Đề tài Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

Đề tài Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

Như chúng ta đã biết giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái dộ, hành vi đó đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng đồng. Thực trạng hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người, cho ta thấy ở trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường Mầm non thì hậu quả thật không lường.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
	I. đặt vấn đề:	
	Như chúng ta đã biết giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái dộ, hành vi đó đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng đồng. Thực trạng hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người, cho ta thấy ở trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường Mầm non thì hậu quả thật không lường.
	Việc đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non là một việc làm rất cần thiết, như vậy ta sẽ tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng, liên tục từ lứa tuổi Mầm non đến lứa tuổi học đường, mặt khác ở lứa tuổi Mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được dạy bảo, tiến hành giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng sức khoẻ, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác các cách ăn uống để đảm bảo cho sức khoẻ của mình. Để làm tốt công tác giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta phải lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bản thân còn gặp những khó khăn.
	- Bản thân: Điều kiện thời gian để nghiên cứu tìm hiểu thêm các tài liệu chưa được nhiều.	
	- Về cơ sở vật chất: Nhà và bếp chưa đúng quy cách, chưa có bếp một chiều.	
- Phụ huynh: Một số phụ huynh còn xem nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc lựa chọn chế biến thức ăn chưa phù hợp.
	II. Các giải pháp:
	1. Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh:	
	+ Hàng năm tôi có kế hoạch tham mưu với lãnh đạo nhà trường bố trí thời gian họp phụ huynh vào các thời gian hợp lý.
	+ Vào đầu năm học tôi triển khai cuộc họp phụ huynh để thống nhất cách thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường và cô đã phối hợp với ban y tế xã đến tham dự buổi họp để trao đổi với phụ huynh một số kiến thức cần thiết. Qua đó gia đình và nhà trường cùng thống nhất một phương pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
	+ Vào đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh để nắm bắt kết quả thực hiện của từng phụ huynh. Qua đó để các phụ huynh trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng con để học hỏi lẫn nhau.
	+ Cuối năm học tôi tổ chức họp phụ huynh để đánh giá kết quả, để mọi người thấy được tác dụng của việc chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học từ đó đúc rút kinh nghiệm cho năm sau.
	2. Tuyên truyền qua giờ đón, trả trẻ:
	- Tôi gặp gỡ những phụ huynh có trẻ mà sức khoẻ yếu hơn để trao đổi tình hình sức khoẻ của trẻ. Qua đó cùng kết hợp với phụ huynh tìm ra giải pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp vời từng điều kiện của từng gia đình.
	3. Xây dựng góc tuyên truyền "Những điều bố mẹ cần biết về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm":
	+ Để gây sự chú ý của phụ huynh tôi xây dựng một góc tuyên truyền ở ngay trước cửa ra vào của lớp.
	- Phía trên góc tuyên truyền có dòng chữ "Những điều bố mẹ cần biết về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm".	
	- Phía dưới là các ô thực phẩm cần thiết cho sức khoẻ của trẻ. Một bên ô thực phẩm là ô hướng dẫn cách của trẻ. Một bên ô thực phẩm là ô hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm, rau, quả tươi ngon đảm bảo an toàn vệ sinh.	
	- Phía dưới cùng viết các đoạn thơ, bài thơ nói lên giá trị dinh dưỡng của các món ăn.	
	Với góc tuyên truyền này giúp phụ huynh hiểu rõ về dinh dưỡng trong các loại thực phẩm qua giờ đưa vào đón trẻ hàng ngày.
	4. Tuyên truyền qua các đợt cân, đo - khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ:
	+ Trước đây đến ngày cân đo - khám sức khoẻ thì tôi vẫn cho trẻ đi học bình thường rồi cân đo - khám sức khoẻ luôn. Còn những năm gần đây đến ngày cân đo - khám sức khoẻ theo định kỳ cho trẻ thì tôi mời bố mẹ đưa con đến để bố mẹ biết được kết quả cân đo khám sức khoẻ của trẻ. Qua đó bố mẹ thấy được việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ là rất quan trọng và đây cũng là dịp tạo điều kiện cho phụ huynh gặp nhau để học hỏi lẫn nhau về cách chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ theo khoa học.
	III. Kết quả đạt được:
	+ Qua những năm thực hiện các biện pháp phối kết hợp với nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
	- Tình trạng sức khoẻ của trẻ tốt, sự phát triển cơ thể của trẻ hài hoà cân đối, trẻ tăng cân đạt kênh A.
	- Không có trẻ suy dinh dưỡng như những năm trước đây.
	- Không còn tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn.	
	Qua đây tôi nhận thấy mình phải cố gắng hơn nữa để công tác tuyên truyền thực sự có tác dụng, đạt được mục đích yêu cầu để những Mầm non tương lai của đất nước có sức khoẻ tốt vươn lên mạnh mẽ, vươn tới những ước mơ đẹp đẽ, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docMầm Non.doc