Bài soạn lớp 5 - Học kì I - Tuần 18

Bài soạn lớp 5 - Học kì I - Tuần 18

I. MỤC TIÊU :

- Đọc trôi chảy, lưu lóat các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 chữ/ phút ; đọc diễn cac3 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, đoạn văn.

-Biết lập được bảng thống kê các TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Bảng nhóm, phiếu để HS bốc thăm .

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Học kì I - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18
THỨ
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI
NỘI DUNG
ĐIỀU CHỈNH
THỨ HAI
10/12/2012
TĐ
T
LT&C
Ôn tập cuối HKI – Tiết 1 
Diện tích hình tam giác
Ôn tập cuối HKI – Tiết 2 
THỨ BA
11/12/2012
CT
T
TĐ
LS
KH
Ôn tập cuối HKI – Tiết3 
Luyện tập 
Ôn tập cuối HKI – Tiết 4 
Kiểm tra định kì cuối HKI
Sự chuyển thể của chất
THỨ TƯ
12/12/2012
TLV
KC
T
KH
ĐL
Ôn tập cuối HKI – Tiết 5 
Ôn tập cuối HKI – Tiết 6 
Luyện tập chung
Hỗn hợp
Kiểm tra định kì cuối HKI
THỨNĂM
13/12/2012
TLV
	T
Kiểm tra cuối HKI
Kiểm tra cuối HKI
THỨ SÁU
14/12/2012
T
	LT&C
SHL
Hình thang 
Kiểm tra định kì cuối HKI
SHL Tuần 18
THỨ HAI
ND:10 /12/2012 
 TIẾNG VIỆT
BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ I(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy, lưu lóat các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 chữ/ phút ; đọc diễn cac3 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, đoạn văn.
-Biết lập được bảng thống kê các TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2 
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng nhóm, phiếu để HS bốc thăm .
- HS: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 .Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Ca dao về lao động sản xuất 
 Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi như SGK. 
 GV nhận xét – cho điểm 
 - Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 
- GV giao việc: Cho HS bốc thăm 
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. 
- GV nhận xét – cho điểm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2 
- GV giao việc: Các em lập bảng thống kê các bài TĐ trong các tiết TĐ từ tuần 11 đến tuần 13. Nhóm nào làm xong dán nhanh kết quả lên bảng lớp. 
 Giữ lấy màu xanh
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm 
- Cho HS trình bày kết quả 
- GV nhận xét – chốt như SGV. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu BT3 
- GV nhắc lại yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Đại diện trình bày kết quả. 
- GV nhận xét - chốt: ... là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh, dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng. Dược thể hiện qua các câu sau: “Chộp lấy cuộn dây thừng ... chặn xe.” “... dồn hết sức xô ngã.”... 
3. Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu học sinh tiếp tục luyện đọc thêm 
- Chuẩn bị Ôn tập tiết 2 .
- HS đọc và trả lời câu hỏi – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
- Học sinh bốc thăm – đọc – nhận xét 
- HS trả lời – nhận xét 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
 - HS nhận việc 
- HS làm bài 
- Đại diện nhóm trình bày 
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
 - HS làm bài. 
- Đại diện trình bày kết quả – nhận xét – bổ sung
- HS lắng nghe. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
BÀI : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
 - Biết tính diện tích hình tam giác. (HSTB, Y làm BT1 – HSK, G làm thêm BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
-Giáo viên: Bảng nhóm, bút, chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau. 
-Học sinh: SGK, vở, chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Hình tam giác
 Gọi HS sửa BT3 
 GV nhận xét – cho điểm. 
- Giới thiệu bài: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
2. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cắt, ghép, so sánh, để hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác. 
a) Cắt hình tam giác
- Yêu cầu HS lấy một trong 2 hình tam giác bằng nhau. 
- Yêu cầu HS vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. 
- Yêu cầu HS cắt theo đường cao. 
- GV yêu cầu HS ghi số vào 2 hình đó.
b) Ghép thành hình chữ nhật 
- Yêu cầu HS ghép hai mảnh tam giác vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật. 
 A E B
1 2
 D H C
- Yêu cầu HS vẽ đường cao EH. 
c) So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép 
- Hãy so sánh hình chữ nhật ABCD với hình tam giác EDC. 
- GV nhận xét – chốt: Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC. 
d) Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? 
- Mà diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ? 
- GV ghi bảng quy tắc 
- Gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao hãy ghi công thức tính diện tích hình tam giác. 
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. 
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành 
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con 
- Giáo viên chốt – biểu dương
* Bài 2: dành cho HS K, G
3/ Hoạt động nối tiếp : 
- Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : “Luyện tập” . 
- HS sửa bài – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- HS lấy 
- HS vẽ 
- HS cắt được hai mảnh tam giác. 
- HS ghi số vào hai mảnh tam giác. 
- HS ghép 
- HS vẽ 
- HS so sánh – nhận xét 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS nêu – nhận xét. 
- HS nêu tự do – Vài HS nhắc lại. 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS ghi vào bảng con – nhận xét 
- Vài HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo 
- HS làm bài vào bảng con - Đại diện 2 em làm trên bảng nhóm – nhận xét – sửa sai 
- Học sinh lắng nghe 
- Vài HS nhắc lại. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ I(TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL yêu cầu như tiết 1. 
 - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2 
 - Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học theo yêu cầu của BT3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Một số tờ phiếu khổ to, phấn màu, bảng nhóm. 
 - HS: Vở, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Người mẹ của 51 đứa con. 
 Gọi HS viết lại những chữ viết sai ở tiết trước 
 GV nhận xét– biểu dương
 - Giới thiệu bài : ÔN TẬP TIẾT 2 
2.Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 
- GV giao việc: Cho HS bốc thăm 
(1 đoạn hoặc cả bài). 
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. 
- GV nhận xét – cho điểm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- GV nhắc lại yêu cầu. 
- Cho HS làm bài (GV phát giấy + bút dạ cho các nhóm) 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét – chốt: Như SGV 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
- Cho HS đọc yêu cầu BT3
- GV giao việc:
- Các em đọc 2 bài thơ Hạt gạo làng ta và Về ngôi nhà đang xây 
- Chọn những câu thơ trong 2 bài em thích để trình bày về cái hay của những câu thơ được học. 
- Cho HS làm bài + phát biểu ý kiến. 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét và khen những HS lí giải hay, có sức thuyết phục. 
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị : “Ôn tập tiết 3”. 
- HS viết trên bảng con 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
- HS bốc thăm + nhận việc 
- HS trả lời 
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm bài 
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc to –cả lớp đọc thầm theo 
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm bài 
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ BA
ND: 11/12/2012 
CHÍNH TẢ
BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ I(TIẾT 3)
I.MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL mức độ yêu cầu như tiết 1 .
 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. (HSK,G nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phiếu ghi câu hỏi để HS bốc thăm. 
 - HS: Vở, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Ôn tập về câu 
 Gọi HS đặt câu 
 GV nhận xét - biểu dương
 - Giới thiệu bài : ÔN TẬP TIẾT 3
2.Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 
- GV giao việc: Cho HS bốc thăm
 (1 đoạn hoặc cả bài)
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc. 
- GV nhận xét – cho điểm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- GV nhắc lại yêu cầu. 
- GV giả ... on. 
* GV nhận xét – chốt. 
* Gọi vài HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ, nhân, chia, số thập phân. 
* Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
* Yêu cầu HS làm bài vào vở – trao đổi tập kiểm tra 
- GV nhận xét - chốt. 
- Gọi vài HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, diện tích. 
*Bài 3: dành cho HS K, G 
 3/ Hoạt động nối tiếp: 
- Gọi HS nhắc lại một vài quy tắc chung cần thiết. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : “Hình thang”. 
- HS sửa bài – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe và chọn 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- Học sinh làm bài vào bảng con - đại diện 1 em giơ bảng cho lớp xem – nhận xét – sửa sai 
- HS lắng nghe 
- Vài HS nhắc lại. 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở _ trao đổi tập kiểm tra 
– Đại diện 2 em làm trên bảng nhóm – đính – nhận xét – sửa sai. 
- HS lắng nghe 
- Vài HS nhắc lại. 
- Vài em nhắc lại. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
BÀI : HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU :
 -Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Hình trang SGK, bảng nhóm. 
HS: SGK, vở, muối, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ,... .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Sự chuyển thể của chất
 Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. 
 Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
 GV nhận xét – cho điểm 
 - Giới thiệu bài: HỖN HỢP 
2/ Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
- GV chia nhóm 4 và giao việc: “Tạo một hỗn hợp gia vị”
- HS làm việc theo nhóm và điền kết quả theo “Mẫu báo cáo”. 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV hỏi thêm: 
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ? 
+ Hỗn hợp là gì ? 
- GV chốt như mục Bạn cần biết. 
 Hoạt động 2: Thảo luận 
- GV chia 4 nhóm + giao việc: 
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết. 
+ Theo em, không khí có phải là một chất hay một hỗn hợp ? 
- Cho HS làm việc theo nhóm 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- GV kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan. 
Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
- Quan sát tranh trang SGK và nghe câu hỏi trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng con. 
- Yêu cầu HS tiến hành chơi. 
- GV nhận xét – chốt: 
 + Hình 1: Làm lắng.
 + Hình 2: Sảy.
 + Hình 3: Lọc. 
Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
- GV chia nhóm 4 – giao việc: “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
- GV đính các bài thực hành yêu cầu các nhóm chọn một trong các ba bài để làm.
- Yêu cầu HS làm thực hành. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét – chốt – biểu dương nhóm trình bày đúng, hay. 
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị : “Dung dịch”. 
- Vài HS kể – nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS báo cáo. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung. 
- HS trả lời tự do. 
- HS trả lời tự do. 
- HS lắng nghe – vài HS nhắc lại. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- HS chơi – nhận xét – bổ sung 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát tranh – nghe – ghi đáp án. 
- HS chơi – nhận xét – biểu dương. 
 - HS lắng nghe. ( HS yếu đạt được )
.
- HS nhận việc 
- HS đọc thầm và chọn.
- HS thực hành. 
- Đại diện trình bày – nhận xét – bổ sung. 
- HS lắng nghe. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKI
THỨ NĂM
ND: 13/12/2012
TẬP LÀM VĂN 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKI
(ĐỌC)
TOÁN
BÀI : HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về hình thang. 
-Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. 
- Nhận biết hình thang vuông (HSTB,Y Làm BT1; BT2; BT4 – HSK, G làm hết)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
Giáo viên: Bảng nhóm, bộ đồ dùng dạy Toán 5. 
Học sinh: Sách giáo khoa, vở, thước kẻ, ê-ke, kéo cắt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung 
 Gọi HS sửa BT 3 
 GV nhận xét – cho điểm. 
 - Giới thiệu bài: HÌNH THANG 
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng, một số đặc điểm về hình thang. 
a) Hình thành được biểu tượng về hình thang
- GV cho HS quan sát cái thang như SGK và gợi ý cho HS nhận ra những hình ảnh của hình thang. 
- GV vẽ hình thang như SGK cho HS quan sát. 
b) Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang
- GV cho HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh, đó là những cạnh nào ? 
+ Có hai cạnh nào song song với nhau ? 
* GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy; hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên. 
- Gọi HS vẽ một đường cao; từ A hạ một đường thẳng vuông góc với DC tại H. 
- AH gọi là gì của hình thang ? 
* GV chốt: AH là đường cao. Độ dài AH là chiều cao. 
- Gọi vài HS vừa chỉ vào hình thang vừa nhắc lại đặc điểm của hình thang. 
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở – trao đổi tập kiểm tra. 
- GV chốt và cho HS nhắc lại đặc điểm của hình thang. 
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2. 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Giáo viên chốt 
Hoạt động 4: Luyện tập – Thực hành bài 4 . 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT4 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
*Bài 3: dành cho HSK, G
3/ Hoạt động nối tiếp : 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : “Diện tích hình thang” . 
- HS sửa bài – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát - tìm và chỉ – các em khác theo dõi – nhận xét
- HS quan sát. 
- HS quan sát và trả lời. 
- HS nêu – nhận xét. 
- HS nêu – nhận xét. 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS vẽ ở bảng lớp – nhận xét. 
- HS nêu – nhận xét. 
- Vài HS nhắc lại. 
- Vài HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm vào vở - nêu miệng kết quả - nhận xét – sửa sai 
- Vài HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài vào vở – đại diện 2 em làm bảng nhóm – nhận xét – sửa sai 
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc to – cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài vào vở – đại diện 2 em làm trên bảng nhóm – nhận xét – sửa sai. 
- HS lắng nghe. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ SÁU
ND: 14/ 12/2012
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKI
(VIẾT)
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I MỤC TIÊU :
 - Hs nắm được các hoạt động của lớp tuần qua và hướng tới cần thực hiện .
_ Cho hs vui chơi .
II. CHUẨN BỊ 
 -Nội dung cần báo cáo (HS)
 -Nội dung cần sinh hoạt của GV
Trò chơi cho hs .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1 : Tổng kết tuần qua
_ Mời các cán sự lớp lên báo cáo tổng kết tuần qua .
_ GV ghi nhận , tổng kết , đánh giá các mặt trong tuần như sau :
+HS đi học đều.
+HS ngoan , lễ phép .
+ Thực hiện ngôn phong , tác phong tốt .
+Vệ sinh tốt .
+Chải răng tốt .
2. Hoạt động 2 : Phương hướng tuần tới .
_ GV đưa ra phương hướng tuần tới cho cả lớp thực hiện với các nội dung sau : 
a.Chuyên cần .
_ Nhắc nhở hs đi học đều , đúng giờ .
_ Nghỉ học phải xin phép.
b. Đạo đức .
_ Giáo dục hs ngoan , lễ phép , biết vâng lời ông bà , cha mẹ , thầy cô giáo . 
_ Biết thương yêu giúp đỡ bạn trong học tập. 
c. Học tập
_ Chú ý trong giờ học .
_ Mang đồ dùng học tập và sách vở đầy đủ .
_ Học ở nhà .
_ Học 2 buổi đầy đủ .
d. Công tác khác .
_ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
_ Chải răng .
_ Thực hiện tốt ATGT khi đi đường .
3. Hoạt động 3 : Vui chơi
_ Cho HS chơi trò chơi theo ý thích .
_ HS nêu ý kiến 
_ Cả lớp lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 HẾT TUẦN 18

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc