Đề tài Phụ đạo học sinh yếu kém

Đề tài Phụ đạo học sinh yếu kém

Cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước, nền giáo dục là mục tiêu chính để nâng cao dân trí. Trong giáo dục là sự phát triển lâu dài và bền vững của một quốc gia, một dân tộc. Vì thế ở bất cứ nơi nào trường học nào cũng cần phải củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học;

 Trong các nhà trường hiện nay giáo dục là một vấn đề cấp bách và vô cùng quan trọng, do đó người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện và giáo dục học sinh. Muốn vậy, người giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng và khả năng học tập của học sinh để các em tiếp thu kiến thức một cách tích cực và đạt kết quả cao.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1091Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phụ đạo học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài: 
"Phụ đạo học sinh yếu kém"
	I. Đặt vấn đề:
	Cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước, nền giáo dục là mục tiêu chính để nâng cao dân trí. Trong giáo dục là sự phát triển lâu dài và bền vững của một quốc gia, một dân tộc. Vì thế ở bất cứ nơi nào trường học nào cũng cần phải củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học;
	Trong các nhà trường hiện nay giáo dục là một vấn đề cấp bách và vô cùng quan trọng, do đó người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện và giáo dục học sinh. Muốn vậy, người giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng và khả năng học tập của học sinh để các em tiếp thu kiến thức một cách tích cực và đạt kết quả cao.
	II. Lý do chọn đề tài.
	Trường PTCS Tả Lủng Là trường thuộc xã nội địa cách trung tâm huyện Đồng Văn 07 km, có nhiều điểm trường lẻ, phần lớn là con em dân tộc thiểu số, nơi cư trú không tập trung dẫn đến hiện tượng đi học chưa đều, nhận thức còn hạn chế, ý thức học tập còn chưa cao. Do đó trong trường học, lớp học vẫn còn những học sinh yếu kém mà mục tiêu chính của nền giáo dục là phải nâng cao chất lượng dạy và học, nên trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng một số phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém và đã đạt được kết qủa cao chính vì thế tôi đã chọn đề tài này làm sáng kiến nghiên cứu.
	1. Cơ sở lý luận.
	Đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp đều mong muốn học sinh trong lớp đều chăm ngoan, học giỏi. Tuy nhiên trong một lớp học nào cũng có các đối tượng học sinh khác nhau như: Học sinh giỏi, học sinh yếu kém, học sinh chậm tiến...đối với mỗi đối tượng trên thì giáo viên cần phải đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp thì mới đạt cao. Đặc biệt là đối với học sinh yếu kém lại càng cần đến sự quan tâm và dạy dỗ của thầy cô nhiều hơn để các em nhận thức một cách tốt hơn và theo kịp bạn bè trong lớp;
	2. Cơ sở thực tiễn.
	Phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém là rất quan trọng đối với những trường vùng sâu, vùng xa. Đến với trường PTCS Tả Lủng hầu hết học sinh là con em dân tộc Mông. Vì vậy, nhận thức còn chậm, ý thức học tập chưa cao vì vậy học sinh yếu kém còn phổ biến. Ngay trong lớp số học sinh yếu kém cũng chiếm tới 1/4 số học sinh trong lớp. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh yếu kém là nỗi trăn trở của người giáo viên, nên tôi đã cố gắng học hỏi đồng nghiệp, tham khảo qua sách báo và tài liệu về việc bồi dưỡng học sinh yếu kém từ đó tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh yếu kém.
	III. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trường PTCS xã Tả Lủng, để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
	IV. Nội dung nghiên cứu.
	Tìm hiểu thực tế học sinh trường PTCS xã Tả Lủng ;
	Tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương;
	Tìm hiểu về các đối tượng học sinh để phân loại học sinh;
	Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu của lớp;
	Tham khảo các tài liệu, sách báo;
	Học hỏi qua các đồng nghiệp;
	Dựa vào chất lượng khảo sát học sinh đầu năm.
	Từ những nội dung trên tôi thấy rằng cần phải chọn phương pháp dạy học phù hợp để giảng dạy với đối tượng học sinh yếu kém là vô cùng quan trọng đối với giáo viên tiểu học, điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, có phương pháp giảng dạy hợp lý thì kết quả đạt được mới cao.
	V. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu là học sinh yếu kém tại các trường Tiểu học, tuy nhiên ở đây tôi lấy trực tiếp là đối tượng học sinh trường PTCS Tả Lủng - huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang.
	VI. Phương pháp nghiên cứu.
	Dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, qua học hỏi từ các đồng nghiệp bạn bè. Đặc biệt là dựa vào tình hình thực tiễn thực hành của chính bản thân tôi trong thời gian giảng dạy tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm để phục vụ cho chuyên môn của mình và giúp đỡ đồng nghiệp.
* Nội dung và phương pháp tiến hành.
	I. Thực trạng về đối tượng trước nghiên cứu.
	1. Điểm mạnh.
	Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, Chính quyền và các đoàn thể Tả Lủng, năm học 2009 - 2010 chất lượng giáo dục của nhà trường đã có nhiều tiến bộ, các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Về phía các bậc phụ huynh đã có phần quan tâm đến con em mình hơn, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
	2. Điểm yếu.
	Do địa bàn rộng, nhân dân sống không tập trung, mặt bằng dân trí thấp, kinh tế gia đình còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế, ý thức học tập chưa cao, chưa chịu khó học bài và làm bài ở nhà. Phụ huynh của các học sinh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên, chính vì những điều đó đã dẫn đến kết quả học tập còn yếu.
	3. Chất lượng dạy và học.
	Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đều nhiệt tình giảng dạy, luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo tài liệu để nâng cao chất lượng giảng dạy.
	Nhưng do các em đi học còn chưa đều, ý thức tự giác trong học tập còn chưa cao, đồ dùng học tập chưa đầy đủ nên kết quả đạt được chưa đạt yêu cầu, vẫn còn học sinh lưu ban, đọc viết chưa thành thạo, tính toán chậm.
	* Cụ thể là chất lượng dạy và học 3 năm trước.
Năm học
Lớp
T/s H/s
Phân loại học lực
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
2007-2008
5
22
 5%
36%
59%
2008-2009
5
20
 5%
50 %
45%
Năm học 2009-2010
5
23
5%
40%
55%
 4. Nguyên nhân.
	Do phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình;
	Do điều kiện và hoàn cảnh sống của gia đình;
	Nhận thức của các em còn hạn chế;
	Phong tục tập quán còn lạc hậu;
	Chưa phối kết hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
	II. Nội dung và phương pháp tiến hành.
	1. Nắm chắc tình hình học sinh trong lớp của năm học trước.
	Để nắm rõ tình hình học tập của từng học sinh trong năm học trước, ngay từ đầu năm tôi đã trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy chủ nhiệm năm trước về tình hình học tập của từng em trong lớp để phân loại học sinh theo học lực như: Học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu kém ở các môn học.
	2. Tiến hành họp phụ huynh.
	Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh để bầu ra hội phụ huynh của lớp và cùng nhau xây dựng nề nếp học tập cho các em và trao đổi một số nội quy, quy định, biện pháp để uốn nắn, bồi dưỡng, giáo dục học sinh.
	3. Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh.
	Muốn học tập tốt thì trước hết học sinh phải đi học đầy đủ, nhưng do địa bàn dân cư sống xa trường học, đường xá đi lại khó khăn nên vẫn còn hiện tượng nghỉ học, đối với những học sinh như vậy tôi đã có biện pháp khắc phục như sau:
	Đối với học sinh nghỉ học một lần không có lý do thì giáo viên nhắc nhở trước lớp;
	Nếu vi phạm hai lần thì giáo viên phạt cảnh cáo trực nhật lớp;
	Nếu học sinh vẫn vi phạm tiếp thì giáo viên phải gặp gỡ phụ huynh trao đổi trực tiếp với phụ huynh cần nhắc nhở các em đi học đều, nếu ốm phải có lý do, đi học đúng giờ. 
	Từ những biện pháp trên sẽ giúp cho học sinh nhận thấy những khuyết điểm và không tái phạm lần sau, ngoài ra giáo viên cũng phải thường xuyên động viên, giúp đỡ các em trong học tập.
	4. Đảm bảo công tác học tập của học sinh.
	Công tác học tập của học sinh là công việc rất quan trọng mỗi khi học sinh đến trường học. Để đạt được kết quả học tập tốt thì đòi hỏi người học sinh phải thực hiện đầy đủ các yếu tố sau.
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập;
	- Để chuẩn bị cho việc học tập của học sinh đạt kết quả, ngay từ đầu năm học phụ huynh, giáo viên đã nhắc nhở các bậc phụ huynh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho các em như: Sách giáo khoa, bút, vở...Nếu học sinh nào gia đình khó khăn thì giáo viên giúp đỡ và xin sự ủng hộ của cấp trên.
	5. ý thức học tập tốt.
	Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ, mải chơi chưa chú ý đến việc học tập. Do vậy thời gian ở nhà là rất quan trọng vì vậy giáo viên cần yêu cầu học sinh thực hiện tốt nề nếp học tập ở nhà, yêu cầu phụ huynh quản lý và đôn đốc các em học bài và làm bài đầy đủ ở nhà, đúng thời gian quy định, tuyên dương những học sinh có ý thức học tập tốt. Ngược lại đối với học sinh chưa có ý thức, cần có biện pháp để giáo dục các em.
	Thời gian học tập trên lớp là giúp các em tiếp thu những kiến thức do giáo viên truyền đạt, giáo viên cần nhắc nhở các em có ý thức học tập tốt, chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, với những học sinh yếu kém giáo viên cần hướng dẫn các em học tập tỉ mỉ hơn, thường xuyên gọi các em làm bài tập, trả lời câu hỏi để các em có hướng phấn đâu.
	6. Phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”.
	Dựa vào chất lượng khảo sát đầu năm giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, học sinh giỏi ngồi cạnh học sinh yếu, giao nhiệm vụ cho học sinh giỏi giúp đỡ, kèm cặp học sinh yếu kém trong học tập và các phong trào;
	Phát động phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” trong các đợt thi đua. Thường xuyên tổng kết các đợt thi đua để biểu dương các em kịp thời.
	7. Xây dựng phụ đạo học sinh yếu kém.
	Ngay từ đầu năm học, giáo viên đã phân loại học sinh trong lớp, chọn ra học sinh có lực học yếu và có kế hoạch bồi dưỡng hàng tuần. Nội dung dạy học phải phù hợp để từ dễ đến khó các em dễ tiếp thu và hiểu được nội dung bài học
	Thường xuyên kiểm tra chất lượng học tập của các em để biểu dương trước lớp để các em có sự phấn đấu hơn.
	III. Những kết quả đạt được.
	Trong năm học qua tôi đã áp dụng những phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém đã nêu trên thì thấy rằng học sinh đã có ý thức học tập tốt, có sự tiến bộ, nhận thức nhanh hơn, đi đều hơn, chăm chỉ trong học tập.
	Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến con em mình hơn;
	Học sinh trong lớp đã biết giúp đỡ nhau trong học tập.
	IV. Bài học kinh nghiệm.
	Để đạt được kết quả như trên là cả một quá trình thực hiện và áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực và phù hợp với đối tượng học sinh tự nhận thấy và rút ra cho mình một số bài học sau:
	Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của một nhà giáo;
	Thường xuyên bồi dưỡng học hỏi các đồng nghiệp;
	Tham khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn;
	Thường xuyên sử dụng các phương pháp tích cực trong giờ dạy;	
	Nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ;
	Tìm hiểu đối tượng học sinh, phân loại học sinh để giúp đỡ các em trong học tập;	
	Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh;
	Phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Kết luận và kiến nghị
	1. Kết luận.
	Qua quá trình trực tiếp giảng dạy học sinh yếu kém tôi nhận thấy rằng việc giảng dạy cho đối tượng học sinh yếu kém còn gặp rất nhiều khó khăn, đứng trước tình trạng đó đòi hỏi người giáo viên cần làm tốt công tác giảng dạy, có tâm huyết với nghề, quan tâm tới học sinh, đồng thời cũng tuyên truyền cho nhân dân nhiệt tình giúp đỡ mình trong công việc, giáo viên phải thường xuyên học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm, những biện pháp tích cực để bồi dưỡng cho học sinh một cách có hiệu quả.
	2. Đề xuất - kiến nghị.
	Là một giáo viên tiểu học tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hơn nữa tới các em học sinh vùng khó khăn để các em có ý thức tự giác phấn đấu vươn lên trong học tập.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, công tác giàng dạy. Với thời gian có hạn nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong các đồng chí đọc tham gia đóng góp ý kiến cho bản sáng kiến của tôi thêm phần hoàn thiện./.
	 Tả Lủng, ngày 26 tháng5 năm 2010 
 người viết
 Nguyễn Thanh Giang
Đánh giá của hội đồng khoa học
................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN boi duong hoc sinh gioi.doc