Câu 1: (1,5 điểm)
Anh (chị) nêu các phương pháp dạy tập đọc theo chương trình thay sách giáo khoa mới môn Tiếng việt ở bậc tiểu học.
Câu 2: (2,5 điểm)
Theo anh (chị) trong qui trình giờ dạy tập đọc của môn Tiếng việt, khâu nào trọng tâm để giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài. Hãy nêu nội dung cụ thể của từng khâu.
Câu 3: (3,0 điểm)
Anh (chị) hãy lập các số có ba chữ số khác nhau từ các chữ số 0,1,2,5 thoả mãn điều kiện:
a) Chia hết cho 2 và 5;
b) Chia hết cho 3
PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN BẬC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2010 – 2011 Đề thi chính thức MÔN THI: KIẾN THỨC BỘ MÔN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/12/2010 Câu 1: (1,5 điểm) Anh (chị) nêu các phương pháp dạy tập đọc theo chương trình thay sách giáo khoa mới môn Tiếng việt ở bậc tiểu học. Câu 2: (2,5 điểm) Theo anh (chị) trong qui trình giờ dạy tập đọc của môn Tiếng việt, khâu nào trọng tâm để giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài. Hãy nêu nội dung cụ thể của từng khâu. Câu 3: (3,0 điểm) Anh (chị) hãy lập các số có ba chữ số khác nhau từ các chữ số 0,1,2,5 thoả mãn điều kiện: Chia hết cho 2 và 5; Chia hết cho 3 Câu 4: (1,5 điểm) Anh (chị) cho biết tác dụng khi sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán ở tiểu học. Câu 5: (1,5 điểm) Anh (chị) nêu cách ghi Học bạ tiểu học trong trang Đánh giá, xếp loại học lực các môn ở cột “Nhận xét của giáo viên” và trang Nhận xét cả năm học, phần “Học lực” “1.Nhận xét chung”. Theo hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT Qui định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, phần sử dụng học bạ theo mẫu mới của Bộ GD&ĐT. PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN BẬC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM KIẾN THỨC BỘ MÔN Câu 1: (1,5 điểm) Giáo viên nêu được các phương pháp trong dạy Tập đọc theo chương trình sách giáo khoa mới như sau: Phương pháp phân tích mẫu. Phương pháp trực quan. Phương pháp thực hành giao tiếp. Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh. Phương pháp cùng tham gia. (Giáo viên nêu đúng mỗi phương pháp đạt 0,3 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) * Trong qui trình giờ tập đọc của môn Tiếng việt, khâu quan trọng để giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài là: a) Luyện đọc (0,5 điểm) b) Hướng dẫn tìm hiểu bài (0,5 điểm) * Nội dung cụ thể của từng khâu: (1,5 điểm) a) Luyện đọc: (1,0 điểm) Gồm có các yêu cầu cơ bản sau: a.1) Giáo viên đọc toàn bài (đọc diễn cảm) a.2) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu (kết hợp luyện đọc từ ngữ) - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, giáo viên sửa lỗi phát âm (nếu có) cho học sinh. - Đọc từng đoạn trước lớp (kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu từ ngữ) - Đọc từng đoạn trong nhóm (giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng). - Cả lớp đọc đồng thanh. a.3) Luyện đọc lại bài hoặc luyện đọc diễn cảm: Giáo viên đọc từng đoạn hoặc cả bài, học sinh đọc cá nhân, đọc theo nhóm, thi đọc . . . b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: (0,5 điểm) - Luyện đọc hiểu, trả lời câu hỏi theo SGK: Giáo viên hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi, bài tập trong SGK qua đó giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học. * GV thực hiện tốt khâu Luyện đọc cho HS và hướng dẫn HS đi sâu tìm hiểu bài trong giờ dạy tập đọc sẽ giúp cho HS đọc tốt và hiểu được nội dung bài học. (Phần nêu nội dung cụ thể của khâu luyện đọc, nếu GV diễn đạt được các ý cơ bản theo yêu cầu các bước trong qui trình của mỗi khối lớp nếu đúng đều đạt được điểm tối đa) Câu 3: ( 3 điểm ) Theo đề bài, thì số chia hết cho 2 và 5 phải có chữ số hàng đơn vị là 0. Mặt khác, mỗi số đều có các chữ số khác nhau, nên các số thiết lập là: 120; 150; 250; 210; 510; 520 (1,5 điểm) (GV lập được từ 5 số trở lên được 1,5 điểm) Với các chữ số đã cho, ta thấy chỉ có 0 + 1 + 2 = 3 chia hết cho 3 và 0 + 1 + 5 = 6 chia hết cho 3 nên các số chia hết cho 3 lập được là: 102; 201; 105; 501; 120; 210; 150; 510 (1,5 điểm) (GV lập được từ 7 số trở lên được 1,5 điểm) * Yêu cầu GV phải nêu được cách tìm kết quả các số chia hết cho 2 và 5; chia hết cho 3. Trường hợp GV không nêu được cách tìm kết quả của các số chỉ ghi kết quả thì không đạt điểm tối đa (trừ mỗi yêu cầu 0,5 điểm). Câu 4: (1,5 điểm) Trong giải toán ở tiểu học phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý, các khái niệm và các quan hệ trừu tượng được biểu thị trực quan hơn có tác dụng giúp HS dễ hiểu các đề toán. (0,75 điểm) Ngoài chức năng tóm tắt bài toán, sơ đồ đoạn thẳng còn giúp trực quan hoá các suy luận, làm cơ sở để tìm ra lời giải toán (0,75 điểm) Nếu GV nêu được các ý cơ bản như: Sơ đồ đoạn thẳng giúp cho HS trực quan làm rõ các khái niệm và quan hệ trừu tượng trong đề toán để tìm cách giải toán dễ hơn. Có chức năng tóm tắt bài toán, trực quan hoá các suy luận để tìm ra cách giải toán. (GV nêu được các ý trên đều đạt điểm tối đa, ngoài ra nêu trúng ý nào cho điểm theo ý đúng của GV theo yêu cầu trên). Câu 5: (1,5 điểm) - Cách ghi học bạ tiểu học trong trang Đánh giá, xếp loại học lực các môn ở cột “Nhận xét của giáo viên”: Giáo viên ghi nhận xét về sự tiến bộ của học sinh về môn học cụ thể hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. (1,0 điểm) Trang nhận xét cả năm học, phần “Học lực” “1.Nhận xét chung”: Ghi khái quát về học lực các môn học, sau đó ghi kết quả “Xếp loại giáo dục” (0,5 điểm) * Giáo viên nêu đúng các ý cơ bản theo cách hiểu và diễn đạt của giáo viên đúng theo yêu cầu của đề đạt được điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: