Bài 1:
a) Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ. B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ.
C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng.
b) Hai từ “ xuân” trong câu “ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” .Thuộc từ nào dưới đây:
A. Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa.
c) Những từ nào chứa tiếng “hữu” có nghĩa là '' bạn''?
A. Hữu tình B. Hữu ích C. Bằng hữu D. Hữu ngạn
d) Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”.
A. Bảo vệ B. Bảo hành C. Bảo kiếm D. Bảo quản
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 5 Năm học : 2009 – 2010 Môn thi : Tiếng Việt Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 4 bài 2 trang) Bài 1: a) Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ: A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ. B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ. C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng. b) Hai từ “ xuân” trong câu “ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” .Thuộc từ nào dưới đây: A. Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. c) Những từ nào chứa tiếng “hữu” có nghĩa là '' bạn''? A. Hữu tình B. Hữu ích C. Bằng hữu D. Hữu ngạn d) Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”. A. Bảo vệ B. Bảo hành C. Bảo kiếm D. Bảo quản e) Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần càng nhẹ dần. B. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C. Bầu trời cũng sáng xanh lên. D. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. g) Dòng nào chỉ gồm các từ đồng nghĩa với nhau ? Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc. B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị. C Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày. D Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn. h) Hai vế của câu ghép " Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ." được nối với nhau bằng nhau bằng cách nào ? A. Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả. B. Cặp quan hệ từ chỉ tăng tiến. C. Cặp quan hệ từ chỉ tương phản. D. Bằng cặp từ hô ứng. Bài 2: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. Sau những cơn mưa xuân, một màu non xanh ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Bài 3: Kết thúc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" nhà thơ Đặng Hiển viết: “ Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao? Bài 4: Tuổi thơ của em gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm đẹp của những đêm trung thu rước đèn, phá cỗ. Em hãy viết một bài văn tả cảnh đêm trung thu, trăng sáng mà em được chứng kiến. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 5 Năm học : 2009 – 2010 Môn thi : Tiếng Việt (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Bài 1: (4 điểm) Khoanh vào mỗi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho 0,5 điểm . riêng ý g cho 1 điểm. a) Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ: A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ. B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ. C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng. b) Hai từ “ xuân” trong câu “ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” .Thuộc từ nào dưới đây: A. Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. c) Từ nào chứa tiếng “hữu” có nghĩa là '' bạn''? A. Hữu tình C. Bằng hữu B. Hữu ích D. Hữu ngạn d) Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”. A. Bảo vệ C. Bảo kiếm B. Bảo hành D. Bảo quản e) Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần càng nhẹ dần. B. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C. Bầu trời cũng sáng xanh lên. D. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. g) Dòng nào chỉ gồm các từ đồng nghĩa với nhau ? Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị. C Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày. D Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn. h) Hai vế của câu ghép " Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ." được nối với nhau bằng nhau bằng cách nào ? A. Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả. B. Cặp quan hệ từ chỉ tăng tiến. C. Cặp quan hệ từ chỉ tương phản. D. Bằng cặp từ hô ứng. Bài 2: (1,5điểm) tìm được mỗi TN, CN, VN cho 0,25 điểm Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. Sau những cơn mưa xuân, một màu non xanh ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Bài 3: ( 1 điểm) Hướng dẫn - Hình ảnh "Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên . (0,25 điểm) - Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”: Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão.Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: Mẹ rất cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm"bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu ( 0,75 điểm) Bài 4: (3,5 điểm) Tuổi thơ của em gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm đẹp của những đêm trung thu rước đèn, phá cỗ. Em hãy viết một bài văn tả cảnh đêm trung thu, trăng sáng mà em được chứng kiến. Hướng dẫn Học sinh viết được khoảng 15 dòng trở lên, tả được nét tiêu biểu của đêm trung thu , trăng sáng. Bài viết đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, có cảm xúc ... mới cho điểm tối đa (4 điểm) a/Mở bài: Giới thiệu về cảnh đêm trung thu, trăng sáng. (0,5 điểm) b/Thân bài: - Tả bao quát chung cảnh đêm trung thu (0,5 điểm) - Chi tiết: + Tả được cảnh bầu trời, mặt đất, cây cối trong đêm trăng; tả được mặt trăng tròn, sáng (1 điểm) + Tả vài hoạt động vui chơi rước đèn, cắm trại, phá cỗ, (0,75 điểm) Nêu được ý nghĩa của đêm trung thu (0,25 điểm) c/Kết bài: Niềm vui, cảm xúc của các em trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp (0,5 điểm) Trừ điểm: Học sinh mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ sai.... mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Toàn bài trừ tối đa 1,0 điểm. .........................................Hết.............................................
Tài liệu đính kèm: