Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 12

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 12

Tiết 1

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ Đọc đúng các câu hỏi, câu kể Bước đầu diễn tả được giọng của các nhân vật khi đọc bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật

- Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm đươc cốt truyện.

- Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

- Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kĩ năng nghe.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 Tiết 1 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ Đọc đúng các câu hỏi, câu kể Bước đầu diễn tả được giọng của các nhân vật khi đọc bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật
- Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm đươc cốt truyện.
- Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
- Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kĩ năng nghe.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bài Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi:
?Kể những cảnh vật được tả trong bài thơ.
?Nêu nội dung chính
Nhận xét, ghi điểm HS.
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc
a)Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b)Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
*Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
-Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
-Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai?- // Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên-/ Đúng!/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Giải nghĩa các từ khó.
*Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
*Cho cả lớp đọc đồng thanh lại bài một lượt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và TLCH:
H. Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
-Uyên và các bạn cùng vào chợ hoa để làm gì?chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đ2. 
H. Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày tết để làm gì?
H. Vân là ai? Ở đâu?
GV: Ba bạn nhỏ trong Nam tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quí mến nhau.
-Vậy các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
-Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai?
GV: Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huệ gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở ánh nắng phương Nam ra sưởi ấm cái giá lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết.
-YC HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi: Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
Nội dung chính: Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
-Mỗi HS đọc một đoạn trong bài. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
-HS đọc chú giải.
-Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc mỗi đoạn trong nhóm.
-3 nhóm thi đọc tiếp nối.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
-1HS đọc, lớp đọc thầm tìm hiểu câu hỏi 1.
-1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Uyên và các bạn đi chợ hoa ngày 28 tết để chọn quà gửi cho Vân.
-Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê ở tận ngoài Bắc.
-Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS phát biểu tự do.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, sau đó phát biểu ý kiến, giải thích rõ lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
+Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện sảy ra vào cuối năm.
+Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái tết phương Nam. 
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
-GV hoặc HS khá đọc mẫu một đoạn trong bài. 
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
-Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
-Gọi 2HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 95 SGK.
Kể mẫu
-GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
-Nếu các em ngập ngừng GV gợi ý cho các em.
Kể theo nhóm
Kể trước lớp
-Tuyên dương HS kể tốt.
-Theo dõi bài đọc mẫu.
-Chia thành 4 nhóm, luyện đoc phân vai trong nhóm.
-2 nhóm (mỗi nhóm 4 em) thi đọc phân vai trước lớp .
-HS thi đọc diễn cảm cả bài.
-2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
-Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
-1HS kể lại cả câu chuyện trước lớp.
-HS phát biểu tự do: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa 3 bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ . . .
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
*Bổ sung: 
Tiết 3
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Kì Lừa, xứ Lạng, la đà, Trấn Vũ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Đọc trôi chảy được từng câu ca dao với giọng vui thích, tự hào về cảnh đẹp non sông.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười, 
-Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước trong câu ca dao.
II/ CHUẨN BỊ :
-Bản đồ Việt Nam.
-Bảng phụ ghi sẵn các câu ca dao trong bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên bảng lên bảng nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện. Sau đó trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?
-Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
Nhận xét cho điểm HS.
*Bài mới: Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a. Đọc mẫu
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài.
-Chú ý theo dõi học sinh đọc bài để chỉnh lỗi phát âm.
-YC 1 HS đọc lại câu 1. Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng với nhịp thơ.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ trong câu ca dao.
-Lần lượt hướng dẫn HS đọc các câu tiếp theo tương tự như với câu đầu.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp.
-YC cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-Mỗi câu ca dao nói đến vẻ đẹp một vùng. Đó là những vùng nào? (GV chỉ định cho HS trả lời về từng câu ca dao).
-Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc- Trung-Nam trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
-GV Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đến trong câu ca dao. GV lựa chọn thông tin cần thiết và phù hợp để giảng với đối tượng HS của lớp mình.
- Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? 
Nội dung: Ca dao cho ta thấy được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước. 
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
-GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
-Nhận xét, tuyên dương những HS đã học thuộc bài. 
-HS theo dõi GV đọc mẫu
-6 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 câu ca dao.
-Những HS mắc lỗi luyện phát âm.
-HS đọc:
 Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/
 Có nàng Tô Thị,/ có chùaTam Thanh./
-Đọc chú giải.
-Lần lượt từng HS đọc câu ca dao trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
- 4 HS làm 1 nhóm , lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
-2-3 nhóm đọc bài theo hình thức tiếp nối.
-1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
-Câu 1 nói về Lạng Sơn; câu 2 nói về Hà Nội; câu 3 nói về Nghệ An; câu 4 nói về Huế, Đà Nẵng; câu 5 nói về Thành Phố Hồ Chí Minh; câu 6 nói về Đồng Tháp Mười.
- HS nói về cảnh đẹp trong các câu ca dao theo ý hiểu của mình.
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Cha ông ta từ bao đời đã giày công bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cho non sông ta, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
-Tự học thuộc lòng bài thơ.
-Mỗi HS chọn đọc thuộc lòng một câu ca dao em thích trong bài.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ , sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình.
*Bổ sung: 
Tiết 4
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Đọc đúng các tiếng khó, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.
-Hiểu được ý nghĩa và nội dung của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quí d8ống bào niềm Nam. Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ. 
-Giáo dục học sinh tình yêu đồng bào, kính yêu Bác Hồ, người thầy mẫu mực, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi rõ yêu cầu hướng dẫn luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: 
*Bài mới: Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu.
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
*Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
-Hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn:
+Đoạn 1: Đầu năm ... dám nhắc đến.
+Đoạn 2: Năm ấy... miền Nam.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
-YC 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. Khi HS đọc, GV theo dõi để chỉnh sửa các câu các em ngắt giọng chưa đúng.
-YC HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
-Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?
-Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào? 
-Khi ấy Bác đã nói với chị cán bộ miền Nam như thế nào?
-Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào?
GV: Bác Hồ rất yêu quí miền Nam, không phút giây nào là Người không nhớ tới miền Nam. Chính vì thế mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”. Trước khi ra đi mãi mãi, Bác vẫn không yên lòng vì chưa được tin miền Nam chiến thắng, chưa được vào thăm đồng bào miền Nam.
Nội dung: Câu chuyện cho ta thấy Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
-GV hoặc HS khá đọc mẫu một đoạn trong bài. Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
-HS nghe GV đọc
- Mỗi HS đọc 1 câu, nối tiếp nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
-Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa các đoạn:
-Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy thể hiện tình cảm khi đọc.
- Chúng cháu đánh giặckhông sợ// Chỉ sợ một điều là/ Bác. . .//trăm tuổi.// (hạ giọng cuối câu).
- Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ.// Bác kêu gọi các cô,/ các chú đánh Mĩ năm năm/ chứ có nói hai mươi mốt năm đâu.// Nếu hai mươi năm nữa ta thắng Mĩ/ thì Bác cũng còn một năm/ để vào thăm đồng bào miền Nam.// (đọc giọng vui vẻ, hóm hỉnh)
-HS đọc chú giải trong SGK.
-3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài
-Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
-3 nhóm thi đọc tiếp nối.
-1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK.
-HS đọc thầm và trả lời.
-Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác. . . trăm tuổi.
-HS thảo luận cặp đôi và trả lời.
-Đọc câu nói của Bác Hồ: còn hai mươi mốt năm ... thăm đồng bào miền Nam.
-HS nghe giảng
-3 HS thành 1 nhóm, luyện đọc theo vai : người kể chuyện, chị cán bộ miện Nam, Bác Hồ.
-Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc theo vai.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học .
- Tuyên dương HS chú ý xây dựng bài. 
- Về nhà đọc bài, tìm hiểu nội dung bài.
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc