Đề thi và đáp án thi giáo viên giỏi

Đề thi và đáp án thi giáo viên giỏi

ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1: §ång chÝ h•y nªu chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng vµ yªu cÇu vÒ th¸i ®é của chương trình tiểu học?

CÂU 1: Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT và kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

- Chuẩn KTKN được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.

- Chuẩn KTKN là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục ở Tiểu học.

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi và đáp án thi giáo viên giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI 
 NĂM HỌC 2011 - 2012
ĐỀ CƯƠNG THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2011- 2012
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1: §ång chÝ h·y nªu chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng vµ yªu cÇu vÒ th¸i ®é của chương trình tiểu học?
CÂU 1: Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT và kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
- Chuẩn KTKN được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.
- Chuẩn KTKN là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục ở Tiểu học.
Câu 2: Người giáo viên tiểu học cần có những kiến thức gì theo yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
CÂU 2: 
1. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; 
c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;
d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
 a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; 
c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.  
4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; 
b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; 
c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; 
d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. 
5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương;
b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa phương;
c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh;
d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương. 
Câu 3: Lớp (môn) đồng chí dạy hiện nay có những tồn tại gì, nguyên nhân của khó khăn đó và hướng khắc phục của đồng chí trong thời gian tới.
CÂU 3:
Nêu được những tồn tại về kiến thức, kĩ năng, chất lượng học sinh.
Chỉ ra được các nguyên nhân, mang tính bản chất, trong đó đặc biệt chú trọng nguyên nhân từ phía giáo viên: về việc nắm kiến thức cần dạy, nắm đối tượng học sinh để hiểu và phân hoá đối tượng, hiểu về tâm sinh lí lứa tuổi 
Nêu được các giải pháp phù hợp và có tính sáng tạo trong đó nêu bật được những tác động đối với bản thân mình trong vai trò chủ thể của quá trình dạy, với chức năng tổ chức, điều khiển quá trình học của học sinh.
Câu 4: Nêu những điểm mới của thông tư 32/2009/TT-BGD về đánh giá xếp loại học sinh TH?
CÂU 4: Những điểm mới của thông tư 32/2009/TT-BGD là:
1.Nội dung bổ sung
Quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( Điều 10)
Quy định về xét hoàn thành chương trình tiều học ( Điều 12)
2.Những nội dung điều chỉnh
2.1.Về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HS tiểu học như quy định của Điều lệ trường TH ( Bổ sung nhiệm vụ góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương)
2.2.Điểm học lực môn năm và xét lên lớp
Điểm kiểm tra định kì cuối học kì 2 là điểm học lực môn năm, đồng thời cũng là điểm xét lên lớp
2.3.Xếp loại học sinh khá
Tiêu chuẩn xếp loại học sinh khá: Là tất cả các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại khá và các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành.
Câu 5: Nêu 5 nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ?
CÂU 5: 1, Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp an toàn
đảm bảo trường an toàn, sạch sẽ có cây xanh thoáng mát đủ ánh sáng, bàn ghé hợp lứa tuổi.
Có đủ nhà vệ sinh, cảnh quan sạch sẽ
HS tích cự tham gia bảo vệ cảnh quan giữ vệ sinh truờng lớp, cá nhân sạch sẽ.
2/ Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuối HS ở mối địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khíc sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Học sinh được khuyến khíc đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao
3/Rèn kỹ năng sống cho học sinh
Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạ khác.
Ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội
4/ tổ chức hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, trhể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động , tự giác của học sinh.
Tổ chức các trò chơi dân gain và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh
5/ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
Mối trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch, hấp dẫn hơn. Tuyên truyền giới thiệu công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh; phối hợp với chính quyền đoàn thể và nhân dân địa phương, phát huy giá trị di tích lịch sử vaen hoá cách mang cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Câu 6: Hãy nêu tên của các TT sau: TT21, TT32, TT 41, công văn 896; công văn và TT đó ra ngày tháng năm nào và có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào?
CÂU 6: Nêu tên gọi
Công văn 896/2006/GD - ĐT, hướng dẫn giảng dạy theo vùng miền, tháng 2 năm 2006
TT32/2009TT-BGD ĐT ngày 27 tháng 10/2009; hiệu lực ngày 1/12/2009; Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh tiểu học
TT số 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12/2010; hiệu lực ngày 15/2/2011; ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
- TT 21/2010/TT- BGD ĐT, Ngày 20/7/2010; Hiệu lực 4/9/2010; Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Câu 7: Đ/c hiểu thế nào là dạy học theo chuẩn KTKN?
CÂU 7: Trả lời của câu 1 và thêm: Tuỳ theo đối tượng học sinh trong lớp mà GV có thể dạy trên chuẩn; nếu học sinh yếu chưa đáp ứng chuẩn thì phải dạy dưới mức chuẩn sau đó nâng dần lên chuẩn.
Câu 8: Đ/c hãy nêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học hết cấp tiểu học?
CÂU 8: 
1.Biết các quy tắc chính tả của chữ viết tiếng Việt. Có vốn từ ngữ tương đối phong phú. Bước đầu phân biệt từ đơn, từ phức; danh từ động từ, tính từ, đại từ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Nhận biết được câu đơn, câu ghép; câu kể, câu hỏi, câu cảm , câu khiến. Hiểu tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hoá trong diễn đạt. Có kiến thức sơ giản về đặc điểm, cấu tạo của đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả.
Đọc đúng, lưu loát bài đọc có độ dài từ 250 đến 300 tiếng; biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc có nội dung bài đọc phù hợp với lứa . Biết viết thư, tin nhắn, đơn từ thông dụng; viết được bài văn kể chuyện, miêu tả có nội dung đơn giản, ít mắc lỗi chính tả, bước đầu thể hiện được khả năng quan sát, kết nối sự việc, hiện tượng có khả năng nghe, hiểu và đối đáp trong giao tiếp thông thường. Kể lại , thuật lại được tương đối đầy đủ câu chuyện hoặc tin tức đã nghe, đã đọc. Biết nói thành đoạn, thành bài kể, tả, giới thiệu đơn giản về người, vật, sự việc , hoạt động; bước đầu biết thể hiện thái độ, tình cảm qua lời nói, giọng nói.
2. Có một số kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số (Tử số và mẫu số không quá hai chữ số), số thập phân; về các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với các số đã học; về một số đại lượng cụ thể và về một số hình hình học thường gặp trong đời sống.
Biết đọc, viết so sánh, tực hành tính cộng, trừ, nhân, chia với các số đã học. Biết sử dụng các đơn vị đo thông dụng trong thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia với các số đã học. Biết sử dụng các đơn vị đo thông dụng trong thực hành tính và ... ục đối với học sinh ở các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm: 
Xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục. 
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập. 
A đúng, b sai.
Cả a, b đúng. 
Câu 20: Điều 3 Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về nguyên tắc đánh giá và xếp loại gồm: 
2 nguyên tắc.
3 nguyên tắc.
4 nguyên tắc.
 5 nguyên tắc.
Câu 21: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì là một nội dung đánh giá và xếp loại học lực của học sinh trong Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung này được qui định ở: 
Điều 5.
Điều 6.
Điều 7.
Điều 8.
Câu 22: “Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học”, Nội dung này được Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định tại: 
Điều 5.
Điều 6.
Điều 7.
Điều 8.
Câu 23: Nội dung chỉ đạo của chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bi thư Trung ương Đảng là: 
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. 
Xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục và củng cố đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục. 
Xây dựng phương pháp học tập tích cực, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
 Xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy và cán bộ quản lí giáo dục. 
Câu 24: Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bi thư Trung ương Đảng đã khẳng định: 
Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng tiên phong, có vai trò chủ đạo. 
Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò chủ đạo.
Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng tiên phong, có vai trò quan trọng.
Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.
Câu 25: Giáo dục nước ta bước đầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&Đào tạo vào năm học: 
2004 – 2005.
2005 – 2006.
2006 – 2007.
2007 – 2008.
Câu 26. Hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"năm học 2009-2010 toàn nghành GD tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm nào? Trong đó nội dung nào được đặc biệt quan tâm?
Câu 27 : Anh (chị) hiểu thế nào là ngồi nhằm lớp?
Câu 29 : ( 2,5đ ) Đồng chí hãy nêu cụ thể chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học hết môn Toán và môn Tiếng Việt ở mỗi lớp ( nêu ở khối lớp mình phụ trách ).
Câu30. Xã Tân Thuận được công nhận PC-GDTH đúng độ tuổi vào năm nào?
a. Năm 2003.
b. Năm 2004.
c. Năm 2005.
d. Năm 2006.
Câu 31.Theo điều 30 của Điều lệ trường Tiểu học:
a. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
b. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
c. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác.
d. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
Câu 32:
Thời gian nghĩ hè dành cho giáo viên là:
a/ 1 tháng.
b/ 2 tháng.
3/ 3 tháng.
Câu 33:
Ngày kết thúc năm học cấp tiểu học vào ngày:
a/ 30/ 05/2011.
b/ 31/ 05/2011.
c/ 01/ 06/2011.
Câu 34: Thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng các đồng chí hãy cho biết tốc độ đọc của lớp mình chủ nhiệm đến thời điểm giữa học kì II là ( đọc bao nhiêu tiếng /phút. Viết nhiêu chữ /15 phút.
Câu 35 : đồng chí hãy nêu tiêu chuẩn xếp loại giáo dục cuối năm học cho học sinh theo TT 32- BGD&ĐT
Xếp loại giỏi;
Xếp loại Khá:
Câu 36: Theo thông tư 32 xét khen thưởng cho hoc sinh gồm những danh hiệu và thành tích nào( nêu tên cụ thể).
Câu 37 : Theo thông tư 32 BGD&ĐT trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá xếp loại học sinh gồm có mấy trách nhiệm ?
a/ 3 trách nhiệm.
b/ 4 trách nhiệm.
c/ 5 trách nhiệm.
c/ 6 trách nhiệm.
Câu 38 : Theo QĐ 16 BGD &ĐT về thực hiện chuẩn kiến thực kĩ năng. Vậy đồng chí 
hãy cho biết chuẩn kiến thực kĩ năng xác định là gì?
Câu 39: Chuẩn nghề nghiệp theo quyết định 14 . đồng chí hãy điền điểm của từng mức độ từđến .theo mẫu sau:
Tốt	 ( từ.điểm đến...điểm.)
Khá	( từ. điểm đến. điểm.)
TB	( từ. điểm đến.. điểm)
Kém ( từ. điểm đến.. điểm)
Câu 40: Yêu cầu đối với nội dung giáo dục Tiểu học được Quyết định số 16 qui định:
a. Giáo dục Tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán.
b. Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh. Có hiểu biết ban đấu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. 
c. Cả a, b đúng. 
d. Ý kiến khác. 
Câu 41: Qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Kèm theo quyết định số:
a. Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo.
b Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2007 ủa Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo.
c. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo.
d. Quyết định số 14/2009/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo.
Câu 42: Qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Gồm có mấy chương và bao nhiêu điều ?
3 chương, 10 điều.
3 chương, 14 điều.
5 chương, 14 điều.
4 chương, 14 điều.
Câu 43: Qui định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo. Gồm có mấy chương và bao nhiêu điều ?
4 chương, 13 điều.
5 chương, 13 điều.
5 chương, 17 điều.
4 chương, 17 điều.
Câu 44: Quy định sử dụng kết quả đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo thuộc:
Chương IV, từ điều 10 đến điều 12.
Chương IV, từ điều 11 đến điều 13.
Chương IV, từ điều 12 đến điều 14.
Chương IV, từ điều 13 đến điều 15.
Câu 45: Kết quả xét lên lớp được quy định tại chương IV theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo. Qui định tại:
Điều 10.
Điều 11
Điều 12
Điều 13
II. Phần tự luận:
Câu 1. Anh(chị) hãy giải bài toán sau rồi nêu cách hướng dẫn để học sinh giải bài toán đó?
Bài toán: Tìm một số, biết rằng nếu đem số đó chia cho 9 thì được thương là 207 và số dư lớn nhất?
Câu 2. Anh(chị) hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau rồi nêu cách hướng dẫn để học sinh giải bài tập đó?
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa."
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3. Anh (chị) hãy nêu những điểm mới của chương trình môn học mà anh (chị) đang giảng dạy.
Bài 4 : a, Cho đoạn trích :
“ Thanh đi thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.”
 ( Trích “ Về thăm bà” – Thạch Lam ).
- Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong cách miêu tả của tác giả ?
 b, Đồng chí hãy đặt mình vào trường hợp là học sinh tiểu học, để viết đoạn văn theo đề bài sau :
- Sân trường em sau trận mưa xuân trông thật là đẹp. Em hãy tả lại sự thay đổi đó ?
Câu 5:
a-Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?
 - Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
 Nguyễn Quang Sáng
 - Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
 Rượu hồng đào chưa ngấm đã say.
 Ca dao
 - Gió chiều nào che chiều ấy.
 Tục ngữ
b-Xác định chức năng Ngữ pháp của đại từ “ tôi “ trong từng câu dưới đây : 
 - Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại.
 Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
 (Giang Nam )
Đây là quyển sách của tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi.
Câu 6:
Một phụ huynh học sinh đến gặp đồng chí GVCN, bà ta nói rằng: Trong thời gian gần đây có một nữ học sinh viết thư tình cho con bà, bà đến nhờ giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ những thư từ đó. Theo đồng chí xử lý như thế nào?
Câu 7:
	Một lần giám thị coi thi đồng chí bắt tài liệu một học sinh quay cóp, em ấy xin lại tài liệu và khẩn khoản nói rằng: Thầy (cô) ơi! Trong cuộc đời đi học của thầy (cô). Thầy cô có quay cóp bài không? Theo đồng chí xử trí như thế nào?
Câu 8:
	Một cô chủ nhiệm chất vấn một học sinh trên lớp;
	Anh không biết xấu hổ à! Anh là lớp trưởng mà chính anh cũng nói chuyện trong giờ học, vai trò gương mẫu của anh ở đâu? Thế mà anh còn nhắc nhở.
	“Thưa cô! Em không thích làm lớp trưởng, cô hãy cử bạn khác, em không xứng đáng”.
	Cô giáo không ngờ được nhận câu trả lời như vậy.
	Được thôi! Anh không phải trách tôi, cô nói: Nếu anh không đủ gương mẫu thì tôi-phải. Chính tôi cử một người khác xứng đáng hơn anh. Ngay sau tiết học, cô giáo tổ chức họp lớp để bầu một lớp trưởng khác, nhưng cả lớp lại cứ khăng khăng nên để lại lớp trưởng cũ.
	Biết mình đã tính toán sai, nhưng cô giáo vẫn cương quyết cho bầu lớp trưởng khác để thay thế lớp trưởng cũ.
	Trong tình huống trên đây cô giáo đã mắc những sai lầm gì? Thử đề xuất, đề xướng giải quyết tình huống này?
Câu 9 : a, (1đ ) Nêu cách tính học lực môn ( Toán và Tiếng Việt ) của các kì và học lực môn cả năm. Trong quá trình tính điểm học lực môn các kì và học lực môn cả năm chúng ta cần chú ý điều gì ?
 b, ( 1đ )Vận dụng :
Em Nguyễn Văn A, học sinh lớp 4 có điểm trung bình cộng các môn kiểm tra lại đạt 5 điểm trở lên, nhưng có một bài kiểm tra lại đạt 3,5 điểm. Em A có được lên lớp không? vì sao ?
Câu 10 : a, ( 1đ ) Có một học sinh 9 tuổi mới vào học lớp một. Theo đồng chí như vậy có sai với quy định không ? Vì sao ?
 b, ( 1,5đ ) Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng chí đã vận dụng những nội dung cơ bản của phong trào đó như thế nào vào tình hình thực tế của lớp mình phụ trách ? 
Câu 11: Anh (Chị) hãy nêu các nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định tại Điều lệ trường Tiểu học ban hành năm 2007 ? 
Câu 12 : Anh (Chị) hãy nêu những yêu cầu mới đối với giáo viên Tiểu học hiện nay? Để tích cực hóa hoạt động của học sinh , Anh (Chị) cần tổ chức những hoạt động nào trong giờ học?
Ghi chú: (Cho phép thí sinh sử dụng tài liệu nhưng lưu ý không được trao đổi bài )

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GIAO VIEN GIOI DAP AN.doc