I. Mục tiêu
- Vui múa hát văn nghệ, chơi trò chơi dân gian.
- Giáo dục sự đoàn kết thân thiện .
II. Nội dung
- Múa hát về mái trường thân yêu.
- Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây - Đi kiểm chúa la.
Tuần 27 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013 Hoạt động tập thể thực hiện kế hoạch tuần I. Mục tiêu - Vui múa hát văn nghệ, chơi trò chơi dân gian. - Giáo dục sự đoàn kết thân thiện . II. Nội dung Múa hát về mái trường thân yêu. Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây - Đi kiểm chúa la. _________________________________________________ Tập đọc Tranh làng Hồ I. Mục tiêu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng tươi vui, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. II. Đồ dùng dạy- học. - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Đọc đoạn em thích của bài: “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”. - Nêu nội dung chính của bài? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1-2’) b. Luyện đọc đúng (10-12’) * GV hướng dẫn HS luyện đọc - Nhận xét *Đoạn 1: + Luyện đọc: Thuần phác. + Giải nghĩa: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác. + Hướng dẫn: Đọc to, rành mạch. *Đoạn 2: + Luyện đọc: Đoạn 2 là 1 câu dài, đọc ngắt sau tiếng lắm, ráy, con. + Giải nghĩa: Tranh lợn ráy, khoáy âm dương. + Hướng dẫn: Giọng vui, rành mạch. *Đoạn 3: + Luyện đọc: quần hoa chanh nền đen lĩnh + Giải nghĩa: lĩnh, màu trắng điệp. + Hướng dẫn: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ đúng dấu câu. *Đọc cả bài: Đọc to, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng dấu câu. - GV đọc mẫu. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’) ? Hãy kể tên một số bức tranh Làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam? ? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? ? Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? ? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian tranh làng Hồ? - Chốt nội dung, nêu ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. d. Luyện đọc diễn cảm (10-12’) *Đoạn 1: Giọng kể, tươi vui. Nhấn giọng ở các từ ngữ thích, thấm thía, thuần phác, đậm đà,... *Đoạn 2: Giọng đọc vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ: có duyên, tưng bừng. *Đoạn 3: Giọng kể, rành mạch, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ. - GV đọc mẫu. - GV nhận xét, ghi điểm. - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn (3 đoạn). + Đoạn 1: Từ đầu đến tươi vui. + Đoạn 2: tiếp đến gà mái mẹ + Đoạn 3: còn lại. - Đọc nối tiếp đoạn (1- 2 lần). - 1 HS đọc - Đọc chú giải - Đọc đoạn theo dãy - 1 HS đọc - Đọc chú giải - Đọc đoạn theo dãy. - 1 HS đọc - Đọc chú giải - Đọc đoạn theo dãy. - Đọc theo nhóm đôi - 1-2 HS đọc - Đọc thầm đoạn 1. Trả lời: tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. - Đọc thầm đoạn 2 và 3. Trả lời: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”. - Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên. - Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ. - Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế. - Màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. - Thảo luận nhóm đôi, trả lời. - Đọc đoạn theo dãy 2- 3 hs - Đọc đoạn theo dãy 2- 3 hs - Đọc đoạn theo dãy 2- 3 hs - HS đọc đoạn yêu thích - cả bài: 8 - 10 HS e. Củng cố, dặn dò: (2-4’) - Nêu nội dung chính của bài? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Đất nước. ____________________________________________ Chính tả (nhớ - viết) Cửa sông I. Mục tiêu. 1. Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. 2. Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Bảng con: Ơ-gien Pô-chi-ê, Công xã Pa-ri, Quốc tế ca, Pi-e Đơ-gây-tê. - Những tên riêng đó được viết như thế nào? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1-2’) b. Hướng dẫn chính tả (10-12’) - Đọc mẫu bài viết. - Ghi bảng: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa. c. Viết chính tả (14-16’) - Đọc từng cụm từ. d. Hướng dẫn chấm, chữa (3-5’) - Đọc soát lỗi (1 lần) - Chấm bài. đ. Hướng dẫn làm bài tập (7-9’) Bài 2/90 - Nhận xét, chốt ý đúng: Tên riêng - Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, ét-mân Hin-la-ri, ten-sinh No-rơ-gay. - Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân. - Tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp. - Chấm bài. - Nhẩm thầm theo. - 2 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Phân tích chữ ghi tiếng khó, đọc từ ngữ, viết bảng con. - Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở... - Viết bài vào vở. - Soát lỗi, ghi số lỗi bằng bút chì. - Đổi vở, kiểm tra. - Chữa lỗi. - HS nêu yêu cầu - Làm VBT/a - Làm vở/ b - Trình bày miệng. Giải thích cách viết - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó - Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam e. Củng cố, dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Về nhà luyện chữ. __________________________________________________ Toán Tiết 131: Luyện tập ( 139) I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - Giải quyết các BT trong SGK: Bài 1,2,3 trong chuẩn – bài 4 ngoài chuẩn II. Đồ dùng : Bảng phụ, bảng con III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Miệng: Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào? - Bảng con: Viết công thức tính vận tốc? Cho biết đơn vị của từng đại lượng trong công thức? Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành (32’) * Bài 1/139- Bảng con ( 6-8’) - Kiến thức: Dùng công thức tính vận tốc để giải bài toán. - Chốt: + Muốn tính vận tốc ta phải làm như thế nào? + ý nghĩa của đơn vị đo vận tốc * Bài 2/140 - Nháp( 8’) - Kiến thức: Tính đúng vận tốc của các chuyển động. Củng cố đơn vị của vận tốc. - Chốt: Cách làm - Cách tính vận tốc * Bài 3/140 - Vở ( 8-10’) - Kiến thức: Tính vận tốc của ô tô, đi bộ. - Chốt: + Tính quãng đường đi bằng ô tô? + Tính thời gian bằng ô tô? + Tính vận tốc của ô tô? => Làm xong Bài 3 làm tiếp bài 4 * Bài 4/140 - Vở ( 8’) - Kiến thức: Tính vận tốc của ca nô, đổi số đo thời gian. - Chốt: Cách giải bằng 1 trong 2 cách: + Cách 1: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ => đơn vị vận tốc là km/giờ + Cách 2: 1 giờ 15 phút = 75 phút => đơn vị vận tốc là km/phút, đổi tiếp đơn vị km/phút sang km/giờ. * Dự kiến sai lầm: - Sai đơn vị của vận tốc, lời giải thiếu chính xác. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2 – 3’) - Muốn tính vận tốc ta làm gì ? - Nêu cách tính vận tốc ? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ______________________________________________________ Đạo đức Em Yêu hoà bình (Tiết 2) I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II- Tài liệu và phương tiện - Giấy khổ to, bút màu. - Điều 38, Công ước quốc tế về quyền trẻ em. III- Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nêu những hoạt động ủng hộ hoà bình, chống chiến tranh? 2. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (bài tập 4/SGK) *Mục tiêu : HS biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân trên thế giới. *Cách tiến hành: - HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được (có thể theo nhóm hoặc cá nhân). - GV nhận xét và kết luận: + Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. + Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. Hoạt động 2 : Vẽ "cây hoà bình" *Mục tiêu : Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho HS. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ "Cây hoà bình" ra giấy khổ to : + Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. + Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. - Các nhóm vẽ tranh. + Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. + GV nhận xét và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình *Mục tiêu: Củng cố bài. *Cách tiến hành: - Các nhóm treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của nhóm mình trước lớp. - Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận. - HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoà bình. - GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng. _____________________________________________ Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Truyền thống I. Mục tiêu. - Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn. - Hs khá giỏi thuộc một số câu ca dao, tục ngữ ở BT 1 - 2 II. Đồ dùng dạy - học - Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam; Ca dao, dân ca Việt Nam. - VBT Tiếng Việt 5/ tập 2. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Đọc lại đoạn văn của bài tập 3/ 87. - GV nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1-2’) b. Hướng dẫn thực hành (32-34’) Bài 1/90: Minh hoạ mỗi truyền thống bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao. - GV chấm, nhận xét, chốt câu tục ngữ, ca dao đúng. -> Nêu một số truyền thố ... n dụng công thức để tính thời gian của người đi xe đạp, người chạy. - Chốt: Lời giải, cách tính thời gian, đổi đơn vị đo thời gian. => Làm xong bài 2 thì làm tiếp bài 3 - nháp * Bài 3/143 - nháp ( 6’) - Kiến thức: Giải toán có lời văn: tính thời gian máy bay đến nơi, đổi số đo thời gian. - Chốt: Để tính thời gian máy bay đến nơi ta phải biết được gì? * Dự kiến sai lầm: - Khi tính thời gian kết quả thường là phân số hoặc số thập phân thường quên không đổi thời gian ra cách nói thông thường. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3’) - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? - Nêu công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian? * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ____________________________________________________ Khoa học Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ I. Mục tiêu: - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: + Ngọn mía, khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi. + Một thùng giấy (hoặc nhựa) đựng đất. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Hạt có những bộ phận nào? - Nêu điều kiện nảy mầm và phát triển thành cây của hạt? 2. Dạy bài mới (32’): Hoạt động 1: Quan sát (10’): *Mục tiêu: - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. *Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm: +Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở Tr110/SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp. +Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi. + Chỉ vào từng hình trong hình 1 Tr110/SGK và nói về cách trồng mía. + GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. - Làm việc cả lớp: + Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. -> Kết luận: ở thực vật cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Hoạt động 2: Thực hành: (18-20’) *Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. *Cách tiến hành: - Các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chậu. - GV bao quát, giúp đỡ các nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, theo dõi sự nảy mầm của cây. Chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________ Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 Thể dục Bài 54: MễN THỂ THAO TỰ CHỌN TRề CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỔ VỖ TAY NHAU” I/ MỤC TIấU: Học mới phỏt cầu bằng mu bàn chõn. Yờu cầu thực hiện đỳng động tỏc và nõng cao thành tớch. Chơi trũ chơi “chạy đổi chổ vỗ tay nhau”. Yờu cầu biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi tương đối chủ động. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giỏo viờn: Cũi. Học sinh: Trang phục gọn gàng, cầu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: (4 phỳt) Chạy một vũng trờn sõn tập. ễn cỏc động tỏc: vươn thở, tay, chõn, vặn mỡnh, toàn thõn và nhảy của bài TDPTC. Xoay cỏc khớp, đứng vỗ tay và hỏt. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lờn thực hiện (2 phỳt) . Bài mới: a) Giới thiệu bài: Mụn thể thao tự chọn - Trũ chơi “chạy đổi chổ vỗ tay nhau”. b) Cỏc hoạt động: Thời lượng ( phỳt ) Hoạt động dạy Hoạt động học 6 - 7 phỳt 6 – 7 phỳt 6 - 8 phỳt * HĐ1 : ễn tõng cầu bằng đựi. * Mục tiờu: Biết cỏch thực hiện đỳng động tỏc. * Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, nhắc lại kỹ thuật. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. ĐH: q * HĐ2 : Học phỏt cầu bằng mu bàn chõn. * Mục tiờu: Biết cỏch thực hiện đỳng động tỏc. * Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, giải thớch kỹ thuật, làm mẫu, cho HS tập luyện. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. ĐH: 3 * HĐ3 : Trũ chơi “ chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. * Mục tiờu: Biết cỏch chơi và tham gia được vào trũ chơi. * Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chớnh thức. ĐH: - 4 hàng ngang. - Thực hiện theo GV, CS. - 2 hàng ngang đối diện. - Thực hiện theo GV, CS. - 2 hàng dọc. - Thực hiện theo GV, CS. 4. Củng cố: (4 phỳt) - Thả lỏng. - GV cựng HS hệ thống lại bài. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (2 phỳt) Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập đỏ cầu bằng mu bàn chõn. Rỳt kinh nghiệm. Nội dung buổi học sau: Mụn thể thao tự chọn - Trũ chơi “bỏ khăn”. _____________________________________________________ Tập làm văn Tả cây cối (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu. HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh ảnh một số loài cây trái theo đề văn. III. Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1-2’) b. Hướng dẫn HS làm bài (3-4’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý. - Lớp đọc thầm theo. c. HS làm bài (28-30’) - GV theo dõi, giúp đỡ HS. d. Củng cố, dặn dò (2-3’) - Thu bài. - Nhận xét tiết học. _____________________________________________ Địa lý Châu Mĩ I. Mục tiêu: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ). - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ). II. Đồ dùng: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nêu tên một số hoang mạc, dòng sông của châu phi mà em biết? - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu á? 2. Giới thiệu bài: Châu Mĩ 3. Dạy bài mới: 3.1. Vị trí địa lí và giới hạn: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ: (10’) Bước 1: - GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. - Quan sát quả địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2: HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK, cụ thể: - Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào? - Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới? Bước 3: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -> Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. 3.2. Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: (10') Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1,2 và đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS khác bổ sung. - HS chỉ trên Bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. -> Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: (10’) - GV hỏi: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? (HS khá, giỏi) + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? - Giúp HS giới thiệu bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. -> Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 4. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________ Toán Tiết 135: Luyện tập (143) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa tính thời gian với vận tốc và quãng đường. - Giải quyết các BT trong SGK: Bài 1cột 1,2 và bài2 trong chuẩn – bài 3 ngoài chuẩn II. Đồ dùng: Bảng con. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) - Bảng con: Viết công thức tính thời gian, rút ra công thức tính vận tốc và quãng đường từ công thức tính thời gian? Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (32 phút) * Bài 1/143 - Nháp ( 8’) - Kiến thức: Củng cố cách tính thời gian của 1 chuyển động. - Chốt: Cách tính thời gian. * Bài 2/143 - Bảng con ( 6-7’) - Kiến thức: Tính đúng thời gian và củng cố đơn vị của thời gian. - Chốt: Khi giải BT này em cần lưu ý gì? ( Đổi đơn vị cho phù hợp ) * Bài 3- Vở ( 8-9 ‘) - Kiến thức: áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào?; đổi đơn vị đo thời gian bài 4. =>Làm xong B3 – làm tiếp B4 ra nháp * Bài 4- Nháp ( 8-9 ‘) - Kiến thức: áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. - Chốt: Muốn tính thời gian em làm thế nào?; đổi đơn vị đo thời gian. * Dự kiến sai lầm: - 1 số học sinh kém tính kết quả thời gian thường để dưới dạng phân số hoặc số thập phân không đổi về đơn vị đo thông thường. - Bài 2, 4: Giải toán khi các đơn vị còn chưa tương ứng. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (2 - 3 phút) - Muốn tính thời gian, vận tốc, quãng đường ta làm như thế nào? - Nêu mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________
Tài liệu đính kèm: