Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Toán học là một môn học rất thực tế, gần gũi với cuộc sống, khá khô khan nhưng cũng lí thú đối với những ai say mê nó.

Chính vì điều đó chúng ta cần tạo không khí thân thiện, sức thu hút đối với các em. Muốn thế khi dạy học toán nói chung, gải toán có lời văn nói riêng chúng ta cũng phải cần có kế hoạch cụ thể, nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em đi từ dễ đến khó, từ cái đã biết đến cái chưa biết

 

doc 17 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1461Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lí do chọn đề tài:
Toán học là một môn học rất thực tế, gần gũi với cuộc sống, khá khô khan nhưng cũng lí thú đối với những ai say mê nó. 
Chính vì điều đó chúng ta cần tạo không khí thân thiện, sức thu hút đối với các em. Muốn thế khi dạy học toán nói chung, gải toán có lời văn nói riêng chúng ta cũng phải cần có kế hoạch cụ thể, nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em đi từ dễ đến khó, từ cái đã biết đến cái chưa biết.
Trong môn toán ở bậc Tiểu học, các bài giải toán có lời văn có một vị trí hết sức quan trọng, chiếm phần lớn lượng thời gian trong học toán của học sinh. Việc giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng học toán của mỗi học sinh. Việc giải toán được chú trọng như thế có lẽ vì những tác dụng thiết thực mà nó đạt được trên cả 2 mặt lí thuyết và thực tế với học sinh. Việc giải toán không chỉ giúp các em học giỏi môn toán mà còn giúp các em học giỏi tất cả các môn học khác. Muốn giải toán giỏi các em cần phải xác định hướng đi chung trong hoạt động giải toán và việc dẫn dắt các em vào đúng lối đi đó là vai trò không thể thiểu của người giáo viên.
Qua nhiều năm giảng dạy học sinh trong lớp 5, tôi nhận thấy các em học sinh rất thích học toán, nhưng các em cũng rất ngại khi va chạm với những bài toán có lời văn. Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp. Để giúp các bạn cùng tháo gỡ vướng mắc này tôi có một vài kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh giải các bài toán dạng : “Toán có lời văn ” từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì những lý do đó mà tôi chọn vấn đề về bộ môn Toán với “Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 5”. Để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010– 2011.
- Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm đó làlớp 5B phân trường Đoàn Kết.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp .
+ Đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh.
+ Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp đó.
3. phương pháp tiến hành:
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra nghiên cứu.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp thử nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Đặc điểm tình hình của lớp
- Tổng số học sinh: 25
- Học sinh nữ: 11.
- Dân tộc: 06.
- Độ tuổi : 100% sinh năm 2000.
Lớp 5B do tôi phụ trách là một lớp thuộc phân trường Đoàn Kết . Hầu hết các em là con em nông thôn ít có điều kiện quan tâm đến con em mình nên việc học hành của các em cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Qua tìm hiểu về tình hình của học sinh lớp 5 trong toàn trường mà đặc biệt là học sinh lớp 5B. Tôi thấy trong lớp chỉ có vài em học tốt môn toán, còn nhiều em nhút nhát, không dám trình bày ý kiến cá nhân, nhận xét hoặc quan điểm về một vấn đề nào đó. Đặc biệt là trong giờ toán học rất trầm.
2. Thực trạng về giải toán có lời văn đối với học sinh:
- Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học , tôi nhận thấy đa phần những hạn chế trong kĩ năng giải toán của học sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kĩ năng đọc đề toán cho học sinh. Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề.
+ Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán. Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài cụ thể.
+ Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
+ Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
3. Các biện pháp:
Từ thực tế nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dẫn dắt học sinh đi theo các bước chung trong hoạt động giải toán là điều cần thiết. Các bước giải toán mà tôi xác định việc dạy cho học sinh vẫn là các hoạt động bắt buộc mà xưa nay đã tiến hành. Tuy nhiên trong quá tình thực hiện, từng bước tôi đã xác định cụ thể và có cải tiến một chút để đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động học tập của học sinh. Các hoạt động đó được tiến hành cụ thể như sau:
3.1. Hướng dẫn học sinh đọc đề toán:
- Có thể nói đây là bước quan trọng góp phần vào sự thành công trong việc giải toán của học sinh. Với những bài toán quá phức tạp, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt được mấu chốt trong yêu cầu của bài toán. Hết sức tránh tình trạng học sinh vừa đọc xong đề đã vội vã bắt tay vào giải ngay. Phải tập cho học sinh có thói quen tự tìm hiểu đề toán qua việc phân tích những điều đã cho và xác định được những điều phải tìm.
Để làm đựơc điều đó, cần hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những từ quan trọng của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải tìm hiểu hết ý nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Trong bài toán: “Để lập thành tích chào mừng ngày Quốc khánh 2/ 9 , một đội công nhân trồng rừng đặt ra chỉ tiêu trồng 85 cây/ một ngày công. Nhưng một số công nhân đã làm đạt chỉ tiêu 290 cây trong ba ngày. Hỏi họ đã làm vựơt chỉ tiêu bao nhiêu cây?”
- Ở trưòng hợp này, trước hết phải giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của các từ “vượt chỉ tiêu”; “đạt chỉ tiêu”; “ngày công”.
Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải phân bịêt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của học sinh vào những chỗ cần thiết.
Ví dụ: trong đề toán: “ Trong lớp có 42 học sinh, trong đó một phần ba số học sinh được kết nạp đội trong đợt kỉ niệm ngày 26/3. Hỏi có bao nhiêu học sinh chưa đựơc kết nạp Đội?”. 
Ở đây, học sinh cần phải tập trung vào cụm từ “Một phần ba” mặc dù nó không được viết bằng chữ số.
3.2. Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán:
Khi đã thâm nhập vào đề toán, việc tóm tắt đề toán sẽ giúp học sinh tự thiết lập đựơc mối liên hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm. Học sinh tự tóm tắt được đề toán nghĩa là nắm được yêu cầu cơ bản của bài toán. Việc tóm tắt đề toán có thể thực hiện bằng sơ đồ, bằng hình vẽ, hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
Khi tóm tắt đề cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng sự tập trung của học sinh vào những điểm chính yếu của bài toán, tìm cách biểu thị một cách cô đọng nhất nội dung bài toán. Sau đây là một số cách tóm tắt đề toán thông dụng:
a/ Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: 
Muốn rèn luyện tốt cho học sinh kĩ năng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng cần làm quen với cách biểu thị một số quan hệ sau:
+ Quan hệ “số a lớn hơn hay kém hơn số b một số đơn vị”
a ___________________ a __________________
b ___________________________ b _____________
+ Quan hệ “số a gấp hay kém số b một số lần”
 a _________
 b _____________________________ (a kém b 3 lần)
+ Biểu thị tổng của hai số a và b là một số nào đó 
a___________ s
b_________________
+ Biểu thị hiệu của 2 số a và b là một số nào đó
a___________________________
b__________________ n 
+ Biểu thị a = một phần mấy của b (VD:a=của b)
a ___________________
b___________________________
 b/ Tóm tắt bài toán bằng lưu đồ:
Đây là cách tóm tắt ít được sử dụng hơn, tuy nhiên nó khá tiện lợi và hiệu quả với một số bài toán suy ngược từ cuối như: Nếu gấp một số lên 6 lần rồi bớt đi 3 thì được 27. Tìm số đó?
27
 x
 x 6 -3
c/Tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn:
Thực chất đây là cách viết tắt các ý chính, chủ yếu của đề toán, phối hợp với việc dùng một số dấu, kí hiệu mũi tên, dấu gạch ngang để biểu thị cái đã cho và cái phải tìm.VD:
Bài toán : “Một tổ thợ mộc có 3 người, trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Nếu tổ có 5 người làm trong 7 ngày thì đóng dược bao nhiêu cái ghế?”
Có thể tóm tắt bài toán như sau:
3 người_______5 ngày_______75 ghế
5 người_______7 ngày_______ ?ghế
 d/ Tóm tắt bài toán bằng các công thức bằng lời:
-Trong cách tóm tắt này, người ta thường viết tắt các giá trị của một số lượng các từ, chữ rồi ghi lại các dữ kiện của bài toán thành các phép tính cộng trừ, nhân, chia với những từ, chữ ấy.
 Bài toán: “ Một người mua một quả trứng gà với 5 quả trứng vịt hết tất cả 9500 đồng. Tính giá tiền mỗi quả trứng biết rằng số tiền mua 5 quả trứng gà nhiều hơn số tiền mua 2 quả trứng vịt là 1600 đồng”.
Ở đây, nếu ta kí hiệu : Giá tiền mua 10 quả trứng gà là 10 gà thì, giá tiền mua 5 quả trứng vịt là 5 vịt thì bài toán được tóm tắt là:
 10 “gà” + 5 “ vịt” = 9500 đồng.
 5 “gà” - 2 “Vịt” =1600 dồng
* Với những cách tóm tắt như trên ta có thể dễ dàng giúp học sinh định hướng được cách giải bài toán trong các bước tiếp theo.
3.3/ Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán để tìm cách giải:
Đây là khâu then chốt nhất trong quá trình giải toán của học sinh. Trên cơ sở đã xác định được yêu cầu của đề toán, việc đi tìm con đường tính toán được thực hiện qua việc phân tích những cái đã có, cái cần tìm trong đề bài. Tôi đã hướng dẫn giáo viên dạy học sinh tiến hành điều này theo các cách như sau: 
a/ Suy nghĩ theo đường lối phân tích:
Đây là cách suy ngược từ câu hỏi của bài toán. Cần suy nghĩ xem : Muốn trả lời được câu hỏi của bài toán cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? muốn tìm cái chưa biết ấy thì phải biết những gì, phải làm tính gì?cứ như thế ta dần tới những điều đã cho trong đề toán. Đây là cách thực hiện phổ biến nhất với học sinh tiểu học hiện nay. 
Ví dụ: Với bài toán: “Bể thứ nhất có 12 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 6 con cá. bể thứ ba có số cá bằng một phần hai số cá ở bể thứ hai. Hỏi cả 3 bể có bao nhiêu con cá?
+ Như vậy, phải xác định yêu cầu phải tìm của bài toán là số cá cả 3 bể. Muốn biết số cá cả 3 bể, phải biết số cá ở bể 1, bể 2, bể 3. Trong đó:Số cá bể 1 biết rồi,bể 2 và bể 3 chưa biết 
+ Để tìm số cá ở bể 2 phải dựa vào bể 1, thực hiện phép cộng ; tìm số cá ở bể 3 phải dựa vào bể 2, thực hiện phép tính chia
Như vậy ta đã có hướng giải của bài toán. 
b/ Suy nghĩ theo đường lối tổng hợp:
Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong bài toán ta có thể suy ra điều gì, tính ngay đựơc cái gì? cứ như thế ta suy dần từ những điều đã cho đến câu hỏi của bài toán. Kiểu suy luận này thường đựơc dùng trong những bài toán không khó lắm.
c/ Suy nghĩ theo cách kết hợp giữa đường lối tổng hợp và phân tích:
Ví dụ :Bài toán : “ M ột cái sân hình chữ nhật nhật, chiều dài 8 m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Một vườn trồng rau hình vuông có chu vi gấp rưỡi chu vi của cái sân. Biết rằng trung bình mỗi a trồng rau thì thu hoạch được 250 kg rau, Hãy tính số rau thu hoạch đựơc trên vườn?
Từ những cái đã cho ta có thể lần lượt tình ngay được:
+ Chiều rộng sân
+ Chu vi sân
+ Chu vi vườn rau
 Từ câu hỏi của bài toán ta suy ngược lên:
+ Muốn tính sản lượng rau phải biết năng suất và diện tích
+ Năng suất đã biết, diện tích chưa biết
+ Muốn tính diện tích hình vuông phải biết cạnh của nó.
Tới đây thì hai quá trình suy luận gặp nhau vì: nếu biết chu vi hình vuông thì có thể tính ngay đựơc cạnh của hình vuông bằng cách lấy chu vi chia cho 4. Như vậy là quá trình suy nghĩ để tìm cách giải đã xong.
3.4. Hướng dẫn học sinh giải bài toán và thử lại kết quả:
Sau khi đã thực hiện tốt các bước nêu trên, học sinh chỉ cần cẩn thận một chút là bắt tay vào việc giải toán một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Sau khi hoàn thành các bước giải bài toán, phải chú ý thử lại xem đáp số có phù hợp vớí bài toán không ? Từng lời giải và phép tính có đủ ý, gãy gọn chưa? phù hợp chưa ? Có một số cách thử lại thường đựơc vận dung như sau:
a/ Thử lại bằng phương pháp giải theo cách khác:
Nghĩa là ta giải bài toán trên theo một cách mới, khác với cách vừa làm. Nếu kết quả giống nhau nghĩa là ta đã làm đúng . 
Ví dụ : Muốn thử lại dãy tính :
(34,2 -`1,6 ) : 2 = 
22,6 : 2 = 11,3 
Có thể dùng quy tắc chia một hiệu cho một số 
(34,2 - 11, 6 ) : 2 = 34,2 : 2 -11, 6: 2 = 
 17,1 - 5,8 =11,3
Hai kết quả giống nhau, vậy ta đã tính đúng.
b/ Thử lại bằng cách tính ngược: Nếu từ số a ta tính được số b thì từ số b phải có cách tính được số a.Ví dụ :
Muốn thử phép cộng: Ta dùng phép trừ để tính ngược lại:
 31, 587 36, 519
 4,932 4,932 
 36,519 31,587
c/Thử lại bằng cách thay đáp số vào đầu bài để tính lại : Sau khi tìm được đáp số học sinh thay đáp số vào đầu bài để tính lại, nếu kết quả tính không phù hợp với đầu bài nghĩa là bài toán đã giải sai. 
d/ Ngoài các cách trên còn có nhiều cách thử lại khác như:
Thử lại bằng cách tính lại một lần nữa.
Thử lại bằng cách soát xem đáp số có phù hợp với thực tế không?
3.5/ Hướng dẫn học sinh một số cách khai thác bài toán: 
* Với đối tượng là những học sinh khá giỏi, việc hình thành cho các em thói quen ham tìm tòi là điều rất tốt. Khi chữa bài giáo viên nên động viên học sinh, nêu gương những học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ, tạo cho các em niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân. Bên cạnh đó, với những học sinh khá giỏi cần khuyến khích các em tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án giải toán tốt nhất, làm thế nào đó để sau khi làm xong bài toán học sinh luôn tự đặt câu hỏi: còn có thể giải bài toán bằng cách nào khác không? từ bài toán có thể rút ra nhận xét gì? kinh nghiệm gì? từ bài toán này có thể đặt ra được những bài toán nào? Có những cách giải nào?
Ở đây, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh khai thác bài toán bằng nhiều cách khác nhau như:
Giải bài toán bằng phương pháp tính gộp
Tìm nhiều cách giải khác nhau cho cùng bài toán 
Tự đặt bài toán mới tương tự bài toán đã cho
Tự nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải toán
* Đối với học sinh bình thường, khi giải toán các em cần làm theo bốn bước: 
Bước 1: Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm 
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc bằng ngôn ngữ kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó dể thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
 Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải. Kết quả của bước này là xác định một trình tự để giải toán
Bước 4 : Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để đi tới đáp số. Cần thử lại sau mỗi phép tính và đáp số để tự kiểm tra xem mình đã chắc đúng chưa? Sau đó viết cẩn thận bài giải vào vở.
Trong tất cả các bước trên, hầu hết các hoạt động đều được làm trên giấy nháp hoặc nghĩ thầm trong đầu, chỉ riêng việc viết bài giải là học sinh phải làm vào bài tập mà thôi.
Với các học sinh khá giỏi, phải tập cho các em thói quen không tự bằng lòng dừng lại khi giải được đúng đáp số của bài toán, mà phải biết tự giác thực hiện thêm 
một bước nữa là khai thác bài toán. Đây là một cách rất tốt để học sinh tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí thông minh và óc sáng tạo. đây cũng là phương pháp để tập cho học sinh phát huy tư duy, đặt nền móng cho những phát minh thực sự sau này. Sau đây là một ví dụ có tính tổng hợp cho quá trình giải một bài toán có đầy đủ các bứơc kể trên: 
Bài toán: Một miếng đất hình thang có đáy bé là 40m, đáy lớn gấp rưỡi đáy bé. nếu kéo dài đáy lớn 20m, đáy bé 10m thì diện tích miếng đất sẽ tăng thêm 5,1a. Hỏi diện tích miếng đất ban đầu là bao nhiêu m vuông?
Bước 1: Đọc đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.
+ Bài toán đã cho biết gì?
 Hình thang
Đáy bé 40m
Đáy lớn gấp rười đáy bé.
Kéo dài đáy bé 20m, đáy lớn 10m thì diện tích tăng thêm 5,1a
+ Bài toán hỏi gì? (diện tích của hình thang lúc đầu là bao nhiêu m vuông
Bước 2: Tóm tắt bài toán : A 40m D10m G
 Tóm tắt bằng hình vẽ:
 S= ? m2 
 h
 B 60m C 20m E
Vì đáy bé là 40m, đáy lớn dài gấp rưỡi đáy bé nên ta có thể tính ngay đựơc đáy lớn là: 40 x 1,5 = 60(m) và ghi ngay vào hình vẽ cho tiện 
Bước 3 : Phân tích đề toán để thiết lập trình tự giải 
Có thể suy nghĩ như sau:
-Bài toán hỏi gì? (Diện tích hình thang lúc đầu )
- muốn tính diện tích hình thang ấy ta làm thế nào? (lấy đáy lớn cộng đáy bé nhân chiều cao rồi chia đôi)
- Đáy bé biết chưa ? (đã biết)
- Đáy lớn biết chưa ? (chưa biết ) có hể tính được không? (tính đựợc bằng cách lấy đáy bé nhân với 1,5)
- chiều cao hình thang biết chưa?(chưa)
- Tuy nhiên ta đã biết diện tích nào? (lấy 2 lần diện tích hình thang ABCD chia cho tổng 2 đáy)
- Nhưng DT hình thang ABCD đã biết chưa?(chưa)
- Đã biết diện tích hình nào? Hthang CDEG
- Từ đây làm thế nào để tình đựoc DT hình thang CDEG?
 (Tính chiều cao của hình thang CDEG, đó chính là chiều cao của hình thang ABCD)
Vậy là đã tìm ra đựơc cách giải bài toán.
Bước 4: Thực hiện các phép tính để đi tới đáp số. Sau khi đã thử lại cẩn thận, kết quả chính xác, thì viết bài giải.
Đáy lớn hình thang là: 40 x 1,5= 60(m)
 đổi 5,1a = 510m2
Chiều cao hình thang là : = 34(m) 
Diện tích miếng đất lúc đầu là; = 1700 (m2)
 Đáp số: 1700 m2
Bước 5: Khai thác bài toán: 
Có thể làm theo các hướng sau:
 + Giải lại bằng dãy tính gộp
Diện tích miếng đất lúc đầu là:
 (40 + 40) x 1,5) x = 1700 (m2 )
 Đáp số: 1700m
 + Tìm những cách giải khác
 - Suy từ việc 2 tam giác có cùng chiều cao thì diện tích của chúng tỉ lệ thuận với 2 đáy. Vậy:
- Nếu hai hình thang có chiều cao bằng nhau thì diện tích của nó tỉ lệ thuận với tổng 2 đáy
+ Đặt các đề toán mới tương tự các đề toán đã giải bằng cách: 
- Thay số liệu bài toán; 
- Thay đổi các đối tượng bài toán ; 
- Thay đổi cả đối tượng lẫn số liệu; 
- Thay đổi các từ chỉ quan hệ trong bài toán;
- Tăng số đối tượng trong bài toán; 
 - Thay câu hỏi đã cho bằng một câu hỏi khó hơn.
+ Tự đặt các bài toán ngược lại với bài toán đã giải:
Ví dụ: Một miếng đất hình thang có diện tích 1700m2, đáy lớn dài gấp rưỡi đáy bé. Nếu kéo dài đáy bé thêm 10 m và đáy lớn thêm 20 m thì diện tích miếng đất sẽ tăng thêm 5,1 a. Tính đáy bé của miếng đất lúc đầu”
4/ Kết quả: 
Với phương pháp dạy học như trên, tôi đã nhận thấy với bất kì đối tượng học sinh nào, khi đã đựơc xác định đúng những bước đi như vậy, các em cũng sẽ không còn lúng túng, ngỡ ngàng trước một bài toán giải mới. Kết quả thu được trước và sau khi áp dụng các bước dạy học này với học sinh của lớp 5B thì chất lượng học 
sinh Khá, Giỏi môn toán ở kỳ sau luôn cao hơn kỳ trước. Kết quả cụ thể như sau :
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT, KIỂM TRA THƯỜNG KỲ *
Năm học : 2010 - 2011
ĐIỂM
Khảo sát
đầu năm
Kiểm tra GHKI
Kiểm tra CHKI
Kiểm tra GHKII
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Giỏi
2
8
14
56
10
40
6
24
Khá
5
20
7
28
8
32
14
56
TB
9
36
4
16
5
20
3
12
Yếu
9
36
0
0
2
8
2
8
*(Số liệu tổng hợp ngày 18 tháng 4 năm 2011)
PHẦN III: KẾT LUẬN:
Tuy xác định cụ thể những bước đi cơ bản cho việc giải toán như vậy, nhưng không hẳn trong giải toán, lúc nào học sinh cũng phải tuân theo đầy đủ các bước như trên. Các em có thể lướt qua những bước mà các em đã nhuần nhuyễn với những bài toán đơn giản để rút ngắn thời gian giải toán. Song, nếu nắm vững các bước giải toán như vậy, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp phát triển tư duy và bồi dưỡng khả năng giải toán ở các em. Các bước giải toán như trên, chủ yếu vận dụng ở các tiết toán ôn buổi chiều. Giáo viên có thể đưa vào đây nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp củng cố và nâng cao khả năng giải toán ở các em.
Cùng với việc tích cực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên chúng ta phải tích cực tìm ra những bước cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực hiện biện pháp dạy toán nói trên cũng là một trong những biện pháp giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hy vọng rằng, cùng với việc thực hiện những đổi mới trong dạy học, những bước cải tiến của tôi sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học toán ngày một nâng cao.Với phạm vi thực hiện còn hạn hẹp trong một lớp học 5B, tôi nghĩ rằng những biện pháp giải toán có lời văn ở Tiểu học của tôi không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi rất mong được đón nhận những ý kiến góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp cũng như các nhận xét bổ ích của Hội đồng Khoa học nhà trương để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường tiểu học. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Phúc Thuận, ngày25 tháng 4 năm 2011
 Người thực hiện
 Hà Đức Chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn(9).doc