Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn tập đọc lớp 5

Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn tập đọc lớp 5

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5”

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 Ở bậc tiểu học việc dạy đọc giữ một vai trò quan trọng, đọc đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một số ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời ,là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

Như vậy, đọc có một ý nghĩa hết sức to lớn vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hoàn thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lưc được tạo nên từ 4 kĩ năng cũng là yêu cầu về chất lượng của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát ,trôi chảy ), đọc có ý thức ( thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này có tác dụng tích cực đến những kĩ năng khác.

Ngoài ra, đọc còn giáo dục lòng ham mê đọc sách, hình thành những phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm cho học sinh thích đọc sách và thấy được lợi ích to lớn của việc đọc. Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm giàu thêm kiến thức, ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Giúp ngôn ngữ và tư duy của học sinh dần được hoàn thiện, đồng thời đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn tập đọc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5”
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
	Ở bậc tiểu học việc dạy đọc giữ một vai trò quan trọng, đọc đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một số ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời ,là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Như vậy, đọc có một ý nghĩa hết sức to lớn vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hoàn thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lưc được tạo nên từ 4 kĩ năng cũng là yêu cầu về chất lượng của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát ,trôi chảy ), đọc có ý thức ( thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này có tác dụng tích cực đến những kĩ năng khác.
Ngoài ra, đọc còn giáo dục lòng ham mê đọc sách, hình thành những phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm cho học sinh thích đọc sách và thấy được lợi ích to lớn của việc đọc. Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm giàu thêm kiến thức, ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Giúp ngôn ngữ và tư duy của học sinh dần được hoàn thiện, đồng thời đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
Vì những điều hết sức quan trọng trên, nên bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi làm cách nào để “ Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phân môn tập đọc lớp 5” để tiết dạy tập đọc và học tập đọc đạt kết quả cao nhất.
* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:	
 - Với đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập đọc lớp 5.
- Giúp học sinh lớp 5 học tập môn tập đọc đạt kết quả cao.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực hành, điều tra.
- Phương pháp kiểm tra.
- Phương pháp so sánh, đối chứng.
	Phần II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động đến trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Đặc biệt, khi các em đọc tốt sẽ giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ; việc này hỗ trợ đắc lực cho các em học tốt các môn học khác như Tập làm văn, Luyện từ và câu, Toán,góp phần tạo nên những con người phát triển toàn diện.
2. Thực trạng:
 - Để có cơ sở đầu tư trong giảng dạy và rèn luyện phân môn tập đọc cho học sinh, việc làm trước hết của tôi là tiến hành điều tra cơ bản trình độ đọc của từng học sinh. Kết quả điều tra đầu năm học 2011-2012 cho thấy:
- Đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm: 4/24
- Đọc đúng, chưa nhanh, chưa diễn cảm: 8/24
- Đọc sai, đọc ê a, ngắc ngứ, đọc chậm: 12/24
3. Giải pháp thực hiện:
3.1. Rèn tác phong chuẩn bị cho việc đọc:
Qua nghiên cứu tôi thấy rằng năng lực đọc của học sinh được cụ thể hóa thành các kỹ năng đọc. Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức này mới được xem là biết đọc. Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh phải chính là quá trình làm việc của thầy và trò 
mà vấn đề chuẩn bị cho việc đọc là hết sức cần thiết.
Muốn đọc (đọc thành tiếng) tốt, thì học sinh phải có tinh thần bình tĩnh, tự tin, ngồi ngay ngắn, khoảng cách nhìn từ mắt đến sách hợp lý (30-35cm), cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Khi đọc thành tiếng học sinh phải tính đến người nghe. Vì thế, ngoài việc rèn tác phong chuẩn bị cho việc đọc tốt, tôi thường xuyên động viên và tổ chức thi giữa các em đọc nhỏ, để các em đọc to hơn, đọc đủ lớn cho cả lớp cùng nghe. Cụ thể như: Tôi thường mời học sinh lên bảng đọc để đối diện với người nghe. Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải mở rộng và cầm bằng hai tay.
Nhờ áp dụng biện pháp trên đã tạo cho học sinh một tác phong, một tinh thần thoải mái, tự tin trước khi bắt đầu học.
Sau khi rèn luyện tác phong chuẩn bị cho việc đọc, tôi mới tiến hành các bước tiếp theo.
3.2. Luyện đọc đúng:
Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc sót âm, vần, tiếng...đọc phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Tất cả những điều trên học sinh thường khó có thể đọc đúng được yêu cầu.
- Vì thế vấn đề thứ nhất đặt ra là làm sao cho nhiều học sinh được bộc lộ năng lực đọc mà không chiếm quá nhiều thời gian quy định và học sinh có điều kiện để phát hiện tất cả các lỗi phát âm của các bạn trong lớp thì việc chia đoạn trong một văn bản khi học sinh bước đầu tiếp xúc với văn bản (luyện đọc lần 1) là rất quan trọng. Tôi thấy việc chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng thống nhất với cách chia đoạn theo bố cục văn bản). Giáo viên nên tham khảo sách giáo viên hoặc căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho mỗi đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch với nhau về số chữ. Nhưng việc tách đoạn cũng không quá chi ly, gây khó khăn cho học sinh khi theo dõi và đọc nối tiếp. Và trước khi luyện đọc, tôi giúp học sinh nhận biết các đoạn (học sinh có thể đánh dấu bằng bút chì) để tiện cho trình luyện đọc và theo dõi.
Ví dụ: Khi dạy bài: Trí dũng song toàn. Tôi chia bài đọc này thành 4 đoạn như sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông hỏi cho ra lẽ.
 	 + Đoạn 2: Từ thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
 	 + Đoạn 3: Từ lần khác đến sai người ám hại ông.
 	 + Đoạn 4: Phần còn lại.
Khi chia bài đọc thành 4 đoạn như vậy thì số lượng học sinh có cơ hội được đọc nhiều hơn và học sinh khác có cơ sở để phát hiện lỗi phát âm của các bạn. Như bài Trí dũng song toàn được chia thành 4 đoạn thì ở lần 1 các đoạn sẽ được đọc 3 lần vậy học sinh sẽ phát hiện ra những lỗi sai như: đi xứ (đi sứ), thảm thiếc (thảm thiết), ra lẻ (ra lẽ), zẫn (vẫn), zua (vua).
- Vấn đề thứ hai là phải rèn cho học sinh đọc thể hiện chính xác các âm vị tiếng việt (âm đầu, âm chính, âm cuối).
Qua việc chấm chữa bài giờ chính tả và phần luyện đọc trong các tiết tập đọc đầu tiên, tôi đã có được sự ghi chép về những đối tượng đọc hay sai:
Ví dụ: Phương ngữ Bắc bộ chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm đầu: tr/ch; n/l; r/d/gi; s/x như:
Chời cao (trời cao); xung xướng (sung sướng)...Và một số cặp khuôn vần như: ưu/iu; ươu/iêu...
Như: nghỉ hiu (nghỉ hưu); con hiêu ( con hươu).
Phương ngữ Bắc trung bộ: chưa phân biệt rõ hai thanh điệu: thanh hỏi và thanh ngã như: mủ áo (mũ áo); thung lủng (thung lũng)...
 Phương ngữ Nam bộ ( phổ biến ở địa phương đang giảng dạy): có hiện 
tượng đồng nhất hóa hai phụ âm đầu /v/ và /z/ khi phát âm.
VD: zui zẻ (vui vẻ); zì zậy (vì vậy). Cũng tương tự, đồng nhất hóa hai cặp phụ âm cuối /n/, /ng/ và /t/, /k/. VD: luôn luôn phát âm thành luông luông; tuốt tuột phát âm thành tuốc tuộc; tóm tắt phát âm tóm tắc.
Hoặc biến âm chính /ă/ trong âm tiết tay thành /a/, cho nên không phân biệt tay hay tai khi phát âm.
Tất cả những lỗi trên nguyên nhân thường do thói quen phát âm theo tiếng địa phương. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao rèn cho những học sinh này đọc và phát âm đúng theo tiếng phổ thông. Một quá trình tập luyện phải thường xuyên, liên tục, kiên trì và nhẫn nại. Biết được những yếu điểm trong khi đọc học sinh thương mắc phải. Trước khi lên lớp trong lúc soạn bài, tôi luôn dự tính để ngăn ngừa các lỗi mà học sinh đọc hay sai. Tôi liệt kê những tiếng từ khó mà từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh hay mắc lỗi (như trên đã nêu) để phát âm khi luyện đọc.
Tùy theo lỗi phát âm của học sinh mà tôi có thể sử dụng thủ pháp luyện theo mẫu, phân tích cấu âm hay luyện âm đúng qua âm trung gian.
Trước khi lên lớp (tôi chú ý đến chữ đọc đúng và chữ đọc sai – đọc một cách rõ ràng để có thể khi đọc hai chữ này học sinh dễ dàng phân biệt đọc như thế nào là đúng và đọc như thế nào là sai).
Ví dụ: xanh ngắt ≠ ngúc ngắc; cây bàng ≠ cái bàn.
Trong phần luyện đọc đúng, tôi luôn chú trọng yêu cầu học sinh đọc nối tiếp (đoạn văn, khổ thơ). Em nào đọc đoạn nào, khổ thơ nào tôi đều ấn định một cách cụ thể.
Ví dụ: Em A đọc hay sai tiếng có vần iết / iếc, tôi chọn đoạn có từ đó để yêu cầu em A đọc nhờ vậy, tôi có điều kiện hơn trong vấn đề theo dõi sửa lỗi đọc cho từng học sinh thuận tiện, cụ thể hơn.
Sau khi đọc nối tiếp, tôi bắt đầu ghi những tiếng từ khó cần hướng dẫn học sinh luyện đọc lên bảng, đồng thời yêu cầu học sinh phát hiện thêm một số tiếng từ khó khác mà chính mình hay bạn khi đọc còn lúng túng hay sai. Tôi phân tích, đọc mẫu, sau đó chỉ ưu tiên thời gian rèn luyện đọc cho những đối tượng đọc hay sai.
Ví dụ: Tôi chỉ yêu cầu những học sinh đọc hay sai phần vần uôn/uông luyện đọc từ luôn luôn, tuôn tràomà không cần rèn đọc các tiếng từ khác. Song song với luyện đọc tiếng từ khó tôi cho các em luyện đọc tiếng từ trong ngữ, trong câu để học sinh dễ dàng ghi nhớ cách đọc lâu hơn.
Ngoài ra, tôi còn cần sự giúp đỡ giữa các học sinh trong nhóm (khi luyện đọc nhóm) và học sinh trong lớp: nếu nghe thấy bạn nói sai thì sửa giúp bạn và học sinh nào biết giúp đỡ bạn đều được tuyên dương động viên khích lệ. Chính nhờ phương pháp này, đã giúp cho những học sinh đọc theo tiếng địa phương dần dần sửa được lỗi đọc của mình.
3.3. Luyện đọc nhanh:
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy và cũng chính là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đã luyện đọc đúng.
Mức độ đọc nhanh ở lớp 5 là tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. đọc nhanh chỉ có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Ở lớp 5 tốc độ học sinh phải đọc nhanh 120-140 tiếng/phút.
Đề phòng trường hợp biến đọc nhanh thành đọc liến thoáng mà không chú ý đến nội dung đoạn văn, câu văn cần thể hiện qua cách đọc như thế nào, tôi hướng dẫn học sinh đọc nhanh bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng biện pháp cho học sinh nhẩm có sự kiểm tra, kiểm soát của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ v ... ược cảm xúc của người đọc.
	 Để đọc diễn cảm học sinh phải làm chủ được tốc độ đọc (nhanh, chậm hay việc dẫn nhịp đọc) làm chủ được cường độ giọng (đọc to, nhỏ, nhấn giọng hay không), làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay xuống giọng) và tốc độ có ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có sự thay đổi về mặt tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm.
	Ví dụ: Bài: “ Những người bạn tốt”
	A – ri – ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hy Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi – xin, ông được giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A – ri – ôn.
	( Theo: Lưu Anh)
	Nếu ở hai câu đầu đọc giọng kể chậm rãi để giới thiệu về nghệ sĩ tài ba A –ri – ôn thì những câu sau đó đọc nhanh dần để diễn tả đúng tình huống nguy hiểm mà nghệ sĩ A – ri – ôn đang gặp. Có như vậy mới gây được sự chú ý, hấp dẫn của câu chuyện đối với người nghe ở phần tiếp theo.
	Ngoài ra, ngữ điệu đọc lên cao hay xuống thấp, ngữ điệu mạnh hay yếu cũng là một trong những yếu tố thành công của việc đọc diễn cảm.
	Ví vụ: Đoạn 1 của bài: “Mùa thảo quả” được đọc nhấn với ngữ điệu mạnh ở các từ có giá trị gợi tả cao: lướt thướt, quyến, đưa, ngọt lựng, thơm nồng. Bởi đó là những từ đặc biệt nhất, gợi cảm giác hương thảo quả lan tỏa kéo dài trong không gian.
	Rèn kỹ năng đọc diễn cảm không thể không coi trọng giữa việc hiểu và đọc diễn cảm có quan hệ tương hỗ nhau. Có hiểu bài văn mới đọc tốt được, nhưng đọc tốt càng hiểu thêm bài văn. Vì thế, trước khi đọc diễn cảm tôi luôn hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa của đoạn văn, bài văn, nắm được nội dung, chủ đề, tính cách, đặc điểm riêng của từng nhân vật.
	Ngữ điệu là cơ sở để xác định đọc diễn cảm hay không đọc diễn cảm. Đối với chỗ ngắt giọng trong khi đọc, thông thường khi đọc bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ngữ điệu. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt giọng phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Ngữ điệu và tiết đoạn là hai khái niệm gắn với nghĩa, gắn với quan hệ ngữ pháp nên trong vấn đề này, tôi luôn hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng thông qua thống nhất với việc hiểu văn bản. Nhờ hiểu nghĩa và các quan hệ ngữ pháp mới đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại, chỗ ngắt cũng là căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài đọc. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hoặc là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Chỗ ngắt và dấu câu có quan hệ tương ứng với nhau. Tuy nhiên, thời gian thường ngừng sau mỗi dấu câu là khác nhau, thậm chí thời gian ngừng sau một loại dấu câu cũng không phải lúc nào cũng bằng nhau. VD: Dấu phẩy phân cách hai vế của câu trong câu ghép đẳng lập ngừng lâu hơn dấu phẩy trong câu bình thường và dấu phẩy sau trạng ngữ lại ngừng lâu hơn dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập.
	Ví dụ: Trong câu: Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. (Bài: Thư gửi các học sinh).
	Chỗ dừng sau dấu phẩy thứ nhất sẽ lâu hơn chỗ dừng các dấu phẩy sau. Nhưng cũng có trường hợp, sự phân chia ở dạng nói thành ngữ đoạn nhiều khi không được ghi lại bằng ngôn ngữ viết. Đó là chưa kể trong thơ hầu như người ta đã lược bỏ các dấu câu hay ở nhiều bài văn xuôi tác giả đã không dùng các dấu phẩy như yêu cầu ngữ pháp nhà trường. Đây là nguyên do dẫn đến không đọc đúng chỗ ngắt giọng. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh phân tích tìm ngữ điệu tôi luôn lưu ý các em khi đọc:
	+ Không được tách một từ ra làm hai:
	Ví dụ: Không đọc ngắt hơi như sau:
	Giữa ngút / ngàn cây trái.
	Hay: Thấy lất / phất mưa phùn.
	+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:
	Ví dụ: Không đọc:
	Ngôi / nhà như trẻ nhỏ.
	+ Không tách động từ -hệ từ “là” với danh từ đi sau đó.
	Ví dụ: Không đọc
	Không gian là / nẻo đường xa.
	Mặc dù đôi khi trong dòng thơ ngắt giọng theo nhịp 2/2 hoặc 3/2 đọc như thế dễ hơn, nghe nhịp nhàng hơn (do nhịp câu thơ), nhưng không phải dòng nào cũng đọc theo nhịp chung mà có những dòng thơ khi đọc cần lưu ý 
để người nghe dễ hiểu và hiểu đúng.
	Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp ta xác định cách ngắt nhịp của các câu sau:
	Biển sẽ nằm / bỡ ngỡ giữa cao nguyên
	( không ngắt: 	Biển sẽ nằm bỡ ngỡ / giữa cao nguyên). 
	Hay: 	Trải qua mưa nắng / vơi đầy
	Men trời đất / đủ làm say đất trời.
	( không ngắt:	Trải qua mưa / nắng vơi đầy
	Men trời đất đủ / làm say đất trời).
 Từ sự phân tích trên ta sẽ xác lập được mẫu ngắt giọng đúng cho một bài tập đọc, đồng thời dự tính được cách đọc không tính đến sự hiểu nghĩa của học sinh. Từ đây, chỉ ra được những chỗ cần ngắt giọng trong bài.
	Ngoài ra, cần cho học sinh hiểu rằng: Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hòa nhập được với câu chuyện, bài thơ, bài văn, có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp và chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu.
	Có thể nói, biện pháp rèn kỹ năng phân tích tìm ngữ điệu theo tôi là một trong những biện pháp quan trọng để hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo dục cho học sinh có ý thức và thói quen phân tích tìm hiểu ngữ điệu trước khi thể hiện là rất cần thiết.
	* Tóm lại: Việc hướng dẫn học sinh phân tích tìm ngữ điệu thích hợp được tiến hành qua các thao tác sau:
	 + Thao tác 1: Tìm giọng đọc chung của bài.
	Để tìm giọng đọc chung của bài giáo viên đọc mẫu sau đó nêu câu hỏi.
	- Theo em bài này nên đọc với giọng như thế nào?
	+ Thao tác 2: Tìm giọng đọc của câu, đoạn.
	 Giáo viên cho học sinh đánh dấu lưu chú khi đọc, bằng bút chì chỗ cần 
nhấn giọng và ngắt giọng trong câu, trong đoạn.
	+ Thao tác 3: Cho lớp nhận xét, sửa chữa, xem bạn đã đánh dấu lưu chú đúng chưa. Nếu bạn đánh sai thì nên sửa lại như thế nào?
	Sau khi đã tiến hành phân tích tìm ngữ điệu, tôi bắt đầu cho học sinh luyện đọc diễn cảm thông qua ngữ điệu thích hợp. Để luyện đọc diễn cảm tôi hướng dẫn kỹ cho học sinh, cách đọc diễn cảm từng câu, từng đoạn, toàn bài theo kỹ thuật đã được xác lập.
	Với những bài tập đọc có lời đối thoại của các nhân vật (VD: Vở kịch “Lòng dân” của Nguyễn Văn Xe; câu chuyện “Chuỗi ngọc lam” của Phun-tơn O-xlơ, do Nguyễn Hiến Lê dịch), tôi cho các em đọc phân vai. Trong khi đọc tôi luôn hướng dẫn cho học sinh thói quen chú ý đến người nghe và làm chủ vai đọc của mình. Đồng thời, lưu ý học sinh đọc diễn cảm là không phải đọc sao cho điệu, thiếu tự nhiên dựa vào ý thức chủ quan của người đọc mà nó là sự thể hiện cảm xúc của người đọc thông qua ngữ điệu. Và để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, tôi tổ chức trò chơi học tập khi đọc diễn cảm (thường là các bài học thuộc lòng) như: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện”, thi tìm nhanh, đọc đúng, nhìn một từ - đọc cả câu hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn, nghe đoạn đọc – đoán tên bài “Thả thơ”
	Ví dụ: Khi dạy bài: Bài ca về trái đất.
	Tôi tổ chức trò chơi: Thi đọc thuộc lòng theo phiếu.
	- Mục đích:
	+ Trau dồi khả năng đọc thuộc tại lớp bài thơ.
	+ Luyện trí nhớ (kết hợp giữa hình thức và nội dung) dựa vào một số từ ngữ làm điểm tựa trong bài học thuộc lòng, rèn kỹ năng đọc thuộc, đọc diễn cảm đoạn thơ, hoặc toàn bộ bài thơ.
	- Chuẩn bị:
	Các phiếu học thuộc lòng bằng giấy viết sẵn các từ ngữ đầu dòng thơ làm điểm tựa, giúp học sinh nhớ và đọc thuộc từng khổ thơ hay toàn bài.
	Bài ca về trái đất.
	Trái đất này
	Qủa bóng xanh
	Bồ câu ơi
	Hải âu ơi
	Cùng bay nào
	Cùng bay nào
	Trái đất trẻ
	.
	Khi thiết kế phiếu học thuộc lòng, tôi làm nhiều phiếu giống nhau cho nhiều học sinh cùng tham dự cuộc thi đọc thuộc lòng theo phiếu. Phiếu học thuộc lòng được bỏ trong bì thư để giữ kín nội dung.
	Giáo viên (hoặc 1 học sinh khá giỏi) làm trọng tài sẽ phát phiếu cho từng học sinh dự thi, phát lệnh “mở đầu” và chỉ định người được quyền đọc trước. Cùng cả lớp nhận xét và đánh giá kết quả đọc của học sinh dự thi.
	4. Đánh giá kết quả đạt được:
	Sau khi nghiên cứu và thực hiện những phương pháp đã nêu trên, đối chứng với kết quả ban đầu tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và vượt bậc ( kết quả cuối học kỳ I, năm học 2011-2012) như sau:
- Đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm: 8/24
- Đọc đúng, chưa nhanh, chưa diễn cảm: 12/24
- Đọc sai, đọc ê a, ngắc ngứ, đọc chậm: 4/24
	Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	Qua kinh nghiệm thực tế ở trên tôi thấy rằng: Để rèn học sinh lớp 5 học tốt môn tập đọc, giáo viên cần phải:
	- Hoàn thành tốt khâu chuẩn bị.
	- Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, xác định đúng yêu cầu trọng tâm tiết dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
	- Định hướng, thiết kế bài giảng, soạn giáo án phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh, lớp, điều kiện trường học
	- Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các đồ dùng dạy học, tranh minh họaphương tiện dạy học như phiếu học tập
	Chú ý: Tranh ảnh chỉ minh họa được một phần nội dung văn bản và chỉ đóng vai trò hỗ trợ (cụ thể hóa bằng hình ảnh thị giác), không thay thế văn bản, không minh họa được tình cảm, cảm xúc được gợi ra từ văn bản nghệ thuật. Do vậy giáo viên cần tránh khuynh hướng khai thác tranh minh họa qúa kỹ, dẫn đến xa rời yêu cầu của bài tập đọc.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Đọc bài, xem bài, tìm hiểu bài trước
	 - Hiểu rõ đặc điểm học sinh của mình, tin tưởng vào khả năng học tập và tôn trọng ý kiến của các em.
	- Nắm vững kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách linh hoạt và sáng tạo.
	- Có khả năng tạo ra hứng thú học tập ở mỗi học sinh và thúc đẩy sự hợp tác học tập giữa các học sinh.
	- Kiên nhẫn lắng nghe học sinh, biết cách gợi mở và nâng cao vốn trí thức sẵn có ở mỗi em, xử lý kịp thời có tính sư phạm các thông tin phản hồi từ học sinh.
	- Có kỹ thuật đánh giá khoa học, hợp lý kết quả học tập của học sinh.
	Có được những điều trên thì chắc chắn rằng: Không chỉ phân môn tập đọc mà tất cả các phân môn học khác đều có thể đạt kết quả tốt như mong muốn.
	* Trên đây là một vài những suy nghĩ, kinh nghiệm nhỏ nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy và học phân môn tập đọc lớp 5. Chắc chắn rằng còn những vấn đề mà trong đề tài tôi chưa đề cập đến. Kính mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của Hội đồng khoa học.
	Tôi chân thành cảm ơn.
	ĐakPơ, ngày 01 tháng 02 năm 2012
	Người viết
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG
Cơ sở lí luận.
Thực trạng.
Giải pháp thực hiện.
Đánh giá kết quả đạt được.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day hoc phan mon Tap doc lop 5.doc