Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 20

Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ

I/Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn,đọc phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu :Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4/16).

II/Chuẩn bị:

-Viết sẵn đoạn3 để hướng dẫn đọc diễn cảm.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20: Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012. 
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
I/Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm bài văn,đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu :Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4/16). 
II/Chuẩn bị: 
-Viết sẵn đoạn3 để hướng dẫn đọc diễn cảm. 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
Người công dân số Một.Đọc phân vai 4 HS 
2. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài: Thái sư Trần Thủ Độ.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Hdẫn luyện đọc:
-GV đọc diễn cảm bài văn.( rõ ràng, chuyển giọng hợp lí).
-Đọc đoạn nối tiếp. 
-GV chia đoạn : 3 đoạn -Hướng dẫn đọc đoạn.
-Đọc theo nhóm. HS đọc phân vai.	
-Đọc toàn bài. Theo dõi, nhận xét.	 
-Thi đọc phân vai theo nhóm. 
bTìm hiểu bài.
Đoạn1: Từ đầu đến "ông mới tha cho".
+Có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+Theo em cách cư xử của Trần Thủ Độ có ý gì?
- Ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán nước làm rối loạn phép nước.
-Cách giải quyết của Trần Thủ Độ. 
Đoạn 2 : Tiếp theo đến "thưởng cho".
+Trước việc làm của người quân hiệu,Trần Thủ Độ xử lí ra sao?	
Giải nghĩa từ : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành	
Cho HS đọc phân vai đoạn này.
-Cách cư xử phân minh của Trần Thủ Độ.
Đoạn 3 : Đoạn còn lại.
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
Giải nghĩa từ : chầu vua, chuyên quyền, hạ thần.
+Những lời nói và việc làm cho thấy T.Th.Độ là người thế nào?	
-Cách ứng xử của Trần Thủ Độ với vua. 
Nội dung bài:
c.Đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn đọc đoạn 3. 
Cho HS đọc nối tiếp toàn bài. Đọc diễn cảm đoạn 3.
-Thi đọc diễn cảm.+ GV nhận xét. 
HĐ3:Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
*Chuẩn bị bài: Nhà tà trợ đặc biệt của Cách mạng .
4 HS đọc, lớp nh/ xét.
Lắng nghe, theo dõi 
Vạch dấu đoạn.
HS đọc nối tiếp nhiều lượt.
-Luyện đọc từ khó : Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền
Nhóm 4 HS.
HS đọc, lớp đọc thầm.
Yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt .
Hỏi rõ đầu đuôi sự 	
việc ... thưởng cho vàng, lụa.
Nhận lỗi, xin vua ban
hưởng cho viên quan.
Nghiêm minh, nghiêm khắc bản thân, đề cao kỉ cương phép nước.
Nhóm 4 HS.
HS thi đọc đoạn 3.
Toán: Luyện tập 
I/ Mục tiêu: 
+Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
+Bài tập cần làm:Bài 1(b,c),bài 2, bài 3a
*HS-KG làm thêm bài 1a,3b,bài 4.
II/ Chuẩn bị: 
-GV: chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
Tính chu vi hình tròn có bán kính 3,5cm.
Tính chu vi hình tròn có đường kính 7,5cm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính:
* a)9x2x3,14=56,52(m)
 b)4,4x2x3,14=27,632(dm)
 c)(cm).
Bài 2: 
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính (đường kính).
a) 15,7 : 3,14 = 5(m) b) 18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm).
Bài 3:
-Bài toán hỏi gì? 
-Bài toán cho biết gì?
-Muốn tính:
*Bài 4/99:
 -Bài toán hỏi gì? 
 -Bài toán cho biết gì?
 -Muốn khoanh đúng, ta làm thế nào?
 +Tính chu vi hình H.
 +Tính nửa chu vi hình tròn H.
 +Tính chu vi hình H.
-Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính (đường kính). 
3.Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét tiét học.
-Ôn: Chu vi hình tròn, tính đường kính, bán kính.
-Chuẩn bị bài: Diện tích hình tròn.
HS làm trên giấy.
HS theo dõi, thực hành.
HS trả lời,làm vở.
HS trả lời, làm vở.
a)Chu vi bánh xe.
 0,65 x 3,14 = 2,041(m).
 * b)Đi được bao nhiêu mét, nếu bánh xe lăn 10 vòng, 100 vòng.
 2,041 x 10 = 20,41(m).
 2,041 x 100 = 240,1(m).
*HS giỏi trả lời, làm bảng.
Khoanh vào B.
HS trả lời.
Lắng nghe và thực hiện. 
Khoa học: Sự biến đổi hoá học của các chất (tiếp theo).
I/Mục tiêu: 
-Thực hiện trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
*-Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
 -Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy rảtong khi tiến hành thí nghiệm. 
II/Chuẩn bị: 
 -Hình trang 78, 79, 80, 81 sgk. Một số đường kính trắng. Giấy nháp. Phiếu học tập.
 -Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến. 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài: Sự biến đổi hoá học.
2.Bài mới: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo).
HĐ1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học:
-Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đôi hoá học”
-Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại “Bức thư bí mật”, kiểm tra những đồ dùng mà các thành viên trong nhóm đã chuẩn bị sau đó điều khiển nhóm mình thực hiện chơi trò chơi được giới thiệu ở sgk trang 80.
-Từng nhóm giới thiệu các bức thư của mình với các bạn trong nhóm khác.
-GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
HĐ2: Vai trò của á/sáng đ/với sự biến đổi hoá học.
-GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81 sgk.
+Hãy giải thích hiện tượng đó. (trang 80 sgk)
+Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá học?
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. 
-GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Bài sau: Năng lượng.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật”
HS đại diện nhóm giới thiệu các bức thư của mình
HS lắng nghe.
Đọc thông tin, q/sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi.
Thực hành xử lí thông tin trong sgk.
HS đại diện nhóm.
Các nhóm khác bổ sung.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Kể chuyện : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc
về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật,
theo nếp sống văn minh.
I/Mục tiêu: 	
-HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.	
II/Chuẩn bị:
 + Một số sách, báo, Truyện đọc lớp 5 ... viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
HS kể lại 1 - 2 đoạn câu chuyện Chiếc đồng hồ.	 
Trả lời câu hỏi.
2.Bài mới:
Kể cho các bạn nghe những câu chuyện em đã chuẩn bị theo nội dung tiết 20.
HĐ1:Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
-GV viết đề bảng.
+HS đọc đề.
+GV gạch chân từ quan trọng.
+Cho HS đọc gợi ý 1, 2, 3 SGK/ 19.	
+GV lưu ý : nên kể chuyện ngoài SGK để gây sự tò mò, hứng thú cho HS.
HĐ2: Hdẫn HS kể chuyện:
+Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
+Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
 -HS đọc lại gợi ý 2 SGK.	
+ Lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
+GV dán tiêu chuẩn đánh giá.
-Bình chọn HS kể chuyện hấp dẫn nhất, câu chuyện có nội dung hay nhất.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tự tin, tiến bộ hơn. 
-Chuẩn bị bài:Kể chuyện được chứng kiếnhoặc tham gia.
2HS kể lại chuyện.
HS lắng nghe.
2HS đọc đề.
3 HS đọc nối tiếp. 1 HS đọc.
Lần lượt từng HS.
Cá nhân.
Nhóm 2 HS kể cho nhau nghe.
+Chọn HS đại diện kể trước lớp 
+Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.	
HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012.
Toán: Diện tích hình tròn
I/ Mục tiêu:
+Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
+Bài tập cần làm:Bài 1(a,b),bài 2(a,b),bài 3
*HS-KG làm thêm bài 1c,bài 2c.
II/ Chuẩn bị: 
-GV: chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
Tính bán kính hình tròn có chu vi 37,68m.
Tính đường kính hình tròn có chu vi 15,7cm.
2.Bài mới: Diện tích hình tròn.
HĐ1: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.
-Hdẫn HS theo sgk/99.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính.
5x 5 x 3,14 = 78,5(cm2).
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2).
*c)1,1304(m2).
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính.
a)12:2=6(cm) 6x6x3,14=113,04(cm2).
b)7,2:2=3,6(dm)3,6x3,6x3,14=40,6944(dm2).
*c)(m). 0,4x0,4x3,14=0,5024(m2). 
Bài 3: 
-Bài toán hỏi gì? 
-Bài toán cho biết gì?
-Muốn tính diện tích mặt bàn, ta làm thế nào?
+Muốn tính diện tích hình tròn khi biết bán kính(đường kính), ta làm thế nào? 
HĐ3:Củng cố, dăn dò: 
- Nhận xét tiét học.
-Ôn: Diện tích hình tròn. 
-Chuẩn bị bài: Luyện tập.
HS bảng, trên giấy.
HS theo dõi, thực hành.
HS trả lời,làm vở.
*HS khá 
HS trả lời, làm vở.
*HS khá
HS trả lời, làm vở.
Đáp số: 6358,5cm2.
HS trả lời.
Lắng nghe và thực hiện. 
 Chính tả(Nghe-viết): Cánh cam lạc mẹ
I/Mục tiêu: 	
-Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.trình bày đúng hình thức bài thơ
-Làm được BT2a
**GDMT:Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên,nâng cao ý thức BVMT
II/Chuẩn bị: 
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
GV đọc các từ ngữ có âm đầu r/d/gi 
+ Dành dụm, giấc ngủ, ra rả, hoa hồng, trong veo, đom đóm.
2.Bài mới:
Nghe viết bài "Cánh cam lạc mẹ".	
 Làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu r/d/gi.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả.
-Đọc toàn bài 1lượt : chậm, to, rõ ràng, phát âm chính xác.
+ Bài chính tả cho biết điều gì?
 * *GDMT:	
 -L/viết từ khó : xô vào, khản đặc, râm ran,ngưng, giã gạo.
+GV lưu ý trình bày.
 -GV đọc cho HS viết.
+ Đọc thong thả từng dòng thơ.	
 - Chấm, chữa bài.
+GV đọc toàn bài 1 lượt-Chấm 5 bài.	
-GV nhận xét.
HĐ2: Hdẫn làm BT:
Làm bài tập 2a.	
+ GV giao việc : Chọn r/d/gi điền vào chỗ trống sao cho đúng.	
 + Trình bày kết quả theo dạng tiếp sức.	 
 + Hỏi HS về tính khôi hài của mẫu chuyện.	
 3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Kể lại mẫu chuyện vui "Giữa cơn hoạn nạn"
- Chuẩn bị bài sau: "Trí dũng song toàn" đoạn từ "Thấy sứ thần ... hết".	 
2HS viết bảng
Lớp viết nháp.
Nghe và theo dõi sgk.
Cánh cam lạc mẹ, sự yêu thương che chở của bạn.
HS viết vở nháp.
Nghe viết chính tả
HS soát lỗi.
Đổi vở theo cặp.
Đọc yêu cầu bài.
Làm theo cá nhân.
Trình bày kết quả
Đọc lại 
HS lắng nghe.
 Lịch sử : Ôn tập : Chín năm khánh chiến bảo vệ 
 độc lập dân tộc (1945- 1954)
I. Mục tiêu:
-Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc :”giặc đói”,”giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
-Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kh/chiến chống thực dân Pháp:
+ 19-12-1946: toàn quốckháng chiến chống thực dân Pháp.
+Chiến dịch Việt Bắc thu-đông1947.
+C ... t gì?
-Muốn tính chu vi hình tròn lớn hơn hình tròn bé, ta làm thế nào?
Bài 3: 
-Bài toán hỏi gì? 
-Bài toán cho biết gì?
-Muốn tính diện tích một hình được tạo bởi hình chữ nhật và hai nửa hình tròn, ta làm thế nào? 
*Bài 4: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. GVHDHS cách tính. Khoanh vào A
Củng cố lại công thức tính diện tích hình vuông và hình tròn. 
HĐ3:Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét tiét học.
-Ôn: Tính chu vi và diện tích hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình thang.
-Chuẩn bị bài: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
HS tính trên giấy.
HS đôi bạn.
HS trả lời, làm vở.
Đáp số: 106,76cm.
Tính hiệu chu vi của hai hình.
 Đáp số: 92,4cm.
*HS khá ,giỏi làm bài- nêu kết quả
+Tính chiều rộng hình chữ nhật
+Tính diện tích hình chữ nhật.
+Tính diện tích hình tròn.
 +Tính tổng diện tích của hình chữ nhật và hình tròn.
 Đáp số: 293,86cm2
Lắng nghe và thực hiện. 
Luyện từ và câu : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/MỤC TIÊU: 
+ Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ(QHT) (ND Ghi nhớ).
+Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép (BT1) ; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép (BT3)
*Giải thích rõ lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-GV: Bảng phụ, phấn màu.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- GV nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu – ghi đề:
HĐ2: Nhận xét
Bài1:
- 1 HS đọc y/cầu BT1, cả lớp theo dõi.
- HS đọc đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS làm bài. GV chốt ý đúng: Đoạn trích có 3 câu ghép. 
-GV dán lên bảng bảng phụ có ghi 3 câu ghép tìm được.
Bài2:HS đọc y/cầu BT
- HS làm vệc cá nhân, dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa hai vế câu.
- 3 HS lên bảng xác định, lớp làm trong SGK.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng: 
Bài3:HS đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
-HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt ý. 
HĐ3: Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ4: Luyện tập:
BT1: HS đọc nội dung, suy nghĩ phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
*BT2 : 1HS đọc nội dung, lớp theo dõi.
- GV hỏi: Hai câu ghép bị lượt bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào? 
- HS suy nghĩ phát biểu, GV chốt ý đúng.
BT3: HS đọc y/cầu. Gv gợi ý.
- HS làm bài. Trình bày kết quả. GV nhận xét chốt ý:
 HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Khen HS học tốt.
- Y/càu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ
-Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Công dân(tt).
2HS trình bày VBT.
HS lắng nghe.
1HS đọc y/cầu +đoạn trích. 
3HS trình bày: có 3 câu ghép.
Lớp nhận xét.
- 1HS đọc to,lớp thầm.
- HS làm bài cá nhân.- Một số HS phát biểu, lớp nhận xét.
3HS lên bảng:Câu1 có ba vế câu, Câu2 có 2vế câu, Câu3: 3vế câu.
Một số HS phát biểu.lớp nhận xét.
3HS đọc.
HS làm bài cá nhân.
1HS đọc y/cầu và đoạn trích. 1 HS lên bảng làm trên phiếu
1 HS đọc.
HS làm bài vào vở. Lớp nhận xét kết quả.
a.còn; b.nhưng (mà); c.hay. 
HS lắng nghe.
Khoa học: Năng lượng.
I/Mục tiêu: 
-Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ. 
*GDBVMT Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II/Chuẩn bị: 
-Mỗi nhóm: Nến, bật lửa. Ôtô chơi bằng pin có đèn và còi hoặc đèn pin.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài: Sự biến đổi hoá học.
2.Bài mới: Năng lượng.
HĐ1: HS nắm được mục tiêu đầu của bài.
-Y/ cầu làm thí nghiệm và cần nêu rõ:
+Hiện tượng quan sát được.
+Vật bị biến đổi như thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
-GV đưa ra nhận xét như sgk:
+Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
+Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
+Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
-Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
HĐ2: Nêu ví dụ về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng
-Cho HS tự đọc mục Ban cần biết , từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
-GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng
*Liên hệ: GDBVMT Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Bài sau: Năng lượng mặt trời.
HS trả lời.
HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗiTN
HS đại diện nhóm.
HS tự đọc mục Ban cần biết trang 83
Q/sát và thảo luận.
Đại diện một số HS báo cáo kết quả 
HĐ cá nhân.
HS lắng nghe.
Kĩ thuật: Chăm sóc gà
 I.Mục tiêu
 -Nêu được mục đích,tác dụng của việt chăm súc gà.
 -Biết cách chăm sóc gà.Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia dình hoặc ở 
 địa phương.
 II. Chuẩn bị:
 +Tranh minh họa trong SGK
 +Phiếu đánh giá kết quả học tập 
 III.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu :Nêu mục đích bài học
Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích tác dụng của việc chăm sóc gà.
 -Thế nào là chăm sóc gà?
 +Nêu mục đích của việc chăm sóc gà?
 *GV nhận xét tóm tắc : CSG nhằm tạo các ĐK về nhiệt độ,ánh sáng,...thích hợp cho gà sinh trưởng,phát triển...
: Hoạt động 2Tìm hiểu cách chăm sóc
a)Sưởi ấm cho gà con
+Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống của động vật
+Nêu cách sửơi ấm cho gà cởn gia đình (địa phương)
 b)Chống nóng,chống rét,phòng ẩm cho gà.
-Cho HS đọc mục 2b và nêu cách chống nóng,rét,phòng ẩm
c)Phòng ngộ độc thức ăn cho gà
+ Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn
*Kết kuận: SGV (trang 72)
Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập.
+Cho HS làm BT.
 -Nhận xét kết quả.
IV Nhận xét –dặn dò.
-Tinh thần ,thái độ học tập.
 -Dặn chuẩn bị Bài 23
-Lắng nghe
+Sưởi ấm,chắn gió lùa,che nắng...Tất cả những công việc đó gọi là chăm sóc gà.
-HS đọc nội dung mục I trình bày
+NĐ tác động đến sự lớn lên,sinh sản của động vật VD/động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét,chịu nóng kém hơn động vật lớn 
+HS trao đổi Quan sát H1 trình bày
-HS trao đổi nhóm đôi dự vào ND –SGK rồi trình bày.
+Liên hệ cách chống nong,rét,..ở gia đình
Đọc mục 2c quan sát H2 trình bày:không cho gà ăn thức ăn ôi,mốc,mặn...
+HS nhắc lại ý chính.
+HS làm bài tập 2,3 vở thực hành kĩ thuật trang 31-32.
-Trình bày kết quả .
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012.
Toán: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
I/ Mục tiêu:
+Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
+Bài tập cần làm bài 1
*HS –KG làm thêm bài 2 (tr 102)
II/ Chuẩn bị: 
-GV: chuẩn bị biểu đồ hình quạt lớn.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
1.Bài cũ:
Tính diện tích và chu vi hình tròn có đường kính 12 cm.
2.Bài mới: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
HĐ1:Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
-Hdẫn HS theo sgk/101 và 102.
Ví dụ 1: GV giới thiệu với HS.
 Chú ý: 1/2 vòng tròn là 50%
 1/4 vòng tròn là 25%
-Th/hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt: HĐ2:Thực hành:
Bài 1:
-Bài toán hỏi gì? 
-Bài toán cho biết gì?
-Muốn tính được số học sinh thích mỗi màu, ta làm thế nào?
 +120 học sinh được hiểu là 100%
+Tính số học sinh thích màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím, ta làm thế nào?
**GV tổng kết các thông tin HS đã khai thác được qua biểu đồ.
*Bài 2:
-Giúp HS nhận biết:
+Biểu đồ nói về điều gì?
+Căn cứ vào dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HSgiỏi, số HSkhá, số HS trung bình.
+Đọc các tỉ số phần trăm của số giỏi, số khá và số trung bình.
GV chuẩn bị các biểu đồ hình quạt và yêu cầu học sinh ghi số liệu.
 HĐ3:Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét tiét học.
-Ôn: Biểu đồ hình quạt.
 -Chuẩn bị bài: Luyện tập về tính diện tích.
HS bảng, trên giấy nháp.
Theo dõi
HS đôi bạn.
HS trả lời, làm vở.
+Nêu cách tính.
*HS khá, giỏi trả lời
Lắng nghe và thực hiện. 
Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
I/.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động (CTHĐ)cho buổI sinh hoạt tập thể 
-Xây dựng được ch/trình liênhoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11(theo nhóm) 
II/. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-GV: Bảng phụ, phấn màu.
-HS: VBT
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Bài cũ:
- Nhận xét bài KT tiết trước.
2.Bài mới: Giới thiệu - ghi dề.
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao việc: 3 việc.
1.Nêu được mục đích buổi liên hoan van nghệ
2.Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
3.Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
-Cho HS làm bài.
-HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét, chốt ý đúng .
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Em đóng vai lớp trưỏng, lập CTHĐ của lớpđể chào mừng ngày nhà giáoVN 
- Cho HS làm bài.GV phat phiếu khổ to, bút dạ cho các nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét,chọn nhóm làm bài tốt.
+Theo em lập CTHĐ có ích gì?
3.Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết dạy.
-Bài sau: Lập CTHĐ(tt)
HS lắng nghe.
1HS đọc to lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân.
HS lần lượt trả lời 3 yêu cầu của bài tập.
1HS đọc to, lớp đọc thầm.
HS làm việc theo nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày.
-3-4 HS phát biểu.
Sinh hoạt lớp
 I.Mục tiêu:
 -Thực hiện nhận xét,đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt chưa tiến bộ của cá nhân,tổ,lớp.
-Biết được công việc tuần tới để sắp xép,chuẩn bị.
-GD,rèn luyện cho học sinh tính tự quản,tự giác,tích cực,thi đua trong việc tham gia các hoạt động của tổ,lớp,trường.
 II.Các hoạt động :
 -Nhận xét hoạt động tuần 20: 
1- GV nêu MĐ, ND giờ sinh hoạt.
2- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
+ Các tổ nêu kết quả theo dõi trong tuần. 
+ Các cá nhân phát biểu ý kiến.
+ Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
3- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt ; cá nhân hoàn thành xuất sắc. 
 - Nhắc nhở và đưa ra cách giải quyết những mặt lớp thực hiện chưa tốt, cá nhân 
 còn chưa thưc hiện tốt nội quy của lớp, trừơng. 
 III. Phương hướng tuần tới:
 + Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp do nhà trường và lớp đề ra.
 +Thi đua học tập ,ôn tập chuẩn bị thi CHK I
 + Học chương trình tuần 21 
 + Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục do Đoàn-Đội phát động.
 + Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học.
IV. Sinh hoạt tập thể: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5tuan 20.doc