Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người.
Môn Ngữ Văn trong nhà trường cung cấp cho HS vốn tri thức thuộc lĩnh vực xã hội. Vậy mà hiện nay HS có xu hướng xem nhẹ việc học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Các em không say mê yêu thích học văn. Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòng người. Chính vì thế lại càng đỏi hỏi người giáo viên- giáo viên Ngữ văn phảI có phương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt học Văn
A- Đặt vấn đề I- Lời mở đầu. “ Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người. Môn Ngữ Văn trong nhà trường cung cấp cho HS vốn tri thức thuộc lĩnh vực xã hội. Vậy mà hiện nay HS có xu hướng xem nhẹ việc học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Các em không say mê yêu thích học văn. Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòng người. Chính vì thế lại càng đỏi hỏi người giáo viên- giáo viên Ngữ văn phảI có phương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt học Văn, có kỹ năng làm một bài văn ở mỗi thể loại. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy Tập làm văn là chủ yếu dạy cho HS diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính nổi bật điều mình nói” ( Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện. Nghiên cứu giáo dục số 28, 11 /1973). ở lớp 6 với phân môn Tập làm văn HS được làm quen với hai thể loại cơ bản: Văn tự sự và Văn miêu tả. Dù ở bậc Tiểu học các em đã được học hai thể loại này nhưng chỉ ở mức độ sơ giản còn bậc Trung học Cơ sở đòi hỏi mức độ cao hơn: Cách diễn đạt ý, cách trình bày đoạn văn, cách dùng những từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi hình gợi cảm Chính vì vậy bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôI đã luôn trăn trở để tìm ra một giải pháp giúp HS tiếp thu được kiến thức và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn- Văn miêu tả cảnh. Đó là đề tài mà tôi nghiên cứu. II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy phần đa HS rất yếu trong kĩ năng tạo lập văn bản: hành văn lẫn lộn, dùng từ tối nghĩa, câu văn thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng. Đặc biệt HS lớp 6, các em bắt đầu bước vào môi trường mới còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhiều em thiếu tự tin, cách tiếp cận phương pháp học và làm bài còn rất khó khăn, nên những bài làm văn đầu học kì I chất lượng chưa cao. Thực tế đó quả là điều đáng lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao HS gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập văn bản- cụ thể kiểu bài văn miêu tả cảnh? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho HS lớp 6. Năm học 2010-2011 tôi đã được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 6. Là giáo viên dạy văn tôi luôn lấy cái “ tâm” làm đầu, yêu thương HS, luôn hiểu hoàn cảnh sống của các em, hiểu tâm lý trẻ thơ. Và điều cơ bản truyền thụ cho các em những tri thức, kĩ năng của môn học, luôn tạo HS niềm say mê học tập và yêu thích môn Văn. Bởi hiện nay phần đa học sinh rất “ sợ” hoặc “ ngại” học Văn, nhất là khi viết bài tạo lập văn bản. Chính vì thế, việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho HS còn là việc tháo gỡ vướng mắc, xóa đi những mặc cảm “ sợ”, “ ngại” học văn của HS đầu cấp. Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: Chương trình Ngữ văn 6 so với chương trình Tiểu học có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn đòi hỏi các em có cách viết già dặn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh thì những cảnh vật phải sinh động, có hồn, thuyết phục lòng người, điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp cận ngay những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. Thực sự mà nói các em quá quen với việc thực hành viết văn dạnh văn bản mẫu và tác tạo văn bản mẫu tương tự ở cấp tiểu học. Cho nên việc sáng tạo văn bản nghệ thuật đối với các em là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em HS thời nay quả là ít ỏi, hầu như không có, bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ Internet tràn lan cuốn hút bạn nhỏ. Điều đó đương nhiên làm nghèo vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Từ những cơ sở trên chúng tôi thiết nghĩ: Quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho HS lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và thực hiện một cách triệt để để có hiệu quả tốt nhất. Ngay bậc tiểu học các em cũng được làm quen với thể loại văn miêu tả cảnh và tả người. Vì thế tôi ra đề thực nghiệm dạng văn miêu tả cảnh, để định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình và thực hiện giải pháp giúp HS có kĩ năng viết bài văn miêu tả đầu học kì II lớp 6. 2- Kết quả, hiệu quả thực trạng trên. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 6A 31 0% 20% 50% 30 Qua bảng thống kê trên, tôi thấy kết quả làm bài của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt; Đó cũng là lí do tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi điều chỉnh phương dạy tập làm văn tốt hơn và có kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho HS lớp 6 trường THCS Ba Đình. B- Giải quyết vấn đề I – Giải pháp thực hiện đề tài: Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6. 1. Điều tra, tập trung khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả của học sinh lớp 6. 2. Nghiên cứu, ghi chép, tích lũy tri thức văn miêu tả. 3. Giảng dạy cung cấp tri thức về đoạn văn, bài văn miêu tả. 4. Định hướng cho học sinh rèn luyện viết câu, đoạn văn, bài văn miêu tả. 5. Kiểm tra, đánh giá, sửa lỗi, bổ sung kiến thức. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. 1. Điều tra, tập trung khảo sát việc viết đoạn văn bài văn miêu tả của học sinh. Giáo viên khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả củ học sinh lớp 6 để nắm được thực tế học văn, viết văn miêu tả của các em. 2. Giảng dạy cung cấp các tri thức về văn miêu tả. Để làm bài văn miêu tả tốt học sinh cần hiểu được những vấn đề sau. 2. 1 Một số vấn đề chung về văn miêu tả. “ Văn miêu tả là một trong kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương: Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhạn xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn” ( Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu- Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục- 2003) Miêu tả là phương thức biểu đạt khá thông dục được sử dụng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Học sinh cần hiểu rõ: Văn miêu tả là loại văn bản giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnhnhằm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài, màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng tháiCòn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng * Các dạng bài văn miêu tả lớp 6. - Tả cảnh: cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt - Tả người: tả chân dung và tả người trong một hoạt động cụ thể. 2. 2- Một số kĩ năng cần có trong văn miêu tả. 2. 2.1- Kĩ năng quan sát, ghi chép. Đối tượng của văn miêu tả những sự vật, sự việc, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ và đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ. Tuy vậy, không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm được đặc trưng của từng sự việc, sự vật, con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Vì vậy, phải quan sát, ghi chép. Đối với học sinh, khi viết đoạn văn, bài viết miêu tả kĩ năng quan sát, ghi chép cũng rất cần thiết. Tất cả các em không thể có ngay được kĩ năng ấy va sử dụng thành thạo như các nhà văn đã làm. Tất cả đối với các em chỉ mới là bước đầu tập dượt: Tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của mình. Từ đó có vốn để làm văn miêu tả. 2. 2.2: Kĩ năng tưởng tượng. Có thể khẳng định rằng, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả sẽ không hay được, dù là văn tả thực. Làm nghệ thuật nói chung và viết văn nói riêng không thể chấp nhận kiểu sao chép vào bài văn nói y nguyên những điều mà quan sát thấy thì bức tranh trong bài văn miêu tả sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy, cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh ấy trở nên phong phú và sinh động hơn. Không có tượng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng được bức tranh phong phú và thế giới loài vật như trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Không có tưởng tượng chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết được trang văn miêu tả thay đổi kì diệu màu nước trong biển “ Biển đẹp”. Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất có ý nghĩa. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp để đoạn văn, bài văn hấp dẫn hơn. Ví dụ: Khi miêu tả hàng cây phượng vĩ ở sân trường vào ngày mùa hè HS có thể liên tưởng, tưởng tượng “hàng phượng vĩ đỏ rực như lửa cháy, gợi nhớ một thời hoa đỏ khát khao và hi vọng”. Hay một cách liên tưởng khác: “Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên,Rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mat dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong trẻo. Trên các đầu cành nở bung chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay dập dờn trong gió”. 2. 2.3: Kĩ năng so sánh: So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc đến hình dáng, từ kích thước đến trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng , so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện rõ nét hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng kĩ năng so sánh giáo viên cần lưu ý cho học sinh là phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh quá cũ, quá sáo mòn. GV nhận thấy cũng miêu tả hình ảnh mặt trời mà các nhà văn nhà thơ cũng sử dụng những so sánh khác nhau: nhà thơ Huy Cận miêu tả “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, Nguyễn Tuân miêu tả “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh Phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc... GV cần lưu ý cho HS dù có chọn hình ảnh nào so sánh cũng chú ý nét tương đồng. 2. 2.4: Kĩ năng nhận xét. Viết văn miêu tả, bao giờ n ... xét của người viết. 3. Học sinh nắm phương pháp tả cảnh Muốn tả cảnh Học sinh cần phải : 3.1: Xác định được đối tượng miêu tả Đối tượng này thường là những cảnh vật gần gũi, những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, cũng có thể là những cảnh sinh hoạt thường diễn ra xung quanh chúng ta. Bởi vậy, khi tả cần phải định rõ đối tượng tả cảnh là phong cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt của con người để việc miêu tả được chính xác, tập trung. Ví dụ: Tả dòng sông ở quê em. Học sinh xác định đối tượng miêu tả: Cảnh dòng sông nơi em ở. Đó là cảnh thiên nhiên rất gần gũi và quen thuộc. 3.2: Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. Mỗi cảnh, dù đó là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt đều có những nét riêng. Bởi vậy việc quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng là hết sức cần thiết. Chỉ khi chọn tả được những nét đặc trưng của cảnh thì cảnh hiện lên mới đúng là nó mà không phải là cảnh khác. Lúc đó việc miêu tả mới giúp cho người đọc, người nghe hình dung một cánh dễ dàng, cụ thể về cảnh được miêu tả và không nhầm lẫn cảnh đó với những cảnh khác. Ví dụ: Khi miêu tả cảnh dòng sông giáo viên định hướng học sinh chọn những hình ảnh nổi bật của dòng sông: cảnh hai bên bờ, sông nước, hình ảnh con thuyền 3.3: Trình bày những điều quan sát theo trình tự hợp lý. Có thể miêu tả theo cách từ xa đến gần, từ ngoài vào tronghoặc ngược lại. Đây là miêu tả theo sự thay đổi về không gian. Học sinh cũng có thể trình bày lần lượt theo trình tự thời gian. Cái gì thấy trước, xuất hiện trước sẽ được nói trước; cái gì thấy sau, xuất hiện sau sẽ được nói sauHay cũng có thể trình bày theo từng đặc điểm nổi bật của cảnh. Đặc điểm nào tiêu biểu nhất, nổi bật nhất sẽ được nói trước, còn đặc điểm nào không tiêu biểu thì nói sau. Việc chọn cách trình bày nào là hợp lý tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. 4. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý. Bài văn tả cảnh thường có bố cục ba phần: * Phần mở bài: Làm nhiệm vụ giới thiệu cảnh được tả. Có thể mở bài theo lối giới thiệu trực tiếp hoặc cũng có thể mở bài theo lối gián tiếp. * Phần thân bài: Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo một trình tự đã được lựa chọn, có thể tả theo: + Trật tự không gian + Trật tự thời gian + Đặc điểm của cảnh * Phần kết bài: Phát triển cảm nghĩ về cảnh được tả. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh khi tạo lập văn bản ở bất cứ kiểu loại nào cũng đều bỏ qua lập dàn ý, các em cứ nghĩ gì, viết nấy nên có nhiều bài văn ý lộn xộn . Đặc biệt văn miêu tả, các em diễn đạt lộn xộn giữa các cảnh. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn hướng dẫn học sinh lập dàn ý một cách triệt để, để có thói quen trước khi các em viết bài. Lập dàn ý là khâu rất quan trọng để bài văn giữa các ý rõ ràng, mạch lạc. 5. Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả. 5.1. Cách dùng từ ngữ hình ảnh. Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là rất quan trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì phải chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình( tả màu sắc, hình dáng, trạng thái). Muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống từ tượng thanh( mô phỏng các tiếng động). Bài văn tả cảnh thiếu đi các yếu tố tạo hình, gợi cảm sẽ không sinh động. Ví như tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình gợi thanh: cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầmnhưng không phải lúc nào sóng cũng dùng được tất cả các từ ấy. Sóng biển lúc trời động dùng từ: “ cuồn cuộn” ; lột tả sóng biển vỗ vào bờ đá thì dùng từ: “ ì oạp” ; tiếng sóng biển trong đêm nghe sa dùng từ: “rì rầm”. Hay tả cây cối giáo viên có thể định hướng cho học sinh chọn những từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: xanh um, xanh rì, xanh non Nhưng khi đi vào thực tế mỗi loại cây sẽ có một loại xanh riêng không lẫn lộn: cây rau cải trong vườn hay cây lúa đang thì con gái dùng từ ngữ: “ xanh mơn mởn”, “ xanh rờn”. Cây cối trong rừng rậm thì dùng từ: “ xanh rì”, “ xanh tốt”. Ngay cả âm thanh cũng khác nhau: tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếng mưa rào, giáo viên định hướng để học sinh xác định âm thanh để sử dụng những từ ngữ phù hợp. Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng không kém phần quan trọng. Việc tạo hình ảnh trong văn miêu tả có thể thực hiện bằng nhiều cách: hoặc là bằng từ ngữ tượng hình, hoặc bằng nghệ thuật so sánh , ẩn dụ, nhân hóa, nhưng phải đúng chỗ, đúng lúc, hợp văn cảnh. Ví dụ cảnh đêm trăng ở quê em. Học sinh có thể tạo hình ảnh như sau: Từ phía chân trời, bóng trăng lấp ló tỏa ánh sáng non nớt, từ từ nhô lên mái nhà và các khóm cây. Trăng tròn như cái đĩa, to, sáng. Càng lên cao, trăng như quả bóng treo lơ lửng trên bầu trời, tỏa ánh sáng dìu dịu như xóa mờ bóng đêm. ánh trăng len lỏi qua các vòm cây, kẽ lá, rọi xuống tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. 5.2- Cách đặt câu , dựng đoạn văn miêu tả Giáo viên nên xác định cho HS những ý cần triển khai trong nội dụng bài văn miêu tả để chia các phần thành các đoạn văn tương ứng với mỗi ý cơ bản. Có nhiều cách chia đoạn khác nhau: - Chia đoạn theo trình tự thời gian: Học sinh có thể đặt đối tượng miêu tả vào khoảng thời gian khác nhau: sáng- trưa- chiều- tối; mùa xuân- mùa hạ- mùa thu- mùa đông. - Chia đoạn theo trình tự không gian: Giáo viên hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng miêu tả ở nhiều góc độ và từ những hướng khác nhau: xa- gần; trên- dưới; toàn cảnh- cụ thể chi tiết. - Chia đoạn theo số lượng được miêu tả. Ví dụ: Tả cảnh thiên nhiên có bầu trời, mặt đất, cảnh trong vườn, ngoài đồng, dòng sông, núi đồi Có thể nói dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các ý diễn đạt sao cho hợp lý, logic, mạch lạc, tạo sự cân đối cho bài văn. HS cần chú ý trong đoạn văn thường có câu mang ý nghĩa khái quát( câu chủ đề). Các câu khác được triển khai bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề 6- GV hướng dẫn HS luyện cách viết mở bài, thân bài, kết bài. Mô hình bố cục bài văn miêu tả gồm ba phần. Theo thì bài vưn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng , còn kết bài chỉ nêu cảm nghĩ về cảnh mà mình miêu tả. Nếu như vậy đoạn văn quá đơn điệu, rập khuôn. Thạm chí có một số em dùng “cái khuôn” ấy để lắp ghép cho tất cả các bài văn miêu tả cảnh khác nhau. Ví dụ: khi tả một cây ăn quả thường các em hay đi theo cách mở bài kết bài như sau: Mở bài: Trong vườn nhà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Nhưng em thích nhất là cây bưởi đào. Kết bài: Em rất yêu khu vườn nhà em. Hoặc em muốn được chăm sóc cho khu vườn được tươi tốt hơn. Từ thực tế trên GV giúp HS biết sáng tạo viết những đoạn văn mở bài tự nhiên mới mẻ không gò bó áp đặt, Đoạn kết bài phải thể hiện những suy nghĩ tình cảm riêng của mình. Đối với phần thân bài HS rất lúng túng tách ý để chia đoạn nên các em chỉ viết có một đoạn dài khiến bố cục không cân đôi trong văn bản Vì thế GV định hướng cho các em tách các ý ra thành các đoạn văn. Ví dụ ; Khi làm bài văn miêu tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ thể GV có thể giúp HS chia thân bài thành một số đoạn văn ứng với một số đối tương miêu tả như sau: Đoạn một: Tả một cây có đặc diểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong vườn Khi tả phải giới thiệu được vị trí, miêu tả hình dáng, đặc điểm của thân lá, rễ, hoa, quả.tầm quan trọng đối với con người đối với các loại cay khác trong vườn. Đoạn hai: Tả loài cây cho hoa, cho hương, cho quảliệt kê một số loài hoa ( hoa nhài, hoa huệ,hoa cúc vàng..Đồng thời miêu tả cụ thể vị trí , hình dáng,đặc điểm, cấu tạo của từng loại cây( thân, lá,hoa, hương vị..) Đoạn ba: Tả loài cây cho quả, liệt kê một số loài cây tiêu biểu( cam, bưởi, na, ổi) Sau đó tập trung miêu tả quá trình ra hoa kết trái ,công dụng từng loại cây. GV lưu ý cho HS : trong quá trình tả nên đặt đối tượng được tả trong mối quan hệ với cảnh thiên nhiên như nắng, gió, chim chóc, ong bướm, con người để toàn cảnh khu vườn hiện ra sống động đẹp hơn. 3- GV tổ chức cho HS thực hành viết đoạn văn, bài văn Tôi cho HS viết các đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên Đề bài: em viết đoạn văn miêu tả vườn hoa vào mùa xuân tiếp tục cho HS miêu tả canh sinh hoạt. Đề bài: Em miêu tả cảnh vui chơi trên sân trường trong giờ ra chơi Và cuối cùng tôi cho HS viết một bài văn miêu tảcảnh thiên nhiênvới hai dạng để GV so sánh đối chiếu đánh giá kĩ năng làm bài của HS ở thể loại văn miêu tả cảnh. Tả đêm trăng ở quê hương em Tả quang cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn 4- Kiểm tra đánh giá Đề bài: Hãy miêu tả cảnh biển mà em có dịp quan sát( Bài viêt số 5- Văn miêu tả cảnh) C- Kết luận 1- Kết quả nghiên cứu *Đối với bản thân . Hiểu và nắm vững kĩ năng làm bài văn miêu tả. Bồi dưỡng thêm những kinh nghiệm dạy văn bản thuộc phương thức miêu tả Có điều kiện, cơ hội hiểu tâm lí HS giúp các em có kĩ năng làm bai và yêu thích học văn. * Đối với học sinh Trong quá trình được rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả học sinh nắm hiểu đặc điểm thể loại văn miêu tả: Xác định đối tượng miêu tả; biết chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý; nhận xét đánh giá đối tượng; các đoạn văn mạch lạc, cân đối. Khi ra những đề văn thuộc dạng văn miêu tả, các em cảm thấy tự tin khi làm bài, tâm lý thoải mái. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 6A 31 15% 50% 35% 0% 2. Kiến nghị, đề xuất. Qua công tác giảng dạy, nghiên cứu và kết quả của công tác giảng dạy, tôi xin có một số kiến nghị sau: a, Đối với nhà trường: - Tổ chức buổi học ngoại khóa để các em có dịp quan sát cảnh đẹp: Cánh đồng, dòng sông, núi đồi. Sau đó HS viết bài thu hoạch: Cảm nhận vẻ đẹp quê hương. - Tổ chức HS thi viết văn với đề tài: vẻ đẹp cuộc sống quanh em, về mái trường, thầy cô qua hình thức hoạt động báo tường hoặc viết tay. b, Đối với giáo viên: - Giao hữu gần gũi để hiểu tâm lý các em hơn. - Trau dồi vốn tri thức chuyên môn của mình. - Nghiên cứu, tìm tòi tư liệu có liên quan đến môn học để có phương hướng dạy học cho học sinh. - Học hỏi đồng nghiệp, nhiệt tình. c, Đối với học sinh. - Đọc tài liệu tham khảo, tránh sao chép nguyên mẫu. - Học hỏi bạn, ở thầy, đặc biệt luôn rèn kĩ năng viết văn một cách linh hoạt hơn. - Cần có chí tưởng tượng, liên tưởng phong phú. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng dạy. Thời gian nghiên cứu và thực hiện chưa nhiều, nên rất mong được sự nhận xét, đóng góp của các cấp chuyên môn, đồng nghiệp để đề tài của tôi có chất lượng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ba Đình, ngày 10 tháng 03 năm .2011 Người thực hiện Trần Thị Nga.
Tài liệu đính kèm: