Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán

A. TRẮC NGHIỆM (gồm 16 câu, mỗi câu 0, 25 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp số đúng cho mỗi câu hỏi sau :

Câu 1: Hỗn số 8 viết dưới dạng số thập phân là:

A. 0,85 B. 8,05 C. 8,5 D. 8,005

Câu 2: Quãng đường AB dài 270km. Một ôtô khởi hành từ A lúc 8 giờ và đến 11 giờ rưỡi thì nghỉ một lát. Ôtô chạy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ô-tô còn cách B bao nhiêu km?

 A. 108km B. 189km C. 81km D. 91,8km

Câu 3: Giá dầu tăng từ 6000 đồng lên 7500 đồng một lít. Hỏi giá dầu tăng bao nhiêu phần trăm?

 A. 15% B. 25% C. 20% D. 30%

Câu 4: Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi 144 m. Chiều dài bằng chiều rộng. Tìm chiều dài vườn hoa đó?

 A. 45m B. 27m C. 90m D. 54m

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN
 HƯNG YÊN	Năm học: 2010-2011 
	 - - ĐỀ DỰ BỊ - -	 Thời gian: 60 phút
A. TRẮC NGHIỆM (gồm 16 câu, mỗi câu 0, 25 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp số đúng cho mỗi câu hỏi sau :
Câu 1: Hỗn số 8 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,85 	B. 8,05	C. 8,5	D. 8,005
Câu 2: Quãng đường AB dài 270km. Một ôtô khởi hành từ A lúc 8 giờ và đến 11 giờ rưỡi thì nghỉ một lát. Ôtô chạy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ô-tô còn cách B bao nhiêu km?
	A. 108km	B. 189km	C. 81km	D. 91,8km
Câu 3: Giá dầu tăng từ 6000 đồng lên 7500 đồng một lít. Hỏi giá dầu tăng bao nhiêu phần trăm?
	A. 15%	B. 25%	C. 20%	D. 30%
Câu 4: Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi 144 m. Chiều dài bằng chiều rộng. Tìm chiều dài vườn hoa đó?
	A. 45m	B. 27m	C. 90m	D. 54m
Câu 5: Hiện nay mẹ hơn con 24 tuổi và tuổi con bằng tuổi mẹ. Hỏi cách đây ba năm con bao nhiêu tuổi?
A. 12 tuổi	B. 8 tuổi	C. 15 tuổi 	D. 9 tuổi
Câu 6: Tỉ số phần trăm của 135 và 200 là:
A. 67,5 %	B. 29,8%	C. 13,5% 	D. 6,75%
Câu 7: Trong các phân số : ; ; ; ; phân số nhỏ nhất là :
A. 	B. C. 	D. 
Câu 8: 
 Tìm diện tích hình vuông ABCD, biết hình tròn có diện tích bằng 50, 24 .
A. 30. 	B. 32.
C. 40.	D. 42.
Câu 9: Tìm số tự nhiên n sao cho: 
	A. n = 3	B. n = 4	C. n = 5	D. n = 6
Câu 10: Một ôtô đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ và khi từ B về A, ôtô đi với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi trung bình cả đi lẫn về ôtô đi với vận tốc bao nhiêu km/giờ?
	A. 48 km/giờ	B. 29 km/giờ	 C. 40 km/giờ	D. 28 km/giờ
Câu 11: Một sản phẩm được bán với giá 46000 đồng, trong đó tiền lãi là 15%. Vậy tiền vốn là :
A. 45985 đồng B. 40000 đồng C. 6900 đồng 	 D. 39100 đồng
Câu 12: Chữ số 5 trong số 12,345 có giá trị là :
A. 5 B. C. 	D. 
Câu 13: Một đoàn tàu chạy ngang qua một cột điện hết 7 giây. Cùng vận tốc đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 384m, hết 1 phút 11 giây. Chiều dài và vận tốc của đoàn tàu:
	A. 40m; 7m/giây	B. 42m; 6m/giây C. 45m; 6m/giây	D. 36m; 7m/giây
Câu 14: Cho tam giác ABC vuông ở góc A và ba nửa hình tròn có các đường kính AB = 3 cm; AC = 4 cm và BC = 5 cm; Diện tích phần tô đậm là?
A. 5 	B. 6 	
C. 12 	D. 18 
Câu 15: Hiện nay tuổi mẹ hơn tuổi con là 28 tuổi. Sau 2 năm nữa, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Tuổi con và tuổi mẹ hiện nay lần lượt là:
A. 13; 39	B. 12; 40	C. 10; 38	D. 8; 36 
Câu 16: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu giảm chiều dài đi 10cm và tăng chiều rộng thêm 14cm thì được một hình vuông. Diện tích hình chữ nhật là:
	A. 432 	B. 265 	C. 322 	D. 209
B: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
	Tìm x:	a/ x - = 2,5	b/ : x + = 	
Câu 2. (1 điểm)
Một xe lửa đi từ A lúc 6 giờ 45 phút để đến B với vận tốc 40,5 km/giờ. Dọc đường xe lửa nghỉ tại các ga hết 36 phút. Hỏi xe lửa đến B vào lúc nào, biết rằng quãng đường AB dài 97 km 200m?
Câu 3. (1 điểm)
Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật dài 4dm, rộng 3dm. Trong bể đặt một hòn núi giả có thể tích 9,6 Sau khi đổ nước vào bể vừa đủ ngập hòn núi giả thì chiều cao của mức nước là 2dm. Hỏi nếu lấy hòn núi giả ra thì chiều cao của mức nước sẽ giảm đi bao nhiêu dm?
Câu 4. (2 điểm)
Cho hình tam giác ABC có diện tích 54 , cạnh AB dài 15 cm. Trên BC lấy điểm M sao cho 
BM = 2 MC. Trên AB lấy điểm N sao cho diện tích tam giác BNM bằng 12 . 
 Tính khoảng cách BN?
Học sinh được chọn 1 trong 2 câu sau đây để làm (mỗi câu 1 điểm)
Câu 5.1 Tính nhanh
Câu 5.2 
Một bể cá đang không có nước. Nếu mở vòi I, II, III thì bể sẽ đầy trong 72 giây. Nếu mở vòi II, III, IV thì bể sẽ đầy trong 90 giây. Nếu mở vòi I, IV thì bể sẽ đầy trong 120 giây. Hỏi nếu mở cả 4 vòi nước đó thì bể sẽ đầy trong thời gian bao lâu?
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI THỬ VÀO LỚP 6 HƯNG YÊN	Năm học: 2010-2011
A. TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0,25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
D
B
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
A
A
D
D
Câu
13
14
15
16
Đáp án
B
C
B
A
B. TỰ LUẬN:
Câu 1. (1 điểm)	a/ Đáp số: 	b/ Đáp số: 
Câu 2. Đổi 97km 200m = 97,2 km	 (0,25 đ)	
- Thời gian xe lửa đi từ A đến B là:	97,2 : 40,5 = 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút	 (0,25 đ)
- Thời gian xe lửa đi từ A đến B kể cả lúc nghỉ tại các ga là: 2 giờ 24 phút + 36 phút = 3 giờ (0,25 đ)
- Vậy xe lửa đến ga B vào lúc: 6 giờ 45 phút + 3 giờ = 9 giờ 45 phút	 (0,25 đ)
Câu 3.
Thể tích phần bể ở mức nước 2dm là:
	4 . 3 . 2 = 24 ()	(0,25 đ)
Khi lấy hòn núi giả ra thì thể tích nước còn lại:
	24 – 9,6 = 14,4 ()	(0,25 đ)
Lúc đó chiều cao của mực nước là:
	14,4 : (4 . 3) = 1,2 (dm)	(0,25 đ)
Chiều cao của mức nước giảm đi là:
	2 – 1,2 = 0,8 (dm)	(0,25 đ)
Câu 4.
Nối A với M, ta thấy hai hình tam giác ABC và ABM có chung đường cao hạ từ đỉnh A đến cạnh BC.
	Vì BM = 2/3 .BC	 (0,25 đ)
 nên (0,5 đ)
 Diện tích hình tam giác ABM gấp diện tích tam giác BMN số lần là:
	36 : 12 = 3 (lần) 	 (0,5 đ)
Mặt khác hai hình tam giác ABM và NBM có chung chiều cao hạ từ đỉnh M đến cạnh AB. (0,25đ)
	Từ đó suy ra AB = 3 . BN 	
 >> BN = 5 (cm) 	 (0,5 đ)
Câu 5.1 (1 đ)
Câu 5.2 (1 đ)
*Trong 1 giây:
Vòi I, II và III chảy được (bể)
Vòi II, III và IV chảy được (bể)
Vòi 1, IV chảy được (bể) 
Cả bốn vòi chảy được vào bể:
	 (bể)	
*Thời gian để cả 4 vòi chảy đầy bể là:
	 (giây)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN
 HƯNG YÊN	Năm học: 2009-2010 
	 - - ĐỀ DỰ BỊ - -	 Thời gian: 60 phút
PHẦN THI TỰ LUẬN
Câu 1: (2,25 điểm)
Hai chú kiến có vận tốc như nhau cùng xuất phát một lúc từ A và bò đến B theo hai đường cong I và II như hình vẽ bên. 
Hỏi chú kiến nào bò về đích trước?
Câu 2: (2 điểm)
 Cho hai hình vuông ABCD và MNPQ như trong hình vẽ. Biết BD = 12 cm. Hãy tính diện tích phần gạch chéo.
Câu 3: (1,75 điểm)
Lúc 6 giờ một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45km/giờ. Lúc 6 giờ 20 phút cùng ngày một ôtô cũng đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 55 km/giờ. Hỏi ôtô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? Địa điểm gặp nhau cách tỉnh B bao nhiêu kilômet ? Biết quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài 165 km.
Câu 4: (3 điểm)
 Cho tứ giác ABCD, biết: H và E lần lượt là các điểm trên cạnh AD và BC sao cho 
AD = 3. DH; BC = 3. BE. 
 Hãy so sánh diện tích phần đã tô màu với 
 diện tích tứ giác ABCD.
Câu 5: (1 điểm) 
 Tìm số có ba chữ số, biết số đó chia cho 2 dư 1, chia cho 5 dư 3 và chia hết cho 3, biết chữ số hàng trăm là 8.
	-----------------------HẾT-----------------------
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI THỬ VÀO LỚP 6 HƯNG YÊN	Năm học: 2009-2010
Câu 1:
Chú kiến bò từ A đến B theo đường cong II đi được quãng đường là:
	(1đ)
Chú kiến bò theo đường cong I đi được quãng đường bằng 	(1đ)
Vậy hai chú kiến đến B cùng một lúc.	(0,5đ)
Câu 2:
Diện tích tam giác ABD là :
	(0,25đ)
Diện tích hình vuông ABCD là :
 	36 x 2 = 72 	(0,25đ)
Diện tích hình vuông AEOK là :	
72 : 4 = 18 	(0,25đ)
Do đó : hay	 (0,25đ)
Diện tích hình tròn tâm O là: 
18 x 3,14 = 56,92 	(0,25đ)
Diện tích tam giác MON : 
 r x r : 2 = 18 : 2 = 9	(0,25đ)
Diện tích hình vuông MNPQ là :
 9 x 4 = 36 	(0,25đ)
Vậy diện tích phần gạch chéo là :
 56,52 - 36 = 20,52 	(0,25đ)
Câu 3:
	Thời gian xe máy đi trước ôtô là: 6giờ 20 phút - 6 giờ = 20 phút	(0,25 đ)
	Đổi 20 phút = giờ	(0,25 đ)
Khi ôtô xuất phát thì xe máy cách tỉnh A một khoảng là:	45 = 15 ( km )	(0,25 đ)
Sau mỗi giờ ôtô gần xe máy là: 55 - 45 = 10 ( km )	(0,25 đ)
Thời gian để ôtô đuổi kịp xe máy là: 15 : 10 = 1,5 ( giờ )	(0,25 đ)
Thời điểm để hai xe gặp nhau là:
6 giờ 20 phút + 1 giờ 30 phút = 7 giờ 50 phút	(0,25 đ)
Nơi hai xe gặp nhau cách tỉnh B: 165 - 55 1,5 = 82,5 ( km )	(0,25 đ)
Câu 4: 
suy ra 	(0,5 đ)
suy ra 	(0,5 đ)
Nối A với C, ta có:
(vì có chung chiều cao hạ từ đỉnh A; đáy )	(0,5 đ)
(vì có chung chiều cao hạ từ đỉnh C; đáy )	(0,5 đ)
	(1 đ)
Câu 5: 
Theo đề bài ta có: số đó có dạng , 0, a 0 
Để chia 2 dư 1 thì b = 1;3;5;7;9 ( 1)	 	 	 (0,25đ)
Để chia 5 dư 3 thì b = 3 hoặc 8 ( 2)	 	 (0,25đ)
Từ (1) và (2) suy ra b = 3 	 
Số đó có dạng 	 (0,25đ)
Để chia hết cho 3 thì (8 +a + 3) chia hết cho 3 hay (11 + a) chia hết cho 3	
Suy ra a = 1; 4; 7	 
Vậy các số cần tìm là: 813; 843; 873	 	(0,25đ) 
--------------------HẾT--------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT
 HƯNG YÊN	Năm học: 2009-2010
	 - ĐỀ DỰ BỊ - 	 Thời gian: 60 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1 điểm)
 Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau:
 - Tiên học lễ, hậu học văn
 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 2:	(1,5 điểm)
 Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau đây:
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.	 
c. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ và hai bên bờ cát	
Câu 3: (1 điểm)
a/ Em hãy giải nghĩa từ “xuân” trong các câu sau:
	 - Xuân(1) về, trăm hoa đua nở.
	 - Nhân dân ta ra sức xây dựng đất nước ngày một thêm xuân(2).
	b/ Tìm các quan hệ từ có trong đoạn trích sau:
	“Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ”nhưng cao hơn hẳn cái đầu” (Theo Nguyên Ngọc)
Câu 4: (2,5 điểm)
Trong bài Việt Nam thân yêu , nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	 “ Việt Nam đất nước ta ơi!
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” 
 	 (Nguyễn Đình Thi)
 Em hãy viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ của mình về đất nước Việt Nam qua đoạn thơ trên.
Câu 5: (4 điểm) 
	Nếu được một vị tiên ban cho em ba điều ước, em sẽ ước những điều gì?
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI THỬ VÀO LỚP 6
 HƯNG YÊN	Năm học: 2009-2010
Câu 1:	- Tiên học lễ, hậu học văn: Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất chính là học lễ nghĩa, phép tắc ứng xử, còn sau đó mới đến chuyện học hành.
	- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Một con ngựa trong đàn bị đau thì cả đàn đều bỏ cỏ. Câu thành ngữ thể hiện sự sự đoàn kết, chia sẻ và quan tâm đến đồng đội cần có trong một cộng đồng.
Câu 2: 
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban
	TN	 VN	 CN
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
	 CN	 TN VN
c. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ và hai bên bờ cát	
 TN	 CN	 VN	 CN VN
Câu 3:	a/ Giải thích mỗi từ đúng được 0,25 điểm)
- Xuân(1) : Mùa mở đầu của một năm mới và ; 
	 - Xuân(2): diễn tả sự tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
b/ Cứ 2 từ đúng được 0,25 điểm.
Quan hệ từ : của, và, ở, nhưng.
Câu 4:
	Có thể nói, quê hương, đất nước Việt Nam luôn là mảng đề tài thân thuộc, gần gũi và đẹp nhất. Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những cánh đồng, cánh cò trong rất nhiều bài thơ, câu ca Việt Nam. Trong số các tác phẩm thơ văn, bài thơ Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là bài thơ em yêu mến nhất.
	Việt Nam đất nước ta ơi! 
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” 
 Không nhộn nhịp, xô bồ như những cảnh ở thành thị, đến với nông thôn, làng mạc, ta lại bắt gặp khung cảnh thật hồn nhiên, tươi đẹp và trữ tình. Đó chính là hình ảnh của những cánh đồng lúa vàng rực rỡ được nhà thơ so sánh với “biển” làm tăng thêm cái mênh mông, rộng lớn, và cũng từ đó, cái vàng tươi trẻ, đầy sức sống của đồng lúa như trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Buổi chiều, những cánh cò bay rập rờn chuẩn bị kiếm ăn cho những đứa con nhỏ thân yêu. Hình ảnh cánh cò cũng là tượng trưng cho người mẹ chịu thương chịu khó vì con, hay những người nông dân đang lao động cần mẫn vì cuộc sống mưu sinh. Những đám mây che đỉnh Trường Sơn, báo hiệu cho ngày tàn sắp sửa. Chỉ với ba câu thơ thôi, nhà thơ đã phác họa rõ nét về khung cảnh làng quê thật gần gũi,thân thuộc nhưng cũng thật tươi đẹp biết bao. Chính vì thế mà ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã phải thốt lên rằng: “Việt Nam đất nước ta ơi!”. Sau khi đọc bài thơ trên, em mong muốn ai cũng có thể có được một tình yêu nồng nàn, da diết với quê hương, đất nước như chính những tình cảm của em vậy.
Câu 5: * Chú ý mơ ước không chỉ riêng cho bản thân mà còn phải cho người khác.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT
 HƯNG YÊN	Năm học: 2008-2009
	 - ĐỀ DỰ BỊ - 	 Thời gian: 90 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN TIẾNG VIỆT
 Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ đuợc bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng ông chỉ thích có hai bức và phải chọn lấy một. 
Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi hững hờ. Tất cả ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo. 
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đỗ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách vúi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xoá. Thật chẳng bình yên chút nào. 
Nhưng sau khi ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít... Bình yên thật sự... 
	.. Câu chuyện được lược bỏ đoạn cuối..
a/ Hãy tìm những từ ghép, từ láy thể hiện sự tương phản trong hai bức tranh.
b/ Nếu em là nhà vua, em sẽ chọn bức tranh nào? Vì sao?
PHẦN TẬP LÀM VĂN
 Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau để làm bài
Đề 1:	Hãy miêu tả bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống con người vào một mùa trong năm. 
Đề 2: 
	Trong đêm khuya vắng vẻ
	Chú đi tuần đêm nay
	Nép mình dưới bóng cây
	Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi
	Rét thì mặc rét cháu ơi
	Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm
	(Chú đi tuần, Trần Ngọc)
Từ những cảm nhận về bài thơ trên, hãy viết bài tả về những người chiến sĩ, hay những anh bộ đội 
để thể hiện tình cảm của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI TUYEN SINH 56 APR.doc