Đề thi kiểm tra kỳ học II - Môn: Tiếng Việt (đọc )

Đề thi kiểm tra kỳ học II - Môn: Tiếng Việt (đọc )

Vầng trăng quê em

Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.

Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.

 Phan Sĩ Châu

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra kỳ học II - Môn: Tiếng Việt (đọc )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Tân Hòa 2
Lớp 5/ 
Tên:
 Thứ ngày..tháng ..năm 2012
	 THI KIỂM TRA KỲ HỌC II
 MÔN: Tiếng Việt (đọc ) Thời gian: 40 phút	
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. PHẦN I (Đọc thầm và làm bài tập )
Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
	Phan Sĩ Châu
2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa?
a. Ánh trăng, vầng trăng.	
b. Lũy tre, mắt lá.	
c. Cả a và b.
d. Cả a và b sai. 
2/ Bài văn thuộc thể loại:
a. Kể chuyện.	
b. Tả cảnh.	
c. Tả người.
d. cả 3 sai
3/ Tác giả quan sát cảnh vật dưới ánh trăng bằng:
a. Thị giác, xúc giác.	
b. Thính giác.	
c. Cả 2 ý trên đúng.
d .Cả 2 ý trên sai
4/ Tác giả tả kỹ ánh trăng nhằm nói lên điều gì?
.a. Tác giả thích ngắm trăng.
b. Đêm trăng sáng lan tỏa vào vạn vật.
c. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả.
d. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê
5/ Bài văn trên có mấy câu ghép? 
a. 2 câu.	
b. 4 câu.	
c. 3 câu.
d. 5 câu
6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu:
a. Ai là gì?	
b. Ai làm gì?	
c. Ai thế nào?
d. không phải kiểu câu.
7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”:
a. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
b. Ngăn cách các vế câu.
.c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là:
a. Ai	
b. Ai nấy	
c. Ai nấy đều
d. Ngồi
9/ Trong bài “trăng” được nhân hóa qua các từ ngữ:
a. lẩn trốn, ôm ấp, đi.	 
b. óng ánh, đậu, chìm.	 
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
10/ Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là:
a. Những từ đồng nghĩa.
b. Một từ có nhiều nghĩa. 
c. Tất cả điều sai.
d. Những từ đồng âm.
	B /PHẦN 2 : Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
Học sinh bóp thăm 1 trong 3 bài sau và trả lời câu hỏi
1/ Tranh Làng Hồ (trang 88 sgk hk2)
2/Phong cảnh Đền Hùng(trang 68 sgk hk2)
3/ Tà áo dài Việt Nam (trang 122sgk hk2
Trường TH Tân Hòa 2
Lớp 5/ 
Tên:
 Thứ ngày..tháng ..năm 2011
	 THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 MÔN: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 40 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
I/ Chính tả (5 đ )
 Nghe viết bài “Lớp học trên đường”
Đoạn 1 Từ: “Cụ Vi-ta- li..mà đọc được”
II/ Tập làm văn (5 đ )
	Đề bài:Em hảy tả một thầy giáo ( hoặc) cô giáo đã dạy em mà em thích nhất.
Bài Làm
CÂU HỎI KIỂM TRA PHẦN ĐỌC
I/ TRANH LÀNG HỒ
1/ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
	- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
2Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt
	- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột võ sò trộn với hồ nếp. 
3/ Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ
-Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam..
II /PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
1/ Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
	-Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Tam Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng.
2/ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng
	-Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ cách đây khoảng 4.000 năm.
	Vua Hùng thứ 18 có người con tên là Mỵ Nương.
3/ Em hiểu câu ca dao như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
	- Câu ca dao nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.
4/ Nội dung bài 
Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bài tỏa niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiê
III / TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
1/Chiếc áo dài có vai trò như thế nao2trong trang phục của phụ nữ Việt nam xưa?
	-Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
2/ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? 
	-Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thánh thoát hơn.
3/ Em có cảm nhận gì về vẽ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? 
	- Phụ nữ mặc áo dài trong thướt tha, duyên dáng hơn..
4/ Nội dung bài
-Bài văn giới thiệu chiếc áo dài cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI TIENG VIET 5 HKII.doc