Đề thi học sinh giỏi cuối bậc TH môn: Tiếng Việt

Đề thi học sinh giỏi cuối bậc TH môn: Tiếng Việt

Câu 1:Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.

Câu 2: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn , đánh đập.

Hãy sắp xếp các từ thành hai nhóm, theo hai cách:

a)Dựa vào cấu tạo( từ đơn, từ ghép, từ láy)

b)Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ)

Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau đây:

Câu 4: Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau:

( chú ý chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)

a) Vì bão to nên cây không bị đổ.

b) Nếu xe hỏng nên em vẫn đến lớp đúng giờ.

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1746Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cuối bậc TH môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HSG CUỐI BẬC TH
Môn: Tiếng Việt
Đề 1
Câu 1:Viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Câu 2: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn , đánh đập.
Hãy sắp xếp các từ thành hai nhóm, theo hai cách:
a)Dựa vào cấu tạo( từ đơn, từ ghép, từ láy)
b)Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ)
Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau đây:
Câu 4: Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau:
( chú ý chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)
Vì bão to nên cây không bị đổ.
Nếu xe hỏng nên em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu 5: Trong bài Dừa ơi( TV 5 tập 1), nhà thơ Lê Anh Xuân viết:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Dễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương”
Em hãy cho biết:hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
Câu 6: Viết bài văn ngắn ( khoảng 20 dòng) tả lại một bữa cơm thân mật , đầm ấm trong gia đình em.
Đề 2
Câu 1.Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạch, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu 2. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào hai cột ở bảng dưới đây:
Từ láy
Từ ghép
Câu 3: Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
	a. TiÕng c¸ quẫy tòng to½ng x«n xao quanh m¹n thuyÒn.
	b. Nh÷ng chó gµ nhá nh­ nh÷ng hßn t¬ l¨n trßn trªn b·i cá.
	c. Häc qu¶ lµ khã kh¨n, vÊt v¶.
Câu 4.Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu sau để ý diễn đạt thêm cụ thể , sinh động.
Lá rơi.
Biển đẹp.
Câu 5. Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
 “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào lê, mận.Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
 ( Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 1, 1995)
	Em có nhận xét gì về cách dùng từ , đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó?
Câu 6.Hãy thuật lại một buổi vui chơi thích thú của em trong mùa hè năm nay. ( Bài viết khoảng 20 dòng)
Đề 3
Câu 1.Chép lại 5 câu tục ngữ hay thành ngữ nói về quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình.
Câu 2: Cho các từ: gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống.
Hãy xếp các từ trên thành những nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.
 b) Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên .
Câu 3.Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
 	“ Håi cßn ®i häc, H¶i rÊt say mª ©m nh¹c. Tõ c¸i c¨n g¸c nhá cña m×nh, H¶i cã thÓ nghe tÊt c¶ c¸c ©m thanh n¸o nhiÖt, ån · cña thµnh phè thñ ®«.”
Câu 4: Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp:
Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
Vì mẹ ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.
Câu 5: Trong bài Bóc lịch ( Tiếng Việt 2- tập 2, 1995) ,nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
“Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày mai vẫn còn”
Nhà thơ muèn nói với các em điều gì qua đoạn thơ trên?
Câu 6.Viết bài văn ngắn ( Khoảng 20 dòng) tả lại một cảnh vui chơi của em cùng các bạn giữa sân trường.
Đề 4
Câu 1(1 điểm).Xếp các từ sau thành cá cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.
Câu 2. ( 1 điểm))Tạo hai từ ghép có nghĩa phân loại, hai từ ghép có nghĩ tổng hợp, 1 từ láy với tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
Câu 3( 1 điểm) Từ mỗi câu dưới đây, hãy viết thành hai câu có 2 trạng ngữ chỉ tình huống khác nhau của sự việc( thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, .)
Lá rụng nhiều.
Em học giỏi.
Câu 4.( 1điểm)Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng hai cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.
Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa.
Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn dầu toàn liên đội.
Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Câu 5.( 1điểm)Xác định trạng ngữ, chủ ngữ ,vị ngữ trong các câu sau:
a)Xét về mặt kĩ thuật, cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời kì 
văn minh thời sắt.
b)Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết.
c)Dưới tầm đáy rừng, tựa như đột ngột , bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon 
chót như chứa lửa, chứa nắng.
d)Trong nhà, ngoài ngõ, đâu đâu cũng sực nức múi ca biển.
Câu 5. ( 2điểm) BÓNG MÂY
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
 ( Thanh Hào)
 Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
Câu 6. ( 3 điểm) Tả con sông quê em.
§Ò 5
Câu 1: Tạo một từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:
xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Câu 2. Chọn từ tượng thanh hay từ tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn diễn đạt cụ thể sinh động:
Trên vòm cây, bầy chim hót.
Đàn cò bay trên cánh đồng rộng ..
Ngọn núi caonổi bật giữa bầu trời xanh
Câu 3.Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu khiến, 1 câu cảm từ câu kể sau:
Mặt trời mọc.
Bé Hà hát quan họ.
Câu 4.a) Dùng các cặp quan hệ để đặt một câu ghép diễn đạt hai sự việc chỉ nguyên nhân - kết quả, 1 câu ghép diễn đạt hai sự việc có ý nhượng bộ.
Gạch một gạch chéo(/) giữa chủ ngữ và vị ngữ của từng vế trong mỗi câu ghép đã đặt theo yêu cầu ở mục a
Câu 5. Trong bài Vòm Cỏ Đông ( Tiếng Việt 3, tập 1) Nhà thơ Hoài Vũ có viết:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ 
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đem ngày.”
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận đựoc vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Câu 6. Em yêu nhất cảnh đẹp nào trên quê hương mình? Hãy viết một bài văn miêu tả ngắn ( khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
Đề 6
Câu 1.Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp thường dùng:
quần, áo, khăn, mũ;
gian, ác, hiểm, độc.
Câu 2: a) Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ bé, nhỏ nhen.
b) Hãy cho biết: hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu đã đặt được không? Vì sao?
Câu 3.Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
a) Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hòa đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.
b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà đang ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
Câu 4: Đặt một câu ghép không có từ chỉ quan hệ , 1 câu ghép có từ chỉ quan hệ nói về việc học tập. Sau đó hãy xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu đã đặt.
Câu 5. Trong bài Cô giáo lớp em( Tiếng Việt 2 , tập 1) , nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
 Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Câu 6. Viết bài văn ngắn( khoảng 20 dòng) tả một cây bóng mát ở sân trường ( hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.
Đề 7
Câu 1: Chép lại 5 câu ca dao hay thành ngữ nói về quê hương đất nước tươi đẹp.
Câu 2. Tìm các tiếng có thể ghép được với tiếng cười để diễn tả những kiểu cười khác nhau dưới đây( mỗi kiểu cười tìm thêm hai ví dụ)
a) Cười phát ra âm thanh. Ví dụ: cười ha hả
b) Cười biểu hiện qua nét mặt. Ví dụ: cười tủm tỉm.
c) Cười không biểu hiện qua nét mặt hay phát ra âm thanh. Ví dụ: cười thầm
Câu 3: Thêm các bộ phận trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động.
Gió thổi.
Lá rụng.
Câu 4.Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sau và viết lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt:
a) Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
b) Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Câu 5. Trong bài Việt Nam than yêu( Tiếng Việt 4 , tập 1) , nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
 Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?
Câu 6. Hãy tả lại một người thân trong gia đình em mà em luôn gần gũi và quý mến. ( Bài viết có độ khoảng 20 dòng)
Đề 8
Câu 1. Tìm 8 thành ngữ , tục ngữ có từ học.
Câu 2. Cho các từ sau: mải miết , xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
a) Xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Câu 3. Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:
	a. Líp thanh niªn ca h¸t, nh¶y móa. TiÕng chu«ng, tiÕng cång, tiÕng ®µn t¬ r­ng vang lªn.
b) Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi lại thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Câu 4. Thêm một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
Vì trời rét đậm..
Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông.
Tuy bạn Hương mới học Tiếng Anh..
Câu 5.Kết thúc bài Tre Việt Nam( Tiếng Việt 5, tập 1) , nhà thơ Nguyễn Duy viết:
“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định diều đó?
Câu 6. Ở sân trường hay trong công viên, em đã từng được tham gia nhiều trò chơi thú vị. Hãy chọn một trò chơi mà em yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn . ( Bài viết độ dài khoảng 20 dòng)
Đề 9
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
 “Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”
 ( Lê Lựu)
Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
Phân loại từ láy tìm được theo kiểu từ láy đã học.
Câu 2: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.
Câu 3. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.
b) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho tôi vài cái bánh rợm.
c) Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học.
Câu 4. Tìm vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a) Cả lớ ... át bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
	Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng òa ra ngọt ngào.”
 ( Vườn nhà- Tố Hữu)
 Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận đựơc hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào?
Câu 5. 
“Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờchim cũng nín
Bông vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng tránNgời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!”
 ( Theo chân Bác- Tố Hữu)
 Dựa vào nội dung bài thơ và bằng trí tượng tưởng của mình, em hãy tả lại quang cảnh quảng trường Ba Đình, Hà Nội trong ngày Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên xuất hiện trước đông đảo quần chúng nhân dân đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam ( 2 - 9 - 1945)
Đề 34
Câu 1. Ghép thêm một tiếng vào tiếng trắng, tiếng đỏ để tạo thành :
- Các từ ghép có nghĩa tổng hợp;
- Các từ ghép có nghĩa phân loại.
Câu 2. Cho các câu tục ngữ sau:
- Ăn vóc học hay.
- Học một biết mười.
a) Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên.
b) Mỗi câu tục ngữ trên có ý khuyên chúng ta điều gì?
Câu 3. Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong các câu sau:
- Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình , sẵn sàng tụt xuống hố sâu.
- Những con bọ nét béo núc, mình đầy lông lá dữ tợn bám đầy các cành cây.
Câu 4. 
 “ Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyên rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.”
 ( Tình quê hương –Nguyễn Khải – Tiếng Việt 5, tập 1)
 Đọc đoạn văn, em hiểu và có những cảm xúc gì với quê hương làng xóm?
Câu 5. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 20 -25 dòng) về người thân yêu nhất của em.
Đề 35
Câu 1. Xác định nghĩa của từ nhà trong các tập hợp từ dưới đây:
 nhà rộng; nhà nghèo; nhà sạch; nhà sáu miệng ăn; nhà Lê; nhà Nguyễn; nhà tôi đi vắng rồi bác ạ!
Câu 2. Đặt một câu văn có sử dụng hai thành ngữ.
Câu 3. Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ( nếu có) trong câu văn sau:
 Cô Bốn tôi rất nghèo. Cái hình ảnh trong tôi về cô , đến bây giờ vẫn còn rõ nét.
 Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
 Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
Câu 4. Đặt một câu văn có đủ các bộ phận phụ : trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, rồi chú thích rõ các bộ phận phụ trong câu em vừa đặt.
Câu 5.
 “ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường.
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
 ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
 Em thấy đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
Câu 6. Tập làm văn:
“Chiều kéo lên một mảng trời màu biển:
Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ.
Diều no gió- những cánh buồm hiển hiện.
 Biển trên trời! Em bé bỗng reo to.”
 Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 20 -25 dòng) tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên.
Đề 36
Câu 1. Cho một số từ sau:
 vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung thành, gầy, phản bội, khỏe, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.
Hãy:
a) Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
b) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm.
Câu 2. Tìm những tiếng có thể kết hợp với lễ để tạo thành từ ghép. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ lễ phép.
Câu 3. Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép ( tổng hợp, phân loại) và từ láy.
Câu 4. Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây:
Trên trời, mây trắng như bông.
Trên trời, có đám mây xanh.
Vì những điều mong ước của nó đã thực hiện được nên nó rất vui.
Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.
Câu 5. Hãy chữa lại hai câu sai dưới đây cho đúng, theo những cách khác nhau:
Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Câu 6. 
“ Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học.
Mỗi khoảng trống trên bàn – có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi.”
 ( Tháng ba đến lớp – Thanh Ứng)
 Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ trên, vì sao?
Câu 7. Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 25 dòng) về người thân yêu nhất của em.
Đề 37
Câu 1. Cho một số từ sau:
 thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên thành ba nhóm:
Từ ghép tổng hợp;
Từ ghép phân loại;
Từ láy.
Câu 2. Tìm những tiếng có thể có thể kết hợp với hòa để tạo thành những từ ghép. Tìm những từ gần nghĩa với từ hòa bình.
Câu 3. Xác định từ loại của những từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp ,sự đau khổ và tìm thêm các từ tương tự.
Câu 4. Tìm các bộ phận chính( chủ ngữ, vị ngữ) và bộ phận phụ trạng ngữ của câu sau đây:
 Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
Câu 5.
 “ Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
 ( Mẹ - Trần Quốc Minh)
 Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên, vì sao?
Câu 6. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 25 dòng) tả quang cảnh làng, bản ( hoặc phố) em lúc bắt đầu một ngày mới.
Đề 38
Câu 1. Thay các từ in nghiêng dưới đây bằng các từ tượng thanh hoặc tượng hình thích hợp:
Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.
Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
Câu 2. Trong các từ của câu thơ:
 “ Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.”
 ( Qua Thậm Thình- Tiếng Việt 5, tập 2)
Có những từ nào là từ ghép và những từ ghép đó thuộc từ ghép loại gì?
Câu 3. Nghĩa của từ quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi có gì khác so với quả trong quả tim, quả đồi, quả đất?
 Ghi chú: quả trong tiếng địa phương còn được gọi là núi.
Câu 4. Tìm các tính từ trong khổ thơ sau:
 “ Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
 Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
 Xóm làng, đồng rộng, rừng cây, 
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
 Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng , cau thẳng, hàng hàng nắng soi.”
 (Việt Nam – Lê Anh Xuân – Tiếng Việt 5, tập một)
Câu 5. Tìm các bộ phận: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc.
b) Ánh trăng trong chảy khắp các cành cây kẽ lá, tràn ngậm con đường trắng xóa.
Câu 6. Xác định từ loại của các từ làm vị ngữ trong các câu sau:
a) Nước chảy, đá mòn.
b) Dân giàu, nước mạnh.
Câu 7. Dòng thơ cuối của khổ thơ sau:
 “ Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà
 Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim”
 (Vườn em – Trần Đăng Khoa)
Có những hình ảnh sinh động . Theo em, bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên được những hình ảnh sinh động ấy?
Câu 8. Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn( khoảng 20 dòng)
Đề 39
Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép: b) Các từ ghép:
mềm .. mềm
xanh. xanh.
khỏe khỏe .. 
lạnh. lạnh..
vui.. vui..
Câu 2. Các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh rán, bánh nếp, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì?
 Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
Câu 3.Trong câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục có những cặp từ nào trái nghĩa? Có thể thay thế các từ trong và đục bằng những từ nào mà nghĩa cơ bản của câu vẫn đảm bảo?
Câu 4. Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
-Đi ngược về xuôi.
-Nhìn xa trông rộng.
-Nước chảy bèo trôi.
Câu 5. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
Mùa xuân là Tết trồng cây. 
Con hơn cha là nhà có phúc.
Dưới ánh trăng , dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Câu 6. Có thể thay thế cụm từ ngày nào cũng trong câu Chúng em ngày nào cũng thuộc bài trước khi đến lớp bằng những từ hoặc cụm từ nào mà nghĩa của câu cơ bản không thay đổi?
Câu 7. Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”
 Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp?Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì?
Câu 8. Em đã đọc truyện Rùa và Thỏ ( Tiếng Việt 3 – Tập 1) Em hãy đặt mình trong vai Thỏ kể lại cuộc chạy thi giữa Thỏ ( em) và Rùa, đồng thời ghi lại cảm nghĩ khi bị thua Rùa.
Đề 40 
Câu 1. Cho các kết hợp hai tiếng sau:
 xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập thể, bánh rán, bánh kẹo.
 Hãy:
Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép; 
Phân loại các từ ghép đó.
Câu 2. Trong bài Sầu riêng của Mai Văn Tạo ( Tiếng Việt 5, tập một) có câu:
 Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.
Hãy:
Tìm các tính từ có trong đoạn văn.
Nhận xét về từ loại của các từ cái béo, mùi thơm.
Câu 3. Đặt ba câu với yêu cầu:
Một câu có năm nay là bộ phận trạng ngữ.
Một câu có năm nay là bộ phận chủ ngữ.
Một câu có là năm nay là bộ phận vị ngữ.
Câu 4. Em hãy chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau, phân tích nguyên nhân và chữa lại cho đúng:
Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý .
Bạn Hùng chạy bon bon.
Câu 5.Nhà văn Võ Văn Trực viết: 
 “ Ôm quanh núi Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua,  nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân”
 ( Vời vợi Ba Vì)
Em hãy phân tích những nét đặc sắc trong cách dùng từ, đặt câu của tác giả.
Câu 6. Em có những cảm nghĩ gì nếu em đạt được giải cao trong kì thi chon học sinh giỏi Quốc gia lần này?

Tài liệu đính kèm:

  • doc40 de on thi HSG TV cuoi cap.doc