Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học phương pháp quan sát

Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học phương pháp quan sát

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Cơ sở lý luận :

Tự nhiên xã hội là một môn học tích hợp của nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Về nội dung, môn học đa dạng phong phú bao gồm các kiến thức lịch sử, địa lý, hoá học, sinh học. Môn Tự nhiên – Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, về con người và xã hội và cách vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống thực tế.

Hiện nay song song với việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa đó là việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên – Xã hôị. Một trong những phương pháp dạy học đặc trưng nhất đó là phương pháp quan sát. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và trong xã hội mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của đối tượng đó. Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các bài học để giúp học sinh nhận biết đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, một số cây, con và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hàng ngày.

Sử dụng thành công phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội chính là đã góp phần quyết định vào sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giảng daỵ bộ môn này.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học phương pháp quan sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học
 phương pháp quan sát
I - Đặt vấn đề : 
1. Cơ sở lý luận :
Tự nhiên xã hội là một môn học tích hợp của nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Về nội dung, môn học đa dạng phong phú bao gồm các kiến thức lịch sử, địa lý, hoá học, sinh học... Môn Tự nhiên – Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, về con người và xã hội và cách vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống thực tế.
Hiện nay song song với việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa đó là việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên – Xã hôị. Một trong những phương pháp dạy học đặc trưng nhất đó là phương pháp quan sát. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và trong xã hội mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của đối tượng đó. Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các bài học để giúp học sinh nhận biết đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, một số cây, con và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hàng ngày.
Sử dụng thành công phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội chính là đã góp phần quyết định vào sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giảng daỵ bộ môn này.
2. Cơ sở thực tiễn :
Hiện nay dạy học bằng phương pháp quan sát trong giảng dạy môn Tự nhiên – Xã hội ở trường Tiểu học đã được các giáo viên sử dụng khá thành công và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp cũng như qua tìm hiểu thực tế giảng dạy tôi thấy kết quả việc sử dụng phương pháp này mang lại chưa cao. Nhiều giáo viên chưa linh động trong việc lựa chọn đối tượng dùng để quan sát sao cho phù hợp với mục tiêu bài học, một số đối tượng quan sát thiếu tính chính xác và tính thẩm mỹ vì vậy ảnh hưởng lớn đến kết quả quan sát. Bên cạnh đó một số giáo viên khi tổ chức cho học sinh quan sát thiếu khoa học nên phần đông các em không được trực tiếp với đối tượng quan sát dẫn đến không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học của học sinh. Một trong những hạn chế khá phố biến đó là học sinh chưa nắm vững tiến trình quan sát, điều này khiến cho các em tri giác sự vật một cách thiếu hệ thống...
Từ những thực tế trên cho thấy : Dễ có được thành công trong việc sử dụng phương pháp quan sát khi dạy môn Tự nhiên – Xã hội phải có nhiều yếu tố mà trong đó nổi bật nhất là vai trò của người giáo viên. Người giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh quan sát làm sao để mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy khi sử dụng phương pháp quan sát cần đảm bảo những yêu cầu gì ?. Đó chính là băn khoăn trăn trở của những người làm công tác dạy học như tôi. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3. Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn đề cấp đến một vài suy nghĩ của bản thân với mong muốn góp phần sử dụng thành công phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội ở lớp 3.
II – Một số giải pháp thực hiện :
1. Lựa chọn đối tượng quan sát đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính thẩm mỹ và phù hợp với nội dung dạy học.
Đối tượng quan sát có thể là vật thật, tranh ảnh, băng hình, mô hình ...
Tuy nhiên điều quan trọng là phải chính xác, rõ ràng đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Một vật thật, một mô hình sinh động hay một bức tranh đẹp sẽ thu hút được sự chú ý và gây được hứng thú cho học sinh. Đối tượng quan sát chính xác, khoa học sẽ giúp các em tri giác các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, cụ thể. Để đáp ứng được điều này đòi hỏi người giáo viên cần có sự đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu. Tuỳ từng bài dạy mà giáo viên linh động chọn đối tượng quan sát có thể là vật thật, mô hình hay tranh ảnh. Trong đó cần ưu tiên vật thật.
Ví dụ : Khi dạy bài “Hoa”
Mặc dù một số loài hoa rất quen thuộc với các em tuy nhiên khi được quan sát trên một bông hoa thật thì chắc chắn kết quả sẽ cao hơn so với tranh ảnh. Bởi vì các em sẽ phân định được một cách rõ ràng, chính xác đặc điểm bên ngoài của bông hoa (cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa). Phân biệt được mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Hoặc : Khi dạy bài “Cá”
Để giúp học sinh trả lời được cây hỏi :
+ Cá di chuyển bằng gì ?
+ Cá thở như thế nào và cá thở bằng gì ?
Nếu chúng ta cho học sinh quan sát bằng tranh ảnh thì không dễ một tí nào nhưng khi giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát bằng con cá thật đang bơi trong bình nước bằng thủy tinh thì việc tìm câu trả lời lại không hề khó.
Vật thật rất sinh động giúp các em tri giác một cách chính xác sự vật, tuy nhiên trong chương trình Tự nhiên – Xã hội không phải bài nào cũng dùng được vật vật. Đối tượng quan sát là tranh ảnh cần đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính thẩm mỹ cao. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh trong bộ đồ dùng của Bộ GD - ĐT cấp hoặc tranh ảnh ngay trong sách giáo khoa, hoặc tự làm nhưng cần tránh tình trạng tuỳ tiện sử dụng trang ảnh vẽ không chính xác, thiếu tính thẩm mỹ lại tốn kém về kinh tế. 
Ngoài vật thật, tranh ảnh giáo viên có thể sử dụng mô hình hay băng hình để làm phong phú thêm đầu óc quan sát và gây hứng thú cho học sinh tăng thêm hiệu quả quan sát.
Ví dụ : Khi dạy một số bài thuộc chủ đề tự nhiên như “Sự chuyển động của trái đất”, “Ngày và đêm trên trái đất”, “Quả địa cầu” rõ ràng không thể sử dụng tranh ảnh hay vật thật mà giáo viên cần sử dụng mô hình để các em quan sát, từ đó giúp các em tiếp cận các hiện tượng trong tự nhiên một cách dễ dàng và cụ thể.
2. Đảm bảo mỗi học sinh được trực tiếp với đối tượng cần quan sát : 
Mỗi học sinh cần được trực tiếp đối tượng quan sát được tự mình sờ, mó, nhìn ngắm đối tượng quan sát như thế quan sát mới thực sự có hiệu quả. Muốn vậy, người giáo viên cần có linh động trong việc lựa chọn hình thức dạy học, tuỳ từng bài, từng đối tượng quan sát, tuỳ điều kiện thực tế môi trường dạy học giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo cá nhân, theo nhóm hoặc theo lớp.
Thông thường đối với những hoạt động quan sát mà đồ dùng phong phú, dễ kiếm, mục đích quan sát đơn giản, độc lập thì giáo viên nên cho học sinh quan sát cá nhân.
Ví dụ : Khi dạy bài “lá cây” với hoạt động : Các bộ phận của lá. Giáo viên có thể tiến hành : Mỗi học sinh quan sát trên lá cây của mình sưu tầm để nhận biết các bộ phận của lá cây (cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gần).
Ví dụ 2 : Bài : “Quả”. Hoạt động “Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, mùi vị của các loại quả”.
Tiến hành : Mỗi học sinh được nhận một loại quả (có thể trùng lặp do chủng loại quả có thể không đủ).
Mỗi em quan sát một quả và nêu tên màu sắc, hình dạng, mùi vị của quả mà mình đang quan sát.
- Đối với những đối tượng quan sát khó tìm kiếm hơn, mục đích quan sát tương đối cao cần có sự hợp tác thì giáo viên nên tổ chức quan sát theo nhóm. Hầu như trong các bài học lớp 3 đều tổ chức theo hình thức này. Tuỳ theo mục đích mà giáo viên tổ chức theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn.
- Ví dụ : Bài “Cá” hoạt động “các bộ phận bên ngoài của cá.
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm 4 – mỗi nhóm 1 con cá thật đang sống trong bình thuỷ tinh.
Với những quan sát mà đối tượng quan sát là băng hình. Giáo viên nên tổ chức quan sát theo lớp. Tuy nhiên, giáo viên cần lựa chọn vị trí đặt đối tượng sao cho thích hợp.
Đảm bảo cho mỗi học sinh đều được nhìn thấy một cách rõ ràng ở một tư thế thoải mái, tự nhiên. Tránh tình trạng đặt đối tượng quan sát quá thấp hoặc quá cao hay lệch lạc tầm nhìn của học sinh như vậy không những ảnh hưởng lớn đến kết quả quan sát mà còn tạo cho các em thói quen làm việc thiếu kỷ luật và lớp học thiếu nề nếp. Với cách tổ chức quan sát như vậy thì tất cả mọi học sinh đều được trực tiếp đối tượng quan sát, giúp các em tri giác sự vật một cách cụ thể, chính xác điều đó đồng nghĩa với việc quan sát đã mang lại kết quả cao và đảm bảo đúng trọng tâm.
3. Phải đảm bảo trình tự tiến hành khi quan sát.
Trực tiếp với đối tượng quan sát là một yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, phương pháp quan sát không thể thành công nếu không đảm bảo trình tự khi quan sát. Đây là điều hết sức quan trọng, tuân thủ trình tự quan sát sẽ giúp các em tri giác một cách đầy đủ, cụ thể và có hệ thống về sự vật, hiện tượng. Tiến hành quan sát cần tuân thủ.
+ Quan sát tổng thể chung rồi mới đi đến từng bộ phận chi tiết.
+ Quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong.
Để đáp ứng được yêu cầu này, người giáo viên cần lập kế hoạch quan sát và chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý.
Ví dụ : Khi dạy bài “Quả” hoạt động : Các bộ phận của quả.
+ Quan sát bên ngoài : 
- Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong : 
- Bóc, gọt vỏ nhận xét vỏ quả có gì đặc biệt
- Bên trong quả gồm những bộ phần nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó
- Nếm, thử và nói về mùi vị của quả
Với trình tự quan sát như vậy học sinh dễ dàng rút ra kết luận cần thiết. Tuân thủ quá trình quan sát nhưng cần phải đúng mục đích, đúng trọng tâm không lan man, ôm đồm kiến thức. Muốn vậy hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên cần rõ ràng, ngắn gọn đồng thời bám mục tiêu quan sát và đúng trọng tâm, của nội dung bài học trong quá trình hướng dẫn học sinh quan sát cần hướng cho các em xác định rõ trọng điểm của đối tượng quan sát thông qua các “lệnh”
4. Đảm bảo cho học sinh biết sử dụng phối hợp các giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng.
Khi quan sát không chỉ bằng thị giác mà cần phải sử dụng nhiều giác quan khác. Tuỳ theo mục đích, đối tượng sử dụng cho học sinh quan sát mà giáo viên cần chỉ dẫn cho các em cần dùng những giác quan nào để phán đoán, cảm nhận sự vật, hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi...)
Ví dụ : Khi dạy bài “Quả”
Ngoài việc hướng dẫn học sinh dùng mắt để nhận biết sự khác nhau về màu sắc, hình dạng của các loại quả - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dùng đến lưỡi để cảm nhận vị của các loại quả (chua, ngọt hay chát... ) hay dùng mũi để nhận biết mùi thơm khác nhau của chúng.
Ví dụ 2 : Bài “Tôm, cua”
Để giúp học sinh nhận biết về vỏ của tôm, cua thì giáo viên hướng dẫn các em dùng tay để sờ nắn.
Việc kết hợp các giác quan trong quá trình quan sát giúp học sinh tri giác một cách chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng. Đặc biệt là các hiện tượng trong tự nhiên.
Ví dụ : Quan sát thời tiết
Không chỉ quan sát bằng mắt để thấy trời âm u, hay nắng mà các em còn bằng cảm nhận để phán đoán hiện tượng.
- Trời âm u – lạnh, hơi lạnh
- Trời nắng – nóng
5. Đảm bảo cho học sinh được thảo luận, trao đổi với nhau trong quá trình quan sát đồng thời được giáo viên kịp thời khuyến khích động viên và uốn nắn sửa sai.
Được thảo luận, được trao đổi suy nghĩ với bạn trong quá trình quan sát tạo cảm giác tự nhiên trong một môi trường học tập nhẹ nhàng, thoải mái giúp các em có tâm thế học tập tốt. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong suy nghĩ giúp các em hoàn thiện kết quả quan sát một cách tốt hơn và như vậy sẽ phát huy được tính tích cực sáng tạo ở các em.
Trong quá trình quan sát không phải học sinh nào cũng đưa ra được những nhận xét đúng vì vậy, người giáo viên phải kịp thời uốn nắn cách nhìn nhận của các em về sự vật, hiện tượng. Đồng thời động viên, khích lệ kịp thời những em có nhận xét chính xác, sáng tạo.
III – kết quả : 
Sau gần một năm học mạnh dạn vận dụng những suy nghĩ của mình vào thực tế dạy học. Tôi thấy kết quả đạt được tương đối khả quan
Lớp 3B do tôi phụ trách gồm 30 học sinh. Qua điều tra đầu năm có khoảng 10 em có kỷ năng quan sát chiếm tỷ lệ 30%, số còn lại các em chưa nắm bắt được trình tự quan sát, chưa biết phối hợp các giác quan trong quá trình quan sát và quan sát không có mục đích. Tuy nhiên đến thời điểm này tỷ lệ học sinh có kỷ năng quan sát tốt lên đến 95%. Nhờ vậy chất lượng dạy học môn Tự nhiên – Xã hội được nâng lên rõ rệt.
IV – Kết luận :
Qua tìm hiểu thực trạng đối chiếu với lý luận kết hợp với thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để thực hiện thành công phương pháp quan sát trong dạy môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3 chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau :
+ Lựa chọn đối tượng quan sát đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính thẩm mỹ và phù hợp với nội dung bài học.
+ Trong quá trình tổ chức quan sát cần đảm bảo mọi học sinh đều được trực tiếp với đối tượng quan sát.
+ Đảm bảo trình tự quá trình quan sát
+ Đảm bảo cho học sinh biết sử dụng kết hợp các giác quan trong khi quan sát.
+ Đảm bảo cho học sinh được thảo luận, được trao đổi suy nghĩ với nhau trong quá trình quan sát và được giáo viên kịp thời khích lệ, uốn nắn và sửa sai.
V – Kiến nghị :
Để phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội thực sự thành công và đem lại kết quả cao như mong đợi, tôi thấy rất cần thiết có sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đưa ra mấy ý kiến nhỏ như sau :
+ Cần tổ chức thực hiện nghiêm túc tiết học có sử dụng phương pháp quan sát ở trường để rút kinh nghiệm ở các dạng bài khác nhau.
+ Giáo viên cần linh động trong việc sử dụng phương pháp dạy học khác nhằm phối hợp, hỗ trợ cùng phương pháp thêm một số quan sát để mang lại kết quả cao.
+ Nhà trường cần trang bị thêm một số thiết bị hiện đại (băng hình, đầu chiếu, máy thu để phục vụ cho việc sử dụng phương pháp này). Ngoài ra các thiết bị của Bộ GD - ĐT cấp nhà trường cần làm phong phú thêm một số lượng và đa dạng hoá thêm loại hình thiết bị dạy học. Các giáo viên cần sưu tầm và hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm để phục vụ tốt cho công tác dạy học.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên – Xã hội ở trường Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn./.
 Ngày 20 tháng 3 năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_khoa_hoc_phuong_phap_quan_sa.doc