Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Hình vẽ bên có :
a. .hình tam giác
b. .hình tứ giác
c. .đoạn thẳng
Bài 2 : Tính nhanh :
a. 21 + 28 + 24 + 16 + 12 + 19
b. 75 – 13 – 17 + 25
Bài 3 : Viết thêm hai số vào dãy số sau :
a. 11, 22, 33, 44, ., .,
b. 1, 2, 3, 5, 8, ., .,
Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn toán lớp 2 Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Hình vẽ bên có : ......hình tam giác ......hình tứ giác .......đoạn thẳng Bài 2 : Tính nhanh : 21 + 28 + 24 + 16 + 12 + 19 75 – 13 – 17 + 25 Bài 3 : Viết thêm hai số vào dãy số sau : 11, 22, 33, 44, ....., ......, 1, 2, 3, 5, 8, ....., ......, Bài 4 : Mai cho Hòa 5 bông hoa, Hòa lại cho Đào 3 bông. Lúc này mỗi bạn đều có 15 bông hoa. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa ? Bài 5 : Em hãy điền số thích hợp vào các ô trống của hình vuông để khi cộng các số theo hàng ngang, theo cột dọc, theo đường chéo các kết quả đều như nhau . 14 35 23 32 Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn tiếng việt lớp 2 I/ Đọc hiểu Chú gà trống choai Kéc! kè...ke...ke...e...e! Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống choai đấy. Chú ta đang ngất ngưỡng trên đống củi gốc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. đôi cánh chưa được cứng cáp nhưng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phốc lên đứng ở cành chanh, dù chỉ mới ở cành thấp thôi, lũ gà chiếp em út lại kháo với nhau ”Tuyệt! Tuyệt!” tỏ vẻ thán phục lắm. Hải Hồ Khoang tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Bài văn tả chú gà trống ở giai đoạn nào? Lúc còn bé nhỏ. Khi mới lớn lên. Khi đã trưởng thành. 2. Đặc điểm bộ lông đuôi của trống choai thế nào? a- Có dáng cong cong. b- Có dáng đuồn đuột. c- Có dáng cứng cáp. 3. Chi tiết nào tả hoạt động khoẻ nmạnh, nhanh nhẹn của trống choai? a- Hát vang ”Kéc! kè...ke...ke...e...e!”. b- Đứng ngất ngưỡng trên đống củi góc sân. c- Nhảy tót lên đống củi một cách gọn gàng. 4. Câu ”Chú ta đang ngất ngưỡng trên đống củi gốc sân kia kìa.” thuộc mẫu câu nào em đã học? a- Ai là gì? b- Ai làm gì? c- Ai thế nào? 5. Lũ gà Chiếp em út tỏ vẻ thán phục Trống choai ở điểm nào? a- Có tiếng hát rất hay. b- Khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. c- Đuôi có dáng đẹp, bộ cánh có duyên. II/ Tập làm văn Viết đoạn văn ( ít nhất 5 câu) kể về người anh hay chị, em ruột ( hoặc anh chị em họ) Gợi ý: Người em kể là ai ( tên gì, quan hệ với em thế nào)? Người đó có điểm gì nổi bật ( về tuổi tác , nghề nghiệp, hình dáng, tính tình...)? Tình cảm của em đối với người đó ra sao? Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn: Toán Lớp 3 Bài 1 : > <= 235 + 50 x 4 ....429 96 : 8 : 4 .....96 : 4 : 8 636 : (15 – 9) .....106 25 x 3 : 5 ......49 : 7 x 3 Bài 2 : Lớp 3A có 35 học sinh, lớp 3B có 29 học sinh. Số học sinh của lớp 3C bằng nửa tổng số học sinh của lớp 3A và lớp 3B. Hỏi lớp 3C có bao nhiêu học sinh? Bài 3 : Trên hình vẽ sau, hãy kể tên : Các hình tam giác A Các hình tứ giác E I K B D C Bài 4 : Một hình chữ nhật có chu vi là 36cm. Sau khi thêm vào chiều rộng 3cm và bớt chiều dài đi 3 cm thi hình chữ nhật đó trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Bài 5 : Từ 3 chữ số 5, 2, 3 hãy lập tất cả các số có hai chữ số khác nhau, rồi tính tổng các số vừa lập đó. Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn tiếng việt lớp 3 I/ Đọc hiểu đàn ngan mới nở Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí. Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mõ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mõ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lũn chũn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng. Tô Hoài Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây? Đoạn văn tả hai bộ phận nào nổi bật ở đàn ngan mới nở? Bộ lông, đôi mắt. Đôi mắt, cái mỏ. Cái mỏ, cái đầu. Câu văn nào cho thấy con ngan mới nở còn nhỏ bé và yếu đuối ? Những con ngan nhỏ mới mở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước,làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lũn chũn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng. Bài văn có mấy câu sử dụng phép so sánh? (Ghi vào ngoặc đơn theo thứ tự các câu trong bài ) Ba câu .(Đó là các câu:........) Bốn câu. (Đó là các câu:........) Năm câu. (Đó là các câu:........) Dòng nào dưới đây gồm bốn từ ngữ gợi tả màu sắc của đàn ngan? Vàng óng, đen nhánh hạt huyền, vàng nuột, đỏ hồng. Vàng óng, đen nhánh hạt huyền, bóng mỡ, đỏ hồng. Vàng óng, đen nhánh hạt huyền, long lanh , vàng nuột . Câu “Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí” thuộc kiểu câu gì em đã học ? Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai như thế nào ? II. Tập làm văn Viết một bức thư cho một bạn ở tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và thăm hỏi về việc học tập hoặc cuộc sống gia đình của bạn. Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn: Toán Lớp 4 Bài 1 : Không tính kết quả của phép nhân : Hãy so sánh A và B biết : A = 23 x 23 và B = 21 x 25 Bài 2 : Khi nhân một số với 32, một bạn đã đặt các tích riêng thẳng từng cột như trong phép cộng nên có kết quả là 2005. Hãy tìm tích đúng của hai số đã cho ? Bài 3 : Cô giáo chia 720 quyển vở cho 3 lớp. Biết 3 lần số vở của lớp 4A bằng 2 lần số vở của lớp 4B, 5 lần số vở của lớp 4B bằng 3 lần số vở của lớp 4C. Tìm số vở của mỗi lớp ? Bài 4 : Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào ô trống : ; ; Bài 5 : Một hình chữ nhật có chu vi 1994. Tính chiều dài và chiều rộng của hình đó, biết rằng hai số đo của chiều dài và chiều rộng là hai số tự nhiên liên tiếp. Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn tiếng việt lớp 4 Tìm các từ phức được cấu tạo theo mỗi cách sau : 5 từ ghép có nghĩa tổng hợp có tiếng tươi (M: tươi tốt); 5 từ ghép có nghĩa phân loại có tiếng xanh ( M : xanh lơ) 5 từ láy có tiếng chăm (M : chăm chút) Tìm 5 động từ (cột A), 5 tính từ (cột C) kết hợp với mỗi danh từ (cột B) trong bảng: A B C Danh từ Động từ Tính từ M : luộc Rau M : sạch thịt cá Đọc bài thơ : Nấu cơm Trưa nay bà mệt phải nằm Thương bà cháu đã giành phần nấu cơm Bà cười : vừa nát, vừa thơm! Sao bà ăn đựơc nhiều hơn mọi lần Vương Thừa Việt Hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu được thể hiện qua bài thơ trên. Kể lại câu chuyện ( ít nhất 15 câu) nói về một việc làm tốt trong gia đình, ở nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em đã được chứng kiến. Ghi chú : Bài làm có cho điểm về chữ viết và trình bày sạch sẽ. Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn: Toán Lớp 5 Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức : 3 - ( 1 + 1) - (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) Bài 2 : Một lớp học có 4 tổ, số người trong mỗi tổ đều bằng nhau. Đầu xuân đi trồng cây, mỗi người đều trồng được 4 hoặc 5 cây. Cả lớp trồng được 141 cây. Hỏi : Lớp đó có bao nhiêu người? Bao nhiêu người trồng được 5 cây? Bao nhiêu người trồng được 4 cây? Bài 3 : Một hình chữ nhật có chu vi 160m, nếu cắt chiều dài đi 8m và kéo chiều rộng thêm 8m thì hình mới là hình vuông. Hãy so sánh: Chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông. Diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật? Bài 4 : Tìm x biết : a. 1 – 1,2 + x = 0,5 b. 1,35 – x + 0,49 = 0,48 Bài 5 : Tổng của số thập phân và số tự nhiên bằng 168,6. Nêú chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải một hàng rồi cộng với số tự nhiên thì được 579. Tìm hai số đã cho ? Đề thi “trạng nguyên nhỏ tuổi” Môn tiếng việt Lớp 5 Đọc bài ca dao sau : Đi cấy Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông (1) nhiều bề Trông(2) trời, trông (3) đất, trông(4) mây Trông(5) mưa, trông(6) nắng, trông(7) ngày, trông(8) đêm Trông(9) cho chân cứng đá mềm Trời yên, bể lặng mới yên tấm lòng. Hãy cho biết: Từ trông trong các kết hợp nào ở bài ca dao trên được dùng theo nghĩa gốc(nhìn để nhận biết)? Từ trông trong các kết hợp nào ở bài ca dao trên được dùng theo nghĩa chuyển (mong, mong đợi)? Từ trông còn có nghĩa chuyển là “ để ý nhìn ngó,coi sóc giữ gìn cho yên ổn”. Hãy đặt một câu với từ trông được dùng theo nghĩa chuyển đó. Dùng các tiếng trông, mong, chờ, đợi, ngóng để tạo thành 10 từ ghép. Hãy nhận xét về nghĩa của các từ vừa ghép được. Đọc đoạn thơ sau của nhà thơ Thái Vĩnh Linh : Từ khi bà yếu Tấm lưng thêm còng Bố sắm chiếc gậy Đặt sẵn trong phòng. Nhưng bà lại bảo : Gậy nào vững hơn Bàn tay của cháu Dắt bà sớm hôm? Em hãy cho biết : ở khổ thơ thứ 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả nói được cảm nghĩ của bà về cháu như thế nào ? Viết bài văn (ít nhất 20 câu) tả một đồ vật hoặc con vật, cảnh vật có kỉ niệm đẹp đẽ hoặc sâu sắc đối với em trong những năm tháng học tập dưới mái trường tiểu học. Ghi chú : Bài làm có cho điểm về chữ viết và trình bày sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: