DÀN Ý CHI TIẾT
Lấy ví dụ là QUAY CÓP TRONG GIỜ KIẾM TRA
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
1. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,.
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn DÀN Ý CHI TIẾT Lấy ví dụ là QUAY CÓP TRONG GIỜ KIẾM TRA I. MỞ BÀI - Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn. - Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra. II. THÂN BÀI 1. Hoàn cảnh - Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình. - Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành. 1. Trong giờ kiểm tra - Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”. - Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy? - Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng. - Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài. - Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào. - Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác. - Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng. - Tôi rất vui và tự hào vì điều đó. - Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,.. - Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có. - Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không? - Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật. - Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng. - Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. III. KẾT BÀI - Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi. - Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn mẫu 2 Mở bài: Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn. Thân bài: 1/ Sự việc mở đầu: - Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai. - Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài. 2/ Sự việc diễn biến: - Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ. - Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài. - Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình. - Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng. - Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp. - Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài. - Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố. - Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo. - Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ. 3/ Sự việc kết thúc: - Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm. - Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm. - Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi. Kết bài: - Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình. - Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn mẫu 3 Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra). Thân bài: a. Các lớp đang làm tiết KT - Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư. - Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả). - Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi). b. Hành động của em - Lén lút lật sách (tập) ra xem. - Cô phát hiện, nhắc nhở. - Không xem được tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh. - Cô nhắc nhở tiếp tục. c. Thái độ của em - Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn. - Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào. - Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi. - Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em. d. Hối hận về việc làm của mình - Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình. - Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình. - Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về việc làm của mình. - Rút ra bài học từ việc làm trên Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn mẫu 4 a) Mở bài: — Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn; — Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì? — Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em. b) Thân bài: (1) Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn). (2) Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài... (3) Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,... (4) Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,... (5) Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao? (6) Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào? c) Kết bài: — Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô; — Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?
Tài liệu đính kèm: