Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

 I. Mục tiêu : HS biết :

- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. HS làm được bài 1, 2và bài 4a

- Giáo dục HS tích cực học toán.

 II. Lên lớp :

 1. Bài cũ : GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp : 37,1 x 9,5

 - Sau đó gọi 1HS lên bảng tính – lớp nhận xét.

 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung – ghi đề.

 - Học sinh lần lượt làm các bài tập. GV theo dõi, kết hợp chấm chữa bài.

 Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

 - GV gọi một số em nêu kết quả, nêu cách tính.

Kết quả : a. 404,91 b. 53,648 c. 163,744

 Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.

 ? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . ta làm như thế nào ? (. ta chỉ việc chuyển dấu phảy của số đó sang bên phải một, hai, ba, . chữ số 0.)

 ? Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; . ta làm như thế nào ? (. ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, . chữ số 0)

- HS tự áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.

- GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân.

Bài 4: Cho HS tự tính phần a rồi chữa bài ;

- Từ đó cho HS nêu nhận xét : (a + b) x c = a x c + b x c

 Hoặc : a x c + b x c = (a + b) x c

? Nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên ? (.)

? Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em ? (Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có (a + b) x c = a x c + b x c

 *GVKL: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 27/11/2009
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 30/11/2009
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu : HS biết :
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.	
 	- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. HS làm được bài 1, 2và bài 4a
- Giáo dục HS tích cực học toán.
 II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ : GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp : 37,1 x 9,5
- Sau đó gọi 1HS lên bảng tính – lớp nhận xét. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung – ghi đề.
- Học sinh lần lượt làm các bài tập. GV theo dõi, kết hợp chấm chữa bài. 
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
	- GV gọi một số em nêu kết quả, nêu cách tính.
Kết quả : a. 404,91	b. 53,648	c. 163,744
	Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
	? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phảy của số đó sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số 0.)
	? Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số 0)
HS tự áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân. 
Bài 4: Cho HS tự tính phần a rồi chữa bài ; 
- Từ đó cho HS nêu nhận xét : (a + b) x c = a x c + b x c
 Hoặc : a x c + b x c = (a + b) x c
? Nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên ? (...)
? Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em ? (Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có (a + b) x c = a x c + b x c
 	*GVKL: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
Em nào làm xong thì làm tiếp phần b. 
Bài 3 : Em nào làm xong làm thêm.
- HS tự giải bài toán rồi chữa bài theo các bước :
+ Tính tiền 1 kg đường
+ Tính tiền mua 3,5 kg đường
+ Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân.
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm BT ở VBT. Bài sau : Luyện tập chung.
*****************************
Tiết 2: Tập đọc
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
 (Nguyễn Thị Cẩm Châu)
 I. Mục tiêu :
- Đọc : + Đọc đúng : loanh quanh, rắn rỏi, loay hoay, bành bạch, chão.
	 	 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
 - Hiểu : + Từ ngữ : rô bốt, còng tay, ngoan cố, ...
	 + Nội dung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị : 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
 III. Lên lớp :
 1. Bài cũ:
 - 2 HS đọc bài Hành trình của bầy ong.
? Những chi tiết nào trong bài nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề.
 b. Tìm hiểu bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài (Huyền).
	- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đ1: Từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa. 
+ Đ2: Tiếp đến thu lại gỗ. 
+ Đ3: Phần còn lại. 
	- HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi cho HS (nếu có).
	- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó : HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (rô bốt, ngoan cố, còng tay) giải nghĩa các từ ngữ đó. 
	- HS luyện đọc theo cặp. 
	- 1 HS đọc lại bài. 
	- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi: 
? Thoạt tiên thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ? (hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ? ) 
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ thấy điều gì và nghe thấy điều gì ? (Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ chuyển gỗ vào buổi tối)
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ? (HS trao đổi theo cặp rồi đại diện nhóm trả lời. VD:
 	+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tất, gọi điện thoại báo công an. 
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.)
? Vì sao bạn nhỏ tình nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?(yêu rừng, sợ rừng bị phá/ vì bạn 
hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm bảo vệ )
 Từ đó, giúp HS nâng cao ý thức BVMT. 
	? Nêu nội dung bài - Vài HS nhắc lại.
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc, và thể hiện diễn cảm nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật.
	- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đ3 (theo quy trình).
 3. Củng cố, dặn dò : 
? Qua bài đọc, em học tập bạn nhỏ điều gì ?
	- Nhận xét giờ học. 
	- Đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn.
*************************
Tiết 3: Khoa học
 NHÔM
 I. Mục tiêu : HS biết :
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu và nêu cách bảo quản chúng.
- Giáo dục HS ý thức bảo quản các đồ dùng được làm bằng nhôm.
 II. Chuẩn bị : 
- HS chuẩn bị một số đồ dùng : thìa, cặp lòng bằng nhôm thật.
Phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê nguồn gốc, tính chất của nhôm.
Giấy khổ to, bút dạ.
 III. Lên lớp : 
Bài cũ: 
? Nêu tính chất của đồng và hợp kim đồng ?
? Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Nhôm (thông qua vật thật) - Ghi đề.
 Hoạt động 1: Làm việc với thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được. 
- HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
	- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm mà em biết và ghi tên chúng vào phiếu. 
	- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
 	 - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. (VD : Các đồ dùng bằng nhôm : xoong, chảo, ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng thức ăn, mâm, hộp đựng, ...) 
? Em còn biết những vật dụng nào làm bằng nhôm ?(Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, ...)
 	- GV kết luận : Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, dùng làm chế biến các vật dụng làm bếp như xoong, nồi, chảo, ... 
Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật. 
- Làm việc theo nhóm. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng bằng nhôm và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm và so sánh với hợp kim của nhôm rồi ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm
- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
Tính chất
- Có màu trắng bạc.
- Nhẹ hơn sắt và đồng.
- Có thể kéo thành sợi, dát mỏng.
- Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axit ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
? Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm ? (Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm)
 	 - GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc có ánh kim..... 
 Hoạt động 3 : Làm việc với SGK. 
- Làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin làm bài tập 2 VBT tr. 45.
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm có trong gia đình em ? (... dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, ...)
- Vài HS trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
 	 - GV kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý...
 3. Củng cố, dặn dò :
	- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm 1 VBT tr.44. 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà hoàn thành ở VBT. Chuẩn bị bài sau : Đá vôi.
***********************
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ
GDPTTNBM - Bài 4
 VƯỢT LÊN SỐ PHẬN
 I. Mục tiêu:
- Hs thấy rằng khi gặp người bị tai nạn bom mìn có thể có các cách xử lí khác nhau, phải chọn cách nào phù hợp với khả năng của mình.
- Hs hiểu và cảm phục những tấm gương vươtj khó của nạn nhân bom mìn, từ đó thấy mình cần cố gắng nhiều hơn.
 II. Chuẩn bị: 
- Sách học.
- Các tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương...về các nạn nhân bom mìn đã vượt qua thương tật, vươn lên trong cuộc sống.
 III. Lên lớp.
1. Bài cũ.
- Hs nhắc lại nghi nhớ của bài học trước.
2. Nội dung bài.
* Khởi động: Gv chọn trò chơi khởi động mà hs thích.
* Hoạt động 1: Thảo luận và xử lí tình huống.
- Gv nêu tình huống, yêu cầu các nhóm vận dụng kĩ năng ra quyết định đẻ tìm cách giải quyết của nhóm mìn.
- Hs hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí của mình bằng phương pháp sắm vai, hoặc trình bày trên giấy.
- Lớp nhận xét về các biện pháp ứng xử của các nhóm.
- Gv kết luận: Khi gặp người bị nạn, chúng ta không nên bỏ mặc họ mà cần sẵn sàng cứu giúp. Tuy nhiên các em còn nhỏ nên không tự mình băng bó vết thương. Trong tình huống trên, các em có thể nhờ người lớn giúp và đưa nạn nhân đến bệnh viện. Hỗ trợ người lớn sơ cứu hoặc có thể gọi điện thoại cấp cấp cứu.
* Hoạt động 2: đọc truyện và trả lời câu hỏi.
- Chia nhóm đọc chuyện.
- Gv và hs kể thêm những gương tai nạn bom mìn hoặc khuyết tật biết vượt lên số phận mà mình biết.
- Gv lần lượt đọc các câu trong bài tập 3, yêu cầu hs suy nghĩ thể bày tỏ thái độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý.
- Gv tóm tắt các ý và kết luận: Các ý kiến b,c,d là đúng, ý kiến a là sai.
- Gv kết luận: Các nạn nhân bom mìn đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng nhiều người trong số họ vẫn nổ lực, bền bỉ vươn lên, sống có ích cho gia đình và cho xã hội. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
* Hoạt động 3: Em chọn ý kiến nào?
- Gv đọc lần lượt từng câu trong bài tập, yêu cầu hs suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình: đồng ý, phân vân, không đồng ý.
- Gv tóm tắt ý kiến kết luận: Các ý kiến b,c,d là đúng, ý kiến a là sai.
* Hoạt động 4: Củng cố.
- Hs rút ra thu hoạch sau bài hoc.
- Gv hệ thống hoá lại bài.
- Hs đọc ghi nhớ cuối bài.
- Gv dặn dò hs về nhà nói lại những điều đã học cho mọi n gười cùng nghe.tìm hiểu thêm các tấm gương khuyết tật biết vượt lên số phận.
- Nhận xét tiết học.
**************************
 Dạy chiêu
Tiết 1: Luyện tập đọc
NGƯỜI GÁC RỪ ... động tác. GV chú ý quan sát để sửa sai cho HS 
Hoạt động 5 : Kết thúc : 4 – 5 phút
- HS thả lỏng : Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát : 2 –3 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài : 2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học : 1- 2 phút
- Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4/11/2009
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
 I. Mục tiêu : Gúp HS :
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... 
và vận dụng để giải toán có lời văn.	 
- Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán.HS làm được bài 1, bài 2 (a,b) và bài 3.
- Giáo dục HS tích cực học toán.
 II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ: GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào vở nháp : 6,48 : 18
? Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Chia 1 STP cho 10, 100, 1000, ... - Ghi đề.
* Hướng dẫn HS cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
a) ví dụ 1 :
- GV viết lên bảng phép tính : 213,8 : 10 yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp. Sau đó gọi 1 HS lên bảng. 
- GV cho HS nhận xét hai số 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau (Giống : các chữ số giống nhau ; )
? Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38 ? (Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38)
? Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào ? (Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38)
b) Ví dụ 2 : GV hướng dẫn HS tương tự như ví dụ 1 để từ đó HS chia nhẩm một số thập phân cho 100.
c) Quy tắc : ? Qua ví dụ trên em nào cho biết khi chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào ? (HS tự rút ra quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, ). 
- HS nêu (như SGK), vài HS nhắc lại. 
* Thực hành : HS cả lớp làm bài 1, 2(a,b) và bài 3, em nào làm xong làm tiếp bài 2(c,d)
Bài 1: GV viết từng phép chia lên bảng. Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi rút ra nhận xét.
Bài 2 : Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính :
- HS làm bài theo nhóm đôi, HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
- GV và lớp nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng.
? Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1 ? (... ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số)
? Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01 ? (... ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số)
Bài 3 : HS làm vào vở, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS, gọi 1HS chữa bài theo các bước :
- Tính số tấn gạo đã lấy đi : 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
- Tính số gạo còn lại trong kho : 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 3. Củng cố, dặn dò : 
	- HS điền Đ, S : 
	243, 6 : 100 = 24360 243,6 : 100 = 2,436
	? Nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,  ?
	- Nhận xét giờ học.
 	 - VN hoàn thành ở VBT. Chuẩn bị bài sau : Chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 STP.
*****************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
 I. Mục tiêu :
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) ; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3). HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3). 
- Nâng cao nhận thức BVMT cho HS.
 II. Chuẩn bị : Viết sẵn bài tập 1. Giấy khổ to, bút dạ.
 III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : - GV gọi 1HS nhắc lại phần ghi nhớ về quan hệ từ.
 - Một HS đọc lại bài tập 3 ở tiết LTVC trước.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Luyện tập về quan hệ từ - ghi đề.
 b. Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 	Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu, nội dung của BT1.
	- HS đọc nội dung BT 1 tìm các quan hệ từ trong câu văn, làm VBT, HS phát biểu ý kiến. 
	- GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
	- Cả lớp và GV nhận xét sửa chữa đưa ra đáp án đúng.
	 a. Các cặp quan hệ từ : Nhờ ... mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).
	 b. Các cặp quan hệ từ : không những ....mà còn (biểu thị quan hệ tăng tiến). 
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT 2.
? Mỗi đoạn văn a và b có mấy câu ? (Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu)
? Yêu cầu của bài tập là gì ? (.. chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những ... mà còn.
- HS làm việc theo cặp. 
	- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
	? Cặp quan hệ từ trong từng câu có ý nghĩa gì ? (câu a vì ... nên biểu thị quan hệ nguyên
 nhân - kết quả. Câu b chẳng những ... mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến)
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi.
	- HS làm vào vở BT. 
	- GV mời HS phát biểu ý kiến.
	- Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng 
	? Hai đoạn văn sau có gì khác nhau ? (So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ ở một số câu sau :
	Câu 6 : vì vậy, Mai Câu 7: cũng vì vậy, cô bé 
	Câu 8: vì (chẳng kịp) nên (cô bé).
	? Đoạn nào hay hơn ? Vì sao ? (Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà).
	? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì ? (... lưu ý cho đúng chỗ, đúng mục đích)
 	*GV kết luận : Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu, nặng nề hơn.
	 Qua 3 bài tập có tác dụng nâng cao nhận thức về BVMT cho HS.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- Nhận xét giờ học. Hoàn thành ở VBT.
- Ôn lại các kiến thức danh từ riêng, danh từ chung, quy tắc viết hoa danh từ riêng và đại từ xưng hô. Bài sau: Ôn tập về từ loại.
******************************
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
 I. Mục tiêu :
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- Rèn luyện cho HS cách viết văn hay.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương con người.
 II. Chuẩn bị : 
- Dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
- Vở bài tập 
 II. Lên lớp :
 1. Bài cũ : - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- 1 HS trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
- GV và lớp nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Luyện tập tả người - ghi đề.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập. 
	- 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu của bài.
	- GV gọi 1 HS đọc gợi ý 4 trong SGK. 
	- GV nhắc HS : Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
	? Câu mở đoạn và các câu trong đoạn cần viết như thế nào ? (câu mở đoạn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn ....)
	- HS thảo luận nhóm đôi.
	- HS viết đoạn văn.
	- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. 
	- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung: Đánh giá những đoạn văn viết có ý riêng, ý mới.
	- GV chấm điểm một số em. VD: 
 (1) Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.
(2) Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Hoàn thành ở VBT.
	- Chuẩn bị bài sau : Làm biên bản cuộc họp.
*********************************
Tiết 4: Địa lí
CÔNG NGHIỆP (Tiếp)
 I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp chính :
 	+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
 	 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ , các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
 	+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ... HS khá, giỏi biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TPHCM ; Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển : do có nhiều lao động, nguồn nhiên liệu và người tiêu dùng.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
 II. Chuẩn bị :
 	- Bản đồ Kinh tế Việt Nam
 - Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp.
 III. Lên lớp :
 1. Bài cũ : 
? Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó ?
? Nêu đặc điểm ngành thủ công ở nước ta ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Công nghiệp - Ghi đề.
a. Phân bố các ngành công nghiệp. 
* Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
	- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK
	- HS trình bày kết quả. 
	- HS chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
 *GV kết luận : Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng vùng ven biển ...  
	* Hoạt động 2 : (Làm việc theo cặp)
	- GV yêu cầu HS tìm hiểu ở SGK và hình 3 hoàn thành BT3, VBT tr.18
	- Đại diện nhóm trình bày.
	- Cả lớp và GV nhận xét đưa ra giải đáp đúng (1 – c ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – d).
b. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. 
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm đôi) 
	- HS làm bài tập của mục 4 trong SGK.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
 *GV kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, ... 
	? TPHCM có những điều kiện gì để trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? (Giao thông thuận lợi; trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật; dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao; ở gần vùng có nhiều lương thực thực phẩm; ...)
- Làm việc cả lớp.
	- GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. 
	- Vài HS lên bảng chỉ.
	- Cả lớp và GV nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to. 
	- Hoàn thành ở VBT. Bài sau : Giao thông vận tải.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 T13.doc