Đề thi học sinh giỏi tiếng Việt - Lớp 5

Đề thi học sinh giỏi tiếng Việt - Lớp 5

Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:

Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.

a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .

c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

 

doc 316 trang Người đăng huong21 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tiếng Việt - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi tiếng việt số 1
Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
 Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.
 Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết :
Bác sống như trời đất của ta
 Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ?
Câu 6 (6 điểm) 
“Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ di
 Nghé vừa đi vừa nhảy”
 Thi nghé- Huy Cận
Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
đề thi tiếng việt số 2
Câu 1 ( 2 điểm) Những từ đeo , cõng , vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai được không? Vì sao?
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của , để , do , bằng , với , hoặc .
Câu 3 ( 2điểm) Tìm những đại từ được dùng trong câu thơ sau:
Ta với mình , mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu.
 ( Tố Hữu)
Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn bàn về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã , em nâng”
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc 2 câu ca dao :
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
 Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy đi cày 
Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.
 Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?
Câu 6 ( 6 điểm) Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn lệ hường . Em có dịp đứng ngắm ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy .
đề thi tiếng việt số 3
Câu 1 ( 2 điểm ) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu)
Việt Nam đất nước ta ơi ! 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi)
Đây suối Lê - nin , kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió 
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh)
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu :
Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba ( xuân là danh từ ).
Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ (xuân là tính từ ).
Chỉ một năm ( xuân là danh từ ) .
Câu 3 ( 2 điểm) Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây , rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại , nghĩa gốc , nghĩa chuyển.
 -Bụng no ; - đau bụng ;
_ mừng thầm trong bụng ; - ăn no chắc bụng ; 
- sống để bụng , chết mang đi ; - có gì nói ngay không để bụng ; 
- suy bụng ta ra bụng người ; tốt bụng ; - xấu bụng ; 
- miệng nam mô , bụng bồ dao găm; - thắt lưng buộc bụng ;
- bụng đói đầu gối phải bò ; - bụng đói ; 
- bụng mang dạ chữa ; - mở cờ trong bụng ;
 một bồ chữ trong bụng . - bụng bảo dạ ; 
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết đoạn văn tả cảnh vật mà em yêu thích , trong đó có dùng 2 – 3 từ chỉ màu xanh khác nhau.
Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài Chiếc xe lu , nhà thơ Trần Nguyên Đào có viết:
Tớ là chiếc xe lu Tớ là phẳng như lụa
Người tớ to lù lù Trời nóng như lửa thiêu
Con đường nào mới đắp Tớ vẫn lăn đều đều
Tớ san bằng tăm tắp Trời lạnh như ướp đá
Con đường nào rải nhựa Tớ càng lăn vội vã
Theo em , qua hình ảnh chiếc xe lu ( xe lăn đường ) , tác giả muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi những phẩm chất gì đáng quý ?
Câu 6 ( 6 điểm) Lần đầu tiên em cắp sách tới trường , đầy bỡ ngỡ và xúc động . Ngôi trường thật lạ , không giống trường mẫu giáo của em . Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá . Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu tiên ấy.
đề thi tiếng việt số 4
Câu 1 ( 2 điểm) Trong những câu nào dưới đây, các từ đi mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Nó chạy còn tôi đi . Anh đi ô tô,còn tôi đi xe đạp
 Cụ ốm nặng , đã đi hôm qua rồi. Thằng bé đã đến tuổi đi học.
 Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
 Ghế thấp quá không đi được với bàn.
Câu 2 ( 3 điểm ) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng :
Cây bị đổ nên gió thổi mạnh . - Trời mưa và đường trơn.
Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn .
Câu 3 ( 2 điểm ) Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây : 
 Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động . Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước ( Theo Trần Hoài Dương)
Tìm động từ, tính từ trong đạn trích trên
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : Xinh tươi, dịu dàng, rực rỡ
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :
Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ
d)Tìm các từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào ?
e) Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hoá ?
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người, một vật, một việc mà em muốn nói.Trong đoạn văn, có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh tròn các dấu phẩy trong đoạn văn.
Câu 5 ( 4 điểm ) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập ( 1945), Bác Hồ đã viết : 
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
 Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào ?
Câu 6 ( 6 điểm ) Mới ngày nào em còn là học sinh lớp một bỡ ngỡ, rụt rè, khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay máI trường Tiểu học thân thương đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây đều gắn bó với em cùng biết bao kỉ niệm vui buồn. Em ngắm nhìn tất cả, lòng tràn ngập bâng khuâng , xao xuyến. Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay lưu luyến
đề thi tiếng việt số 5
Câu 1: ( 2 điểm ) Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau . Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này.
a)Mình về với Bác đường xuôi Hoan hô anh giải phóng quân!
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Kính chào Anh , con người đẹp nhất 
 Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất 
áo nâu túi vải , đẹp tươi lạ thường! Sống hiên ngang , bất khuất trên đời 
 ( Tố Hữu) Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Nừu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong sự dã man.
Cởu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
Mặc dù khuôn mặt bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ .
Tuy làng mạc bị phá tàn nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa.
Câu 3 ( 2 điểm ) Phân loại các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép . Em dựa vào đây để phân chia như vậy ?
Mùa thu năm 1929 , Lý Tự Trọng về nước , được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển .
Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi .
Mờy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa .
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn . Trong đoạn văn , có sử dụngh phép thay thế từ ngữ để liên kết câu . ( Viết xong , gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế trong đoạn văn )
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc bài thơ sau:Cả nhà đi học
 Đưa con đến lớp mỗi ngày 
Như con , mẹ cũng “ thưa thầy” , “ chào cô”
Chiều qua bố đón , tình cờ 
Con nghe bố cũng “ chào cô” , “ thưa thầy” 
Cả nhà đi học , vui thay !
Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà 
Hèn chi mười điểm hôm qua 
Nhà mình như thể ba điểm mười.
( Cao Xuân Sơn)
Câu 6 ( 6 điểm) Mùa xuân đến . Cây cối đâm chồi nảy lộc , chim hót véo von . Vạn vật bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá .Em hãy tả lại cảnh sắc màu xuân tươi đẹp đó 
đề thi tiếng việt số 6
Câu 1 ( 2 điểm) Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm , từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị đánh bắt hải sản.
 b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt.
 - Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời.
 - Đạn bay rào rào.
 - Chiếc áo này đã bay màu.
Câu 2 ( 3 điểm) Chuyển những cặp câu sau đây thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ :
 a)Rùa biết mình chậm chạp . Nó cố gắng chạy thật nhanh .
 b)Thỏ cắm cổ chạy miết . Nó vẫn không đuổi kịp Rùa .
 c)Thỏ chủ quan , coi thường người khác . Thỏ đã thua Rùa .
 d)Câu chuyện này hấp dẫn , thú vị . Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc 
Câu 3 ( 2 điểm) 
 a)Vạch danh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1 . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong từng vế câu .
 Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
Câu 4 ( 3 điểm) Viết một đoạn văn tả lại cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời.
Câu 5 ( 4 điểm) Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ được nhà thơ Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau:
 Con bị thương , nằm lại một mùa mưa 
 Nhớ dáng mẹ ân  ... Trong sương thu ẩm ướt
C. Những chùm hoa khép miệng D. Những chùm hoa
8. Câu trên thuộc kiểu câu gì ?
A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ?
II. Tự luận:
1, Xếp các từ ngữ, thành ngữ dưới đây vào ba nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm: giang sơn, hoà bình, xây dựng, núi sông, hữu nghị, đoàn kết, vững bền, giữ gìn, giang sơn gấm vóc, bốn biển một nhà, rừng vàng biển bạc.
2, Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng...”
 Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì ?
3,Tập làm văn: Sau những ngày đông giá rét, sáng nay nắng hồng bừng lên ấm áp. Các cành cây lấm chấm chồi non. Hãy tả lại vẻ đẹp của làng quê em trong buổi sáng đầu xuân ấy.
đề thi tiếng việt số 148
I. Trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Đường đua của niềm tin
 Thủ đô Mê-xi-cô một tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen ác-va-ri, người Tăn-da-ni-a tập tễnh những bước cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-pích với một chân bị băng bó. Anh là người về đích cuối cùng trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.
 Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn lại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Búc bước tới chỗ ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. 
 Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi chín nghìn dặm tới đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua”.
1. Vận động viên Giôn Xti-phen ác-va-ri về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào ?
a. Anh là người về đích cuối cùng.
b. Anh bị đau chân.
c. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc đua và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.
2. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy ?
a. Vì đó là quy định của ban giám khảo ?
b. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
c. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình: tham gia và hoàn thành cuộc thi.
3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy nổ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình.
b. Đừng bỏ cuộc khi thi đấu thể thao.
c. Đừng buồn khi không giành được chiến thắng trong cuộc thi.
4. Đoạn văn trên có mấy từ láy ?
a. 2 từ láy b. 3 từ láy c. 4 từ láy d. 5 từ láy.
5. Chủ ngữ trong câu “Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc”là:
a. Những người b. Những người chiến thắng
c. Những người chiến thắng cuộc thi 
d. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương
6. Câu văn sau có mấy tính từ ? Mấy động từ ?
 Sân vận động hầu như vắng ngắt khi ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.
- a. 1 tính từ b. 2 tính từ c. 3 tính từ d. 4 tính từ.
- a. 1 động từ b. 2 động từ c. 3 động từ d. 4 động từ
Phần II: Tự luận.
1. Xác định từ loại của từ quyết định trong các câu sau:
a. Tôi quyết định xin lỗi bạn vì lời nói thiếu lịch sự của tôi đối với bạn. (là: .......................)
c. Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong tôi.(là: ................)
2.a, Phân biệt nghĩa của hai từ sau: đoàn kết, câu kết................................................................
...................................................................................................................................................
b, Đặt câu với mỗi từ trên
..................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
3. Đọc bài thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của bạn nhỏ ?
 Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hoá đám mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
4. Tập làm văn: Vận động viên Giôn Xti-phen ác-va-ri trong câu chuyện Đường đua của niềm tin phải cố gắng lắm mới hoàn thành cuộc đua. Em cũng đã từng cố gắng để làm một việc gì đó có kết quả tốt. hãy kể lại câu chuyện đó.
đề thi tiếng việt số 149
Phần trắc nghiệm ( 10 điểm )
Em hóy khoanh trũn vào chữ cỏi đặt trước cõu trả lời đỳng nhất cho mỗi cõu hỏi dưới đõy:
Cõu 1: Quan hệ từ nào sau đõy cú thể điền vào chỗ trống trong cõu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cỏm thỡ lười biếng, độc ỏc.” ?
a. cũn b. Là c. Tuy d. dự
Cõu 2	 	“ Vỡ chưng bỏc mẹ tụi nghốo,
 	Cho nờn tụi phải băm bốo, thỏi khoai.”
Cõu ca dao trờn là cõu ghộp cú quan hệ gỡ giữa cỏc vế cõu?
a. quan hệ nguyờn nhõn - kết quả. b. quan hệ kết quả - nguyờn nhõn.
c. quan hệ điều kiện - kết quả. d. quan hệ tương phản.
Cõu 3: Dũng nào dưới đõy chứa cỏc từ thể hiện nột đẹp tõm hồn, tớnh cỏch của con người ?
a. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phỳc hậu
b. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiờn, phỳc hậu
c. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phỳc hậu
d. thuỳ mị, nết na, hồn nhiờn, đằm thắm, cường trỏng
Cõu 4: Cõu nào dưới đõy là cõu ghộp ?
a. Lưng con cào cào và đụi cỏnh mỏng mảnh của nú tụ màu tớa, nom đẹp lạ.
b. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rõy bụi mựa đụng, những chựm hoa khộp miệng bắt đầu kết trỏi.
c. Súng nhố nhẹ liếm vào bói cỏt, bọt tung trắng xoỏ.
d. Vỡ những điều đó hứa với cụ giỏo, nú quyết tõm học thật giỏi.
Cõu 5: Dũng nào dưới đõy là vị ngữ của cõu: “Những chỳ voi chạy đến đớch đầu tiờn đều ghỡm đà, huơ vũi.” ?
a. đều ghỡm đà, huơ vũi b. ghỡm đà, huơ vũi
c. huơ vũi d. chạy đến đớch đầu tiờn đều ghỡm đà, huơ vũi
Cõu 6: Từ nào dưới đõy cú tiếng “lạc” khụng cú nghĩa là “rớt lại; sai” ?
a. lạc hậu b. mạch lạc c. lạc điệu d. lạc đề
Cõu 7: Cõu: “Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.” cú mấy động từ ?
a. 4 động từ b. 3 động từ c. 2 động từ d. 1 động từ
Cõu 8: Cõu tục ngữ, thành ngữ nào sau đõy ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất bờn trong của con người ?
a. Đẹp như tiờn. b. Cỏi nết đỏnh chết cỏi đẹp.
c. Đẹp như tranh. d. Cả a, b, c đều đỳng.
Cõu 9: Nhúm từ nào dưới đõy khụng phải là nhúm cỏc từ lỏy:
a. mơ màng, mỏt mẻ, mũm mĩm b. mồ mả, mỏu mủ, mơ mộng
c. mờ mịt, may mắn, mờnh mụng d. Cả a, b, c đều đỳng.
Cõu 10: Trong cỏc nhúm từ lỏy sau, nhúm từ lỏy nào vừa gợi tả õm thanh vừa gợi tả hỡnh ảnh ?
a. khỳc khớch, rớu rớt, thướt tha, ào ào, ngoằn ngoốo
b. lộp độp, răng rắc, lanh canh, loảng xoảng, ầm ầm
c. khỳc khớch, lộp độp, loảng xoảng, leng keng, chan chỏt
d. Cả a, b, c đều đỳng.
Cõu 11: Từ khụng đồng nghĩa với từ “hoà bỡnh” là:
a. bỡnh yờn b. thanh bỡnh c. hiền hoà d. Cả a,b,c đều đỳng.
Cõu 12: Cõu : “Chỳ súc cú bộ lụng khỏ đẹp.” thuộc loại cõu gỡ?
a. Cõu kể b. Cõu hỏi c. Cõu khiến d. Cõu cảm
Cõu 13: Với 5 tiếng cho sẵn: kớnh, yờu, quý, thương, mến, em cú thể ghộp được bao nhiờu từ ghộp cú 2 tiếng?
a. 7 từ b. 8 từ c. 9 từ d. 10 từ
Cõu 14: Trong cõu: “Bạn .....ỳp tớ ....ận cõy bỳt ....ựm Hà với ! ”, em điền vào chỗ chấm những õm thớch hợp là:
a. 2 õm gi và 1 õm d b. 2 õm gi và 1 õm nh
c. 1 õm d và 1 õm nh, 1 õm gi d. 2 õm d và 1 õm gi
Cõu 15: Trong cỏc nhúm từ đồng nghĩa sau, nhúm từ nào cú sắc thỏi coi trọng:
a. con nớt, trẻ thơ, nhi đồng b. trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng
c. thiếu nhi, nhúc con, thiếu niờn d. con nớt, thiếu nhi, nhi đồng
Cõu 16: Chủ ngữ của cõu: “Cỏi hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trũ cũn đọng lại mói trong tõm hồn chỳng em.” là:
a. Cỏi hương vị ngọt ngào nhất b. Cỏi hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trũ
c. Cỏi hương vị d. Cỏi hương vị ngọt ngào
Cõu 17: Cõu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ rỏo con lăn.” núi lờn phẩm chất gỡ của người phụ nữ:
a. Yờu thương con. b. Lũng yờu thương con và sự hy sinh của người mẹ.
c. Nhường nhịn, giỏi giang. d. Đảm đang, kiờn cường và sự hy sinh của người mẹ.
Cõu 18: Trong cỏc cõu sau đõy, cõu nào cú trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian?
a. Vỡ bận ụn bài, Lan khụng về quờ thăm ngoại được.
b. Để cú một ngày trại vui vẻ và bổ ớch, chỳng em đó chuẩn bị rất chu đỏo.
c. Trong đợt thi đua vừa qua, lớp em đó về nhất.
d. Bằng đụi chõn bộ nhỏ so với thõn hỡnh, bồ cõu đi từng bước ngắn trong sõn.
Cõu 19: Từ “ai” trong cõu nào dưới đõy là từ nghi vấn?
a. ễng ta gặng hỏi mói nhưng khụng ai trả lời.
b. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?
c. Anh về lỳc nào mà khụng bỏo cho ai biết cả vậy?
d. Cả xúm này ai mà khụng biết chỳ bộ lộm lỉnh đú!
Cõu 20: Cõu nào sau đõy thuộc kiểu cõu kể Ai là gỡ ?
a. Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi giú, cảnh tượng thật là dữ dội.
b. Tấm và Cỏm là hai chị em cựng cha khỏc mẹ.
c. Khi đú, nhà bỏc học đó gần bảy chục tuổi.
d. Mựa thu, tiết trời mỏt mẻ.
PHẦN TỰ LUẬN:	TẬP LÀM VĂN ( 8 điểm )
	Đề bài: Tuổi thơ của em gắn liền với mỏi ấm gia đỡnh. Ở đú cú những người luụn chăm súc, vỗ về, dành cho em những gỡ tốt đẹp nhất. Hóy tả một người thõn mà em yờu quý.
đề thi tiếng việt số 150
Bài 1:
Bỏc Hồ đó khen tặng phụ nữ Việt Nam tỏm chữ vàng: anh hựng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. 
Với mỗi từ in đậm đú, em hóy:
a) Giải thớch nghĩa của nú.
b) Nờu hai cõu tục ngữ, ca dao ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Bài 2:
Dấu phẩy cú tỏc dụng gỡ trong cõu ? 
Viết 4 cõu núi về hoạt động của học sinh trong giờ học trờn lớp để minh họa cỏc tỏc dụng khỏc nhau của dấu phẩy.
Bài 3:
Tỡm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thớch hợp vào chỗ trống trong mỗi cõu ghộp: 
a) Tiếng cười ... đem lại niềm vui cho mọi người ... nú cũn là một liều thuốc trường sinh.
b) Những hạt mưa to .... nặng bắt đầu rơi xuống ... ai nộm đỏ, nghe rào rào.	Bài 4:
	Mạ non bầm cấy mấy đon
	Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
	Mưa phựn ướt ỏo tứ thõn
Mưa bao nhiờu hạt , thương bầm bấy nhiờu!
	( Tố Hữu, Bầm ơi )
Hóy viết đoạn văn trỡnh bày cảm nhận của em về đoạn thơ trờn.
Bài 5:
Trong địa phương em bờn cạnh những người cú cuộc sống đầy đủ, hạnh phỳc vẫn cũn cú những người cú hoàn cảnh rất khú khắn. Em hóy kể lại cuộc sống của một người cú hoàn cảnh khú khăn mà em được biết và nờu lờn cảm nghĩ của mỡnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHS TV L5.doc