Đề tài Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh

Đề tài Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh

-Từ trước đến nay người giáo viên luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học thành công.

doc 14 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1168Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1-Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ khối chuyên môn ở tiểu học:
2 - Tình hình về tổ khối chuyên môn hiện nay:
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1- Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn:
2- Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh.
3- Thực trạng của tổ khối chuyên môn.
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG 
TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN VỮNG MẠNH.
1 - Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
2 - Sắp xếp phân công việc trong tổ
3 - Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
4 - Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn :
5 - Xây dựng mối quan hệ tình bạn,tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ:
6 - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên:
7 - Người tổ trưởng chuyên môn:
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1-Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ khối chuyên môn ở tiểu học:
-Từ trước đến nay người giáo viên luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học thành công.
-Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng:đó là chức năng truyền đạt thông tin, kiến thức. Trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ khối lượng kiến thức con người ngày một gia tăng, các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển mạnh mẽ, người giáo viên cần biết tổ chức hướng dẫn để học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích lựa chọn tri thức thông tin để nâng cao hiểu biết.
Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể. Mặt khác cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển của trẻ.
- Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục.
Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh.
Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã qui định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh.
2 - Tình hình về tổ khối chuyên môn hiện nay:
- Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng. Mỗi trường thường có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.Nhưng thực tế cũng nhiều trường số thành viên trong mỗi tổ khối không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên phụ thuộc vào số lượng học sinh của từng khối lớp, từng trường do đó tổ chuyên môn phải ghép từ 2 đến 3 khối thành một tổ.
- Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế.
+ Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp.
+ Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó.
Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại.
Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ." 
Trong đề tài này, tôi đã tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnh góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Vai trò và chức năng người giáo viên tiểu học.
- Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh 
- Các hình thức nâng cao trình độ giáo viên trong tổ chuyên môn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tài liệu.
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học 
+ Công tác xây dựng tập thể tổ chuyên môn vững mạnh
+ Gợi ý nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường tiểu học.
+ Các tạp chí giáo dục.
- Tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1- Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn:
- Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau ( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên ... ) nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học . Cái chung đó chính là cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại.
- Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáo dục tập thể của giáo viên; chính vì vậy chất lượng học sinh không những tuỳ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên.
Giáo viên
Học sinh
Tập thể giáo viên
	Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng, nhiều thành viên trong tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh, ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân. Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn là điều kiện để giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, đồng thời thống nhất với nhau về mọi mặt và qua đó thống nhất với nhau về nhận thức và hành động
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết là hoạt động tổ chuyên môn trong công tác chủ nhiệm.
2- Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh.
- Đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí đầm ấm, dư luận lành mạnh trong tập thể.
- Nắm vững và thực hiện tốt, quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của nhà nước, nội qui, quy chế của nhà trường.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ phấn đấu trở thành những con người mới phù hợp với phát triển giáo dục, xứng đáng trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3- Thực trạng của tổ khối chuyên môn.
- Các thành viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
- Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh.
- Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.
- Một số thành viên coi trọng hoạt động của tổ khối chuyên môn chỉ thể hiện ở hoạt động sinh hoạt chuyên môn.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Trường tiểu học Phúc Thuận 2 là một trường miền núi phía tây của huyện Phổ Yên, nhà trường có 16 lớp chia làm 3 điểm trường, giao thông đi lại khó khăn do vậy mọi hoạt động tập thể của cả thầy và trò rất khó đồng bộ nếu như việc quản lý của ban giám hiệu không khoa học, sự cộng tác của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường không được chặt chẽ, đặc biệt là các tổ khối chuyên môn giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vậy cần làm gì? Làm thế nào? để xây dựng được tổ khối chuyên môn vững mạnh đó là điều trăn trở của bản thân tôi.
1.Thực trạng biên chế tổ khối và chất lượng dạy và học trong những năm vừa qua của trường tiểu học Phúc Thuận I.
 a. Học sinh
Khối
Lớp
Năm học
Số
Lớp
Số
HS
Biên chế theo tổ CM
Học sinh giỏi huyện
Học sinh giỏi tỉnh
Violy
mpic
Cấp huyện
Violy
Mpic
Cấp tỉnh
Viết chữ đẹp cấp huyện
Viết chữ đẹp cấp tỉnh
1
2009
|
2010
1
2
2+3
3
4
4+5
5
1
2010
|
2011
1
2
2+3
3
4
4+5
5
 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG 
TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN VỮNG MẠNH.
1 - Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
- Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên: Lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường nguyện vọng
- Biện pháp tìm hiểu:
+ Xem hồ sơ công tác, lý lịch giáo viên.
+ Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp.
+ Qua lắng nghe và phân tích dư luận.
+ Qua chất lượng công việc.
2 - Sắp xếp phân công việc trong tổ
- Đây là khâu hết sức quan trọng trong công tác phân công công việc hợp lí sẽ tạo điều kiện cho moi người phát huy được tài năng, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.
- Qua phân công công việc người phụ trách chuyên môn nắm được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên từ đó phân công hợp lí và kết hợp bồi dưỡng sử dụng lâu dài.
- Một số nguyên tắc cần chú ý phân công:
+ Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo.
+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích của học sinh (bố trí giáo viên cũ xen giáo viên mới, giáo viên giỏi kèm giáo viên còn hạn chế để hỗ trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm.)
+ Đảm bảo khối lượng công việc vừa phải đối với mỗi giáo viên.
+ Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, hoàn cảnh, sức khoẻ của mỗi thành viên.
-Người phụ trách chuyên môn dự kiến phân công cần có sự trao đổi , bàn bạc kĩ lưỡng trong ban giám hiệu.
3 - Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
a - Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng:
Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên tự rút kinh nghiệm và được rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, và khi bản thân mỗi giáo viên phải biết tự không ngừng học tập.
 	Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ, tất cả những điều đó đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi. Điều này lại càng đúng với người giáo viên khi đối tượng của lao động sư phạm tiểu học là trẻ em với tất cả tiềm năng vô tận đang phát triển rất nhanh về mọi mặt. Không phải ngẫu nhiên mà K.D.U-sin-xki đã từng nhận xét rằng: "Người giáo viên còn sống chừng nào còn học; khi nào ngừng học tập thì lúc đó con người giáo viên chết trong anh ta".Tương tự như vậy có thể nói rằng khi một con người đã tự cho mình là hoàn chỉnh về đạo đức thì đạo đức của người đó cũng bắt đầu xuống cấp.
b - Nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn người giáo viên:
- Nâng cao ý thức tự học và sáng tạo, thường xuyên cập nhật thông tin.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện những phương pháp mới trong dạy học.
-Tham dự các chuyên đề trường, huyện, tỉnh.
c - Những biện pháp:
- Toàn thể giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ tham gia học tập,nghiên cứu các chuyên đề bồi dưỡng được ghi trong kế hoạch, chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ chuyên môn thành đơn vị tự học, tự bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn.
4 - Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn :
Đảm bảo 3 nội dung chính: 
 a - Rút kinh nghiệm:
 - Thực hiện chương trình:Tiến độ, thuận lợi, khó khăn.
Việc dự giờ, thăm lớp, đánh giá kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức chuyên đề .....đã thực hiện (lưu ý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học) 
Ưu điểm, nhược điểm, hướng khắc phục.
 b - Thống nhất soạn giảng:
 - Soạn đủ các môn học mà giáo viên dạy.
 - Thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp.
 - Thông qua trọng tâm kiểm tra về kiến thức kỹ năng.
 - Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong soạn giảng.
 - Thống nhất phương pháp giảng dạy bài khó trong tuần.
 c - Bồi dưỡng chuyên môn:
 - Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, bàn và thống nhất biện pháp thực hiện.
 - Thảo luận các vấn đề nổi bật về chuyên môn.
 5 - Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ:
 - Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể từ nhân cách của mỗi người: lòng yêu nước, yêu mến tôn trọng đồng nghiệp - học sinh, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của trường, trách nhiệm với xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo.
 - Dân chủ hoá hoạt động của tổ. Tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào những công việc chung tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững mạnh.
 - Dư luận quần chúng: Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần chúng, giải quyết kịp thời mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hoà hợp thống nhất, gắn bó các thành viên trong tổ.
 - Tổ trưởng và giáo viên trong tổ thực sự đoàn kết, đấu tranh phê bình và tự phê bình. Thực hiện vô tư, công bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể.
 6 - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên:
 - Chăm lo cho đồng nghiệp, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình đời sống giáo viên với tổ chức công đoàn.
 - Phối hợp chặt chẽ với công đoàn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
 7 - Người tổ trưởng chuyên môn:
 - Phải luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết đoán, chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc.
 - Là người bạn, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đóng góp tích cực xây dựng tập thể vững mạnh.
 -Trong công việc tôn trọng dân chủ, luôn luôn đối xử công bằng với mọi thành viên trong tổ.
 8- Coi trọng công tác thi đua khen thưởng
 -Tổ trưởng phải có những phương pháp, hình thức khơi dạy truyền thống tốt đẹp của tập thể sư phạm, tạo cho mọi người tự hào về truyền thống đó, có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
 - Xây dựng tiêu chí thi đua phải mang tính duy trì và phát triển, phù hợp với từng lớp trong khối, tránh cào bằng. Đánh giá thi đua theo từng đợt, từng chặng đảm bảo chính xác, công bằng, tham mưu với tổ chức công đoàn động viên khen thưởng kịp thời tới từng cá nhân, tập thể có thành tích cao, điều đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mọi người làm viêc.
PHẦN KẾT LUẬN
Xây dựng tập thể tổ vững mạnh là hết sức cần thiết. K.D.U-sin-xki đã nói: "Không còn nghi ngờ gì, kỉ cương trong nhà trường có vai trò to lớn. Nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách của người giáo viên đang trực tiếp với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng, kỉ luật nào cả." (K.D.U-sin-xki: Ích lợi của sách báo sư phạm - tuyển tập bằng tiếng Nga - tập 2)
Nhân cách người giáo viên thực sự quyết định chất lượng giảng dạy và giáo dục.
Một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt. Nhiều thành viên tốt sẽ xây dựng được tập thể vững mạnh.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi nhằm xây dựng tập thể khối chuyên môn vững mạnh. Rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp để công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn đạt kết quả tốt.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phúc Thuận	, ngày 21 tháng 4 năm 2011
Người viết
Lê Thị Kim Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học 
2. Công tác xây dựng tập thể tổ chuyeân moân
3. Gợi ý nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường tiểu học - Phòng tiểu học - Sở GD&ĐT 
4. Các tạp chí giáo dục.
5. Các bản báo cáo tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp.
 ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 
CỦA PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(8).doc