật nuôi. Tôi dạy theo phương pháp mới thay sách. 
 - Tôi dùng phương pháp trực quan kết hợp phương pháp vấn đáp, phương pháp minh hoạ (làm mẫu), phương pháp chia nhóm để dạy. 
 - Chuẩn bị bài dạy giáo viên có đầy đủ trực quan mẫu, con vật làm bằng gốm, tranh ảnh các con vật quen thuộc, sản phẩm nặn của học sinh, đất nặn, bài nặn mẫu của giáo viên.
 - Học sinh chuẩn bị đất nặn 
 - Trong khi giảng giáo viên áp dụng đúng các bước và có sự sáng tạo của giáo viên. 
 +Giảng bài phần quan sát và nhận xét: 
 Tôi treo tranh các con vật trên bảng gọi học sinh nhận xét đặc điểm của các con vật. 
 Giáo viên đưa ra một số các con vật làm bằng gốm, sản phẩm nặn của học sinh từ năm trước cho học sinh thấy mình có thể nặn được các con vật như thế. 
 Và quan trọng hơn học sinh thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Học sinh định hình được sản phẩm nặn mình sắp tạo ra. Lớp học sôi nổi hào hứng. 
 +Phần cách nặn: 
 Tôi nặn mẫu theo 2 cách: Trước tiên tôi làm động tác nhào đất làm dẻo đất trong tay. 
.Cách 1: Nặn các bộ phận chính của con vật: đầu, thân, chân sau đó gắn vào thành hình con vật. Nặn tiếp các chi tiết: tai, đuôi, mắt, mũi... cuối cùng và gắn tiếp vào con vật.Rồi tạo dáng đi, đứng, chạy cho sinh động, có thể nặn thêm một số con vật khác hoặc cây cối cho phong phú.
.Cách 2: Từ một thỏi đất,có thể nặn, nắn, vuốt, gọt tỉa để thành con vật, rồi tạo dáng cho con vật sinh động
 + Phần thực hành: 
 Tôi chia nhóm cho học sinh thi với nhau xem nhóm nào có sản phẩm đẹp nhất. Tôi xuống lớp quan sát các em làm bài, gợi ý học sinh tạo ra các con vật có dáng ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng tuyên dương học sinh của các nhóm có sản phẩm nặn đẹp cho lớp học sôi nổi.
 +Phần nhận xét - đánh giá: 
 Tôi thu sản phẩmn của các nhóm trưng bày trên bàn.
 Gọi học sinh nhận xét tìm ra nhóm nào có sản phẩm đẹp nhất tuyên dương trước lớp (Giáo viên tặng cờ hoặc hoa đã chuẩn bị cắt, nặn trước).
	Kết quả thu được từ lớp học này là học sinh hào hứng, sáng tạo có tinh thần tập thể đoàn kết. Học sinh tạo ra các con vật phong phú ngộ nghĩnh. Các em có thể áp dụng nặn nhiều con vật khác. Lớp học sôi nổi khác hẳn tiết học Mĩ thuật bị mang tiếng là trầm. Hiệu quả của tiết học đạt cao.
	4. So sánh kết quả dạy Tập nặn ở 2 lớp 4A và 4B với 2 phương pháp khác nhau giữa phương pháp cũ và phương pháp mới:
 Qua việc tiến hành giảng dạy thử nghiệm tại 2 lớp 4A và 4B với 2 phương pháp khác nhau giữa phương pháp cũ và phương pháp mới, tôi rút ra được kết luận:
	- Lớp 4A dạy theo phương pháp cũ: học sinh không quan sát được thực tế về nặn các con vật ra sao? học sinh chỉ hiểu lơ mơ về nặn các con vật trên lý thuyết. Không có đất nặn, học sinh vẽ màu vào hình vẽ trong vở Mĩ thuật. Bài thực hành tại lớp là vẽ màu không có sản phẩm nặn. Nếu cho về nhà nặn, giáo viên không quan sát được học sinh nặn và phát hiện ra học sinh có năng khiếu. Học sinh cũng chưa chắc đã hoàn thành sản phẩm hoặc không có sản phẩm. Kết quả không đạt theo ý muốn.
	- Tại lớp 4B tôi đã áp dụng phương pháp mới: tôi chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh. Trong lúc giảng tôi vận động kết hợp các phương pháp hài hoà giữa cô và trò (cô hướng dẫn, trò khám phá và thực hành), kết hợp phương pháp chia nhóm để các em thể hiện tinh thần đoàn kết giúp đỡ chia sẻ. 
 Học sinh hào hứng tham gia cuộc thi, lớp học sôi nổi. Kết quả không ngờ tất cả học sinh đều tạo ra sản phẩm phong phú độc đáo. Tôi đã phát hiện ra học sinh nào có năng khiếu về phân môn nặn. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng như: "Học mà chơi, chơi mà học".
 Vậy qua việc dạy thực nghiệm tại 2 lớp 4, tôi có thể rút ra kết luận. Dạy theo phương pháp mới ở lớp 4B cần phát huy và sử dụng dạy trong Trường Tiểu học là cần thiết. Thể hiện đúng là tiết dạy Tập nặn, học sinh nghe nhìn và làm được sản phẩm theo ý thích, phát triển được năng khiếu của mình.
Kết luận
 Phân môn Tập nặn là một mảng trong chương trình của môn Mĩ thuật. Qua nghiên cứu và dạy thực nghiệm tôi thấy được kết quả của việc dạy theo phương pháp nào là tốt hơn. Tôi cảm nhận được qua tiết dạy nặn các em hiểu sơ qua về nghệ thuật Điêu khắc tạo hình, các em tự tay làm ra sản phẩm nặn theo ý thích. Các em liên hệ với cuộc sống thực tế, nhờ có bàn tay khéo léo tạo hình các nghệ nhân tạo ra những bức tượng, những lọ hoa, những đồ vật trang trí ... Và là bước đầu tiên dẫn dắt các em phát triển gìn giữ vốn truyền thống kho tàng văn hoá nghệ thuật điêu khắc tạo hình.
 Nói tóm lại, môn Mĩ thuật dạy học sinh hướng tới cái đẹp, hoàn thiện học sinh phát triển toàn diện 5 mặt (Đức, Trí, Lao, Thể, Mĩ) tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn khác. Cụ thể qua nghiên cứu tôi thấy học sinh yêu thích học môn Tập nặn, rèn luyện đôi tay khéo léo và biết cách vận dụng vào cuộc sống tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội. Đây là mục đích của Bộ Giáo dục đổi mới phương pháp và thay sách đối với môn Mĩ thuật.
ý kiến đề xuất
	Trong tình hình hiện nay môn Mĩ thuật đã được quan tâm. Song vẫn còn nhiều những khó khăn trong giảng dạy :
- Đồ dùng trực quan của môn Mĩ thuật như : Mẫu thật, màu sắc, tư liệu, sách vở, đất nặn ... môn Mĩ thuật còn rất ít. Cần mua sắm, xuất bản cho đầy đủ hơn.
- Chưa có phòng học chuyên chức năng,để giáo viên và học sinh có điều kiện học tập cũng như giảng dạy tốt.
	Vậy tôi đề nghị với ngành, phòng ban, nhà trường, lãnh đạo tạo điều kiện giúp chúng tôi dạy học sinh tốt hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
	Tháng 3 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn mi thuta.doc